SKKN Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội gắn với nội dung phần đọc – Hiểu cho học sinh trung học phổ thông

SKKN Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội gắn với nội dung phần đọc – Hiểu cho học sinh trung học phổ thông

Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay được thực hiện theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, xem học sinh là trung tâm. Một trong những nội dung đổi mới là việc chú trọng văn nghị luận xã hội. Văn nghị luận xã hội được đưa vào dạy trong chương trình những năm gần đây và là một câu hỏi bắt buộc trong đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Đề nghị luận xã hội có thể về một hiện tượng đời sống, hoặc một tư tưởng đạo lý được rút ra từ một câu chuyện, một đoạn văn, một đoạn thơ có ý nghĩa thực tiễn trong đời sống và trong xã hội. Từ đó ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè; bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, vị tha, lòng tự trọng, tự tin; tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, biết căm ghét cái xấu, cái ác, từ đó dần hình thành cho các em tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ các giá trị Chân – Thiện – Mỹ trong nghệ thuật và trong đời sống.

 

doc 19 trang thuychi01 5010
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội gắn với nội dung phần đọc – Hiểu cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU.
	1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay được thực hiện theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, xem học sinh là trung tâm. Một trong những nội dung đổi mới là việc chú trọng văn nghị luận xã hội. Văn nghị luận xã hội được đưa vào dạy trong chương trình những năm gần đây và là một câu hỏi bắt buộc trong đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
Đề nghị luận xã hội có thể về một hiện tượng đời sống, hoặc một tư tưởng đạo lý được rút ra từ một câu chuyện, một đoạn văn, một đoạn thơcó ý nghĩa thực tiễn trong đời sống và trong xã hội. Từ đó ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè; bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, vị tha, lòng tự trọng, tự tin; tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, biết căm ghét cái xấu, cái ác, từ đó dần hình thành cho các em tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ các giá trị Chân – Thiện – Mỹ trong nghệ thuật và trong đời sống. 
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, các cổng thông tin được mở rộng: ti vi, máy tính, điện thoại, internet với các trò chơi games, mạng xã hội facebook, zalocuốn nhiều học sinh vào vòng xoáy đam mê, suốt ngày chìm đắm. Sách vở - món quà tinh thần không thể thiếu với thế hệ 7x, 8x không còn sức hấp dẫn với thế hệ 9x, 2000 nếu không muốn nói dường như bị lãng quên. Một bộ phận không nhỏ học sinh, đặc biệt là học sinh nữ nếu ham thích đọc sách thì lại “sa chân” vào thế giới truyện ngôn tình, sống mơ mộng, viển vông vào tương lai với một chàng “soái ca” đẹp trai, giàu có, tài năng mà không chịu học hành, tu dưỡng, rèn luyện. Không còn ham đọc sách, ham nghiên cứu nên việc viết một đoạn văn hoàn chỉnh, đúng bố cục, trong sáng, hấp dẫn là điều không phải học sinh nào cũng làm được.
Thêm vào đó, những năm học trước học sinh đã được làm quen với kĩ năng viết văn nghị luận xã hội, dưới dạng một bài văn hoàn chỉnh khoảng 600 chữ về một hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lý nhưng hầu như không liên quan đến phần đọc – hiểu. Năm 2016 – 2017 này lần đầu tiên học sinh phải viết đoạn văn nghị luân xã hội 200 chữ trình bày suy nghĩ về một vấn đề có liên quan mật thiết đến phần đọc hiểu (viết đoạn văn từ một câu văn, câu thơ, ý kiếntrong phần văn bản được nêu ở phần đọc – hiểu). Và yêu cầu chỉ còn 1/3 độ dài so với trước đòi hỏi bài làm phải cô đọng, súc tích hơn, hướng xử lý vấn đề sẽ khác so với trước.
Hơn nữa, tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp, có mối tương quan chặt chẽ với Đọc văn và Tiếng việt nên dạy cho học sinh viết đoạn văn là dạy cho các em cách nắm vững văn bản, biết xây dựng các đoạn văn thông thường. Từ đó biết cách tạo lập văn bản hoàn chỉnh.
Xuất phát từ công việc giảng dạy của một giáo viên THPT và từ thực tế trên, chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: “RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI GẮN VỚI NỘI DUNG PHẦN ĐỌC – HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” nhằm đóng góp một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội đạt kết quả cao.
	2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Với đề tài này chúng tôi có những mục đích nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất: Từ thực tiễn đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia đòi hỏi học sinh phải nắm vững kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội để trả lời được câu hỏi thuộc phần Làm văn với thang điểm 2.0.
