SKKN Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học và ôn thi học sinh giỏi giải hóa trên máy tính cầm tay

SKKN Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học và ôn thi học sinh giỏi giải hóa trên máy tính cầm tay

- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, kết luận hội nghị tập huấn bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học, các công văn chỉ đạo công tác bồi dưỡng, ôn thi, tổ chức thi tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn hóa học của Sở GD & ĐT tỉnh Thanh Hóa.

- Căn cứ vào nhiệm vụ tôi được giao phó liên tục trong những năm qua (từ năm 2008 đến năm 2016) của sở Sở GD & ĐT tỉnh Thanh Hóa về công tác tuyển chọn, ôn thi và dẫn dắt đội tuyển của tỉnh tham dự kì thi học sinh giỏi giải hóa trên máy tính cầm tay lớp 12 cấp tỉnh và cấp quốc gia.

- Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch tuyển chọn ôn thi học sinh giỏi của trường THPT Đào Duy Từ.

- Thực trạng học sinh hiện nay vừa có đầy đủ điều kiện về thể chất, trí tuệ thông minh, vừa có lợi thế to lớn của thời đại công nghệ thông tin, truyền thông nên dễ dàng tiếp cận với nhiều nội dung kiến thức phong phú. Tuy nhiên, hứng thú học tập môn hóa học và kĩ năng trình bày của học sinh lại rất hạn chế. Vì vậy rất cần sự dẫn dắt, định hướng của giáo viên, vừa đảm bảo đổi mới, sáng tạo, vừa chi tiết, bài bản mới phát huy được tiềm năng của học sinh.

- Hưởng ứng phong trào thi đua “Mỗi thầy cô là một tấm gương tự học, sáng tạo” đòi hỏi người giáo viên không ngừng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, khả năng thu hút, kĩ năng và phương pháp truyền đạt cho học sinh đạt hiệu quả cao.

Để thực hiện nhiệm vụ được được giao trong nhiều năm qua và những năm tiếp theo, tôi lựa chọn đề tài “công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học và ôn thi học sinh giỏi giải hóa trên máy tính cầm tay” nhằm mục đích không ngừng đổi mới, sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm, tiếp tục kế thừa, phát huy ưu điểm của bản thân, phối kết hợp với đồng nghiệp để hiệu quả công tác giáo dục học sinh mũi nhọn ngày càng hoàn thiện hơn.

 

doc 23 trang thuychi01 14014
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học và ôn thi học sinh giỏi giải hóa trên máy tính cầm tay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ
========@=========
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC
VÀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI GIẢI HÓA TRÊN 
MÁY TÍNH CẦM TAY
Người thực hiện : Trương Văn Thuận
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Hoá Học
THANH HOÁ NĂM 2016
 Mục Lục
Mục 
Nội dung
Trang 
I
PHẦN MỞ ĐẦU 
I.1. Lí do chọn đề tài. 
I.2. Mục đích nghiên cứu.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
I.4. Phương pháp nghiên cứu.
1
1
2
2
2
II
NỘI DUNG 
CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Sự chỉ đạo nội dung thi giải hóa trên máy tính cầm tay cấp tỉnh và cấp quốc gia.
 II.1.2. Sự chỉ đạo nội dung thi học sinh giỏi môn hóa học của sở giáo dục đào tạo tỉnh Thanh Hóa.
 II.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC VÀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI GIẢI HÓA TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY. 
 II.3.CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐẾ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC VÀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI GIẢI HÓA TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY .
 II.3.1. Công tác thu hút học sinh và phát hiện học sinh giỏi môn hóa học
II.3.2. Công tác thành lập đội tuyển học sinh giỏi môn hóa học
 II.3.3. Công tác xây dựng kế hoạch ôn thi học sinh giỏi môn hóa học
 II.3.4. Công tác chuẩn bị nội dung ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi
 II.3.5. Công tác giảng dạy, ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi
 II.3.6. Công tác rút kinh nghiệm
II.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
2
2
3
4
5
 5
5
5
8
15
18
18
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
Kết luận.
Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
19
19
19
20
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, kết luận hội nghị tập huấn bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học, các công văn chỉ đạo công tác bồi dưỡng, ôn thi, tổ chức thi tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn hóa học của Sở GD & ĐT tỉnh Thanh Hóa.
Căn cứ vào nhiệm vụ tôi được giao phó liên tục trong những năm qua (từ năm 2008 đến năm 2016) của sở Sở GD & ĐT tỉnh Thanh Hóa về công tác tuyển chọn, ôn thi và dẫn dắt đội tuyển của tỉnh tham dự kì thi học sinh giỏi giải hóa trên máy tính cầm tay lớp 12 cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch tuyển chọn ôn thi học sinh giỏi của trường THPT Đào Duy Từ.
Thực trạng học sinh hiện nay vừa có đầy đủ điều kiện về thể chất, trí tuệ thông minh, vừa có lợi thế to lớn của thời đại công nghệ thông tin, truyền thông nên dễ dàng tiếp cận với nhiều nội dung kiến thức phong phú. Tuy nhiên, hứng thú học tập môn hóa học và kĩ năng trình bày của học sinh lại rất hạn chế. Vì vậy rất cần sự dẫn dắt, định hướng của giáo viên, vừa đảm bảo đổi mới, sáng tạo, vừa chi tiết, bài bản mới phát huy được tiềm năng của học sinh.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Mỗi thầy cô là một tấm gương tự học, sáng tạo” đòi hỏi người giáo viên không ngừng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, khả năng thu hút, kĩ năng và phương pháp truyền đạt cho học sinh đạt hiệu quả cao.
Để thực hiện nhiệm vụ được được giao trong nhiều năm qua và những năm tiếp theo, tôi lựa chọn đề tài “công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học và ôn thi học sinh giỏi giải hóa trên máy tính cầm tay” nhằm mục đích không ngừng đổi mới, sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm, tiếp tục kế thừa, phát huy ưu điểm của bản thân, phối kết hợp với đồng nghiệp để hiệu quả công tác giáo dục học sinh mũi nhọn ngày càng hoàn thiện hơn.
Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:
Xác định rõ động cơ đúng đắn, không ngừng vươn lên, giữ vững và phát huy truyền thống giáo dục của cán bộ giáo viên trường THPT Đào Duy Từ.
Nghiên cứu chi tiết từng bài giảng trên lớp, xác định rõ kiến thức trọng tâm cần nhấn mạnh để học sinh hiểu bài, thu hút học sinh, xác định rõ kiết thức dành cho học sinh giỏi cần lồng ghép vào các buổi học chính khóa để thu hút học sinh.
Lập kế hoạch ôn tập học sinh giỏi theo chỉ đạo của các cấp đảm bảo tính thời gian, trọng tâm kiến thức tránh dàn trải không cần thiết.
Xây dựng nội dung chương trình: Hệ thống hóa kiến thức, phân loại bài tập, kĩ năng giải các loại bài tập ôn thi học sinh giỏi môn hóa học và ôn thi học sinh giỏi giải hóa trên máy tính cầm tay cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Sử dụng hiệu quả các phương tiện công nghệ thông tin, truyền thông, phát huy được sự say mê, năng lực học tập, đảm bảo nắm vững các kiến thức trọng tâm, rèn luyện kĩ năng giải các bài tập cho học sinh.
 Đối tượng nghiên cứu 
Về thời gian: Trong tất cả các năm học, các cấp học tôi được phân công giảng dạy bởi vì công tác thu hút, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi luôn là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của tất cả các thành viên trong tổ nhóm chuyên môn của nhà trường.
Về địa điểm: Tại trường THPT Đào Duy Từ và tại các đợt công tác dẫn dắt đội tuyển môn hóa học của tỉnh tham dự kì thi học sinh giỏi giải hóa trên máy tính cầm tay lớp 12 cấp quốc gia.
