SKKN Chỉ đạo giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng môn Tiếng việt cho học sinh tiếp thu chậm

SKKN Chỉ đạo giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng môn Tiếng việt cho học sinh tiếp thu chậm

Dưới ánh sáng Nghị quyết của Đảng giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá để đẩy mạnh, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để ngành giáo dục đào tạo có bước chuyển biến mới về chất, đào tạo ra những thế hệ chủ nhân có đủ phẩm chất và năng lực vừa hồng vừa chuyên, vươn tới mục tiêu của sự nghiệp giáo dục mà cả xã hội tin tưởng. Để đạt được mục đích đó, ta có thể đi bằng nhiều cách, nhiều phương tiện với sự cộng tác của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố thầy và trò giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thành nhịêm vụ chính trị mà ngành giáo dục giao cho.

Hiện nay toàn xã hội đang quan tâm rất nhiều đến sự nghiệp giáo dục, về chất lượng giáo dục, về học sinh ngồi nhầm lớp. Từ khi có cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung” của Bộ trưởng Bộ giáo dục, những người làm quản lý như tôi không khỏi suy nghĩ phải làm gì, làm như thế nào để chất lượng học sinh của trường mình phải có chất lượng thực chất, chất lượng tốt. Với những lý do trên đã thôi thúc tôi cần phải làm gì để góp phần đưa chất lượng học sinh trong nhà trường mình nói riêng và chất lượng ngành giáo dục nói chung đạt kết quả một cách tốt nhất. Là Hiệu trưởng phụ trách chung toàn trường cùng với Ban giám hiệu chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn ở tất cả các khối lớp nhưng tôi đặc biệt chú ý đến chất lượng môn Tiếng việt khối lớp 1 bởi vì lớp 1 là lớp rất quan trọng, nó là nền móng cơ bản của bậc tiểu học, là nền tảng quan trọng để học sinh tiếp tục theo học tiếp các lớp ở tiểu học và các cấp học sau này. Nếu các em không học tốt môn Tiếng việt ở lớp 1 thì các em sẽ khó khăn trong việc học các môn học khác và học các lớp tiếp theo. Nếu không học tốt môn Tiếng việt lớp 1 khi học lên các lớp trên các em sẽ không theo kịp chương trình của lớp học dẫn đến tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Chất lượng dạy và học có được nâng cao hay không, có đáp ứng được lòng mong mỏi của phụ huynh và thầy cô hay không thì không thể không chú ý, quan tâm đến việc học tập của từng cá nhân học sinh lớp 1. Thực tế nhiều năm làm công tác quản lý, chỉ đạo và theo dõi toàn diện về chuyên môn tôi không thể không quan tâm đến chất lượng môn Tiếng việt lớp 1 nói chung và học sinh tiếp thu chậm môn Tiếng việt lớp 1 nói riêng. Vì vậy, theo tôi một việc làm để nâng cao chất lượng môn Tiếng việt lớp 1 trong nhà trường là:“ Chỉ đạo giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng môn Tiếng việt cho học sinh tiếp thu chậm”

 

doc 17 trang thuychi01 10703
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng môn Tiếng việt cho học sinh tiếp thu chậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I./ PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .
Dưới ánh sáng Nghị quyết của Đảng giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá để đẩy mạnh, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để ngành giáo dục đào tạo có bước chuyển biến mới về chất, đào tạo ra những thế hệ chủ nhân có đủ phẩm chất và năng lực vừa hồng vừa chuyên, vươn tới mục tiêu của sự nghiệp giáo dục mà cả xã hội tin tưởng. Để đạt được mục đích đó, ta có thể đi bằng nhiều cách, nhiều phương tiện với sự cộng tác của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố thầy và trò giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thành nhịêm vụ chính trị mà ngành giáo dục giao cho. 
