SKKN Dạy dạng bài ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập

SKKN Dạy dạng bài ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập

Môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học có vai trò rất quan trọng, mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học là nhằm giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về: Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn). Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: Tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn. Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi; Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.

 * Phân môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình ở Tiểu học, so với các phân môn khác là một phân môn khó. Nó là sự tổng hợp của các kiến thức khoa học, xã hội và tự nhiên mà học sinh được học. Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn này là rèn luyện tư duy tổng hợp cho học sinh phù hợp với mục tiêu của môn học.

 

doc 20 trang thuychi01 24513
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy dạng bài ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Hình thức dạy học
3
1.5
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung của SKKN
4
2.1
Cơ sở lí luận
4
2.2
Thực trạng
5
2.3
Những giải pháp và biện pháp thực hiện
6
2.4
Hiệu quả của SKKN
12
3
Kết luận, kiến nghị
13
3.1
Kết luận
13
3.2
Kiến nghị
13
1. MỞ ĐẦU
. Lý do chọn đề tài: 
 * Môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học có vai trò rất quan trọng, mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học là nhằm giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về: Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn). Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: Tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn. Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi; Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương. 
 * Phân môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình ở Tiểu học, so với các phân môn khác là một phân môn khó. Nó là sự tổng hợp của các kiến thức khoa học, xã hội và tự nhiên mà học sinh được học. Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn này là rèn luyện tư duy tổng hợp cho học sinh phù hợp với mục tiêu của môn học.
 * Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 hiện hành được cấu trúc theo chủ đề “ Con người và sức khoẻ, xã hội, tự nhiên” sau mỗi chủ đề, mỗi học kỳ lại có các bài ôn tập. Một trong những yêu cầu cơ bản của một bài ôn tập là củng cố các kiến thức đơn lẻ đã học (trong từng chủ đề, từng kỳ) hệ thống lại một thể thống nhất trong mỗi quan hệ qua lại giữa chúng với nhau. Vấn đề cần quan tâm ở đây là trên cơ sở vốn kiến thức các em đã được học, cần phải sắp xếp hệ thống lại để giúp các em có cái nhìn tổng thể, biết so sánh, phân tích để tự rút ra nhận thức (kết luận), nắm được nội dung cơ bản của một chủ đề, một đơn vị thời gian học (học kỳ). Lý do của hiện tượng này là do đa số các giáo viên chưa đưa ra được hình thức tổ chức dạy học hợp lý, chưa quan tâm chú trọng đến tiết dạy, chưa thường xuyên tổ chức các trò chơi để phục vụ bài dạy nhất là ở dạng bài “ Ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập”. Bên cạnh đó học sinh tiểu học là những đối tượng có năng lực tư duy còn hạn chế, tư duy tổng hợp của các em cũng phát triển chưa cao, khả năng hoạt động của các em còn chưa phù hợp, chưa thích ứng với các hoạt động dạy học. Để hoàn thành mục tiêu và nội dung yêu cầu của bài đó không phải là việc dễ. Với những lý do trên là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 3 bản thân tôi thấy phải làm như thế nào để việc dạy các dạng bài ôn tập trong chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có hiệu quả cao vì thế tôi đã mạnh dạn đưa một hình thức dạy với hy vọng sẽ nâng cao được chất lượng giờ dạy và học sinh sẽ nắm được bài một cách tốt hơn đó là: “ Dạy dạng bài ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này nhằm giúp cho giáo viên đạt được những mục đích sau:
+ Tìm ra các cách thức tổ chức trò chơi và các trò chơi học tập phù hợp với dạng bài ôn tập tự nhiên và xã hội lớp 3. 
+ Giúp giáo viên có kinh nghiệm dạy dạng bài ôn tập tự nhiên và xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập đạt hiệu quả cao.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh khối lớp 3 Trường Tiểu học Thị trấn Quán Lào, Yên Định, Thanh hóa. Năm học 2018 - 2019.
 1.4. Các hình thức :
 - Dạy học theo nhóm.
 - Dạy học cá nhân.
 1.5. Phương pháp:
 - Phương pháp điều tra qua phiếu câu hỏi
 - Phương pháp trò chơi.
 - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp thảo luận.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận: 
 - Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển vì thế sức dẻo dai của cơ thể cũng thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt mỏi nhất là khi hoạt động quá lâu.