 Phương pháp nghiên cứu.
Đa số học sinh có phẩm chất và năng lực tốt nhất của nhà trường đều được nhóm giáo viên hóa học chúng tôi thu hút trở thành học sinh giỏi môn hóa học và tham dự kì thi học sinh giỏi giải hóa trên máy tính cầm tay lớp 12 cấp quốc gia đạt kết quả cao. Vì vậy các giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong chuyên đề này có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với truyền thống giáo dục của nhà trường nói riêng và có ý nghĩa tham khảo tốt cho đồng nghiệp nói chung.
Không ngừng đưa ra các giải pháp vận dụng tốt nhất điều kiện dạy học trong hoàn cảnh mới hiện nay với phòng học chức năng, thí nghiệm thực hành, hệ thống máy tính, máy chiếu ở tất cả các phòng học, hệ thống internet đầy đủ trong nhà trường, trong dân cư, hệ thống tài liệu điện tử, sách báo phong phú đa dạng. Đó là những đóng góp ban đầu về cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học trong thời đại cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ hơn, hiện đại hơn.
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC
VÀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI GIẢI HÓA TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Căn cứ vào sự chỉ đạo chuyên môn theo các công văn của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT trong các năm học. 
Ví dụ:
Công văn:V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học.
Công “V/v Hướng dẫn thi chọn học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học.
Căn cứ vào công văn :V/v chuẩn bị các điều kiện tham dự cuộc thi quốc gia học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay.
Công văn: V/v hội nghị tập huấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học cấp THPT.
Nội dung cơ bản về chuyên môn trong các công văn như sau:
Sự chỉ đạo nội dung thi giải hóa trên máy tính cầm tay cấp quốc gia của Bộ GD & ĐT.
Tất cả các kiến thức trong chương trình trung học phổ thông
Các dạng bài tập chủ yếu:
1. Cấu tạo nguyên tử: - Quan hệ số p, số n, số e
	 - Thể tích và Bán kính nguyên tử tính ra Å
	 - Mạng tinh thể (số nguyên tử và cạnh trong đơn vị cơ sở) 
	 - Hạt nhân và phóng xạ (hằng số phóng xạ, niên đại vật cổ)
2. Cấu tạo phân tử: - Khoảng cách của các nguyên tử trong đồng phân hình học
	 - Momen lưỡng cực
3. Động học: 	 - Cân bằng hóa học
	 - Tốc độ phản ứng
4. Nhiệt hóa học: - Nhiệt phản ứng
	 - Chiều diễn biến của phản ứng
5. Dung dịch điện li: - Nồng độ dung dịch
	 - pH của dung dịch
6. Điện hóa học: - Pin
	 - Điện phân
7. Lập công thức phân tử và xác định nguyên tố
8. Xác định thành phần % của hỗn hợp
9. Các bài toán vô cơ và hưu cơ
Các phép tính được sử dụng:
1. Phép tính cộng, trừ, nhân, chia thông thường
2. Phép tính hàm lượng phần trăm
3. Phép tính cộng trừ các phân số
4. Phép tính bình phương, số mũ, khai căn
5. Phép tính logarit (log; ln) và đối logarit
6. Giải phương trình bậc nhất một ẩn
7. Phép tính các hàm số lượng giác sin, cos, tg, cotg
8. Giải hệ hai phương trình bậc nhất một ẩn
9. Giải hệ ba phương trình bậc nhất một ẩn
10. Giải phương trình bậc hai một ẩn
11. Giải phương trình bậc ba một ẩn 
12. Các phép tính về vi phân, tích phân, đạo hàm
Sự chỉ đạo nội dung thi học sinh giỏi môn hóa học của sở giáo dục đào tạo tỉnh Thanh Hoá.
1. Công tác tổ chức bồi dưỡng HSG
1.1. Đối với tổ, nhóm chuyên môn
- Xác định là công việc chung của tập thể.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết ngay từ đầu cấp.
