SKKN Dạy học Ngữ văn theo hình thức tích hợp liên môn nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát

SKKN Dạy học Ngữ văn theo hình thức tích hợp liên môn nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát

Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tư duy, nhận thức của con người. Là một môn khoa học thuộc nhóm Khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn, là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. Đồng thời Ngữ văn cũng là môn thuộc nhóm khoa học công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác [1]. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn học khác như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật . và các môn học đó cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Vấn đề là làm thế nào để kết hợp các tri thức, kĩ năng riêng của từng phân môn vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ văn. Vì vậy yêu cầu tăng tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn môn học với thực tiễn phong phú, sinh động của cuộc sống. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được thực hiện một cách đồng bộ ở các cấp học, môn học. Đồng thời phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Để thực hiện tốt phương pháp lấy học sinh làm trung tâm; để nâng cao tính tích cực, chủ động, nỗ lực và kết quả học tập của học sinh thì việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên là việc làm cần thiết, nhất là đối với giáo viên dạy học Ngữ văn. Việc đổi mới phương pháp dạy học có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: đổi mới khâu kiểm tra đánh giá học sinh, đổi mới hoạt động học cho học sinh . Trong giới hạn của đề tài này, tôi chủ yếu tập trung vào việc sử dụng hình thức dạy học liên môn. Đó chính là lí do của đề tài: Dạy học Ngữ văn theo hình thức tích hợp liên môn nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát.

doc 23 trang thuychi01 7261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học Ngữ văn theo hình thức tích hợp liên môn nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
A/MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
1
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
B/ PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm
2. Các hình thức dạy học tích hợp
2-3
II.Thực trạng
1.Thuận lợi
2.Khó khăn
4-5
III.Các giải pháp
1. Giáo viên trang bị kiến thức bộ môn và liên môn.
2. Xác định phạm vi tích hợp liên môn và định hướng tích hợp liên môn
3. Cần bố trí giáo viên giảng dạy
4. Giáo án minh họa
5-18
IV.Hiệu quả của sáng kiến
Với học sinh
2. Với giáo viên
18-19
C/ KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị
19-20
A/MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài
“Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tư duy, nhận thức của con người. Là một môn khoa học thuộc nhóm Khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn, là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. Đồng thời Ngữ văn cũng là môn thuộc nhóm khoa học công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác [1]. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn học khác như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật ... và các môn học đó cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Vấn đề là làm thế nào để kết hợp các tri thức, kĩ năng riêng của từng phân môn vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ văn. Vì vậy yêu cầu tăng tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn môn học với thực tiễn phong phú, sinh động của cuộc sống. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được thực hiện một cách đồng bộ ở các cấp học, môn học. Đồng thời phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Để thực hiện tốt phương pháp lấy học sinh làm trung tâm; để nâng cao tính tích cực, chủ động, nỗ lực và kết quả học tập của học sinh thì việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên là việc làm cần thiết, nhất là đối với giáo viên dạy học Ngữ văn. Việc đổi mới phương pháp dạy học có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: đổi mới khâu kiểm tra đánh giá học sinh, đổi mới hoạt động học cho học sinh ... Trong giới hạn của đề tài này, tôi chủ yếu tập trung vào việc sử dụng hình thức dạy học liên môn. Đó chính là lí do của đề tài: Dạy học Ngữ văn theo hình thức tích hợp liên môn nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát.
II/ Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho chúng ta đạt được mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học những năng lực rõ ràng.
- Giúp học sinh phân biệt được cái cốt yếu với cái quan trọng hơn: do dự tính được những điều cần thiết với học sinh
- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức vào những tình huống cụ thể, giúp học sinh hòa nhập vào cuộc sống.
- Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin.
III/ Đối tượng nghiên cứu
- Trong giới hạn của đề tài này, tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu và vận dụng vào việc sử dụng hình thức dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn ở trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát.