	- Học sinh Tiểu học dễ nhớ nhưng chóng quên nhất là khi các em không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
	- Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm cực mạnh.	
	- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, đặc biệt là tổ chức trò chơi học tập trong các tiết ôn tập ... để củng cố khắc sâu kiến thức.
	Học sinh Tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy nhưng rất dễ bị phân tán, nếu bị áp đặt, căng thẳng. Chính vì thế nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải, truyền đạt làm thế nào cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ. Đặc biệt đối với học sinh lớp 3, lớp mà các em vừa mới vượt qua những mới mẻ ban đầu chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập là chủ đạo. Như vậy nói về cách học, về yêu cầu học thì trẻ lớp 1, 2 gặp phải một sự thay đổi đột ngột mà đến cuối năm lớp 2 và sang lớp 3 các em mới quen dần với cách học đó. Do vậy giờ học sẽ trở nên nặng nề, không duy trì được khả năng chú ý của các em nếu các em chỉ cứ nghe và làm theo.
	Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới hình thức dạy học tức là kiểu dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm ” hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Kiểu dạy này người giáo viên là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập nó kích thích óc tò mò và tư duy độc lập. Muốn các em học được thì trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung của mỗi bài và lựa chọn, vận dụng các hình thức sao cho phù hợp, bài nào thì sử dụng các hình thức trò chơi, bài nào không sử dụng trò chơi... nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học.
	Học sinh Tiểu học không thể ngồi quá lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó nhiều thời gian vì thế giáo viên có thể thay đổi hoạt động học của các em trong giờ học: cho các em thảo luận, làm bài tập hoặc thông qua trò chơi. Có như vậy mới gây được hứng thú học tập và khắc sâu được bài học.
 Tuy nhiên không có hình thức dạy học nào là tối ưu. Vì vậy, giáo viên cần phải biết phối hợp các hình thức dạy học một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt. Làm được điều đó, giáo viên mới mong tổ chức tiết dạy thành công.
 Học sinh lớp 3 vừa bước qua giai đoạn ban đầu của bậc tiểu học: Giai đoạn tiếp cận với những kiến thức hết sức sơ giản, chủ yếu được giáo viên cung cấp qua trực quan sinh động. Học sinh lớp 3 bắt đầu biết chuyển từ trực quan sinh động đến những phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức ở dạng tư duy trìu tượng. Tuy nhiên, học sinh lớp 3 vẫn còn quan sát sự vật hiện tượng dưới dạng tổng thể, đơn giản. Năng lực suy luận của các em còn kém, trong khi đó lượng kiến thức truyền đạt thì nhiều và ẩn dưới dạng tranh vẽ, yêu cầu và phần bài học đóng khung rất khô cứng. Nếu không khai thác phù hợp thì rất dễ dẫn đến việc học sinh chán học môn Tự nhiên và Xã hội . Để thực hiện tốt mục tiêu của môn học Tự nhiên và Xã hội, giáo viên cần phải cập nhật, đổi mới hình thức để giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập, giúp học sinh hoạt động nhiều đi theo đúng các con đường mà các nhà khoa học đã đi tìm ra kiến thức đó. Từ đó, học sinh hứng thú hơn với việc học tập môn Tự nhiên và Xã hội.
2.2. Thực trạng của việc dạy dạng bài ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập.
 2.2.1. Thực trạng
 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường Tiểu học - ở trường Tiểu học Thị Trấn Quán Lào cũng như trao đổi với đồng nghiệp, tìm hiểu qua các kênh thông tin khác nhau tôi đã có nhận xét chung về thực trạng của việc dạy dạng bài “ Ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập” như sau:
 Giáo viên Tiểu học đều đã được đào tạo chuẩn, đều ý thức được vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, với mục đích “ Tất cả vì học sinh thân yêu” tích cực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, góp phần giáo dục nhân cách học sinh có hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Tuy nhiên để chất lượng giờ học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói chung, của các bài Ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập” nói riêng đạt được kết quả cao và bền vững thì chưa có. Qua nghiên cứu lý luận, điều tra, phân tích số liệu, tổng kết kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội đặc biệt là dạng bài “ Ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập” tôi rút ra một số nguyên nhân dẫn đến kết quả chất lượng giờ dạy dạng bài “ Ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập” chưa thu được kết quả cao, chất lượng học sinh chưa bền vững như sau:
Giáo viên chưa chọn lựa được các trò chơi phù hợp với từng dạng bài, chưa phù hợp với từng thời điểm tổ chức trò chơi trong một tiết học.