- Đảm bảo được tính kế thừa trong đội ngũ giáo viên.
- Mạnh dạn đề xuất động viên, khen thưởng đối với giáo viên, học sinh có thành tích cao.
1.2. Đối với giáo viên trực tiếp tham gia bồi dưỡng HSG
- Xác định mục đích, động cơ đúng đắn.
- Có ý thức tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Có phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng HS và hiệu quả.
- Phát hiện, bồi dưỡng và động viên HS, đồng thời kết hợp được trong cả giảng dạy chính khóa đặc biệt trong ôn thi đại học.
2. Định hướng một số nội dung cơ bản trong bồi dưỡng HSG
(vận dụng để lập kế hoạch ôn thi học sinh giỏi môn hóa học)
3. Trao đổi về kĩ năng ra đề kiểm tra bồi dưỡng HSG
3.1. Phạm vi nội dung kiến thức: 
- Theo nội dung chuẩn KT-KN chương trình ban nâng cao, có nội dung phân loại trong chương trình chuyên.
- Đảm bảo bao quát chương trình, tập trung vào các kiến thức cơ bản, trọng tâm theo chuẩn KT-KN. 
- Chú trọng khai thác các nội dung kiến thức về thực nghiệm, các kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc sống và sản xuất.
3.2. Mức độ kiến thức:
- Tương ứng với mức độ đề thi ĐH: 75% - 80% (15-16 đ)
- Tương ứng với mức độ kiến thức trong chương trình chuyên: 20-25% (4-5 đ)
3.3. Hình thức ra đề:
- Tỉ lệ Hữu cơ : Vô cơ và Đại cương là 50% : 50%
- Tỉ lệ Lí thuyết : Bài tập là 40%: 60%
II.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC VÀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI GIẢI HÓA TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY. 
Thực trạng học sinh hiện nay vừa có đầy đủ điều kiện về thể chất, trí tuệ thông minh, vừa có lợi thế to lớn của thời đại công nghệ thông tin, truyền thông nên dễ dàng tiếp cận với nhiều nội dung kiến thức phong phú. Tuy nhiên, hứng thú học tập môn hóa học và kĩ năng trình bày của học sinh lại rất hạn chế. Vì vậy rất cần sự dẫn dắt, định hướng của giáo viên, vừa đảm bảo đổi mới, sáng tạo, vừa chi tiết, bài bản mới phát huy được tiềm năng của học sinh.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Mỗi thầy cô là một tấm gương tự học, sáng tạo” đòi hỏi người giáo viên không ngừng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, khả năng thu hút, kĩ năng và phương pháp truyền đạt cho học sinh đạt hiệu quả cao.
Để thực hiện nhiệm vụ được được giao trong nhiều năm qua và những năm tiếp theo, tôi lựa chọn đề tài “công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học và ôn thi học sinh giỏi giải hóa trên máy tính cầm tay” nhằm mục đích không ngừng đổi mới, sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm, tiếp tục kế thừa, phát huy ưu điểm của bản thân, phối kết hợp với đồng nghiệp để hiệu quả công tác giáo dục học sinh mũi nhọn ngày càng hoàn thiện hơn.
II.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐẾ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC VÀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI GIẢI HÓA TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY. 
II.3.1. Công tác thu hút học sinh và phát hiện học sinh giỏi môn hóa học
Biên soạn có chất lượng cao từng giáo án trong mỗi tiết dạy chính khóa, vận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất, thí nghiệm, phương tiện trực quan, máy tính, máy chiếu để học sinh hiểu kiến thức trọng tâm, yêu thích môn hóa học. Đặc biệt đan xen kiến thức ôn thi học sinh giỏi có liên quan đến nội dung của tiết học lí thuyết, luyện tập, thực hành và các buổi ôn thi đại học.