IV/ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
B/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I/ Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục ở trường phổ thông theo luật giáo dục năm 1998 là:
- Phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Bồi dưỡng phương pháp tự học.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 
Bốn định hướng này có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó định hướng đầu tiên là căn bản[2]. Để học sinh lĩnh hội một cách chặt chẽ phải hướng các em vào “ hoạt động tích cực”, tức là học sinh phải tự tìm hiểu, khám phá vấn đề. Một vấn đề được làm sáng tỏ sẽ mở ra những chân trời tri thức mới về sự sáng tạo. Bộ môn Ngữ văn cũng đổi mới theo quy luật đó. Dạy học theo phương pháp đổi mới tích cực phải “lấy học sinh làm trung tâm”, coi hoạt động của học sinh là hoạt động có ý nghĩa nhất trong việc dạy, việc học. Và hoạt động học của học sinh có hiệu quả thì giáo viên là một yếu tố quan trọng phải có sự chuẩn bị bài thật tốt trong đó có việc sử dụng hình thức dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn.          
1. Khái niệm	
1.1. Vậy tích hợp là gì? Tích hợp là một khái niệm rộng, ở mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau cũng được hiểu và ứng dụng khác nhau.
1.2. Tích hợp trong môn Ngữ văn được hiểu là sự kết nối tri thức và kĩ năng giữa ba phần Văn - Tiếng Việt – Tập làm văn và trong từng phân môn cụ thể. Dạy học theo quan điểm tích hợp do đó sẽ có nhiều ưu điểm: Giúp người học tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức; có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời còn phát triển ở người học tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt vào các yêu cầu thực hành của môn học. 
Dạy học Ngữ văn theo tinh thần tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức và kĩ năng đặc trưng của từng phân môn. Vấn đề là phải phối hợp các tri thức và kĩ năng của từng phân môn một cách tối ưu để đạt được mục tiêu chung của môn Ngữ văn. [3]
2. Các hình thức dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn
Ở trường THCS hiện nay, có ba hình thức dạy học tích hợp mà chúng ta vẫn thường thấy đó là: 
2.1.Tích hợp ngang được hiểu là tích hợp môn, liên phân môn theo từng thời điểm. Đó là hướng tiếp cậ kiến thức từ việc khai thác triệt để mối liên hệ kiến thức giữa ba phần Văn bản – Tiếng Việt - Tập làm văn trong từng đơn vị bài học.
2.2.Tích hợp dọc được hiểu là tích hợp đồng tâm theo từng vấn đề trong từng phân môn. Thực chất của kiểu tích hợp này là hệ thống hoặc các kiến thức có liên quan với nhau trong từng thời điểm thích hợp sao cho HS có thế năm bắt vấn đề một cách hệ thống. 
2.3.Tích hợp liên môn còn được gọi là tích hợp mở rộng - được hiểu là tích hợp liên môn giữa các kiến thức trong bài học Ngữ văn với kiến thức các bộ môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, các ngành khoa học, nghệ thuật khác và kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách học sinh. 
Qua đó, ta có thể một lần nữa khẳng định rằng GV là một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn. Chương trình và SGK chỉ là định hướng, vấn đề đặt ra là GV phải xác định được hướng tích hợp liên môn cho từng bài, từng phần cụ thể. Nghĩa là phải xác định rõ mức độ tích hợp để tránh làm mất thời gian, mất nét đặc trưng riêng của giờ học Ngữ văn và làm “loãng” không khí giờ học. Khả năng tích hợp liên môn được thể hiện rõ nhất ở phần Văn bản, sau đó đến tập làm văn. Ở phần Tiếng Việt chủ yếu là vận dụng kiến thức của tiếng mẹ đẻ trong thực tế giao tiếp. Chúng ta có thể hình dung kiểu tích hợp này như sau :
CÁC LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KIẾN THỨC 
ĐỜI SỐNG
KHOA HỌC
XÃ HỘI
BÀI HỌC NGỮ VĂN
Nhìn vào sơ đồ ta thấy: tích hợp liên môn là kiểu tích hợp hướng ngoại ( tích hợp ngang và tích hợp dọc vẫn chỉ là tích hợp trong nội bộ môn Ngữ văn) với nhiều môn khoa học tự nhiên (Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học ), khoa học xã hội (Địa lí, Lịch sử ), các lĩnh vực nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật, Kịch ) và các kiến thức đời sống khác đem lại hiệu quả tối ưu cho bài học Ngữ văn. [3]
II/ Thực trạng vấn đề 
1. Thuận lợi
- SGK Ngữ văn lựa chọn khá nhiều văn bản với các đề tài phong phú, sinh động, mới mẻ, kích thích nhu cầu khám phá của học sinh. Đó là điều kiện thuận lợi để thực hiện kết nối tri thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực nghệ thuật và các kiến thức đời sống trong dạy học Ngữ văn.
