SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1A trường tiểu học Đồng tiến, Triệu Sơn

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1A trường tiểu học Đồng tiến, Triệu Sơn

 Để hòa nhịp với cuộc sống thời đại , trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước rất cần những người công dân có kiến thức trong xã hội. Như chúng ta đã biết: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Để đáp ứng được nhu cầu cần thiết của xã hội, mỗi chúng ta những người làm công tác giáo dục đều phải suy nghĩ là làm sao để nâng cao được chất lượng dạy học nhằm đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu giáo dục của thời đại. Trong các môn học thì môn Tiếng Việt lớp 1 chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong bậc tiểu học, Tiếng Việt dạy cho các em những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội Tiếng Việt còn là phương tiện giao tiếp giúp cho học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ và tiến đến để học tốt các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói – đọc – viết cho học sinh. Trong đó phân môn Tập đọc chiếm vị trí quan trọng của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học.

doc 14 trang thuychi01 9392
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1A trường tiểu học Đồng tiến, Triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC 
CHO HỌC SINH LỚP 1A TRƯỜNG TIỂU HỌC
 ĐỒNG TIẾN, TRIỆU SƠN.
 Người thực hiện: Lê Thị Huê
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường TH Đồng Tiến, Triệu Sơn
 SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
 TT
Nội dung
 Trang
1
1. MỞ ĐẦU
 1.1: Lí do chọn đề tài
 1.2: Mục đích nghiên cứu
 1.3: Đối tượng nghiên cứu
 1.4: Phương pháp nghiên cứu
3
3
4
4
4
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1 : Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 2.2 : Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 2.3 : Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 2.4 : Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
4
4
5
7
11
3
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 3.1: Kết luận
 3.2: Kiến nghị
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
11
11
12
13
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1A TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TIẾN, TRIỆU SƠN.
 1. PHẦN MỞ ĐẦU:
 1.1 Lí do chọn đề tài:
 Để hòa nhịp với cuộc sống thời đại , trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước rất cần những người công dân có kiến thức trong xã hội. Như chúng ta đã biết: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Để đáp ứng được nhu cầu cần thiết của xã hội, mỗi chúng ta những người làm công tác giáo dục đều phải suy nghĩ là làm sao để nâng cao được chất lượng dạy học nhằm đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu giáo dục của thời đại. Trong các môn học thì môn Tiếng Việt lớp 1 chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong bậc tiểu học, Tiếng Việt dạy cho các em những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hộiTiếng Việt còn là phương tiện giao tiếp giúp cho học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ và tiến đến để học tốt các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói – đọc – viết cho học sinh. Trong đó phân môn Tập đọc chiếm vị trí quan trọng của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. 
Kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu kỹ năng viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kỹ năng đọc có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học .
Cùng với kỹ năng viết , kỹ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập .Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp , sử dung sách giáo khoa , sách tham khảo ..từ đó có điều kiện học tốt các môn học học khác có trong chương trình . 
Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải ghép âm ,ghép vần, đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là lí do khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh học xong lớp 1 nhưng đọc chưa đúng văn bản ngắn.. Điều đó khiến tôi rất trăn trở làm thế nào để giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp 1 bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này với lớp 1 điều quan trọng nhất là đọc được viết được có đọc được tốt học sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt được các môn học khác. Chính vì lẽ đó, bản thân tôi chọn đề tài SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1A trường tiểu học Đồng Tiến, Triệu Sơn”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
 Bản thân tôi là một giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp 1A và giảng dạy, chịu trách nhiệm môn học Tiếng Việt. Mới đầu tôi thấy bỡ ngỡ và gặp rất nhiều khó khăn, nhưng dần dần cũng đã quen. Tôi nghiên cứu lĩnh vực này nhằm mục đích tìm ra phương pháp và hướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn.Vì vậy mỗi giáo viên được phân công dạy lớp 1cần giảng dạy thật tốt môn Tiếng Việt 1 và thực hiện tốt các hình thức dạy học, nhằm gây hứng thú trong học tập cho học sinh, giúp các em nắm chắc kiến thức bài học ngay tại lớp, tiếp thu bài giảng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Học sinh học xong chương trình Tiếng Việt 1 thì 100% các em đều phải đọc thông, viết thạo và nắm chắc luật chính tả trong tiếng Việt. Thông qua quá trình dạy học của mình tôi mong rằng các em có điều kiện cập nhật và nắm bắt các môn học, hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức, các em tự tin khi giao tiếp nhằm góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặt Đức- Trí- Thể -Mĩ . Để hòa nhịp được với cuộc sống thời đại . 