Thứ hai: Giúp các em biết cách xây dựng đoạn văn đảm bảo hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức, rèn luyện cho các em kĩ năng viết đoạn văn theo bố cục 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
Thứ ba: Mỗi đoạn văn đều tập trung làm rõ một chủ đề, một ý chính, trong quá trình viết giúp học sinh nắm vững các kiểu đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng – phân – hợp
Thứ tư: Đoạn văn nghị luận xã hội thường đề cập một vấn đề “nổi cộm” trong đời sống đang được quan tâm (bệnh vô cảm, bệnh thành tích, hiện tượng tâm lý đám đông) hay một tư tưởng đạo lý có ý nghĩa thực tiễn (lòng nhân ái sẻ chia, lòng biết ơn). Vì lẽ đó quá trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội sẽ góp phần hình thành, bồi dưỡng nhân cách, giúp các em phân định rõ đúng – sai, tốt – xấu, phải – trái, phát triển óc sáng tạo, nuôi dưỡng tâm hồn các em hướng tới những giá trị thực, giá trị đúng có ý nghĩa trong thực tế đời sống hiện nay.
	3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh trung học phổ thông, chủ yếu là học sinh khối lớp 12.
- Đối tượng cụ thể được tiến hành thực nghiệm là học sinh lớp 12A1, 12A6 trường THPT Ngọc Lặc.
	4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
	4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
 Để hình thành kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội một cách thuần thục, nhuần nhuyễn bước đầu giáo viên ôn tập lại cho học sinh lý thuyết về văn nghị luận xã hội, lý thuyết về đoạn văn. Từ đó giúp học sinh học, tìm hiểu cách xây dựng đoạn văn, bố cục đoạn văn, viết câu chủ đề
 	Học sinh là chủ thể trong quá trình học tập để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo nên trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cho học sinh tự vận động là chính, giáo viên chỉ định hướng, gợi mở đề các em biết cách vận dụng, rèn luyện.
	4.2. Phương pháp thực hành.
 Song song với việc củng cố lý thuyết, trong quá trình học cho học sinh thực hành tìm hiểu đề, tìm ý để từng bước viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
	4.3. Phương pháp kiểm tra, khảo sát.
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành, rèn luyện kĩ năng qua các bài tập thực hành, bài kiểm tra, nắm được ưu điểm – nhược điểm của học sinh để có thể điều chỉnh, uốn nắn kịp thời, hình thành kĩ năng viết đoạn văn tối ưu cho học sinh.
	4.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
 Chúng tôi tiến hành thống kê số lượng học sinh ở lớp 12A1 và 12A6 trước và sau khi được rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội để đánh giá mức độ thấu hiểu, vận dụng.
II. NỘI DUNG.
	1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
	1.1. Nghị luận xã hội:
“Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dung lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức” [1]
Nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc, đánh giá các vấn đề liên quan đến con người, đến xã hội, đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Nếu học văn nghị luận văn học trong nhà trường, người học được tiếp cận với cuộc sống qua lăng kính sáng tạo của nhà văn, thì học văn nghị luận xã hội người học được trực tiếp trải nghiệm với cuộc đời qua lăng kính của chính mình.
Văn nghị luận xã hội có tính thời sự, những vấn đề nóng của xã hội rất dễ trở thành đối tượng khai thác, từ đó giúp người học bộc lộ quan điểm, thái độ, nhân sinh quan của mình.
Văn nghị luận xã hội đòi hỏi phương thức nghị luận riêng, phải biết kết hợp các thao tác lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏmột cách hợp lý.
Trong nhà trường THPT tập trung vào hai kiểu bài văn nghị luận xã hội:
Thứ nhất: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là bàn bạc về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về đạo đức, về tâm hồn, nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội)[3]
Thứ hai: Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài nghị luận bàn về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội, mang tính chất thời sư, thu hút sự quan tâm của mọi người. Hiện tượng đời sống có thể là hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hay đáng chê, cũng có trường hợp vừa có mặt tốt vừa có mặt xấu[3]
	1.2. Đoạn văn:
Đoạn văn là một phần của văn bản, diễn đạt một ý hoàn chỉnh về mặt nội dung, được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng [2]
4 Trong trang này: 
 - Ở mục 1.1: đoạn “Nghị luận là một thể loại ” được trích nguyên văn từ TLTK số 1; Đoạn “ Thứ nhất ” và “ Thứ hai ” được tham khảo từ TLTK số 3.
