SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Sắt và hợp chất Sắt

SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Sắt và hợp chất Sắt

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã và đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo và phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết Hội nghị TW 8 Khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục - Đào tạo đã khẳng định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học".

Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Sau khi Quốc hội thông qua đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa,giáo dục phổ thông, Bộ GD - ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường dạy học theo định hướng phát huy năng lực học sinh là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Qua các đợt học tập chuyên đề của Sở GD – ĐT tổ chức, tôi nhận thấy đây là vấn đề mới và khó, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng, học tập để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, để đáp ứng với yêu cầu đổi mới.

 

docx 19 trang thuychi01 6440
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Sắt và hợp chất Sắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã và đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo và phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết Hội nghị TW 8 Khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục - Đào tạo đã khẳng định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học". Được tham khảo từ TLTK số [1]
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Sau khi Quốc hội thông qua đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa,giáo dục phổ thông, Bộ GD - ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường dạy học theo định hướng phát huy năng lực học sinh là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Qua các đợt học tập chuyên đề của Sở GD – ĐT tổ chức, tôi nhận thấy đây là vấn đề mới và khó, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng, học tập để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, để đáp ứng với yêu cầu đổi mới. 
Thực tế hiện nay ở nhiều trường THPT trong đó có đơn vị tôi công tác, quá trình giảng dạy đã có một số chuyển biến tích cực, tuy thế trong quá trình dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ một chiều, chưa phát huy được năng lực của học sinh, chưa tạo được niềm say mê, hứng thú học tập cho học sinh, vì thế quan niệm học tập của học sinh chỉ đơn giản là "học để thi". Việc xây dựng các “chủ đề” dạy học còn là những vẫn đề rất mới đối với giáo viên, mặc dù đã đưa vào trong sinh hoạt chuyên môn của nhà trường nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao và còn mang tính hình thức. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được chú trọng. Do vậy, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá của các bộ môn nói chung và môn Hóa học nói riêng cần theo hướng phát huy năng lực của học sinh. 
 Nội dung “Sắt và hợp chất sắt” là hệ thống kiến thức có mối quan hệ lôgic, tính thực tiễn cao và có nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Đồng thời nội dung này áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực, phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã thực hiện đề tài: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề “Sắt và hợp chất Sắt”, hóa học lớp 12, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa,với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh THPT và đó cũng là cách thể hiện nhận thức của tôi về vấn đề đổi mới giáo dục.
1.2. Mục đích nghiên cứu	
Nghiên cứu, xây dựng chủ đề dạy học “Sắt và hợp chất sắt” Hóa học 12, nhằm nâng cao sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn của người học góp phần thực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học. Phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển phẩm chất và năng lực của người học, đồng thời hạn chế sự áp đặt, truyền thụ kiến thức một chiều của người dạy. Nghiên cứu phương pháp tổ chức, hỗ trợ nguời học tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, phát triển những năng lực chuyên biệt của bộ môn.
1.3. Đối tượng và phạm vinghiên cứu
- Áp dụng đối với học sinh khối 12 ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, trong năm học: 2018 - 2019.
-Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề “Sắt và hợp chất sắt”theo định hướng phát triển năng lực sử dụng phương pháp dạy học dự án kết hợp với một số phương pháp dạy học tích cực khác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động (thông qua các bài tập, bài kiểm tra của học sinh).
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1.Dạy học theo chủ đề
 *Thế nào là dạy học theo chủ đề?
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường dạy học những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.Được tham khảo từ TLTK số [5]
* Ưu thế của dạy học chủ đề so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay.
Dạy học theo chủ đề khi so sánh với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay, sẽ có những ưu điểm sau:
Dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay
Dạy học theo chủ đề
1- Tiến trình giải quyết vấn đề tuân theo chiến lược giải quyết vấn đề trong khoa học vật lý: logic, chặt chẽ, khoa học, do giáo viên (sách giáo khoa) áp đặt (giáo viên là trung tâm).
2- Nếu thành công có thể góp phần đạt tới mức nhiều mục tiêu của môn học hiện nay: chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hoạt động, bồi dưỡng các phương thưc tư duy khoa học và các phương pháp nhận thức khoa học: phương pháp thực nghiệm, phương pháp tượng tự, phương pháp mô hình, suy luận khoa học)
3- Dạy theo từng bài riêng lẻ với một thời lượng cố định.
4- Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ có mối liên hệ tuyến tính (một chiều theo thiết kế chương trình học).
5- Trình độ nhận thức sau quá trình học tập thường theo trình tự và thường dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận dụng (giải bài tập).
6- Kết thúc một chương học, học sinh không có một tổng thể kiến thức mới mà có kiến thức từng phần riêng biệt hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài học.
7- Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà người học đang sống do sự chậm cập nhật của nội dung sách giáo khoa.
8- Kiến thức thu được sau khi học thường là hạn hẹp trong chương trình, nội dung học.
9- Không thể hướng tới nhiều mục tiêu nhân văn quan trọng như: rèn luyện các kĩ năng sống và làm việc: giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, ra quyết định
1- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lược học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (Học sinh là trung tâm).
2- Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại,liên hệthông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn.
3- Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng dạy học từ một phần trong chương trình học.
4- Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau.
5- Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá.
6- Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.
7- Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.
8- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh.
9- Có thề hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác.
* Những điểm cần lưu ý khi xây dựng chủ đề dạy họcĐược tham khảo từ TLTK số [5]
- Chủ đề dạy học được soạn theo yêu cầu hình thành một số năng lực nào đó cho học sinh trong thực tiễn. Các năng lực này tùy vào tình hình thực tế tại cơ sở và trình độ của học sinh mà có thể thay đổi.
- Công cụ của dạy học theochủ đề là: giáo án về chủ đề đó, có thể là một bài, nhiều bài, một chương nhiều chương hoặc lớn hơn nữa. Trong quá trình này, phương pháp dạy học có thể sử dụng chính các phương pháp tích cực trong dạy học hiện nay để khai thác chủ đề (phương pháp dự án, thảo luận). Đồng thời, chú trọng đến yếu tố Công nghệ thông tin như một phương tiện hỗ trợ đắc lực khi khai thác chủ đề.
* Yêu cầu của chủ đề dạy học:
Việc xây dựng các chuyên đề dạy học phải đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương;
- Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của chương trình giáo dục phổ thông; Nội dung chuyên đề là 1 chương/ nhiều bài/ một bài.
- Định hướng phát triển năng lực cho học sinh (cả trong dạy học và kiểm tra đánh giá);
- Chủ đề là một sản phẩm hoàn chỉnh và được triển khai thực hiện.
*Các bước cơ bản xây dựng chủ đề và thiết kế tiến trình dạy học
Theo tìm hiểu bước đầu của tác giả, để xây dựng một chủ đề đảm bảo tính khoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau:
Bước 1. Xác định chủ đề
Bước 2. Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề
Bước 3. Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề
Bước 4. Tổ chức thực hiện chủ đề
Thiết kế tiến trình dạy họcĐược tham khảo từ TLTK số [4]
:
- Hoạt động khởi động
- Hoạt động hình thành kiến thức
- Hoạt động luyện tập
- Hoạt động vận dụng
- Hoạt động tìm tòi, sáng tạo
Với mỗi hoạt động cần có:
+ Mục đích
+ Nhiệm vụ học tập của học sinh.
+ Cách thức tiến hành.
1.2.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lựcĐược tham khảo từ TLTK số [3]
* Khái niệm, đặc điểm của năng lực
- Năng lực: là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.
- Đặc điểm của năng lực: Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể. Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể.Vậy không tồn tại năng lực chung chung.
* Phân loại năng lực
- Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực chung của học sinh THPT là: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như: Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Lịch sử
 Các năng lực chuyên biệt môn hóa học là: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực tính toán hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Nhận thức của giáo viên đối với dạy học chủ đề.
Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu về nhận thức, thái độ và phương pháp xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề, tôi đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi ý kiến với các giáo viên đang giảng dạy ở một số trường trong huyện : THPT Tĩnh Gia 1 , THPT Tĩnh Gia 2,  Kết quả như sau:
Về nhận thức: phần lớn số giáo viên được điểu tra có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về xây dựng các chủ đề dạy học (70%), còn lại 30% giáo viên nhận thức tương đối đầy đủ và chưa đầy đủ.
Về thái độ: 80% giáo viên có thái độ tích cực đối về xây dựng các chủ đề dạy học. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng các chủ đề. Nhìn chung số giáo viên có thái độ tích cực phần lớn vẫn đơn thuần là việc xây dựng làm sao chỉ truyền đạt hết kiến thức cho học sinh nắm được mà không cần quan tâm đến bất cứ nội dung nào khác. 
