SKKN Chỉ đạo của hiệu trưởng nâng cao chất lượng đánh giá giờ lên lớp trường tiểu học Lê Văn Tám

SKKN Chỉ đạo của hiệu trưởng nâng cao chất lượng đánh giá giờ lên lớp trường tiểu học Lê Văn Tám

Thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo dục trong giai đoạn mới vô cùng quan trọng nhưng cũng rất nặng nề. Trước tình hình đó giáo dục phải xác định rõ được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong giai đoạn Lịch sử mới, giai đoạn công nghiệp hoá đất nước.

Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là đào tạo ra những con người và thế hệ có đạo đức trong sáng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá nhân loại, có ý thức cộng đồng để phát huy những tích cực của cá nhân . Là người thừa kế XDCNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dạy của Bác Hồ.

Bởi vậy trong nhà trường tiểu học, quá trình dạy học góp phần quy định chất lượng giáo dục và đào tạo. Giờ lên lớp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng có tính quyết định tới chất lượng dạy và học. Hiệu quả của giờ lên lớp là do giáo viên trực tiếp giảng dạy quyết định. Nhưng vấn đề đặt ra là: Quản lý thế nào để giờ lên lớp của giáo viên đạt hiệu quả tốt nhất; Đó là một việc làm thường xuyên trong công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn của nhà trường.

Đây cũng là một vấn đề có tính cấp thiết để đánh giá đúng trình độ, năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên đứng lớp đồng thời bảo đảm được tính công bằng trong việc đánh giá đúng trình độ năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên đứng lớp. Chính vì vậy vấn đề “Kiểm tra đánh giá giờ trên lớp” được tôi quan tâm, đầu tư để có được những biện pháp tốt giúp cho công tác chỉ đạo chuyên môn của Trường tiêủ học Lê Văn Tám đạt hiệu quả cao.

 