1.3 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh tiểu học 
Học sinh lớp 1A. Năm học 2017- 2018 của Trường Tiểu học Đồng Tiến.
1.4 Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp thu nhận tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Dạy thực nghiệm.
- Trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 a. Cơ sở tâm lí học:
 Đi học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ .Từ đây hoạt động chủ đạo của trẻ, hoạt động vui chơi, ở giai đoạn mẫu giáo chuyển sang một loại hoạt động mới, hoạt động học tập với đầy đủ ý nghĩa của từ này .Các em trở thành những "cô, cậu học sinh", có một "địa vị" mới trong gia đình và ngoài xã hội. Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo này có tác động lớn đến tâm lý của trẻ .Những hiểu biết về về tâm sinh lý của trẻ lớp 1 đã hình thành khả năng tư duy bằng tín hiệu, là những tín hiệu thay thế ngữ âm. Ở độ 6-7 tuổi khả năng phân tích, tổng hợp ở trẻ khá hoàn chỉnh, từ đây các em có khả năng tập tách từ thành tiếng, thành âm và chữ, sau đó gộp lại và đọc thành tiếng.
b. Cơ sở ngôn ngữ học của việc rèn kỹ năng đọc
Kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một bài thơ ngắn vv Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em phát âm chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ, câu , bài mà các em viết.
Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. 
c. Cơ sở nghiên cứu
Tôi thường nghiên cứu các giáo trình Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt 1. Các tài liệu liên quan: Sách Thiết kế TV1, Sách Giáo Khoa TV1, Chuẩn KTKN lớp 1, Các Tham Luận dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp Một.. Các ấn phẩm: để học tốt, dạy tốt môn tiếng việt lớp Một. Phần mềm dạy học Tiếng Việt 1. Sách báo , Các loại sách tham khảo, bổ trợ Tiếng Việt lớp 1 . . .
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 a. Thuận lợi:
Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh tiểu học v v cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy.
Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận, chia sẻ về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.
Đội ngũ giáo viên của trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lý các trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh kiểm.
Học sinh độ 6-7 tuổi các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng vv.
Đa số phụ huynh có ý thức trách nhiệm, luôn quan tâm cùng với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.
b. Khó khăn:
Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viên còn tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời gian đầu tư.
 Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.
Do đặc trưng vùng miền nên các em chủ yếu phát âm sai r/d ; ch/tr ; s/x......
Một số phụ huynh trong lớp phải đi làm ăn xa , chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình học bài, đọc bài ở nhà. 
Năm học 2017- 2018 bản thân tôi được phân công giảng dạy lớp 1A. Trong đó có 29 học sinh ( 14 nữ). Phần lớn các em ngoan ngoãn, chăm chỉ biết nghe lời thầy cô giáo. Một số em đọc to, rõ ràng, đọc hay, trình bày bài trôi chảy. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số em đọc bài còn chậm, đang đánh vần. Bởi vậy tôi đã tiến hành khảo sát cụ thể lớp mình để nắm bắt tình hình đọc của lớp từ đó xây dựng kế hoạch và biện pháp giúp đỡ các em.
c. Kết quả khảo sát cụ thể lớp 1A:
 Tôi đã tiến hành khảo sát bài âm b ngày 8 tháng 9 năm 2017, thu được kết quả như sau: Số lượng HS tham gia đọc 29/29 em
- Đọc tốt, đảm bảo tốc độ: 04 em chiếm 13,8 % 
- Đọc đúng âm, vần nhưng chưa đảm bảo tốc độ : 05 em chiếm 17,2% 
- Đọc còn đánh vần: 07 em chiếm 23,8 % 
- Đọc chậm, chưa nhớ hết chữ cái: 13 em chiếm 45,2 % 
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề này
a. Chuẩn bị cho việc đọc:
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc cần phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng 30-35 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Ở lớp, khi được cô giáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay.