Về hình thức tổ chức và phương pháp: qua phỏng vấn thì các giáo viên đều cho rằng có thể sử dụng cả dạy học nội khóa và ngoại khóa. Nhiều giáo viên cho rằng dạy học chủ đề rất khó vì có nhiều phần kiến thức, và việc lựa chọn phương pháp trong dạy học chủ đề đó. 
2.2.2. Nhận thức của học sinh.
Trước khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành khảo sát 400 học sinh lớp 12, với câu hỏi:
Khi học tập các chủ đề dạy học, em có gặp nhiều khó khăn không?
- Kết quả thu được như sau:
Mức độ
Gặp rất nhiều khó khăn
Gặp nhiều khó khăn
Gặp ít khó khăn
Không gặp khó khăn
Số lượng
220
149
31
0
Tỷ lệ (%)
55,0
37,3
7,7
0
- Số liệu trên cho thấy:
+ Học sinh chưa được làm quen nhiều với việc học tập các chủ đề dạy học
+ Học sinh còn lúng túng với dạng bài tập “mở” khi đọc hiểu để trả lời câu hỏi hoặc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Do vậy, qua nghiên cứu, thể nghiệm thành công dạy học chủ đề ở đơn vị công tác tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc đổi mới xây dựng chủ đề dạy học qua chủ đề “Sắt và hợp chất sắt” trong chương trình hóa học lớp 12 cho các đồng nghiệp cùng tham khảo và vận dụng.
2.3. Giải pháp để thực hiện chủ đề 
2.3.1. Mục tiêu
* Kiến thứcĐược tham khảo từ TLTK số [2]
HS biết:
- Vị trí, cấu tạo nguyên tử của sắt.
- Tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt và một số hợp chất quan trọng của sắt.
- Thành phần, tính chất và ứng dụng của gang thép.
- Nguyên tắc và quy trình điều chế sản xuất gang, thép và ảnh hưởng của quá trình sản xuất gang thép đến môi trường.
HS hiểu
- Nguyên nhân tính khử của các hợp chất sắt (II) và tính oxi hoá của các hợp chất sắt (III).
* Kĩ năng
- Từ cấu tạo nguyên tử, phân tử và mức oxi hoá dự đoán tính chất hóa học, kiểm chứng lại bằng các thí nghiệm.
- Viết PTHH của các phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của sắt và hợp chất sắt.
- Giải các bài tập của sắt và bài tập liên quan đến gang, thép theo các cấp độ tư duy.
- Quan sát mô hình, thí nghiệm.... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất; minh họa các tính chất bằng các thí nghiệm.
- Tiến hành được một số thí nghiệm đơn giản về tính chất của sắt và tính chất sắt, hợp chất sắt.
- Quan sát và giải thích các hiện tượng trong thực tiễn bằng kiến thức đã học.
*Thái độ
- Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.
- Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho HS.
- Rèn ý thức tự học, tự nghiên cứu.
- Tạo hứng thú niềm say mê về hóa học. 
- Có ý thức bảo vệ những đồ dùng bằng sắt và hợp kim của sắt làm sao để có kết quả tốt nhất
*Phát triển các năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực ngôn ngữ;Năng lực tính toán.
- Ngoài những năng lực chung cần hướng tới sự phát triển các năng lực chuyên biệt cho HS:Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;Năng lực thực hành hóa học; Năng lực tính toán hóa học;Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
2.3.2. Kế hoạch thực hiện chủ đề.
* Kế hoạch chung:
Nội dung
Công việc
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng 
Thời điểm
Thiết bị DH, Học liệu
Khởi động
Trên lớp
45’
Đầu tiết
	Máy tính, máy chiếu...
 -Thảo luận nội dung chủ đề.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Trên lớp
Ppct:52
- Sgk, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, bản đồ
- Phiếu học tập
- Các thành viên trong nhóm tìm hiểu thu thập tài liệu.
