SKKN Chữa lỗi và nhận xét cho học sinh khi nói - Viết ở phân môn Tập làm văn lớp 3
Có rất nhiều cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Còn tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy thì luôn mong muốn góp sức mình nâng cao chất lượng và sự hiểu biết cho học sinh để bắt nhịp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thế kỉ 21. Đồng thời đáp ứng được mục tiêu giáo dục đào tạo của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mĩ. Với nhiệm vụ trọng tâm nói trên Bộ giáo dục đã tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục, nhằm từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Là người giáo viên tôi cũng muốn mình phát triển toàn diện cùng với sự nhiệt tình, yêu nghề, đặc biệt là nâng cao năng lực trí tuệ và năng lực thực tiễn, trau dồi kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế của học sinh lớp mình. Tôi đã phát huy được tính tích cực, tổ chức cho mọi đối tượng trong lớp đều được hoạt động và học tập có hiệu quả nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, thực hành sáng tạo, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỮA LỖI VÀ NHẬN XÉT CHO HỌC SINH KHI NÓI - VIẾT Ở PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ân Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác : Trường TH Thiệu Dương SKKN thuộc lĩnh vực ( môn ): Tiếng Việt THANH HÓA NĂM 2016 MỤC LỤC A. Mở đầu I. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm II. Mục đích nghiên cứu III. Đối tượng nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm I II. Thực trạng của việc chữa lỗi và nhận xét khi học sinh nói - viết ở phân môn Tập làm văn lớp 3 1. Thực trạng, nguyên nhân 2. Thực trạng của học sinh III. Các giải pháp hướng dẫn chữa lỗi và nhận xét khi học sinh nói - viết ở phân môn Tập làm văn lớp 3 1. Chữa lỗi ở bài nghe - kể 2. Chữa lỗi ở bài nói – viết bằng nhiều câu gợi ý 3. Chữa lỗi bằng cách hướng dẫn tìm ý 4. Chữa các loại lỗi chính tả 5. Các lỗi về dùng từ: 5.1. Chữa lỗi bằng cách hướng dẫn sửa chữa từ. 5.2. Chữa lỗi dùng từ thiếu chính xác 5.3. Chữa lỗi thừa từ, lặp từ 5.4. Chữa lỗi dùng sai từ tượng hình, tượng thanh 6. Sai cả về ngữ pháp, ngữ nghĩa. 7. Chữa lỗi đoạn văn quá ngắn, chưa hoàn chỉnh, ý rời rạc IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm C. Kết luận và kiến nghị I. Kết luận II. Kiến nghị 1. Đối với Nhà trường 2. Đối với các cơ quan giáo dục cấp trên Trang 2 Trang 2 Trang 3 Trang 4 Trang 4 Trang 5 Trang 5 Trang 5 Trang 5 Trang 7 Trang 7 Trang 8 Trang 9 Trang 10 Trang 11 Trang 12 Trang 12 Trang 12 Trang 13 Trang 13 Trang 14 Trang 15 Trang 16 Trang 18 Trang 18 Trang 20 Trang 20 Trang 20 A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Có rất nhiều cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Còn tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy thì luôn mong muốn góp sức mình nâng cao chất lượng và sự hiểu biết cho học sinh để bắt nhịp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thế kỉ 21. Đồng thời đáp ứng được mục tiêu giáo dục đào tạo của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mĩ. Với nhiệm vụ trọng tâm nói trên Bộ giáo dục đã tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục, nhằm từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Là người giáo viên tôi cũng muốn mình phát triển toàn diện cùng với sự nhiệt tình, yêu nghề, đặc biệt là nâng cao năng lực trí tuệ và năng lực thực tiễn, trau dồi kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế của học sinh lớp mình. Tôi đã phát huy được tính tích cực, tổ chức cho mọi đối tượng trong lớp đều được hoạt động và học tập có hiệu quả nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, thực hành sáng tạo, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập. Đối với học sinh lớp 3 thì phân môn Tập làm văn là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện, hoàn cảnh sống, địa bàn dân cư lao động, nhiều gia đình không có điều kiện để quan tâm đến các em. Việc diễn đạt ngôn ngữ kém, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức nhiều em còn chậm, nghèo vốn từ ngữ. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng của các em. Tập làm văn còn mang tính hiện thực sáng tạo vì một bài tập làm văn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi em. Muốn làm bài tập làm văn hay thì khả năng tiếp nhận của các em sẽ nhân lên nhiều lần. Mỗi em sẽ tự tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Nhưng với lứa tuổi còn nhỏ, vốn kiến thức và kĩ năng giao tiếp còn hạn hẹp các em sẽ mắc nhiều lỗi khi nói và viết văn. Vậy làm thế nào để giúp các em sửa được các lỗi này thì mỗi một giáo viên đứng lớp như tôi phải hiểu rõ được nguyên nhân, phát hiện lỗi sai, nhận xét và chữa lỗi. Để tránh hiện tượng học sinh luôn bị mặc cảm là mình làm bài không tốt hoặc mình không có năng khiếu với phân môn Tập làm văn. Vậy việc chữa lỗi và nhận xét cho học sinh khi nói, viết đoạn văn hay bài văn ở phân môn Tập làm văn chính là giúp học sinh nắm được yêu cầu cơ bản về sử dụng Tiếng Việt, hiểu được nguyên nhân mình mắc lỗi và giúp các em biết cách sửa lỗi. Là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy lâu năm, với tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tình thương yêu đối với học sinh của mình tôi đã thực hành chữa lỗi và nhận xét cho học sinh trong các tiết dạy ở phân môn Tập làm văn. Sau đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được trong thời gian giảng dạy như sau: “Chữa lỗi và nhận xét cho học sinh khi nói – viết ở phân môn Tập làm văn lớp 3.” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Việc dạy cho học sinh nắm được cách nghe - kể lại được nội dung câu chuyện hay nói - viết về một chủ đề có hiệu quả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 3 là rất quan trọng. Mỗi giáo viên nên chỉ ra cho học sinh đúng, sai, yêu cầu phát huy cái hay và về nhà chữa lại lỗi mình còn sai. Làm như vậy sẽ giúp các em thấy được cái sai mà không lo sợ khi làm bài tập làm văn. Hướng dẫn học sinh chữa lỗi, nhận xét cách làm bài, trình bày bài một đoạn văn một cách cụ thể giúp học sinh mạnh dạn, tự tin và ham thích học phân môn Tập làm văn. Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này của tôi là tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: - Tìm hiểu các bài tập, chủ đề có trong chương trình tập làm văn lớp 3. - Thực trạng việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh về phân môn Tập làm văn lớp 3 ở trường tiểu học hiện nay. - Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả qua việc chữa lỗi và nhận xét cho học sinh khi nói - viết ở phân môn Tập làm văn lớp 3. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã nghiên cứu và áp dụng qua thực tế giảng dạy tại các lớp 3 trường Tiểu học Thiệu Dương. - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp và những người có tâm huyết với sự nghiệp trồng người. - Thời gian nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm bắt đầu thực hiện từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 3 năm 2016. IV . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: 1. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 3. Phương pháp luyện tập, thực hành. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Hiện nay trong các trường Tiểu học, chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng chưa cao. Ở trường, học sinh đã được học phân môn môn Tập làm văn, được cô giáo hướng dẫn làm văn nhưng khi làm bài học sinh vẫn mắc nhiều lỗi như: sai chính tả, dùng từ không chính xác, viết câu không đúng ngữ pháp Tiếng Việt, chưa biết xây dựng đoạn văn, chưa hoàn chỉnh, ý rời rạc... Nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập phân môn tập làm văn lớp 3 chưa cao là do hạn chế vốn từ, tốc độ tiếp thu bài của học sinh, về thời gian của tiết học, về trang thiết bị dạy học và sự chuẩn bị bài của cô giáo còn sơ sài. Nên trong tiết học ít có thời gian cho việc đánh giá kiến thức, chữa các lỗi, nhận xét. Nhiều em còn học lệch, thích học toán hơn làm một bài tập làm văn. Nhiều học sinh còn lười học, sao chép bài trong văn mẫu chưa thật sự say mê với môn học, làm bài một cách máy móc, thiếu sáng tạo, chưa chịu quan sát, thiếu hiểu biết thực tế, trong khi đó phân môn tập làm văn là môn đòi hỏi tư duy hình tượng, tư duy sáng tạo, liên hệ. Việc chữa lỗi và nhận xét cho học sinh khi nói – viết ở phân môn Tập làm văn là một bước hoàn thiện cho bài làm của các em tốt hơn. Giúp các em tự tin, có kinh nghiệm để làm bài sau đạt kết quả cao hơn. Để hạn chế các lỗi trong bài làm văn của học sinh, người giáo viên cần tìm hiểu kĩ đề, có câu hỏi gợi ý, có đồ dùng, tài liệu, phim tài liệu, tranh ảnh mô phỏng để dễ liên hệ với thực tế giúp học sinh xây dựng tốt bài làm của mình. Vì vậy việc chữa lỗi và nhận xét khi học sinh nói – viết ở phân môn tập làm văn là việc làm thường xuyên mà mỗi giáo viên khi trực tiếp giảng dạy như tôi cần phải thực hiện nghiêm túc, tự giác và có tâm huyết với học sinh. II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHỮA LỖI VÀ NHẬN XÉT KHI HỌC SINH NÓI - VIẾT Ở PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 1. Thực trạng, nguyên nhân: Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy việc chữa các lỗi và nhận xét khi học sinh nói – viết ở phân môn tập làm văn lớp 3 còn hạn chế như sau: - Bản thân mỗi giáo viên trước khi giao bài thì ít khi nghiên cứu, tìm tòi bài kỹ lưỡng nên khi nhận xét - chữa bài sẽ ít có tác dụng đối với học sinh. Giáo viên chưa yêu cầu học sinh tự chữa lấy những lỗi trong bài tập làm văn, chưa chú ý đến việc khích lệ, những cố gắng và chỉ rõ những sai sót từ nội dung đến hình thức diễn đạt, dùng từ trong bài làm. - Bên cạnh một số giáo viên tận tụy chữa các lỗi và nhận xét khi học sinh nói, viết đoạn văn, bài văn kỹ lưỡng, số đông giáo viên vẫn chưa có đầy đủ tinh thần trách nhiệm trong việc hướng dẫn các em làm bài, chữa lỗi. Nhiều giáo viên chỉ nhận xét qua loa, nhận xét chung chung, bỏ qua nhiều lỗi trong bài làm, nặng về thông báo. Thậm chí cả lớp làm bài dập khuôn theo giáo viên. - Nhiều giáo viên chưa tâm huyết với nghề, trân trọng bài làm của học sinh, nên chưa nhận xét khách quan, chỉ ra những sai sót. Đồng thời cũng phải tùy từng đối tượng mà người giáo viên nhận xét hay nâng đỡ để giúp học sinh không nản lòng. Ví dụ đối với học sinh học tốt hay có năng