Hiện nay toàn xã hội đang quan tâm rất nhiều đến sự nghiệp giáo dục, về chất lượng giáo dục, về học sinh ngồi nhầm lớp. Từ khi có cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung” của Bộ trưởng Bộ giáo dục, những người làm quản lý như tôi không khỏi suy nghĩ phải làm gì, làm như thế nào để chất lượng học sinh của trường mình phải có chất lượng thực chất, chất lượng tốt. Với những lý do trên đã thôi thúc tôi cần phải làm gì để góp phần đưa chất lượng học sinh trong nhà trường mình nói riêng và chất lượng ngành giáo dục nói chung đạt kết quả một cách tốt nhất. Là Hiệu trưởng phụ trách chung toàn trường cùng với Ban giám hiệu chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn ở tất cả các khối lớp nhưng tôi đặc biệt chú ý đến chất lượng môn Tiếng việt khối lớp 1 bởi vì lớp 1 là lớp rất quan trọng, nó là nền móng cơ bản của bậc tiểu học, là nền tảng quan trọng để học sinh tiếp tục theo học tiếp các lớp ở tiểu học và các cấp học sau này. Nếu các em không học tốt môn Tiếng việt ở lớp 1 thì các em sẽ khó khăn trong việc học các môn học khác và học các lớp tiếp theo. Nếu không học tốt môn Tiếng việt lớp 1 khi học lên các lớp trên các em sẽ không theo kịp chương trình của lớp học dẫn đến tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Chất lượng dạy và học có được nâng cao hay không, có đáp ứng được lòng mong mỏi của phụ huynh và thầy cô hay không thì không thể không chú ý, quan tâm đến việc học tập của từng cá nhân học sinh lớp 1. Thực tế nhiều năm làm công tác quản lý, chỉ đạo và theo dõi toàn diện về chuyên môn tôi không thể không quan tâm đến chất lượng môn Tiếng việt lớp 1 nói chung và học sinh tiếp thu chậm môn Tiếng việt lớp 1 nói riêng. Vì vậy, theo tôi một việc làm để nâng cao chất lượng môn Tiếng việt lớp 1 trong nhà trường là:“ Chỉ đạo giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng môn Tiếng việt cho học sinh tiếp thu chậm” 
2. Mục đích nghiên cứu
 - Cung cấp kiến thức về nâng cao chất lượng môn Tiếng việt với những học sinh tiếp thu chậm cho giáo viên nói chung, giáo viên khối 1 nói riêng. 
 - Nâng cao chất lượng môn Tiếng việt trong nhà trường tiểu học.
 - Làm tài liệu tham khảo cho những độc giả quan tâm nhiều đến chất lượng môn 
 Tiếng việt cấp tiểu học. 
3. Đối tượng nghiên cứu
 Quá trình dạy học Tiếng việt của giáo viên ở Khối 1 Tiểu học Trần Phú.
 Phương pháp hướng dẫn Tiếng Việt của giáo viên Khối lớp 1.
4. Phương pháp nghiên cứu
 - Điều tra khảo sát thực tế để thu được những thông tin về thực trạng dạy học 
 Tiếng việt lớp 1.
 - Dự giờ các tiết dạy Tiếng việt lớp 1, quan sát hoạt động dạy của giáo viên và 
 hoạt động học của học sinh để thu thập thông tin.
 - Khảo sát kết quả, thống kê, đối chứng với kết quả đầu năm đã khảo sát để xử 
lý số liệu.
II./ PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận.
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm bởi vì:“ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” để ngày mai thế giới có những chủ nhân tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có những kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội, có phẩm chất đạo đức của con người mới. Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn được toàn xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường đặc biệt là trường Tiểu học. Bởi vì tất cả các nhà trường nói chung và các nhà trường Tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn hoá của xã hội để truyền thụ, giáo dục cho thế hệ trẻ. Những đứa trẻ hôm nay và mai sau trở thành những người như thế nào là tuỳ thuộc rất nhiều vào các nhà trường và nhất là cấp Tiểu học bởi vì nhà trường Tiểu học là nơi hình thành tất cả những kiến thức và phẩm chất ban đầu tạo nền móng vững chắc cho các em sau này. 