Khi chọn trò chơi học tập giáo viên chưa khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập; chưa tạo được không khí sôi nổi cho một tiết học. 
Khi chọn trò chơi học tập giáo viên chưa chú ý phát huy tính tích cực học tập và sáng tạo của học sinh.
 2.2.2. Kết quả của thực trạng:
 Với những lý do trên và thực tế giảng dạy tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối lớp 3 Trường Tiểu học Thị trấn Quán Lào khi chưa dạy “ Dạng bài ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập ” thu được kết quả như sau:
Lớp khảo sát
Số lượng HS khảo sát
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Số lượng
Số lượng
HS
%
HS
%
HS
%
3A
25
3
12
14
60
8
32
3B
25
2
8
16
64
7
28
 Nhìn vào bảng kết quả này ta thấy tỉ lệ học sinh đạt Hoàn thành tốt còn thấp, số học sinh đạt Chưa hoàn thành còn chiếm tỉ lệ cao. Vậy làm thế nào để các em đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học ? Làm thế nào để các em có hứng thú, niềm say mê học, các em tự giác tích cực học tập nắm vững chắc nội dung kiến thức của bài học? 
 Trên cơ sở nắm được thực trạng, đồng thời thông qua kết khảo sát chất lượng mức độ đạt được của học sinh như trên. Tôi xin được mạnh dạn trình bày một số giải pháp nhỏ mong góp một chút ít kinh nghiệm khi dạy “ Dạng bài ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập ” đạt kết quả cao như sau:
 2.3. Những giải pháp và biện pháp cụ thể giúp cho việc dạy “ Dạng bài ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập”.
 Trước tình hình trên, để nâng cao chất lượng giờ dạy “ Dạng bài ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập”, tôi nhận thấy cần phải áp dụng một số giải pháp sau:
 2.3.1. Giải pháp 1: Giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với từng dạng bài, với từng thời điểm trong một tiết học.
 Trò chơi học tập nhất thiết phải là một bộ phận của nội dung bài học, phải là một phần cấu tạo nên bài học vì vậy tôi thiết nghĩ chọn được trò chơi phù hợp với từng dạng bài là điều kiện tiên quyết, điều kiện không thể thiếu tạo nên thành công của tiết dạy. Nghiên cứu chọn lựa trò chơi phù hợp với từng dạng bài, với từng thời điểm trong trong một tiết học có tác dụng giúp học sinh nắm kiến thức một cách dễ dàng. Tôi đã tổ chức dạy bài 17 – 18 “ Ôn tập và kiểm tra: con người và sức khoẻ” dưới hai thời điểm khác nhau trong một tiết học. Một cách chơi theo tôi là cách chơi đúng ( Trò chơi được tổ chức ngay đầu tiết học). Một cách chơi theo tôi là cách chơi chưa đúng ( Trò chơi được tổ chức ở cuối của tiết học). 
Ví dụ: Cách tổ chức trò chơi đúng và hợp lý
* Bài “ Ôn tập và kiểm tra: con người và sức khoẻ ” (Tự nhiên và Xã hội 3, bài 17-18), để giúp học sinh củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về: cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh, nên và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan đó, tôi đã tiến hành tổ chức trò chơi học tập sau:
 A. Chuẩn bị:
Giáo viên:
- 5 ống bơ nhỏ trong đựng một vài hạt sỏi để làm chuông
- Hệ thống câu hỏi kèm theo đáp án (mỗi câu hỏi và đáp án ghi vào mảnh bìa đánh số thứ tự).
- Cờ nhỏ: 10 cái
Sau đây là hệ thống câu hỏi:
Nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp và chức năng của các bộ phận đó
Bạn nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?
Cơ quan tuần hoàn có những bộ phận nào? chức năng của các bộ phận đó làm gì?
Hãy nêu đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn?
Để bào vệ tim mạch cần làm và không nên làm những gì?