- Từ nhiều năm nay, Bộ, Sở và Phòng GD - ĐT đã chỉ đạo tích hợp liên môn vào nhiều nội dung giáo dục và quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông cũng như tổ chức các cuộc thi thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đặc biệt là qua “Trường học kết nối” từ đó nhận được nhiều sự hưởng ứng tích cực của giáo viên. 
- Trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát mới được thành lập gần 3 năm nay, với đội ngũ các thầy cô giáo đều trẻ, khỏe, nhiệt tình, có tinh thần ý thức tự học cao và đều có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn. Khối THCS gồm 4 lớp ở 4 khối với một giáo viên dạy Ngữ văn đồng nghĩa với việc giáo viên giảng dạy được trải nghiệm tất cả các kiến thức ở tất cả các khối lớp, điều đó cũng rất thuận lợi cho việc dạy học tích hợp ngang, tích hợp dọc và đặc biệt là tích hợp liên môn.
2.Khó khăn
- Hiện nay học sinh ở Mường Lát nói nói riêng và cả nước nói chung có xu hướng xem nhẹ các môn Khoa học Xã hội trong đó có môn Ngữ văn. Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn có phần giảm sút, học sinh không còn mặn mà, yêu thích môn học này nữa. Các em say mê các môn có tính thời cuộc như Toán, tiếng Anh, điện tử, Tin học,  Dường như các em không còn hứng thú với những vần thơ lục bát truyền thống, những câu tục ngữ, ca dao vần vè dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. 
- Nhận thức của một số phụ huynh và học sinh còn hạn chế, mặc dù là địa bàn thị trấn song vẫn còn một bộ phận không nhỏ phụ huynh người dân tộc Thái, Mường, Mông và một bộ phận không nhỏ phụ huynh người Kinh chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc học của con em. Dẫn đến các em còn tự ý bỏ tiết, bỏ học - nghỉ học vô lí do. Phong tục bắt vợ, hủ tục tảo hôn của một số học sinh người Mông làm cho nhiều em phải nghỉ học giữa chừng  cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng.
- Bản thân giáo viên giảng dạy được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn song đều theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa có trang bị về cơ sở lí luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện dạy học tích hợp liên môn giáo viên phải tự mày mò, tự tìm hiểu. Chính vì thế không tránh khỏi việc chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn.
- Một số giáo viên vẫn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức.
- Phần lớn học sinh ít có tài liệu để đọc và tham khảo trong khi đó thư viện của nhà trường thì có nhưng tài liệu tham khảo cho học sinh khối THCS thì không có một cuốn nào. Vì vậy các em không có sách tham khảo và chưa tạo được thói quen tham khảo tài liệu khác để bổ sung thêm kiến thức.
- Học sinh vẫn theo xu hướng học thụ động, các em không tích cực, không chủ động trong việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học. Ngay cả việc đọc và soạn bài trước khi đến lớp nhiều em còn rất lười, nếu có làm cũng là đọc bài và soạn bài một cách đối phó.
- Khảo sát kết quả ở trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát như sau:
+ Chất lượng đại trà cuối năm học 2015 - 2016
Tổng số HS
Chất lượng đại trà
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
106
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
14
13,2
30
28,3
39
36,8
19
17,9
04
3,8
+ Chất lượng mũi nhọn: Trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện tháng 01/2016, bộ môn Ngữ văn đạt 08 giải. Cụ thể như sau:
Khối /Lớp
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhất
0
0
0
0
0
0
0
0
Nhì
0
0
0
0
0
0
0
0
Ba
0
0
01
33,3
0
0
0
0
Khuyếnkhích
02
66,7
02
 66,7
02
66,7
01
01
Tổng
02/03
66,7
03/03
100
02/03
66,7
01/01
100
III/ Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Giáo viên phải trang bị kiến thức bộ môn và liên môn.