 - Ở mục 1.2: đoạn “ đoạn văn là một phần ” được trích từ TLTK số 2.
Đoạn văn được chia thành nhiều loại: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành Mỗi loại đoạn văn sẽ có cách thức trình bày lập luận khác nhau. 
- Đoạn văn diễn dịch (có câu chủ đề): Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu câu, các câu còn lại triển khai ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.[4]
- Đoạn văn quy nạp (có câu chủ đề) : Là đoạn văn được trình bày từ ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ các luận cứ cụ thể đến kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn, làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho cả đoạn văn.[4]
- Đoạn tổng – phân – hợp (câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): là đoạn văn phối hợp diễn dịch và quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao,mở rộng.[4]
- Đoạn văn song hành (không có câu chủ đề): Là các câu triển khai nội dung song song song nhau, mỗi câu nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ nội dung đoạn văn.[4]
- Đoạn văn móc xích: Là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề[4]
Như vậy đối với đề viết đoạn văn nghị luận xã hội về một câu thơ, câu văn, ý kiến, thông điệpcó liên quan đên phần đọc – hiểu thì đoạn văn phù hợp và hiệu quả nhất là diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp. Đề tài sẽ tập trung vào ba loại đoạn văn này để hướng dẫn các em thực hành.
Tóm lại để viết một đoạn văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh, đảm bảo đúng, đủ nội dung nhưng không được quá dài hoặc quá ngắn (chỉ khoảng 200 chữ) yêu cầu người học phải hiểu rõ bản chất của một đoạn văn nghị luận xã hội, vì thế cơ sở lí luận về văn nghị luận xã hội và đoạn văn là rất cần thiết.
	2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
	2.1. Thuận lợi:
 Làm văn nghị luận xã hội không còn xa lạ với học sinh, các em đã được làm quen những năm gần đây. Dạng đề quen thuộc là viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý hoặc một hiên tượng đời sống.
	2.2. Khó khăn:
- Về phía giáo viên: Việc cung cấp kiến thức cho học sinh gặp nhiều khó 
5 Trong trang này: các đoạn sau: “ Đoạn văn diễn dịch ”, “Đoạn văn quy nạp ”, “ Đoạn phân tích ”, “ Đoạn văn song hành ”, “ Đoạn văn móc xích ” được trích từ TLTK số 4
khăn vì số tiết quy định trong chương trình có giới hạn ( chỉ có 1 tiết dạy bài “Nghị luận về một tư tưởng đạo lý” - tiết 3 PPCT và 1 tiết dạy bài “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” – tiết 13 PPCT). Thời gian đó chỉ đủ để giáo viên giới thiệu kiểu bài, dạng đề và cách làm sơ lược. Thêm vào đó tư liệu về nghị luận xã hội không phong phú như nghị luận văn học nên nguồn cung cấp tài liệu tham khảo cho học sinh còn hạn chế.
- Về phía học sinh: 
+ Đối tượng học sinh THPT nói chung ở độ tuổi mới lớn, chưa tiếp xúc nhiều với thực tế cuộc sống xã hội đa chiều, vốn kiến thức xã hội còn ít ỏi. Do đó cách nhìn nhận vấn đề chưa thật chuẩn, đôi khi lệch lạc nên để hiểu đúng, hiểu sâu và bàn luận thấu đáo về một vấn đề xã hội là điều không đơn giản.
+ Trường THPT Ngọc Lặc là một trường miền núi, đa phần là học sinh dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn, việc học chưa được đầu tư đúng mức. Riêng với phân môn Làm văn học sinh còn lúng túng trong việc lựa chọn và sử dụng kết hợp các thao tác lập luận một cách chặt chẽ, tự nhiên và nhuần nhuyễn.
- Chất lượng khảo sát viết đoạn văn nghị luận xã hội gắn với nội dung phần đọc – hiểu văn bản khi chưa được rèn luyện kĩ năng của học sinh thu được kết quả như sau:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
40
0
0
6
15,0
29
72,5
5
12,5
12A6
44
0
0
2
4,5
30
68,3
12
27,2
	3. GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH.
Để tiến hành viết và hoàn thiện một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ với đề bài được gắn liền với nội dung văn bản phần đọc – hiểu, trong quá trình dạy – học giáo viên cần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết sau đây:
	3.1. Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích đề để viết đoạn văn nghị luận xã hội.
Đây là vấn đề không mới nhưng có ảnh hưởng lớn đến kết quả bài làm. Nhiều học sinh vừa đọc xong đề là vội vàng cắm cúi làm ngay, dẫn đến đoạn văn có thể xa đề, lạc đề, thiếu mạch lạc, bỏ sót hay trùng lặp ý. 