Tiếng vịêt là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam đó là điều hiển nhiên nhưng để học sinh nghe, nói, hiểu được Tiếng Việt đó là cả một quá trình. Vậy làm thế nào để học sinh có thể hiểu và sử dụng Tiếng việt thành thạo và đúng mục đích. Nhiệm vụ của chúng ta những người thầy là phải hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng việt nhằm từng bước giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động. Cùng các môn học khác Tiếng việt góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy, cung cấp những hiểu biết về xã hội, con người và thiên nhiên. Thông qua tiếng việt bồi dưỡng cho học sinh tình yêu cái đẹp, yêu cái thiện, sự công bằng và lẽ phải. Cũng thông qua Tiếng việt mà hình thành ở học sinh nhân cách con người Việt nam trong thời kỳ hiện đại.
	Để nghiên cứu đối tượng học sinh tiếp thu chậm môn Tiếng việt khối lớp 1 và giúp các em chuyển loại nhanh chóng, giáo viên cần nhận thức đúng đắn việc làm của mình để học hết lớp 1 học sinh phải hình thành và phát triển năng lực làm việc trí óc như kỹ năng phân tích vần, tiếng, từ; tìm tiếng, từ có vần cho trước; nắm vững cấu tạo của vần, tiếng, từ để đọc thông, viết thạo, từ đó hình thành và phát triển các năng lực hoạt động ngôn ngữ như: Nghe, đọc, nói, viết một cách chính xác, nắm vững luật chính tả để viết đúng. Nói đủ câu, nói có lễ phép, phát âm chuẩn, biết đọc trơn các tiếng từ, cụm từ, câu, bài đọc theo ngữ điệu các loại dấu câu, biết ngắt nghỉ đúng và hiểu đúng nội dung, đảm bảo tốc độ. Biết viết đúng mẫu, nối liền các nét, có độ cao đúng quy định, có khoảng cách hợp lý, thẳng hàng, viết đúng quy tắc chính tả, đảm bảo tốc độ viết theo quy định.
Hình thành những phẩm chất tốt về đạo đức tư tưởng, tình cảm đẹp đẽ xứng với cái tên “ Nền tảng” xứ mạng giáo dục trao cho.
Bởi vậy theo tôi những kiến thức mà học sinh lớp 1 lĩnh hội được mang tính tiền đề cho giáo dục cho các lớp và các cấp sau này. Vì vậy cái tâm của người làm công tác quản lý không muốn để học sinh ngồi nhầm lớp. Nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong nhiều năm làm công tác quản lý tôi thường quan tâm chỉ đạo đến chất lượng môn Tiếng việt khối 1 nhất là những học sinh tiếp thu chậm.
2.Thực trạng vấn đề.
Trong quá trình chỉ đạo và theo dõi chất lượng môn Tiếng Việt Khối 1 tôi nhận thấy chất lượng dạy môn Tiếng việt của khối lớp 1 nhiều năm trước đạt kết quả chưa cao, chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của giáo viên, phụ huynh và Ban giám hiệu nhà trường. Đến cuối năm học ở các lớp 1 vẫn còn học sinh chưa đọc thông, viết thạo, kỹ năng nghe, đọc, nói, viết còn quá chậm làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp thu của các em tới các môn học khác và các lớp học tiếp theo sau. Có kết quả như vậy có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là những khó khăn sau đây:
 * Khó khăn: 
- Đối với giáo viên: 
 Có giáo viên mới dạy lớp 1 chưa có kinh nghiệm, có giáo viên tuổi cao, mắt kém, sức khoẻ yếu, vẫn có giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chưa hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Đối với học sinh: 
- Có vài học sinh bị bệnh lý bẩm sinh, trí nhớ kém.
- Có học sinh quá yếu về sức khoẻ và kém về trí tuệ.
 	- Số đông học sinh chưa có thói quen và nề nếp học tập vì là những lớp học đầu tiên, cấp học đầu tiên nên các em chưa quen.
	- Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ không quan tâm.
	- Có nhiều em không qua mẫu giáo nên khi vào lớp 1 khả năng tiếp thu của các em trong lớp không đồng đều.