Trước khi nói về việc rèn đọc đúng, cần nói về tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc, tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng . Đọc cùng với phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đám đông đầu tiên của trẻ em nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công, tạo cho các em sự tự tin cần thiết. Khi đọc thành tiếng, các em phải tính đến người nghe. Giáo viên cần cho các em hiểu rằng các em đọc không phải chỉ cho mình cô giáo mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho tất cả những người này nghe rõ. Nhưng như thế không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên. Để luyện cho học sinh đọc quá nhỏ "lí nhí", giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Giáo viên nên cho học sinh đứng trên bảng để đối diện với những người nghe. Tư thế đứng đọc phải vừa đàng hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay.Giáo viên làm mẫu, đây là đối tượng HS vùng nông thôn , GV cần nắm bắt sự khéo léo, tâm lý của HS, giúp HS mạnh dạn, tự tin trong lúc đọc.
b. Rèn phát âm cho học sinh
Với những lỗi phát âm cơ bản, trước hết, giáo viên phải phát âm chuẩn, sau đó, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức sửa lỗi phát âm.
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu: Giáo viên phát âm chuẩn, rõ ràng, thật chậm từ 2 - 3 lần, sau đó cho học sinh phát âm sai phát âm lại. Phương pháp quan sát và phân tích cách phát âm:
Giáo viên quan sát phát hiện học sinh phát âm sai; nói rõ nguyên nhân phát âm sai bằng cách chỉ ra cách sử dụng các bộ phận phát âm không đúng của các em. Sau đó, giáo viên mô tả cách phát âm, như: Nêu rõ vị trí đặt lưỡi, vị trí của lưỡi với răng, độ mở của môi...Nếu như cho chúng ta nhận xét thì chắc hẳn ai cũng nói dạy phần Vần là vất vả nhất. Quả đúng như vậy, tuy nhiên nếu làm tốt Phần Âm thì sự vất vả đó không còn là vấn đề. Ngoài nhận dạng âm, chữ ra thì ở phần này muốn học sinh đọc đúng thì trước hết cần giúp học sinh phát âm đúng. Phát âm đúng, chuẩn sẽ được nhiều cái lợi: trước hết nó giúp học sinh đọc đúng sau nữa là viết đúng. Phát âm các âm Tiếng Việt là vốn tự có của học sinh nhưng không phải lúc nào các em cũng có được cái “ vốn” chuẩn. Có rất nhiều em phát âm sai, nhầm lẫn giữa âm này với âm khác vì thế giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc rèn phát âm cho học sinh.
Chúng ta đều biết rằng, giáo viên phát âm mẫu chuẩn thì các em sẽ phát âm chuẩn. Đúng như thế, nhưng không phải là toàn bộ, bởi sẽ có những em dù có nghe giáo viên phát âm nhiều lần thế nào thì vẫn cứ phát âm sai. Lúc này bắt buộc giáo viên phải chỉ rõ cho các em cách phát âm. 
 Tôi đã vận dụng một số mẹo vặt để giúp HS yếu dễ tiếp thu như sau: 
Phân biệt p/b khi phát âm: Sai phát âm /p/ pờ thành /b/ bờ ( p và b) đều là hai phụ âm đồng vị về mặt cấu âm. môi - môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính, /p/ là phụ âm vô thanh, /b/ là phụ âm hữu thanh.
Cách 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tay lên thanh quản, phát âm p và b, khi phát âm /p/, thanh quản rung rất nhẹ, nhưng khi phát âm /b/ thanh quản rung mạnh hơn.
Cách 2: Âm / p/: môi mím chặt sau đó bật môi mạnh cho hơi dứt khoát ra ngay ở môi. Âm /b/: môi mím nhẹ, sau đó mở to miệng cho hơi ra từ trong cổ.
Phân biệt tr/ch khi phát âm : Khi phát âm phụ âm /tr/ lưỡi hơi cong lại, đầu lưỡi chạm vào phần chân răng, còn khi phát âm /ch/, lưỡi thẳng, chạm nhẹ vào phần ngạc cứng, bật hơi ra.
Phân biệt t/th khi phát âm: Phụ âm /t/ khi phát âm luồng hơi ra đằng mũi còn phụ âm /th/ thì luồng hơi sẽ ra theo miệng.  Học sinh quan sát khẩu hình và thực hiện, cảm nhận luồng hơi đi ra.
Phân biết s/x khi phát âm:  Khi phát âm s, đầu lưỡi cong lên, rồi bật 
mạnh xuống giữa hai hàm răng tạo thành luồng gió rít mạnh còn khi phát âm x thì đầu lưỡi chỉ đặt giữa hai hàm răng tạo ra luồng gió rít mạnh.