Đề văn nghị luận xã hội trong nhà trường THPT gồm hai dạng: nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống, tuy nhiên đôi khi ranh giới giữa hai dạng đề là rất nhỏ, nếu không tinh ý học sinh rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy nhận dạng đề đúng sẽ giúp định hướng đúng trong quá trình làm bài. 
Theo đề thi mẫu kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phần nghị luận xã hội sẽ lấy một ý nhỏ hoặc một vấn đề có liên quan trong phần đọc – hiểu để làm đề thi viết đoạn văn khoảng 200 chữ. Nếu vậy yêu cầu học sinh phải đọc kỹ bài đọc – hiểu, nắm được nội dung chính, từ đó xác định đề bàn về vấn đề gì, thuộc về tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống để có cách làm phù hợp.
Ví dụ: Xác định dạng đề nghị luận xã hội cho các đề bài sau:
Đề 1: Cho đoạn thơ sau:
“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không”
 ( Trích Tổ quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến)
Câu hỏi phần Nghị luận xã hội: Từ nội dung của đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi “Trong hồn người có ngọn sóng nào không”.
Đề 2: Đọc văn bản sau:
Tâm lý đám đông – Hiện tượng tâm lý kỳ thú
Các nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm như sau: Họ cho hai nhóm thanh niên, mỗi nhóm khoảng hai mươi người vào hai phòng tách biệt. Họ mang đến cho hai nhóm đó cùng một thứ nước uống tinh khiết. Nhóm thứ nhất, chỉ được mời nước, không được giải thích gì thêm. Nhóm thứ hai, trong số hai mươi người, có mười hai người được “cài cắm” sẵn, khi uống nước tinh khiết phải nói “nước có vị hơi ngọt”. Sau khi uống nước, hai nhóm thanh niên được hỏi “nước thế nào?”. Kết quả thật bất ngờ, 100% thanh niên ở nhóm thứ nhất khẳng định đây là nước tinh khiết, không mùi vị gì. Nhưng nhóm thứ hai, có tới mười sáu người khẳng định “nước có vị hơi ngọt”, như vậy, ngoài số người được chỉ định trước phải nói như kịch bản, có tới bốn người nữa cũng khẳng định “nước ngọt”. Có thể họ cũng nhận ra nước không có vị gì, song thấy người ta đua nhau nói ngọt, không lẽ mình lại “khác người”, thế là đành a dua, nói theo số đông để không bị coi là “lạc lõng”. Đó là hiệu ứng của tâm lý đám đông.
Trong số hàng nghìn thanh niên chen lấn, xô đẩy để vào ăn một món nào đó, chắc gì tất cả đều thích món ăn đó, song thấy người ta “túm đen túm đỏ”, nghĩ là có điều gì đó thú vị, nên cũng ùa vào theo. Có hàng nghìn những lời bình luận (comments) trên mạng sau một bài viết nào đó hay một câu status trên facebook của một ai đó, chắc gì tất cả đã đọc bài viết hay hiểu ý nghĩa của câu status đó, song thấy người ta phê phán, chê bai hay khen ngợi, mình cũng phải “vào hùa” khen ngợi hay chê bai. Không ít người khen, chê dựa vào thái độ của những người trước đó[]
Đứng trong đám đông reo hò, người vốn nhút nhát có thể mạnh dạn hò reo khản cổ. Đang đi đường, thấy một đám đông làm một việc gì đó, không ít người ban đầu dừng lại tò mò, sau bị tâm lý đám đông cuốn đi, nhập cuộc luôn, khiến đám đông trở nên đông hơn. Đi trong biển người hô vang khẩu hiệu yêu nước, ta thấy lòng rạo rực, lâng lâng cảm xúc, rồi cùng sẽ góp thêm một tiếng hô. Đi trong dòng người đưa tang đang nức nở, tự nhiên ta thấy sống mũi cay cay, nước mắt chỉ trực trào ra, dù thật lòng ta chẳng có quan hệ thân thiết gì với người đã khuất, thậm chí không biết đó là ai.
 (Đinh Đoàn)
Câu hỏi phần Nghị luận xã hội: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng tâm lý đám đông trong giới trẻ hiện nay?
 Ta thấy đề 1 thuộc về tư tưởng đạo lý, học sinh nhận diện nhờ câu thơ được trích dẫn từ đoạn thơ liên quan đến tư tưởng, đạo lý: trách nhiệm của mỗi người Việt Nam với chủ quyền biển đảo Tổ Quốc. Đề 2 về một hiện tượng đời sống đề cập đến một vấn đề đang diễn ra trong đời sống hiện tại: hiện tượng tâm lý đám đông trong giới trẻ.