	- Học sinh đang tuổi chơi mà học nên chưa có ý thức và phương pháp học.
- Đối với phụ huynh:
- Một số gia đình không quan tâm đến con em mình, phó mặc, khoán trắng cho cô giáo và nhà trường.
	- Một số phụ huynh quan tâm, chiều con nhưng không đúng mức.
 * Thuận lợi: 
- Về phía nhà trường ( Ban giám hiệu)
	- Đã có bề dày kinh nghiệm làm quản lý trong nhiều năm, nhạy bén, sáng tạo, linh hoạt, nhiệt tình trong việc chỉ đạo chuyên môn.
- Về phía học sinh:
	- Phần đông học sinh lớp 1 ham hiểu biết, muốn khám phá thế giới xung 
quanh vì cái gì cũng mới lạ.
	- Học sinh có tâm lý rất kính trọng thầy, hầu như tuyệt đối tin, nghe lời thầy cô, nếu trái lời thầy, cô các em không chấp nhận.
- Về phía giáo viên: Nhiều giáo viên
	- Nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, năng lực chuyên môn tốt.
	- Có kinh nghiệm dạy lớp 1 đạt kết quả cao trong nhiều năm.
	- Xác định được nhiệm vụ quan trọng của môn Tiếng việt lớp 1 là “ Nền tảng” mà xứ mạng ngành giáo dục giao cho.
- Về phụ huynh: Phần đông phụ huynh
	- Xác định rõ ràng hạnh phúc của gia đình gắn liền với sự tiến bộ của con cái họ.
	- Mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con nên việc chăm sóc con tốt ngày từ ngày 
đầu đến lớp.
	- Xác định được việc kết hợp giáo dục con cái vừa là trách nhiệm, vừa là nhu cầu mang lại hạnh phúc cho gia đình.
* Chỉ tiêu Năm học 2015 – 2016:
	Đăng ký học sinh khối 1 hoàn thành chương trình môn học, lớp học và lên lớp thẳng 100%.
Qua thực tế điều tra, từ thuận lợi, khó khăn và chỉ tiêu đăng ký của giáo
viên khối 1. Tôi đã đề ra một vài biện pháp“ Chỉ đạo giáo viên khối 1 nâng cao
 chất lượng môn Tiếng việt cho học sinh tiếp thu chậm” như sau: 
3. Những biện pháp đã sử dụng để chỉ đạo giáo viên khối 1 nâng cao chất
 lượng môn Tiếng việt cho học sinh tiếp thu chậm.
3.1. Tiến hành tổ chức khảo sát kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh khối 1 vào cuối tháng 9.
 Kết quả kiểm tra tổng số 246 học sinh:
* Kỹ năng nghe:
	- Số học sinh nghe và nói lại được hai câu, mỗi câu 5 đến 7 từ: 70 em
	- Số học sinh nghe và nói lại được cả câu 5 đến 7 từ : 150 em.
	- Số học sinh nghe và không nói lại được câu từ 3 đến 5 từ: 26 em
* Kỹ năng đọc: ( Nhận mặt chữ)
	- Số học sinh đã nhận biết mặt chữ, đọc thông thạo: 70 em
	- Số học sinh nhận biết được một số âm: 150 em.
	- Số học sinh chưa nhận biết các âm: 26 em
* Kỹ năng nói: 
	Nói to rõ ràng, mạch dạn: 70 em
	Nói bé nhút nhát: 156 em 
	Nói ngọng : 20 em 
* Kỹ năng viết : 
	- Số em biết cầm bút, phấn thành thạo : 70 em
	- Số em cầm còn ngượng, viết vài âm: 156 em
	- Số em chưa biết cách cầm bút viết: 20 em
Trong đó 13 em chậm cả nghe, nói, đọc và viết.