khiếu làm văn thì chỉ ra thiếu sót giúp làm bài hay hơn nhưng đối với học sinh chưa biết diễn đạt, dùng từ ngữ diễn đạt chưa hợp lí thì vừa chữa lỗi vừa động viên để học sinh ham học. - Khi học sinh nói - viết chưa đủ ý, sai chính tả, dùng từ chưa hợp lí thì giáo viên chưa kịp thời chữa lỗi, nhận xét. Lời nhận xét thường có hai phần: được và chưa được về nội dung lẫn hình thức. Giáo viên không nên nhận xét chung chung, nên tránh những lời phê thiếu thận trọng. Lời nhận xét vừa biểu dương mặt tốt, vừa chỉ ra thiếu sót tiêu biểu của học sinh (nếu có). Lời nhận xét cần ghi cẩn thận, chu đáo, câu chữ ngay ngắn, mẫu mực. - Chưa có nhiều bài làm hoàn chỉnh để đọc cho học sinh tham khảo. Chấm bài chưa có ghi chép tỉ mỉ những sai sót của học sinh, thống kê sai sót phổ biến để sửa chữa chung cho cả lớp. Giáo viên chưa vận dụng nhiều thông tư 30 về việc chữa lỗi, theo dõi và có biện pháp hướng dẫn các em học tốt hơn. - Vẫn còn nhiều giáo viên nhận xét theo kiểu mặc định sẵn trong đầu. Cũng chính vì kiểu nhận xét mặc định lướt qua như vậy nên không ít cha mẹ khi xem bài của con mình đã ngã ngửa với những lời nhận xét “rất hay” của cô nhưng có tới sáu, bảy lỗi chính tả đã tìm thấy. Và không ít học sinh có sức học trung bình dù cố gắng học tập thì vẫn luôn bị cô nhận xét là bài làm “chưa hay”. Học sinh không biết mình thiếu gì ? Sai gì? Và phải làm lại ra sao ? Vì thế việc chữa các lỗi và nhận xét cho học sinh khi nói - viết có thể làm thay đổi tinh thần và thái độ học tập của các em. 2. Thực trạng của học sinh : Năm học 2014 - 2015 tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 3B và năm học 2015 - 2016 là lớp 3A. Tôi đã tìm hiểu các mặt của lớp thấy điều kiện gia đình các em rất khó khăn, cùng với trình độ nhận thức của phụ huynh còn thấp, ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, một số gia đình chủ yếu là “trăm sự nhờ cô” vì đi làm ăn xa ( đi Lào, Căm - pu- chia, đi Miền Nam, Hà Nội,...) nên việc học tập của các em chủ yếu là trên lớp. - Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi nên đa số các bài văn của học sinh lớp 3 chưa có ý tưởng phong phú, sáng tạo, các em thường trình bày trong khuôn khổ nhất định. - Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Nhiều học sinh có ý thức phấn đấu chưa cao, bằng lòng với học lực của mình. Một số em còn học tập lơ là, ham chơi chưa tập trung nghe giảng, thụ động. Các em còn viết câu thiếu thành phần, dùng từ chưa chuẩn xác, diễn đạt chưa mạch lạc, hấp dẫn, lúng túng, thiếu tự tin. Có những tiết học khi yêu cầu trả lời hoặc củng cố kiến thức các em mất bình tĩnh vì sợ trả lời sai. - Vẫn còn nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã trả lời, sử dụng dấu câu còn hạn chế. - Có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng ý diễn đạt lủng củng, ý tưởng nghèo nànkhông có sự logic. Và thế tôi đã tiến hành một số tiết dạy để khảo sát chất lượng học tập phân môn Tập làm văn của học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Điểm khảo sát chất lượng học sinh đầu năm (tháng 9) của năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016: Lớp Sĩ số Giai đoạn Chất lượng Điểm 10 Điểm 9 Điểm 8 Điểm 7 Điểm 6 Điểm 5 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 3B 33 Đầu năm học 2014 - 2015 2 6 4 12,1 4 12,1 5 15,2 8 24,3 9 27,3 1 3 3A 34 Đầu năm học 2015 - 2016 2 5,9 3 8,8 4 11,8 6 17,6 10 29,4 8 23,5 1 3 III. CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN CHỮA LỖI VÀ NHẬN XÉT KHI HỌC SINH NÓI - VIẾT Ở PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 Năm học 2015 – 2016 là năm thứ 2 thực hiện Thông tư 30, theo tôi nghĩ thông tư đã kế thừa và phát huy được những ưu điểm về đánh giá học sinh Tiểu học. Thông tư đã giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh có một mối liên kết chặt chẽ. Giúp học sinh phát huy được nội lực và tiềm năng của mình để hoàn thành tốt nội dung môn học. Sau khi tìm hiểu lớp, áp dụng thông tư vào từng tiết dạy tôi đã trăn trở và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh ở tiết dạy phân môn tập làm văn như sau : 1. Chữa lỗi ở bài nghe - kể: - Phân môn tập làm văn là một môn khó, nhiều học sinh còn ngại học văn, lười suy nghĩ nên ở các giờ học còn ngại phát biểu, kể qua loa cho xong chuyện. Cách dùng từ chưa đúng làm bài kể còn nghèo ý. - Việc tổ chức học tập trên lớp của giáo viên cần phát huy được vốn ngôn ngữ của học sinh, cũng như khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn, tự tin trong học tập. Giáo viên cần dùng lời khen khi các em kể tốt, kể hay, kể đúng yêu cầu, biểu dương học sinh trước lớp. Khi học sinh mắc lỗi người giáo viên phải nhẹ nhàng nhận xét, chữa lỗi hoặc cho học sinh khác nhận xét để các em nhận biết lỗi của mình. Cũng có thể cho học sinh tự sửa lỗi sau khi nghe bạn nhận xét. Người giáo viên không nên nhận xét một cách gay gắt, mà nên dùng từ khuyến khích học sinh nhớ nội dung câu chuyện, cốt chuyện để kể. - Nếu như học sinh vẫn còn ngập ngừng chưa kể (nói) được thì giáo viên nên cho học sinh xem tranh và đoán nội dung truyện. Giáo viên ghi vài điều cơ bản về nhân vật, một vài sự kiện để học sinh đoán được (cho học sinh làm việc cá nhân hay nhóm ). Học sinh sẽ nhớ lại nội dung chuyện vừa được nghe với nội dung mình đã đoán để kể tốt hơn. - Giáo viên nên bao quát lớp, kèm cặp thêm cho học sinh chưa hiểu đề, chưa mạnh dạn, tiếp thu bài chậm. - Cho học sinh trao đổi về một điều thú vị trong truyện hay nêu ý nghĩa truyện. Cho vài nhóm học sinh thể hiện lại trước lớp rồi tổ chức trao đổi nhận xét và rút kinh nghiệm về cách nói phù hợp với yêu cầu của nội dung và thể loại của đề bài. Giáo viên nhận xét bổ sung, tuyên dương những em có cố gắng, hiểu và kể tốt câu chuyện. 2. Chữa lỗi ở bài nói – viết bằng nhiều câu hỏi gợi ý: Trong cuộc sống hằng ngày tất cả những nghi thức lời nói (kể) luôn xảy ra. Tuy nhiên có học sinh mạnh dạn thì hay nói, còn những học sinh nhút nhát thì ít nói nên khi nói hay viết các em dễ bị sai, diễn đạt chưa thành câu, còn mơ hồ, chưa tự nhiên khi nói. Giáo viên không nên nhận xét luôn mà cần gợi ý bằng nhiều câu hỏi nhỏ để giúp học sinh có những ý tưởng phong phú, hồn nhiên. Việc chia thành nhiều câu hỏi nhỏ sẽ có nhiều học sinh được rèn kĩ năng nói, thêm tự tin và giáo viên dễ dàng sửa chữa sai sót cho học sinh. Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với quá trình đó giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để các em rút ra được những câu trả lời đúng, cách diễn đạt hay. Từ đó giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn cách diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh, có cảm xúc. Trên cơ sở đó bài luyện nói hay viết của học sinh sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho học sinh cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. Ví dụ: Đề bài: Kể lại buổi đầu đi học. (Bài tập 1, tuần 6, trang 52, Tiếng Việt 3 tập 