SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua một số đoạn trích “truyện Kiều” trong chương trình Ngữ văn khối 10
Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề những vấn đề trong thực tiễn. Có như vậy thì sản phẩm đầu ra của giáo dục mới có thể mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống được. Chính vì lẽ đó việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là một yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp phát triển giáo dục.
Thực ra điều này chúng ta đã làm bao năm nay từ khi chúng ta đổi mới dạy
học theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng nhìn lại đâu đó chúng ta vẫn còn quá chú
trọng nội dung bài học mà chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT mà đặc biệt là giảng dạy những tác phẩm văn học thuộc thể loại trữ tình, trước đây bản thân tôi cùng các đồng nghiệp vẫn quen sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết và truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Chính vì vậy mà quá trình dạy học môn Ngữ Văn ở trường THPT vẫn còn nặng nề và chưa khai thác hết được tiềm năng sáng tạo cho học sinh.
MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. Lý do chọn đề tài 2 II. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 3 III. Đối tượng nghiên cứu 3 IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 V. Phương pháp nghiên cứu 3 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 I. Cơ sở lý luận 4 II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 6 1. Thực trạng chung 6 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài. 7 III. Một số giải pháp cụ thể 8 1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. 8 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 8 3. Vài lưu ý khi thực hiện các giải pháp. 18 4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 18 C. KẾT LUẬN 19 DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA MỘT SỐ ĐOẠN TRÍCH “TRUYỆN KIỀU” TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề những vấn đề trong thực tiễn. Có như vậy thì sản phẩm đầu ra của giáo dục mới có thể mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống được. Chính vì lẽ đó việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là một yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Thực ra điều này chúng ta đã làm bao năm nay từ khi chúng ta đổi mới dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng nhìn lại đâu đó chúng ta vẫn còn quá chú trọng nội dung bài học mà chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT mà đặc biệt là giảng dạy những tác phẩm văn học thuộc thể loại trữ tình, trước đây bản thân tôi cùng các đồng nghiệp vẫn quen sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết và truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Chính vì vậy mà quá trình dạy học môn Ngữ Văn ở trường THPT vẫn còn nặng nề và chưa khai thác hết được tiềm năng sáng tạo cho học sinh. Trước những vấn đề đó bản thân tôi là một tổ trưởng chuyên môn cũng có nhiều năm đứng trên bục giảng tôi luôn băn khoăn suy nghĩ, trăn trở làm cách nào có thể nâng cao được chất lượng giáo dục học sinh và điều quan trọng hơn là học sinh qua mỗi bài học các em có thể khám phá được những tri thức mới như thế nào và có thể ứng dụng được gì vào trong thực tiễn cuộc sống. Chính vì điều đó tôi muốn cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu để có thể đưa ra được những phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy học Ngữ văn ngày nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua một số đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ Văn lớp 10”. Tuy nhiên trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm nên trong đề tài tôi chủ yếu tâp trung nghiên cứu sâu các phương pháp kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực với những đoạn trích tiêu biểu của Truyện Kiều như : Trao duyên ; Nỗi thương mình và Chí khí anh hùng. II. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài. Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở học sinh lớp 10 khi dạy đọc hiểu một số đoạn trích trong Truyện Kiều. Người giáo viên lựa chọn những phương pháp nào, cách thức tổ chức dạy- học như thế nào để phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh trên cơ sở đó giúp các em có được cách đọc hiểu và cảm thụ văn bản thơ trữ tình một cách sâu sắc. Mặt khác cũng tạo điều kiện để các em được thể hiện quan điểm của cá nhân, biết vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn. Qua mỗi bài học phần nào học sinh phát triển được năng lực của cá nhân gồm: năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác.. III. Đối tượng nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học và đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học vận dụng vào việc dạy – học một số văn bản đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ Văn lớp 10. Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy văn bản thơ trữ tình có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn trong hoạt động dạy học Ngữ văn. Đối tượng học sinh mà tôi thực hiện khảo nghiệm là học sinh lớp 10 trường THPT Mai Anh Tuấn trong những năm 2015 – 2016 và 2016 – 2017. IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu việc dạy và học đọc hiểu một số đoạn trích trong Truyện Kiều trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 ở trường THPT Mai Anh Tuấn. Qua thực tiễn giảng dạy và qua những nghiên cứu, tôi nêu lên những kinh nghiệm của bản thân để chia sẻ cùng đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này. Ở đây tôi không có tham vọng giải quyết hết những vấn đề về việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học một cách triệt để bởi đây là vấn đề mới và phức tạp. Tôi chỉ tập trung làm rõ một số phương pháp, kỹ thuật dạy học của môn Ngữ văn theo định hướng năng lực, cụ thể như: – Các phương pháp đặc thù của bộ môn: + Dạy học đọc – hiểu. + Dạy học tích hợp – Một số phương pháp dạy học tích cực: + Phương pháp thảo luận nhóm. + Phương pháp nghiên cứu tình huống Từ những thu hoạch này, tôi hi vọng những cách tiếp cận, dạy – học theo định hướng phát triển năng lực của người học sẽ trở nên có hiệu quả hơn, từ đó có thể áp dụng rộng rãi cho việc dạy học các tiết đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 nói riêng và chương trình Ngữ Văn THPT nói chung. V. Phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Phương pháp phân tích và tổng hợp. * Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm khoa học. - Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm. - Phương pháp thử nghiệm để kiểm nghiệm một số kết quả mà đề tài đề xuất. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Dạy học được xem là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học. Trong giai đoạn hiện nay nền giáo dục của nước ta đã và đang thực hiện đổi mới một cách căn bản và toàn diện. Từ đổi mới về chương trình giáo dục đến việc đổi mới về phương pháp dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nghị quyết số 29 của BCH TW8 khóa XI được triển khai tạo cơ sở cho giáo viên tích cực hơn trong việc tìm tòi, sáng tạo những phương pháp dạy học mới chú trọng đến người học mà dạy học phát triển năng lực được xem là một phương pháp dạy học hiệu quả, học sinh được tìm tòi, được thể hiện quan điểm của mình trong quá trình học tập. Trước hết cần hiểu năng lực là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” (Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên - NXB Đà Nẵng. 1998) [9]. Trong dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015 đã nêu rõ một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương trình theo định hướng năng lực. “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân...., nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” [8]. Dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực là xu hướng chung của nền giáo dục hiện đại và có thể ứng dụng cho tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên ở mỗi bộ môn đều có những đặc trưng riêng do đó chúng ta cần xác định các năng lực mà bộ bôn Ngữ Văn cần hướng tới là: - Năng lực giải quyết vấn đề. Mục tiêu cần đạt được là hình thành cho học sinh khả năng phát hiện và lí giải những vấn đề nhập nhằng, mơ hồ, đa nghĩa, khó hiểu trong nội dung và nghệ thuật của các văn bản văn học. + Phát hiện và lí giải những vấn đề trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm. [10] Ví dụ: Chẳng hạn khi dạy đoạn trích “ Trao duyên” Chúng ta có thể hỏi: Khi Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân, Thúy Kiều đã nói với em là “ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” Lời lẽ và hành động này của Thúy Kiều có phù hợp với lễ giáo phong kiến hay không? + Phát hiện và đánh giá những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình tạo lập văn bản nói và viết. - Năng lực sáng tạo : Mục tiêu cần hướng đến là hình thành cho học sinh khả năng phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống để từ đó đề xuất các giải pháp một cách thiết thực. + Có cách tiếp cận và cắt nghĩa độc đáo về nội dung, giá trị của tác phẩm + Phát hiện những nét nghĩa mới, giá trị mới của văn bản. + Có cách nói và cách viết sáng tạo, độc đáo, hiệu quả. - Năng lực hợp tác: Mục tiêu cần hướng đến là hình thành cho học sinh khả năng phối hợp, tương tác hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ để cùng đạt mục tiêu chung ( chẳng hạn như thảo luận nhóm ) Thảo luận