Cơ quan thần kinh bao gồm những gì? nêu chức năng của các bộ phận đó.
Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển các hoạt động phản xạ của cơ thể? Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển mọi suy nghĩ và hoạt động của cơ thể?
Để bảo vệ cơ quan thần kinh ta phải làm thế nào?
Nêu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và chức năng của các bộ phận đó?
Kể các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
 B.Tiến hành trên lớp:
 * Giáo viên nêu mục đích của bài học: hôm nay chúng ta sẽ ôn tập chủ đề con người và sức khoẻ. Trong chủ đề này các em đã được học về những cơ quan nào của cơ thể con người? (học sinh nêu câu trả lời).
 * Giáo viên tiếp tục nêu: từng bạn hãy nhớ lại trong các cơ quan đó, mỗi cơ quan có những bộ phận nào? chức năng của mỗi bộ phận ra sao? Cách bảo 
vệ các cơ quan đó như thế nào? (sau đó giáo viên yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa để xem lại các bài đã học, hoạt động này khoảng 5 phút). 
 * Giáo viên: các em đã nhớ lại những điều mình đã học. Để thử tài kiến thức của mỗi bạn, các em sẽ cùng nhau tham gia trờ chơi có tên “Bác Sĩ nhỏ” nhé!
 * Giáo viên chọn ra 3 bạn làm trọng tài lên ngồi ở bàn trên cùng, số học sinh còn lại chia thành 5 đội (mỗi đội có số bạn tương đương 5 hoặc 6 người). Đặt tên đội.
 - Giáo viên phổ biến cách chơi: trọng tài nêu câu hỏi cho đội 1. Sau 30 giây hội ý, đội 1 phải có câu trả lời. Nếu trả lời sai hoặc không có câu trả lời thì 4 đội còn lại sẽ lắc chuông giành quyền trả lời (đội nào lắc chuông nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời). Mỗi câu trả lời đúng được thưởng một lá cờ, đội nào giành được nhiều cờ nhất là đội chiến thắng.
 - Cho học sinh chơi: trong lúc học sinh chơi, giáo viên giúp đỡ, gợi ý để mỗi em trong đội luôn phiên trả lời, tránh tình trạng chỉ có một số em chuyên trả lời còn các em khác đóng vai khán giả, làm sao để phát huy tối đa số học sinh được tham gia.
 - Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên tổng kết và chọn ra đội thắng cuộc và tặng danh hiệu “ Bác Sĩ Nhỏ ” cho các bạn trong đội đó.
 - Cuối cùng, giáo viên lần lượt treo 4 sơ đồ minh hoạ 4 cơ quan đã học và cho học sinh lên chỉ và nói tên từng bộ phận của cơ quan đó để học sinh ghi nhớ. Giáo viên chốt lại nội dung đã ôn tập, nhận xét giờ học. Tất cả các hoạt động trên diễn ra ở tiết 17, còn tiết 18 sẽ thực hiện nội dung còn lại của bài kiểm tra.
Với cách lựa chọn trò chơi vào dạy dạng bài ôn tập bài 17-18 (Tự nhiên và Xã hội 3) như trên tôi thấy các em học tập một cách chủ động không gò bó, các em nắm chắc, nắm vững nội dung bài học. Với cách làm này tôi đã chạm vào đúng ngưỡng đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em là tư duy cụ thể nên khả năng tổng hợp kiến thức chưa tốt, việc hình thành kỹ năng và vận dụng kiến thức vào đời sống thực tế còn yếu. Qua trò chơi tôi đã đưa các kiến thức thành những tình huống rất gần gũi để hình thành cho các em các kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của các em. Các em biết sống có trách nhiệm hơn với việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội. 
Lựa chọn trò chơi phù hợp với dạng bài ôn tập như đã trình bày ở trên là 
một công việc không hề dễ đối với một người giáo viên mà sự tâm huyết với nghề chưa nhiều. Thế nhưng vận dụng vào thời điểm nào trong tiết học đó để mang lại kết quả cao nó còn là cả một nghệ thuật của người dạy học. 