	3.2. Rèn luyện kĩ năng xác định luận điểm cho đoạn văn nghị luận xã hội.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống quan niệm: “Luận điểm chính là linh hồn của đoạn văn nghị luận”.
- Luận điểm là quan điểm, tư tưởng của người viết đối với vấn đề nghị luận (luận đề) trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính khái quát, có thể được xem như câu chủ đề của đoạn văn.
- Để đạt được mục đích nghị luận, bày tỏ quan điểm, tư tưởng của người tạo lập văn bản, bài văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm.
Như vậy có thể thấy việc xác định luận điểm cho đoạn văn nghị luận xã hội rất quan trọng, có thể xem là “xương sống”, là sợi chỉ đỏ định hướng cho cả đoạn văn.
Đối với đề nghị luận dễ , người ra đề nêu sẵn luận điểm (tức là loại đề đã có gợi ý về luận điểm).
Ví dụ: Đề số 2: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng tâm lý đám đông trong giới trẻ hiện nay?
Ở đề bài này ta có thể dễ dàng xác định ngay được luận điểm là “hiện tượng tâm lý đám đông trong giới trẻ hiện nay”.
Đối với đề nghị luận khó, luận điểm chưa được tường minh ngay trên bề mặt câu chữ mà buộc người viết phải suy nghĩ, tìm tòi từ nội dung chính mà văn bản cung cấp.
Ví dụ: Đề 1: Từ nội dung của đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (200 chữ) để trả lời cho câu hỏi “Trong hồn người có ngọn sóng nào không”.
Với đề này nếu như không bám sát vào văn bản phần đọc – hiểu thì người viết không xác định được luận điểm. Muốn xác định luận điểm thì cần đặt câu thơ “Trong hồn người có ngọn sóng nào không” vào trong văn bản, nắm nội dung văn bản để xác định đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu. Câu thơ chưa phải luận điểm cụ thể, luận điểm của đề bài này là: Trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam yêu nước đối với chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Như vậy xác định được luận điểm coi như ta đã định hướng được cách viết đoạn văn theo một chủ đề chính. Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách nhưng cách đơn giản nhất mà không kém phần hiệu quả là trình bày theo kiểu diễn dịch (câu chủ đề đứng ở đầu đoạn). Bên cạnh đó có thể trình bày theo kiểu quy nạp hoặc tổng – phân – hợp.
	3.3. Rèn luyện kĩ năng tìm luận cứ để chứng minh cho luận điểm.
Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.
Trong đoạn văn 200 chữ, luận điểm chính là vấn đề được nêu lên ở câu chủ đề (có thể đặt ở đầu hoặc cuối đoạn). Các câu trong phần thân đoạn chính là các luận cứ nhằm triển khai, làm rõ cho luận điểm, có thể là lí lẽ hoặc dẫn chứng. Luận cứ phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, luận cứ phải phù hợp với nội dung của luận điểm tạo thành một thể thống nhất.
- Thứ hai, luận cứ phải xác thực, tức là phải đúng đắn. Khi luận cứ là dẫn chứng yêu cầu chính xác về nguồn gốc, số liệu, sự kiện, tiểu sử nhân vật Nếu không chắc chắn về độ chuẩn xác thì không được sử dụng, sẽ thành bịa đặt luận cứ.
- Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu.Thứ tư, luận cứ phải đủ để đáp ứng yêu cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm.
3.3.1. Với dạng đề nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý: 
Các luận cứ thường được sử dụng là:
a. Trước tiên cần bày tỏ quan điểm cá nhân về câu nói, ý kiến được dẫn: đúng hay không đúng, tán thành hay không tán thành.
b. Giải thích ý nghĩa câu nói (vấn đề).
Yêu cầu:
- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh có vấn đề, còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.
- Giải thích vế câu (nếu có), giải thích ý nghĩa cả câu.
- Nên dựa vào nội dung phần đọc – hiểu để giải thích ý nghĩa, tránh suy diễn một cách tùy tiện. Vì có những câu nói khi đứng độc lập thì sẽ có ý nghĩa khác so với khi đặt trong văn cảnh.
- Nếu đề bài không trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải thích ngắn gọn khái niệm/ vấn đề cần bình luận.
c. Phân

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_viet_doan_van_nghi_luan_xa_hoi_gan_vo.doc