Từ những số liệu về tình hình học sinh tiếp thu chậm của học sinh khối 1,
cùng với quá trình đi dự giờ thăm lớp để tìm hiểu rõ nguyên nhân các em nghe, nói, đọc, viết còn chậm so với yêu cầu chuẩn, tôi cùng Ban giám hiệu nhà trường đã họp giáo viên chủ nhiệm khối 1 bàn bạc để có những giải pháp cụ thể và tiến hành ngay từ đầu năm học để nâng dần chất lượng môn Tiếng việt cho các em học sinh có khả năng chậm của lớp 1 ngay từ tháng đầu tiên của năm học.
3.2. Tiến hành điều tra nguyên nhân số học sinh tiếp thu chậm và quá chậm. 
	 Một số em tiếp thu chậm trong lớp là do bệnh tật, có em do sự mãi chơi chưa quen với phương pháp học lớp 1, có em còn thích vui chơi như mẫu giáo, sợ phải học, ngại đi học. Cũng có nhiều học sinh do chưa ngoan, chưa chăm học, không nghe lời cô giáo vì bố mẹ quá cưng chiều.
3.3. Yêu cầu Giáo viên chủ nhiệm gặp gỡ những phụ huynh có học sinh học tiếp thu chậm.
	Giáo viên trực tiếp đặt vấn đề với từng phụ huynh, nhờ họ tạo điều kiện để các em có đầy đủ đồ dùng học tập, đi học chuyên cần hơn và cùng phối hợp, thống nhất cách giáo dục trẻ. Đây là điểm mạnh, là nguồn vui, là điều kiện giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt kế hoạch của mình, nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng việt nói riêng.
3.4. Chỉ đạo giáo viên khối 1 vận dụng linh hoạt phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
3.4.1. Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng:
	- Yêu cầu giáo viên phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau:
	+ Nhóm 1: Gồm những học sinh tiếp thu chậm.
	+ Nhóm 2: Gồm những học sinh tiếp thu Bình thường
	+ Nhóm 3: Gồm những học sinh tiếp thu tương đối nhanh.
	+ Nhóm 4: Gồm những học sinh tiếp thu nhanh.
	- Giáo viên có thể thay tên nhóm 1, 2, 3, 4 thành tên khác như nhóm A, B, C, D.. Trong quá trình dạy, giáo viên vẫn phải lấy kiến thức chuẩn làm thước đo nhưng ở các tiết ôn tập, các giờ tăng tiết, tăng buổi của buổi chiều giáo viên yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức độ khác nhau trong cùng một giờ học.
	Ví dụ: Nhóm 1 các em đọc nhiều lần hơn, viết ít hơn so với nhóm 3 và 4. Các dạng bài đọc và viết về vần đều có thể vận dụng phương pháp này. Chẳng hạn bài 46 và vần ôn, ơn, Nhóm 1 các em chỉ cần viết ôn, ơn, con chồn, sơn ca, mỗi vần, mỗi từ chỉ một dòng , các em ở nhóm 2 chỉ cần viết theo yêu cầu chuẩn trong khi đó các em ở nhóm 3, 4 viết nhiều hơn mỗi loại như trên từ 2 đến 3 dòng.
	- Ban giám hiệu chúng tôi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm vào các
đầu buổi học, giờ ra chơi hay cuối mỗi buổi học cho những em học sinh tiếp thu chậm ở lại phòng học giáo viên hướng dẫn thêm những nội dung các em còn chậm hoặc nhờ các bạn tiếp thu nhanh hơn kèm cặp những phần mà những học sinh tiếp thu chậm chưa hoàn thành nội dung bài trong các giờ học.
3.4.2 Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, vật thật cho những học sinh học tiếp thu chậm.
	- Ở lứa tuổi học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1 khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế, phần lớn các em phải dựa trên các mô hình vật thật, tranh ảnh do vậy, trong các giờ học việc yêu cầu giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học là việc không thể thiếu. Đồ dùng dạy học là phương tiện truyền tải thông tin và hình thành kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh, nó các tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh học tập. Vì thế việc sử dụng đồ dùng dạy học có tác dụng rất lớn trong quá trình dạy học môn Tiếng việt cho học sinh, nhất là các em học sinh tiếp thu chậm. Từ những đồ dùng trực quan, trong quá trình lên lớp, các em rất dễ nhớ, nhớ lâu các âm, vần, tiếng, từ và nội dung bài học.