Mỗi giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện để không ngừng trau dồi về kiến thức, kỹ năng dạy học, nâng cao và rèn luyện kỹ năng sư phạm ở độ nhuần nhuyễn. Thường xuyên đổi mới về cách soạn, cách giảng; đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để lôi cuốn được học sinh vào quá trình học tập. Quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém, giúp đỡ ân cần, nhẹ nhàng, tạo niềm tin, hứng thú cho các em trong môn học.Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải hướng học sinh vào việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh thảo luận. Trong mỗi tiết học phải tạo ra được sự giao lưu đa chiều giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh, giữa các tổ - nhóm. Giáo viên cần mạnh dạn đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như các phần mềm vẽ hình, các loại máy đa năng, các hiệu ứng hình ảnh để tiết học thêm sinh động. Song người giáo viên cũng cần phải trang bị cho mình vốn sống, vốn thực tế phong phú, am hiểu nhiều lĩnh vực, nhiều bộ môn khác nhau. Từ các lĩnh vực khoa học tự nhiên cho đến các lĩnh vực khoa học xã hội, đời sống, các lĩnh vực nghệ thuật khác  Nếu làm được điều đó giáo viên có thể tích hợp liên môn một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển, linh hoạt, mà không bị gượng ép làm mất tính tự nhiên của giờ học hoặc không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
2. Xác định phạm vi tích hợp liên môn và định hướng tích hợp liên môn
Đây là khâu quan trọng nhất của việc dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn học. Giáo viên cần định hướng tích hợp thông qua nhiều hình thức, cách thức tiến hành khác nhau như thông qua việc kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, qua câu hỏi tìm hiểu bài, qua hệ thống bài tập, qua các hình thức kiểm tra hoặc qua việc gắn với đời sống thực tiễn  Từ đó, dựa vào thực tế là việc soạn giáo án và giảng dạy Ngữ văn để xác định phạm vi tích hợp. Khả năng tích hợp liên môn được thể hiện rõ nhất ở phần Văn bản, sau đó đến tập làm văn. Ở phần Tiếng Việt chủ yếu là vận dụng kiến thức của tiếng mẹ đẻ trong thực tế giao tiếp.
2.1. Tích hợp liên môn Ngữ văn với các môn Khoa học xã hội 
a/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Lịch sử.
Tích hợp liên môn theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, về nhân vật lịch sử . . . để lý giải và khai thác giá trị của tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( Ngữ văn 7 – tập 2 - trang 24) giáo viên có thể tích hợp với môn lịch sử khi tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của văn bản – đó là tháng 2 năm 1951, tại chiến khu Việt Bắc – Thủ đô kháng chiến đã diễn ra Đại hội lần thứ II của Đảng cộng sản Việt Nam. Lúc này, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang đi vào giai đoạn phòng ngự, chiến dịch Thu – Đông năm 1950 đã thắng lợi oanh liệt. Trong Đại hội này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Ban chấp hành Trung Ương Đảng Báo cáo chính trị . “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là đoạn trích nằm trong Báo cáo chính trị này. Đồng thời khi dạy xong văn bản, giáo viên có thể tích hợp với phân môn Lịch sử qua bài “Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông” ( Lịch sử 7- trang 55) và đặt câu hỏi: Qua văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em hãy tìm một số sự kiện lịch sử đã học để làm sáng tỏ điều đó? 
b/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Địa lý.
Tích hợp liên môn theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh địa lí, vị trí đặc điểm địa lí ... để lý giải rõ một số địa danh, chi tiết hình ảnh nghệ thuật  nào đó liên quan đến bài học.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” ( Ngữ văn 7 – tập 2, trang 3), để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau trên trái đất dẫn đến kinh nghiệm mà nhân dân rút ra được qua câu tục ngữ số 1.