doc 11 trang thuychi01 6701
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo của hiệu trưởng nâng cao chất lượng đánh giá giờ lên lớp trường tiểu học Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài:
Thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo dục trong giai đoạn mới vô cùng quan trọng nhưng cũng rất nặng nề. Trước tình hình đó giáo dục phải xác định rõ được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong giai đoạn Lịch sử mới, giai đoạn công nghiệp hoá đất nước.
Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là đào tạo ra những con người và thế hệ có đạo đức trong sáng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá nhân loại, có ý thức cộng đồng để phát huy những tích cực của cá nhân .. Là người thừa kế XDCNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dạy của Bác Hồ.
Bởi vậy trong nhà trường tiểu học, quá trình dạy học góp phần quy định chất lượng giáo dục và đào tạo. Giờ lên lớp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng có tính quyết định tới chất lượng dạy và học. Hiệu quả của giờ lên lớp là do giáo viên trực tiếp giảng dạy quyết định. Nhưng vấn đề đặt ra là: Quản lý thế nào để giờ lên lớp của giáo viên đạt hiệu quả tốt nhất; Đó là một việc làm thường xuyên trong công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn của nhà trường.
Đây cũng là một vấn đề có tính cấp thiết để đánh giá đúng trình độ, năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên đứng lớp đồng thời bảo đảm được tính công bằng trong việc đánh giá đúng trình độ năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên đứng lớp. Chính vì vậy vấn đề “Kiểm tra đánh giá giờ trên lớp” được tôi quan tâm, đầu tư để có được những biện pháp tốt giúp cho công tác chỉ đạo chuyên môn của Trường tiêủ học Lê Văn Tám đạt hiệu quả cao.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Nắm bắt cơ sở lý luận về đánh giá giờ lên lớp để có cơ sở cho việc làm thực tế ở trường.
 Tìm được một số kinh nghiệm, việc làm cụ thể phù hợp với đội ngũ giáo viên để đánh giá giờ dạy của giáo viên đạt hiệu quả cao theo hướng dẫn của ngành.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số kinh nghiệm trong việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên trường tiểu học LêVăn Tám.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra thực tế.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp. 
	1.5. Những điểm mới của SKKN:
Đưa ra những giải pháp mới, quan trọng phù hợp với thực tế tại nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường tiều học Lê Văn Tám
2. NỘI DUNG
2.1: Cơ sở lý luận: 
Như chúng ta đã biết, bài học được coi là một đơn vị hoàn chỉnh của quá trình giáo dục. Bài học là hình thức tổ chức dạy học cơ bản của quá trình dạy học, ở đây trong một khoảng thời gian xác định ( tiết học ) tại một địa điểm dành riêng ( lớp học ) giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức của một tập thể học sinh có sĩ số cố định, có trình độ phát triển nhất định ( Lớp học sinh ). Có chú ý tới đặc điểm của từng em. Nhằm làm cho tất cả học sinh nắm vững trực tiếp ngay trong quá trình dạy học, đồng thời qua đó mà phát triển những năng lực nhận thức và giáo dục đạo đức cho các em.
 Bài lên lớp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong các hình thức tổ chức dạy học. Nó là tế bào của quá trình dạy học là hình thức dạy học cơ bản, chủ yếu trong nhà trường phổ thông:
- Chất lượng đào tạo phụ thuộc trước hết là phần lớn vào chất lượng bài học trên lớp. Ba nhiệm vụ cơ bản của quá trình giáo dục ( trí dục – giáo dục – phát triển ), được thực hiện trước hết và chủ yếu trong quá trình lên lớp.
- Trong thời gian được đào tạo ở trường phổ thông để các giờ lên lớp của giáo viên có kết quả tốt là việc làm của người quản lý. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng giờ lên lớp đó là: "Chỉ đạo của Hiệu trưởng nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên"
2.2. Thực trạng vấn đề về công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp.
Việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp là rất quan trọng, bởi vì giờ học trên lớp là một phần cơ bản của quá trình dạy học. Giờ học trên lớp phải là trung tâm chú ý và lo lắng của người quản lý, việc dự giờ và phân tích giờ dự chính là việc làm quan trọng nhất của người quản lý có thể phát hiện ra hàng chục sợi dây liên hệ đến các vấn đề dạy học của giáo viên và học tập của học sinh, đến tình hình quản lý của các bộ phận . Dự giờ không chỉ nhằm khám phá ra những thiếu sót, cung cấp cho giáo viên và học sinh những lời khuyên mà còn nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển những kinh nghiệm sáng tạo của cá nhân, làm cho những kinh nghiệm ấy trở thành tài sản của tập thể. Việc xếp loại hoặc cho điểm các giờ trên lớp chỉ là một hệ quả không phải lúc nào cũng cần đến trong việc dự giờ thăm lớp.