Ví dụ: Trong bài 1, lớp 10, sách giáo khoa đưa ra thông tin thí nghiệm tìm ra hạt proton, hạt nơtron. Học sinh đọc sách, chấp nhận kết quả. Giáo viên kết hợp viết luôn phản ứng hạt nhân xảy ra trong thí nghiệm và phân tích cho học sinh biết thêm, dễ dàng ghi nhớ kết quả thí nghiệm theo yêu cầu trọng tâm kiến thức cơ bản đối với học sinh đại trà, còn đối với học sinh mũi nhọn, bước đầu tiếp cận với phản ứng hạt nhân trong đó khối lượng được bảo toàn, điện tích được bảo toàn.
Biết thêm: 
Ghi chú: Phản ứng hạt nhân có trong nội dung ôn thi học sinh giỏi và giải hóa trên máy tính cầm tay.
Biên soạn đề kiểm tra, đề thi học kì theo thống nhất chuyên môn đảm bảo đánh giá đúng chất lượng học sinh đại trà, thu hút học sinh học tập môn hóa học và phát hiện bồi dưỡng học sinh mũi nhọn.
Từ các tiết học, các bài kiểm tra, phát hiện một số học sinh đặc biệt xuất sắc. Bằng sự say mê nghề nghiệp, hệ thống sách, vở, tài liệu chuyên ngành phong phú, đa dạng, giáo viên trực tiếp gặp gỡ, cung cấp cho học sinh những thông tin, những cơ hội có thể đạt được và cho học sinh mượn, hoặc hướng dẫn học sinh mua thêm sách, tài liệu dạng in ấn, tài liệu dạng điện tử, trao đổi phương pháp tự học, các biện pháp phối kết hợp với giáo viên trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin truyền thông. Thông thường, những học sinh có năng lực đặc biệt được giáo viên sớm đầu tư sẽ là lực lượng nòng cốt của đội tuyển học sinh giỏi sau này.
II.3.2. Công tác thành lập đội tuyển học sinh giỏi môn hóa học
Tiếp tục làm công tác thu hút, động viên học sinh đăng kí tham gia thi tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi môn hóa học.
Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công và thực tế học sinh, giáo viên soạn đề thi, tham gia tổ chức thi tuyển học sinh giỏi của nhà trường, từ đó thành lập các đội tuyển học sinh giỏi lớp 10, 11, 12. Đặc biệt chú trọng công tác thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 của nhà trường có chất lượng cao để tham dự kì thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn hóa học.
II.3.3. Công tác xây dựng kế hoạch ôn thi học sinh giỏi môn hóa học
Căn cứ vào nội dung ôn thi học sinh giỏi giải hóa trên máy tính cầm tay cấp quốc gia.
Căn cứ vào hướng dẫn ôn thi HSG của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh.
Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công của Sở GD & ĐT, của nhà trường và của tổ chuyên môn.
Căn cứ vào kinh nghiệm ôn thi lâu năm của nhóm giáo viên hóa học.
Xây dựng kế hoạch bài giảng, ma trận các đề kiểm tra thi cử có lồng ghép nội dung thu hút, phát hiện học sinh mũi nhọn. Xây dựng kế hoạch khi tập trung đội tuyển ôn thi học sinh giỏi lớp 10, lớp 11, lớp 12 tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh và kế hoạch ôn thi đội tuyển tham dự kì thi giải hóa trên máy tính cầm tay cấp quốc gia.
Các loại kế hoạch phải được xây dựng ngay từ đầu năm học, vừa đảm bảo tính tổng quát, tính logic lại vừa phải đảm bảo tính tập trung theo chủ đề, tập trung vào các kiến thức trọng tâm, đảm bảo yếu tố thời gian, tránh được sự quá tải, dàn trải không cần thiết.
Ví dụ: 
KẾ HOẠCH ÔN THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC LỚP 12 
I. ĐỐI TƯỢNG
- Học sinh giỏi lớp 12 
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án chi tiết, phân phối thời gian và nội dung hợp lý.