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Giáo viên cần tích hợp kiến thức liên môn qua bài Địa lí lớp 6 ( Bài 9 – SGK trang 28): Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa. Lúc đó giáo viên đặt câu hỏi: Vị trí nước ta nằm ở nửa quả cầu nào? Giải thích tại sao có hiện tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn còn tháng 10 lại đêm dài, ngày ngắn. Học sinh dựa và kiến thức Địa lí đã học để trả lời và giáo viên phải nắm được kiến thức ấy để nhận xét rồi kết luận: Vào tháng 5, nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên nhận được nhiều ánh sáng. Vì thế mà ngày dài hơn và đêm ngắn lại. Vào tháng 10, nửa cầu Bắc không ngả về phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng. Vì thế mà ngày ngắn lại và đêm dài ra.
c/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Giáo dục công dân.
Tích hợp liên môn theo hướng vận dụng những kiến thức môn giáo dục công dân để giáo dục học sinh một bài học nào đó có liên quan bài học Ngữ văn như lòng yêu nước, tính trung thực, tôn sư trọng đạo ....
Ví dụ: Khi dạy xong phần I bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận” ( Ngữ văn 9- tập 1, trang 160) giáo viên có thể tích hợp kiến thức liên môn Giáo dục công dân trong bài 6 “ Biết ơn” để giáo dục cho học sinh về lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình một cách chân thành, sâu sắc nhất.
d/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Tiếng Anh.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đại từ ” ( Ngữ văn 7 – tập 1, trang 54) giáo viên cần vận dụng kiến thức liên môn tiếng Anh để hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu bài tập 5. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên cần tích hợp kiến thức liên môn tiếng Anh để nhận xét và kết luận: Về số lượng – từ xưng hô trong tiếng Việt phong phú hơn nhiều so với từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh. Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có hai từ, số ít “you” và số nhiều cũng “you” – Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta sử dụng cho phù hợp. Về ý nghĩa biểu cảm: tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn. Ví dụ như trong tiếng Việt ngôi thứ nhất khi xưng hô lịch sự có thể dùng ngôi “tôi, tớ ” nhưng khi giận giữ có thể dùng “tao” còn trong tiếng Anh chỉ có một sắc thái duy nhất là “ I”.
2.2. Tích hợp liên môn Ngữ văn với các môn Khoa học tự nhiên.
a/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Toán. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá” ( Ngữ văn 8- tập 1, trang 118), giáo viên cần tích hợp liên môn Toán học để tính giá tiền trong một năm thiệt hại kinh tế bao nhiêu khi hút thuốc lá. Với số tiền 1 đô la sẽ mua được 1 bao thuốc lá khi bạn ở Mĩ. Còn ở Việt Nam là 15000đ / 1 bao. Vậy ta thấy số tiền chi cho việc hút thuốc lá ở Việt Nam là rất lớn, muốn có thuốc hút người nghiện sẽ bất chấp đạo đức: Ăn cắp và dẫn đến nghiện ma tuý là con đường rất ngắn. Nếu như 1 bao thuốc lá trị giá 10.000đ mà một người 1 ngày hút một bao thì sẽ hết 10.000đ , một tháng 30 ngày sẽ hết 300.000đ và một năm sẽ tiêu tốn hết số tiền là 3.600.000đ ( 10.000đ x 30 ngày x 12 tháng = 3.600.000đ). Còn nếu như một bao thuốc là 15.000đ thì 30 ngày sẽ tiêu hết số tiền là 450.000đ và một năm sẽ tiêu hết 5.400.000đ ( 15.000đ x 30 ngày x 12 tháng = 5.400.000đ). Nếu mua thuốc là 20.000đ một bao thì một tháng sẽ tiêu hết số tiền là 600.000đ và một năm số tiền là 7.200.000đ ( 20.000đ x 30 ngày x 12 tháng = 7.200.000đ). Ở Việt Nam hằng năm số người hút thuốc lá đã lên khoảng 2 triệu người: Năm 2003 tiêu tốn khoảng 8.200 tỷ đồng. Sau 3 năm 14.000 tỷ đồng. Nếu số tiền này không chi cho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_ngu_van_theo_hinh_thuc_tich_hop_lien_mon_nham_n.doc