Ngoài ra, các em đọc còn nhầm lẫn chủ yếu giữa thanh ngã và thanh sắc, thanh hỏi và thanh ngã.  Ví dụ: suy nghĩ/suy nghỉ; nghĩ kĩ/ nghỉ kỉThì giáo viên cho học sinh nắm vững cấu tạo, cách phát âm từng dấu, dùng thẻ tạo từ, nắm nghĩa của từ qua đồ dùng trực quan hoặc bằng hành động trực tiếp để từ đó phát âm đúng và tự sửa sai các dấu thanh. ..
c. Luyện đọc đúng
* Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm thanh (đúng các âm vị) ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu).
* Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị tiếng Việt.Với HS ở tiểu học Đồng Tiến cần rèn đọc đúng các yếu tố sau: 
- Đọc đúng các phụ âm đầu: Ví dụ: có ý thức phân biệt để không đọc: “buổi chưa”, mà phải đọc là “buổi trưa”, chú ý phân biệt giữa âm tr và âm ch., ...v.v
- Đọc đúng các âm chính: Ví dụ: có ý thức phân biệt để không đọc “quả lịu” mà phải đọc “quả lựu”.
- Đọc đúng các âm cuối: Ví dụ: có ý thức không đọc: “lang mang” mà phải đọc “lan man”.....
- Đọc đúng bao gồm cả đọc tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điều câu. Ngữ điệu là hiện tượng phức tạp, có thể tách ra thành các yếu tố cơ bản có quan hệ với nhau: chỗ nghỉ (ngưng giọng hay ngắt giọng), trọng âm, âm điệu, âm nhịp và âm sắc. Dạy đọc đúng ngữ điệu là dạy cho học sinh làm chủ những yếu tố này. Đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng, vừa là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung bài đọc. 
Khi dạy đọc đúng giáo viên cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không được tách một từ ra làm hai. Ví dụ không ngắt hơi.
Ngày/ xuân con/ én đưa thoi mà phải đọc: Ngày xuân/ con én/ đưa thoi
Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.
Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.
d. Luyện đọc nhanh
	* Đọc nhanh (còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy) là nói đến khả năng đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a, ngắc ngứ. Vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng.
	Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn , không vừa đọc vừa đánh vần. Về sau tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ đọc nhanh nhưng để cho người nghe hiểu kịp được. Vì vậy, đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. Khi đọc thầm thì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn nhiều.
	* Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra, còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Định tốc như thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc.Trong quá trình rèn đọc giáo viên cần rèn luyện một cách linh hoạt các phương pháp khác nhau để phù hợp với đặc trưng của phân môn và phù hợp với nội dung của bài dạy. Quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc trước hết giáo viên phải sử dụng phương pháp làm mẫu. Nghĩa là giáo viên đọc mẫu cho học sinh nghe, yêu cầu giọng đọc của giáo viên phải chuẩn, diễn cảm thể hiện đúng nội dung, ý nghĩa của bài học để học sinh bắt chước đọc theo. Sau đó giáo viên phải kết hợp phương pháp luyện đọc theo mẫu, luyện đọc đúng, đọc chính xác các phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, dấu thanh. Đọc phát âm đúng, ngắt hơi, nghỉ hơi đúng chỗ, đúng ngữ điệu câu. Từ đó hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả mong muốn và gửi gắm trong bài tập đọc.
Rèn đọc cho học sinh là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của người thầy Tiểu học. Rèn đọc phải tinh tế, sáng tạo, hiệu quả nhưng phải gần gũi với thực tế cuộc sống của các em. Tôi luôn tự nhủ rằng: Không nên nóng vội, chắc chắn rằng năm nay ta sẽ làm tốt hơn năm trước.
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường :
 Kiểm tra bài tập đọc "Trường em " thu được kết quả như sau:
Số lượng HS tham gia đọc 29/29 em
- Đọc tốt, đảm bảo tốc độ: 18 em chiếm 62.6 % 
- Đọc đúng nhưng chưa đảm bảo tốc độ : 09 em chiếm 30.6 % 
- Đọc còn đánh vần: 02 em chiếm 6.8 % 
3 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc, giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy, luôn lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn tổ chức, học sinh tự tìm hiểu, tự phát hiện và luyện đọc đạt kết quả tốt.
Ngoài ra để phần rèn đọc đạt kết quả tốt thì cần phải có các yếu tố khác như 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_1a_tr.doc