	Ví du: Ở những bài học về vần chẳng hạn như bài 42 trang 86 SGK Tiếng việt1/ Tập 1: Dùng tranh vẽ ( hoặc vật thật) trái lựu; tranh con hươu sao để học sinh quan sát và tìm ra từ khoá sau khi các em đã nhận diện vần ưu và ươu ở phần đầu tiết học, từ những hình ảnh như thế các em sẽ dễ nhớ và nhớ chính xác hơn các vần và các từ khóa được học bởi vì các em có sự liên tưởng từ vật thật đến âm, vần của bài học.
	Như vậy dùng tranh, ảnh, vật thật trong các tiết dạy Tiếng việt giúp học sinh nhớ vần, tiếng và từ khóa tốt hơn.
	- Ngoài ra dùng tranh ảnh trong các tiết dạy còn có vai trò rất lớn trong phần luyện nói ở các tiết tập đọc môn Tiếng việt lớp 1 Học kỳ II.
 	Ví dụ Bài tập đọc: Chuyện ở lớp trang 100 SGK Tiếng việt 1 - Tập II. Phần luyện nói: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh nội dung luyện nói, giáo viên hỏi nội dung bức tranh, sau đó cho các em nói một, hai câu có nội dung tranh. Giáo vên hướng dẫn, động viên các em tiếp thu chậm nói trước, các em tiếp thu nhanh nói sau, các em nhìn vào tranh có thể nói được 2, 3, 4 câu. Dùng tranh, ảnhn vật thật trong phần này tôi nghĩ rằng nó sẽ có tác dụng rất lớn đối với các em tiếp thu chậm, các em vừa nói được nhiều câu hơn và còn hiểu được nghĩa của những câu đó. Tuy nhiên các em học sinh tiếp thu nhanh sẽ nói được nhiều câu khác mở rộng hơn mà không cần nhìn tranh.
	Như vậy, rõ ràng trong cùng một giờ học giáo viên biết vận dụng khéo léo tranh, ảnh, vật thật thì vừa phát huy được tính sáng tạo chủ động cho học sinh lại vừa tạo sự hứng thú cố gắng vươn lên cho những học sinh tiếp thu chậm.
3.4.3. Người giáo viên cần vận dụng linh hoạt, khéo léo các phương pháp dạy học, có lòng nhiệt tình, yêu thương, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh.
	Tôi luôn giải thích để giáo viên dạy khối 1 hiểu: Các em học sinh lớp 1
mới từ lớp mẫu giáo lên nên việc tiếp thu kiến thức thông qua hình thức học mà chơi, chơi mà học, giáo viên cần phải nhẹ nhàng ân cần dạy bảo các em, luôn tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học, một lời nhận xét tốt của cô sẽ động viên các em, giúp các em thấy tự tin và phấn khởi hơn trong học tập. Sự chỉ bảo ân cần là điều rất cần thiết, tránh quát mắng, phê bình các em khi các em làm sai hay chưa làm được. Đặc biệt giáo viên dạy lớp 1 không được chỉ ngồi trên bàn giáo viên mà bảo các em làm đi, viết đi mà giáo viên phải quan tâm chăm sóc, chỉ bảo tận tình đến từng em học sinh, em nào làm chưa được, nhắc nhở các em, chỉ bảo cụ thể cho các em nhất là với các em học chậm cần nhắc lại hay cầm tay chỉ việc cụ thể để các em làm đúng. Như vậy những học sinh tiếp thu chậm sẽ thấy vui khi đã hiểu được và làm được bài và các en sẽ cảm thấy mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui. Giáo viên cần phải gần gũi với học sinh thì mới hiểu được học sinh của mình, việc gần gũi, ân cần chỉ bảo tận tình của cô luôn là những hình ảnh đẹp trong mắt của các em và qua đó các em cũng thấy cô giáo cũng như người thân trong gia đình, sẵn sàng kể cho cô nghe những niềm vui hoặc những khó khăn của mình trong học tập hay trong sinh hoạt hàng ngày mà cần cô giúp đỡ.