Ở nhà
- Sgk, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh,
- Các nhóm thảo luận nội dung chủ đề được phân công, thống nhất đề cương
 Ở nhà (dưới sự cố vấn của GV)
- Các tư liệu
sgk
- dụng cụ thực hành
- Các nhóm hoàn thiện nội dung, thống nhất hình thức báo cáo và cử đại diện báo cáo
Ở nhà
- Báo cáo kết quả 
Học sinh báo cáo kết quả làm việc 
Trên lớp
45’
Tiết ppct: 53
- máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, 
GV định hướng nội dung
Học sinh báo cáo kết quả làm việc
Trên lớp
45’
Tiết ppct: 54
- máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, 
GV định hướng nội dung
Học sinh báo cáo kết quả làm việc
Trên lớp
45’
Tiết ppct: 55
- máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, dụng cụ, hóa chất và kết quả thí nghiệm thu được 
GV định hướng nội dung
Học sinh báo cáo kết quả làm việc
Trên lớp
45’
Tiết ppct: 58
- máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, 
GV định hướng nội dung
Tìm tòi mở rộng
Ở nhà
HS tự nghiên cứu, gv làm cố vấn hoặc tư vấn cách nghiên cứu.
Tổng kết
Trên lớp
45’
Tiết ppct: 60
* Kế hoạch cụ thể
Thời gian
Tiến trình dạy học
Hoạt động của
học sinh
Hỗ trợ của
giáo viên
Kết quả/ sản phẩm dự kiến (tên và yêu cầu của sản phẩm; tiêu chí đánh giá)
Tiết 1
Khởi động và giao nhiệm vụ
- HS tiếp nhận bộ câu hỏi định hướng. 
- HS cùng thảo luận để xác định các nội dung của dự án. Điền nội dung vào phiếu điều tra để thành lập nhóm.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- HS thành lập được nhóm 
- Sau khi thành lập nhóm, các thành viên trong nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể, các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc.
- GV nêu một số câu hỏi định hướng.
- GV hướng dẫn HS thảo luận, hoàn thành phiếu điều tra thành lập nhóm.
- GV trợ giúp HS xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.
- HS hoàn thành các công việc GV giao, GV và HS có thể hỏi đáp thêm một số vấn đề để làm rõ nội dung chủ đề và các công việc cần thực hiện.
- Thành lập được nhóm.
- Bản kế hoạch hoạt động.
 Hoạt động 2: Thực hiện các nhiệm vụ học tập
Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, HS thực hiện các nhiệm vụ theo nhóm và công việc này được thực hiện ngoài lớp học.
GV trợ giúp HS trong quá trình học sinh giải quyết nhiệm vụ học tập.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm có thể là bản word hoặc power point hoặc poster,
Tiết 2, 3,4 và 5
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả làm việc của các nhóm. Đánh giá kết quả thực hiện
Học sinh báo cáo kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận.
- GV nghe HS báo cáo, trợ giúp và giải đáp các vấn đề HS còn vướng mắc. Chốt các vấn đề HS chưa rõ.
- Giao thêm nhiệm vụ hoặc mở rộng thêm vấn đề cho HS tiếp tục tìm hiểu.
-Sản phẩm của các nhóm HS.
Tiết 6
 Hoạt động 4:
Luyện tập. Tổng kết. Đánh giá kết quả của chủ đề
- HS làm bài tập đánh giá của GV.
- Đánh giá chéo kết quả báo cáo của các nhóm.
- Đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm.
- Phiếu đánh giá sản phẩm của HS và GV của mỗi nhóm
- Báo cáo kết quả của từng nhóm
2.3.3. Tổ chức thực hiện chủ đềĐược tham khảo từ TLTK số [4]
2.3.3.1. Hoạt động khởi động và giao nhiệm vụ
* Mục tiêu: 
- Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu
- Thành lập được các nhóm theo sở thích
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
 * Thời gian: tuần 1 – tiết 1
* Cách thức tiến hành hoạt động:
Giáo viên giới thiệu dự án cho học sinh, cho học sinh trải nghiệm thông tin về Sắt, hợp chất sắt và hợp kim sắt.qua các hình ảnh để chuyển tiếp vào chủ đề.Được tham khảo từ TLTK số [6]
Một số hình ảnh về Sắt, hợp chất sắt và hợp kim sắt
Quặng Hematit đỏ Chảo gang
Nước bị ô nhiễm sắt và ảnh hưởng của nước ô nhiễm đến sức khỏe conngười
- Yêu cầu học sinh nhận xét: 
- Giáo viên nhận xét và vào chủ đề: Sắt và hợp kim sắt có ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn; hợp chất sắt có nhiều tính chất quan trọng và có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống. Vậy sắt, hợp chất sắt, hợp kim của nó có tính chất, ứng dụ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sin.docx