- Tích cực sử dụng các phương pháp mới, chú trọng rèn kỹ năng làm bài, phân loại các dạng bài, các dạng câu hỏi, các chủ đề ôn tập cho học sinh.
- Tăng cường kiểm tra, thi thử, đánh giá, rút kinh nghiệm cho học sinh.
- Hướng dẫn tài liệu thích hợp cho học sinh nhằm kích thích khả năng tự học của những học sinh khá giỏi, từng bước nâng cao trình độ cho học sinh.
- Phối hợp tốt với các giáo viên trong nhóm chuyên môn xây dựng giáo án, kế hoạch ôn tập.
- Tăng cường công tác tự học và sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tổ chức các hoạt động giúp đỡ nhau trong học tập.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Thời lượng: - Tổng số buổi 20, mỗi tuần 2 buổi
 - Tổng số tiết 80 tiết, mỗi buổi 4 tiết.
2. Thời gian: Từ 20/8 đến 20/10.
V. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CỤ THỂ:
Số
TT
TÊN BÀI DẠY, CHỦ ĐỀ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Số tiết
1
Cấu tạo nguyên tử, Cấu tạo phân tử và liên kết hoá học, bảng tuần hoàn.
Viết cấu hình e nguyên tử.
Xác định các số lượng tử.
Tính năng lượng ion hóa theo phương pháp Slater. 
Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, so sánh một số tính chất.
Giải các bài tập liên quan
Phân loại được các dạng liên kết hóa học.
Xác định được trạng thái lai hoá của nguyên tử và dạng hình học của phân tử, các loại tinh thể.
Giải thích sự tạo thành liên kết ở một số phân tử
8
2
Cân bằng hoá học
Ôn tập kiến thức về cân bằng hóa học và sự chuyển dịch cân bằng.
Tính Kc, Kx, Kp.
4
3
Phản ứng oxi hoá khử
Lý thuyết về phản ứng oxi hóa khử, cân bằng.
Dự đoán vai trò của chất trong phản ứng oxi hóa khử.
Giải được bài toán có phương trình phản ứng oxihoá - khử.
Giải bài tập theo phương pháp bảo toàn e
6
4
Dung dịch 
Các thuyết về axit-bazơ
Viết được các phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện ly.
Tính pH, độ điện li, độ tan
....
6
5
Phi kim
Cấu tạo, tính chất các đơn chất, hợp chất các nguyên tố phi kim.
Viết được các PTHH vô cơ minh hoạ cho tính chất của chúng.
Biết cách nhận biết và tách các hợp chất vô cơ.
Giải được cá cbài toán vô cơ.
8
6
Đại cương hóa học hữu cơ
Bài tập xác định CTPT hợp chất hữu cơ.
Một số danh pháp.
Các loại hiệu ứng.
Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất vật lý.
Mối liên hệ giữa cấu trúc
và tính axit-bazơ.
12
7
Phản ứng hữu cơ và cơ chế phản ứng
Biết được cơ chế một số phản ứng hữu cơ điển hình. 
Xác định được cấu tạo hợp chấ
 
ữu cơ thông qua phản ứng hoá học.
8
8
Tổng hợp hữu cơ.
Viết được sơ đồ tổng hợp một số hợp chất hữu cơ.
4
9
Một số bài toán hữu c

Giải được một số bài tập trọng điểm
của hóa hữ
 cơ
8
10
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp
Giải các đề thi HSG các năm của các tỉnh.
16
HIỆU TRƯỞNG
TỔ TRƯỞNG
CHUYÊN MÔN
NGƯỜI BIÊN SOẠN
 Trương Văn Thuận
II.3.4. Công tác chuẩn bị nội dung ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi
Nội dung mỗi bài giảng hoặc chuyên đề có thể trình bày dưới nhiều hình thức như bài giảng điện tử (powerPoint, LectureMaker), phim ảnh (các thí nghiệm, mô hình động), tài liệu word được chuyển cho học sinh theo hình thức tài liệu điện tử hoặc in ra giấy phát cho học sinh.