	Ví du: Em Đức lớp 1A7 chậm nhớ mặt chữ cái, không nhớ chữ viết, viết rất hay sai, không đúng mẫu chữ, nét không ngay ngắn thẳng hàng, một số chữ hay lẫn lộn trong 3 tháng đầu năm học. Nhưng qua nhiều lần dự giờ và nhiều lần vào thăm lớp tôi thấy giáo viên luôn tận tình chỉ bảo, đến tận nơi cầm tay, hướng dẫn cho em cùng với những lời khen dù chỉ là tiến bộ rất nhỏ. Tôi đã theo dõi hàng tháng xem em tiến bộ như thế nào. Quả thật đến nay em Đức đã tiến bộ rõ rệt, nhớ được các chữ cái, chữ viết đã đúng mẫu, rõ ràng, thẳng hàng. 
	* Tóm lại: Qua theo dõi quá trình chỉ đạo giáo viên giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng môn Tiếng việt cho học sinh tiếp thu chậm ở khối 1 tôi nhận thấy nếu người giáo viên biết lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình, cùng với lòng nhiệt tình quan tâm giúp đỡ học sinh tiếp thu chậm một cách tận tình, chu đáo thì chất lượng học sinh sẽ được nâng lên một các rõ rệt và trong lớp sẽ không còn học sinh tiếp thu chậm nữa. 
3.5. Chỉ đạo giáo viên khối 1 xây dựng kế hoạch, biệp pháp cụ thể để giảng dạy với từng đối tượng và hoàn cảnh học sinh.
	Có lẽ nguyên nhân này là nguyên nhân lớn nhất làm giảm số lượng học sinh tiếp thu chậm. Qua dự giờ ở tất cả Giáo viên khối 1, những người làm quản lý chúng tôi thực sự băn khoăn và trăn trở bởi vì số học sinh chậm này không phải chỉ có một hoặc hai em mà có hơn chục em vào những tháng đầu tiên của năm học nên tôi nghĩ rằng Ban giám hiệu yêu cầu từng giáo viên có học sinh tiếp thu chậm cần phải có kế hoạch cụ thể dạy những học sinh này như thế nào để đạt kết quả tốt và thực hiện kế hoạch đó trong từng ngày, từng giờ và trong suốt cả năm học chứ không phải chỉ dạy trong một tháng, hai tháng.
3.5.1 Giáo viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và chăm sóc hơn đối với học sinh
 nhận thức chậm, hay quên.
	- Yêu cầu giáo viên trước hết sắp xếp chỗ ngồi cho các em tiếp thu chậm một cách phù hợp tạo điều kiện để các em học tốt hơn. 
Ví dụ: Cho các em tiếp thu chậm ngồi gần các bạn học tốt các em sẽ được sự giúp đỡ từ bạn trong quá trình thảo luận nhóm, luyện đọc nhóm đôi, được học tập từ bạn, như các em tập đọc theo bạn, nhắc lại câu của bạn, nói được bài nói theo bạn, được các bạn nhắc nhở thường xuyên. Với hình thức này sẽ là điều kiện rất tốt cho các em hoạt động nhóm đôi, tránh tình trạng cho các em chậm ngồi cùng với nhau và ngồi ở bàn cuối cùng của lớp. Cần tạo điều kiện cho học sinh học chậm gần gũi các em học nhanh để các em học tập và biết phát huy những ưu điểm của bạn chứ không phải nhìn bài hay chép bài của bạn.
	- Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải phân loại và nắm được số lượng những học sinh chậm này, giáo viên cần có phương pháp dạy và dạy một lượng kiến thức phù hợp cho các em. Tuy nhiên với học sinh cả lớp giáo viên vẫn lấy chuẩn để làm mục tiêu phấn đấu, còn những em này nếu dạy chung theo chuẩn của chương trình đề ra thì các em không thể theo 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_giao_vien_khoi_1_nang_cao_chat_luong_mon_tieng.doc