nhóm là phương pháp có thể áp dụng với nhiều bài học, điều quan trọng ta phải chú ý là đề tài cho học sinh thảo luận phải là đề tài có tính phức hợp, có vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ của nhiều người. Thông qua việc thảo luận nhóm có thể hình thành cho học sinh khả năng + Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận cá nhân + Điều chỉnh thái độ, cách ứng xử Ví dụ: Đánh giá của em về nhân vật Từ Hải qua đoạn trích “ Chí khí anh hùng” - Năng lực tự quản bản thân (Thực chất là KNS). Mục tiêu cần hướng đến là hình thành cho học sinh khả năng: + Làm chủ cảm xúc + Suy nghĩ và hành động hướng vào mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh + Tự đánh giá, điều chỉnh hành động phù hợp với những tình huống mới Qua môn học có thể giáo dục cho học sinh xác định các kế hoạch hành động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch để đạt được mục tiêu đặt ra, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần thiết trong những tình huống của cuộc sống. [10] - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt: Mục tiêu cần hướng đến là hình thành cho học sinh khả năng sử dụng tiếng Việt một cách phù hợp và hiệu quả trong tình huống giao tiếp. Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống - Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ: Mục tiêu cần hướng đến là hình thành cho học sinh khả năng nhận diện, thưởng thức và đánh giá cái đẹp trong văn học và cuộc sống, biết làm chủ cuộc sống, biết làm chủ cảm xúc của bản thân, biết hành động hướng theo cái đẹp. [10]. Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong xu thế hội nhập, giáo dục và đào tạo cũng đã và đang hết sức được quan tâm. Các chính sách phát triển giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu. Việc đổi mới căn bản toàn diện về GD-ĐT đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 29 BCH TƯ 8 khóa XI. Đây được xem là cơ sở pháp lý để thực hiện đổi mới trong giáo dục nói chung và việc đổi mới phương pháp dạy học nói riêng. Chính vì vậy trước tiên mỗi người thầy người cô cần phải tự làm mới mình thông qua các bài dạy. Đối với các văn bản đọc hiểu về truyện Kiều ở trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 ban cơ bản tôi tập trung vào các đoạn trích: - Trao duyên ( Từ câu 723 đến câu 756) - Nỗi thương mình ( Từ câu 1229 đến câu 1248) - Chí khí anh hùng. ( Từ câu 2213 đến câu 2230) Trong đó tập trung vào một số nội dung lớn của truyện Kiều như sau: - Trao duyên: Tập trung khắc họa bi kịch về tình yêu và hạnh phúc của nhân vật Thúy Kiều. - Nỗi thương mình: Tập trung khắc họa bi kịch về nhân phẩm của Thúy Kiều - Chí khí anh hùng:Tập trung khắc họa khát vọng tự do của người anh hùng Từ Hải. Việc dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều không chỉ yêu cầu học sinh nắm vững nội dung bài học mà còn phải biết cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn chương và những giá trị to lớn của Truyện Kiều, từ đó có thể hình thành những chuẩn mực trong suy nghĩ và trong hành động, có khả năng giải quyết tình huống thực tiễn một cách linh hoạt. II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Thực trạng chung Từ những thực tế nói trên vấn đề dạy học gắn với phát triển năng lực học sinh đã được đề cập nhiều và đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo dục. Ở trường THPT Mai Anh Tuấn, vấn đề này cũng hết sức được quan tâm từ việc chỉ đạo của nhà trường đến việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và những đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Phần truyện Kiều là một trong những nội dung lớn và quan trọng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tiết học của chương trình Ngữ Văn lớp 10. Việc giúp học sinh đọc hiểu các văn bản này không chỉ là để phát huy năng lực cảm thụ văn học của các em mà còn giúp các em có thêm tình yêu đối với một di sản văn học của dân tộc, đồng thời góp phần phát triển một số năng lực của người học. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, qua nhiều năm, tôi thấy việc dạy – học các văn bản Truyện kiều trong chương trình tại đơn vị chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau: - Dạy học đọc – hiểu còn mang nặng tính truyền thụ một chiều những cảm nhận của giáo viên về văn bản. Nhìn chung vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn là hình thành kỹ năng. - Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thực hành tiếng Việt vẫn còn mang tính hình thức. Chưa làm cho học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực để giải quyết các nhiệm vụ học tập. - Việc tích hợp nội môn và tích hợp liên môn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát triển. - Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá nhân chưa được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen bình đẳng, mà chỉ biết đón nhận quan điểm tương đồng để hình thành quan điểm cá nhân. - Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết, hoặc thông qua việc xử lí tình huống giả định, năng lực trình bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy mà học sinh ít có cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành được các kỹ năng và năng lực của người học. Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi cách thức tổ chức giờ học song kết quả chưa đạt được như mong muốn, nguyên nhân là: + Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống truyền thụ một chiều. Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng hạn chế - một phần là do kỹ năng sử dụng máy tính, máy chiếu hay bảng thông minh của họ hạn chế, vì vậy họ ngại áp dụng vì mất thời gian. + Về phía học sinh: Học sinh ở trường THPT Mai Anh Tuấn chủ yếu là học sinh vùng nông thôn nên việc tiếp cận và tìm tòi những thông tin thời sự hay các tài liệu học tập phục vụ cho bài học còn hạn chế. Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm tòi nghiên cứu bài học. Mặt khác do tâm lý xã hội và những tác động không nhỏ của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến niềm yêu thích của học sinh đối với bộ môn. Nhiều em học sinh lựa chọn các môn khối A, B, A1.. khá là thơ ơ đối với môn Ngữ văn. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải thay đổi, thay đổi cả ở người dạy và ở người học để sau mỗi bài dạy – học, học sinh không chỉ có được hiểu biết (kiến thức) mà còn phải phát triển được năng lực bản thân , làm tăng thêm tình yêu đối với bộ môn của các em, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về đổi mới giáo dục. 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài. 2.1 Thuận lợi: Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá được lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn quan tâm chỉ đạo thực hiện một cách tích cực, có hệ thống, bám sát chủ trương đổi mới nền giáo dục của Đảng và nhà nước. - Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe và có trình độ chuyên môn vững, được đào tạo chuẩn, trên chuẩn và đã được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm. Đa số học sinh học tập tích cực và có sự hợp tác chặt chẽ với giáo viên trong quá trình dạy – học. - Cơ sở vật chất được đầu tư: Mạng Internet, máy tính, máy chiếu được trang bị phục vụ dạy học, học sinh được trang bị kiến thức về vi tính để khai thác thông tin trên mạng Internet. 2.2 Khó khăn: - Một số giáo viên chưa mạnh dạn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dạy học còn mang nặng cách dạy truyền thống truyền thụ kiến thức mà chưa chú ý đến phát triển năng lực ở học sinh. - Một số học sinh chưa chăm học, thời gian dành cho môn học còn ít. Một số phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đến việc học của con cái. Cá biệt có phụ huynh còn can thiệp vào những sở thích của con, áp đặt con phải đi theo khối này khối nọ mà có thể quay lưng lại với bộ môn Văn. - Nhiều gia đình học sinh chưa có máy tính, một số học sinh chưa biết khai thác nguồn thông tin trên mạng để phục vụ cho bài học. - Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. 2.3.Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp. Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh có nhiều điểm mạnh sau đây: Thứ nhất là giáo viên dễ dàng hơn trong việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, dễ dàng hơn trong việc triển khai các đơn vị kiến thức. Việc ứng dụng CNTT sẽ làm cho tiết học trở nên hấp dẫn, cuốn hút học sinh hơn. Thứ hai là học sinh được thực hành, luyện tập nhiều hơn. Việc luyện tập không chỉ thực hiện trên lớp mà còn có thể luyện tập áp dụng kiến thức, mở rộng liên hệ trong cuộc sống đời thường. Mặt khác việc luyện tập mang tính liên tục và có hệ thống. Thứ ba là qua cách thức tổ chức tiết học bằng các phương pháp làm việc nhóm thì học sinh sẽ tạo được mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm và trong lớp, đồng thời khả năng hợp tác giải quyết vấn đề sẽ được nâng cao. Mặt yếu: Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực bắt buộc cả giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo, học sinh phải chủ động và tích cực hợp tác trong mọi hoạt động nếu không tiết học dễ dẫn đến nhàm chán. Bản thân giáo viên cũng phải tâm huyết nỗ lực hết mình thì mới mong có được tất cả. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng làm được điều này. [10] III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 1.Mục tiêu của giải pháp, biện
Tài liệu đính kèm:
- skkn_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_qu.docx