Mỗi chuyên đề thường có các phần như: 
Lí thuyết: Giáo viên biên soạn chi tiết, logic, dễ tiếp cận, bám sát trọng tâm kiến thức, có số liệu thực nghiệm và ví dụ cụ thể minh họa.
Các dạng câu hỏi, bài tập chủ yếu: Bao gồm các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề có ví dụ và lời giải chi tiết.
Bài tập ôn luyện: Bao gồm các dạng bài tập dành cho học sinh tự làm, tự ôn luyện. Giáo viên chuẩn bị lời giải cho các bài tập này để học sinh đối chiếu cũng như giảng giải, sửa chữa khi cần thiết.
Kiểm tra: Nhằm mục đích đánh giá kiến thức kĩ năng của học sinh trong nội dung của chuyên đề. Tùy thuộc vào chuyên đề cụ thể, giáo viên ra đề kiểm tra với thời gian và mức độ phù hợp hoặc có thể chuyển mục kiểm tra chuyên đề vào làm đề thi thử ở cuối đợt ôn thi. 
Ví dụ: “Chuyên đề: Tinh thể” 
Chuyên đề 1: Tinh thể
A. Lý thuyết:
* Cấu trúc tinh thể: Mạng lưới tinh thể (cấu trúc tinh thể) là mạng lưới không gian ba chiều trong đó các nút mạng là các đơn vị cấu trúc (nguyên tử , ion, phân tử ...).
- Tinh thể kim loại
- Tinh thể ion
- Tinh thể nguyên tử ( Hay tinh thể cộng hoá trị)
- Tinh thể phân tử.
* Khái niệm về ô cơ sở:
 Là mạng tinh thể nhỏ nhất mà bằng cách tịnh tiến nó theo hướng của ba trục tinh thể ta có thể thu được toàn bộ tinh thể.
Mỗi ô cơ sở được đặc trưng bởi các thông số:
1. Hằng số mạng: a, b, c, a, b, g	
2. Số đơn vị cấu trúc : n
3. Số phối trí	
4. Độ đặc khít.
B. Một số kiểu mạng tinh thể và câu hỏi, bài tập áp dụng
I. Mạng tinh thể kim loại:
1. Một số kiểu mạng tinh thể kim loại.
1.1. Mạng lập phương đơn giản:
	- Đỉnh là các nguyên tử kim loại hay ion dương kim loại.
- Số phối trí = 6.
- Số đơn vị cấu trúc: 1
1.2. Mạng lập phương tâm khối:
- Đỉnh và tâm khối hộp lập phương là nguyên tử hay ion dương kim loại.
- Số phối trí = 8.
- Số đơn vị cấu trúc: 2
1.3. Mạng lập phương tâm diện
- Đỉnh và tâm các mặt của khối hộp 
lập phương là các nguyên tử hoặc ion dương kim loại.
- Số phối trí = 12.
- Số đơn vị cấu trúc:4
1.4. Mạng sáu phương đặc khít (mạng lục phương):
- Khối lăng trụ lục giác gồm 3 ô mạng cơ sở. Mỗi ô mạng cơ sở là một khối hộp hình thoi. Các đỉnh và tâm khối hộp hình thoi là nguyên tử hay ion kim loại.
- Số phối trí = 12.
- Số đơn vị cấu trúc: 2	
2. Số phối trí, hốc tứ diện, hốc bát diện, độ đặc khít của mạng tinh thể, khối lượng riêng của kim loại.
2.1. Độ đặc khít của mạng tinh thể
2.2. Hốc tứ diện và hốc bát diện:
a. Mạng lập phương tâm mặt:
- Hốc tứ diện là 8
- Hốc bát diện là: 1 + 12.1/4 = 4
b. Mạng lục phương: 
- Hốc tứ diện là 4
- Hốc bát diện là: 1 + 12.1/4 = 2
2.3. Độ đặc khít của mạng tinh thể
a)

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_va_on_thi.doc