Ví dụ: Cách tổ chức trò chơi chưa đúng và chưa hợp lý
 Bài Ôn tập và kiểm tra: con người và sức khoẻ ( Tự nhiên và Xã hội 3, bài 17-18)
 Với mục tiêu và sự chuẩn bị cũng như cách tiến hành như trên nhưng tôi đã không cho học sinh chơi trò chơi từ đầu để rút ra nội dung bài học mà tôi cho học sinh tìm hiểu bài, qua hệ thống câu hỏi sau đó tôi tổ chức cho học sinh chơi ở phần củng cố bài học. Kết quả cho thấy học sinh thích thú khi chơi nhưng kết quả hiểu bài của học sinh không cao, các em không nhớ nội dung bài học nhiều.
 Tóm lại, lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung dạng bài, với từng thời điểm trong một tiết học sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc dạy học nói chung và việc dạy dạng bài ôn tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng. 
 2. 3.2. Giải pháp 2: Khi lựa chọn trò chơi khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập; tạo không khí sôi nổi cho một tiết học. 
 Để tránh sự tẻ nhạt, gây nhàm chán cho học sinh, giáo viên cần thay đổi hình thức trò chơi. Không phải bài ôn tập nào cũng sử dụng hình thức tổ chức trò chơi như nhau mà phải sáng tạo để hoạt động học tập được phong phú sinh động. Có nhiều hình thức tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh tham gia. Người giáo viên cần phải nắm được hình thức trò chơi nào có thể vận dụng vào bài dạy của mình mà tạo được cho học sinh hứng thú học tạp tốt nhất. Qua tìm hiểu và quan sát các em chơi, tôi nhận thấy các em rất thích chơi các “ Quân bài pô – kê - mon, quân bài siêu nhân” ... Các em chơi những trò này có vẻ rất say sưa, vì thế tôi đã sử dụng những quân bài thường có hai mặt, một mặt in hình vẽ rất đẹp thì tôi giữ nguyên, mặt kia tôi lấy bìa trắng dán trồng lên và ghi vào đó nội dung kiến thức hoặc câu hỏi ôn tập. Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
 Mặt khác các cách chơi trong các chương trình giải trí trên truyền hình như “ Vườn cổ tích, chiếc nón kỳ diệu” cũng có thể vận dụng vào bài dạy. Trước hết, người giáo viên cần xác định rõ yêu cầu cơ bản về kiến thức kỹ năng mà mục tiêu bài học cần đạt được để chọn phương pháp và hình thức dạy học hợp lý. Việc tổ chức trò chơi học tập cũng cần linh hoạt, tránh đơn điệu và phải có nhiều học sinh được tham gia. Để tiến hành trò chơi học tập có hiệu quả, người giáo viên phải xác định được sự chuẩn bị của mình và của học sinh bao gồm những gì, thời gian chơi, phương thức chơi, cách phân biệt thắng thua, ai là trọng tài ..., Tất cả những điều này phải được thể hiện trong bài soạn của giáo viên. Sau khi tổ chức trò chơi phải có tổng kết đánh giá, khen thưởng cho các cá nhân hoặc nhóm, tổ có kết quả cao. Khen thưởng ở đây chủ yếu mang tính chất động viên, khích lệ, giáo viên cho cả lớp vỗ tay khen, hoặc tặng danh hiệu như “ Nhà khoa học nhỏ tuổi ”, có khi là một bông hoa v.v... Dù với hình thức nào thì các em cũng hết sức phấn khởi và tự hào, điều này phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ là thích được động viên, khen ngợi. Giáo viên không nên chê ngay cả với cá nhân, nhóm, tổ bị thua.
Ví dụ: Bài “ Ôn tập và kiểm tra: con người và sức khoẻ ” ( Tự nhiên và Xã hội 3, bài 17-18), để giúp học sinh củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về: cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh, nên và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan đó, tôi đã tiến hành tổ chức trò chơi học tập như đã trình bày ở giải pháp 1 vào thời điểm đầu tiết học tôi thấy đã khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập; tạo không khí sôi nổi cho một tiết học. Các em học tập một cách say mê, sôi nổi nhớ nội dung bài chắc chắn, tự nhiên không gò bó.
 Không có con đường nào khác để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh là dạy học dưới hình thức tổ chức trò chơi học tập cho các em. Để khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập; tạo được không khí sôi nổi cho tiết học tôi s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_dang_bai_on_tap_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_duoi_hinh.doc