1) - Với đề bài này các em sẽ phải kể về buổi đầu đến trường của mình vậy giáo viên cần lưu ý: + Đọc và xác định yêu cầu của bài tập. ( Giúp các em hiểu được đề bài yêu cầu gì ? Để tránh nói sai đề, nói tràn lan, chung chung,...) + Giáo viên nêu yêu cầu: Nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến lớp. + Giáo viên gợi ý: Buổi đầu tiên em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học kết thúc thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó? - Một học sinh kể mẫu. Cả lớp và giáo viên nhận xét. - Từng cặp kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình. - Ba, bốn học sinh thi nhau kể trước lớp. Giáo viên đã tổ chức cho các em tham gia nhận xét vì đây không phải là hoạt động riêng của cô giáo. Các em được trực tiếp tham gia nhận xét bạn để hiểu bài hơn và dễ dàng chấp nhận việc đánh giá của cô, biết tự sửa chữa lời văn cho mình. Đối với những em có năng khiếu, giáo viên gợi ý nhiều câu hỏi mở rộng thêm cảm xúc. Khuyến khích các em tự đặt thêm câu hỏi mở rộng. Khi các em kể giáo viên chăm chú lắng nghe để tìm và phát hiện cái hay, sự tiến bộ trong đoạn kể. Đồng thời khen các em bằng những nhận xét lạc quan, dù đó là một cố gắng nhỏ nhất. Ví dụ: “ý kiến của em rất thú vị.”; “Câu văn của em có hình ảnh.”... Đồng thời giáo viên còn nhắc các em phải chịu khó quan sát cách sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày, quan tâm đến những người xung quanh, lúc rãnh rỗi có thể tập thể thao, xem ca nhạc, kịch, xiếc, múa rối, các môn thể thao, đọc sách báo và xem thời sự để phục vụ cho học tập. Nếu ở bài tập 1 các em đã nắm được yêu cầu đề, được bạn và cô nhận xét sửa lỗi thì sang bài tập 2 các em sẽ làm bài tốt. Các em chỉ cần dựa vào những điều vừa kể trong nhóm hay trước lớp để viết thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu về buổi đầu đi học. 3. Chữa lỗi bằng cách hướng dẫn tìm ý: Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi nên đa số các bài Tập làm văn trong chương trình lớp 3 thường sơ giản về bố cục văn bản; sơ giản về đoạn văn và một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp, tổ như: thư, đơn, báo cáo, thông báo. Ở lứa tuổi này, học sinh làm bài chưa phong phú, chưa sáng tạo, chưa hiểu biết nhiều về thực tế. Học sinh thường trình bày hạn hẹp theo gợi ý, theo mẫu, trong khuôn khổ nhất định. Giáo viên cần chỉ giúp học sinh tìm ý để thực hành một đoạn văn nói – viết hoàn chỉnh về nội dung với những ý tưởng trong sáng, ngây thơ và chân thật. Để thực hiện được điều đó người giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo gợi ý. Nếu trong quá trình dạy học sinh vẫn chưa diễn đạt được thì gợi ý bằng nhiều câu hỏi nhỏ, chỉ ra hoặc lấy ví dụ sự liên tưởng về các sự vật, các hoạt động, hướng dẫn học sinh dùng biện pháp so sánh, nhân hóa. Từ đó học sinh sẽ học cách diễn đạt để làm tốt đoạn văn. Khi học sinh quen một số hình ảnh, sự việc, giáo viên có thể khơi gợi tìm ý có liên quan đến yêu cầu bài tập, phù hợp thực tế và trình độ để học sinh dễ dàng diễn đạt. Nếu trong một bài tập làm văn, học sinh chỉ biết diễn đạt nội dung bằng những gì đã quan sát hoặc thực hành theo các gợi ý, bài làm như thế tuy đủ ý nhưng chưa có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. Vì vậy, khi chữa bài mẫu cho học sinh với từng đề bài người giáo viên thường đưa ra gợi ý, câu nhận xét để từ đó học sin
Tài liệu đính kèm:
- skkn_chua_loi_va_nhan_xet_cho_hoc_sinh_khi_noi_viet_o_phan_m.doc