Trong trường tiểu học có những hình thức dự giờ sau:
- Dự giờ các giáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy, học tập của từng giáo viên, từng lớp cụ thể.
- Dự giờ theo chuyên đề để nắm chắc trình độ của một giáo viên, một lớp học sinh. nhằm rút kinh nghiệm về một nội dung cần được giải quyết. 
- Dự giờ có báo trước và không báo trước để nắm bắt sự chuẩn bị và trình độ của giáo viên có biện pháp, giải pháp phù hợp với đối tượng.
Để giờ lên lớp đạt hiệu quả tốt nhất, đánh giá một cách khách quan thì yêu cầu người quản lý cần nắm vững quy trình kiểm tra đánh giá giờ lên lớp. Làm được như vậy mới tạo được uy tín cho người quản lý thực hiện đánh giá giáo viên một cách đúng đắn, công bằng, tránh được những dư luận không tốt làm giảm uy tín của người quản lý.
*Đặc điểm, tình hình nhà trường:
Trường tiểu học Lê Văn Tám đóng trên địa bàn phường Ba Đình. được tách ra từ trường PTCS Lê Văn Tám năm 1994. Nhà trường đã có nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện, có đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều có năng lực chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Học sinh nề nếp, đạo đức có ý thức vươn lên trong học tập. Nhiều năm liền nhà trường liên tục có học sinh giỏi cấp Thành phố, cấp Tỉnh, cấp Quốc gia. Hiện nay trường có 20 phòng học cao tầng và các phòng chức năng với khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ. Bàn ghế đảm bảo đủ cho một học sinh một chỗ ngồi. 100% phòng học có bảng từ chống loá, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông.
Năm học 2017-2018 trường có 34 CBGV, 4 nhân viên hợp đồng. Trình độ giao viên: Thạc sỹ: 1 đ/c; Cao đẳng: 1 đ/c; Trung học: 2 đ/c; còn lại là Đại học. 
Toàn trường có 761 học sinh được biên chế 20 lớp, bình quân 38 HS/ lớp.
Nhà trường có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy – học: Mỗi lớp có 1 phòng học riêng, 1 máy chiếu/1 lớp; trường luôn nhận được sự động viên và hỗ trợ tích cực của Đảng ủy, UBND phường Ba Đình; sự ủng hộ và đồng thuận cao của phụ huynh học sinh. Đặc biệt trường được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng GD&ĐT thành phố. Chính vì vậy, nhiều năm liên tục trường đạt tập thể xuất sắc cấp Tỉnh, năm học 2011-2012 trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì.
Bên cạnh thuận lợi, nhà trường còn gặp một số khó khăn ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng dạy học: Thiếu GV dạy Tin học, dạy Thể dục, Tổng phụ trách. Cổng trường chưa có, chưa có phòng học môn Mỹ thuật, Âm nhạc, tiếng Anh; phòng học Tin học số lượng máy tính không đủ và máy bị hỏng nhiều...
Việc đổi mới phương pháp dạy học của một bộ phận giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa tích cực tìm tòi để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
2.3.Những biện pháp chỉ đạo, kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của trường tiểu học Lê Văn Tám:
Chúng tôi xác định việc kiểm tra đánh giá giờ dạy có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, nhà trường đã xây dựng một đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, chuẩn về đào tạo, nhiệt tình trong công tác. 
Danh sách đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo viên năm học 2017-2018.
Số
TT
Họ và tên
Năm sinh
Hệ đào tạo
XLCM
Giáo viên giỏi
TP
Tỉnh
1
Bùi Thị Huy 
1969
ĐHTH
Giỏi
x
2
Nguyễn Thị Quế 
1965
ĐHTH
Khá
x
3
Ngô Kim Oanh 
1963
Cao đẳng
Giỏi
x
x
4
Lê Thị Cúc
1976
ĐHTH
Giỏi
5
Nguyễn Thị Loan
1975
ĐHTH
Giỏi
X
6
Lê Thị Hiệp
1979
ĐHTH
Giỏi
7
Phạm Thị Yến
1969
ĐHTH
Giỏi
8
Đỗ Thuý Hồng 
1972
ĐHTH
Giỏi
9
Nguyễn Thị Dần 
1962
12+2
Giỏi
10
Nguyễn Thị Nhung
1973
ĐHTH
Giỏi
X
11
Bùi Thị Huy
1969
ĐHTH
Giỏi
X
12
La Thị Mận
1976
ĐHTH
Giỏi
13
Lê Thị Hằng
1971
ĐHTH
Khá
14
Vũ Thị Yến
1979
ĐHNN
Giỏi
15
Nguyễn Thị Hà
1976
ĐHTH
Giỏi
X
16
Nguyễn Thị Thoa
1973
ĐHNN
Giỏi
X
17
Cao Thị Nguyệt
1977
ĐHTH
Giỏi
X
18
Nguyễn Thị Hương
1982
ĐHNN
Giỏi
X
19
Nguyễn Thị Xuân Hạnh
1970
ĐHTH
Giỏi
X
20
Đỗ Thị Hoa
1976
ĐHTH
Giỏi
21
Lê Thu Hà
1975
ĐHTH
Giỏi
22
Lê Thị Tâm
1976
ĐHTH
Giỏi
23
Trịnh Thị Phương
1986
ĐHMT
Giỏi
24
Phạm Thị Quế
1980
ĐHNN
Giỏi
25
Phạm Thị Hiến
1976
ĐHTH
Giỏi
X
26
Trịnh Thị Hạnh
1980
ĐHTH
Khá
27
Hoàng Thị Phương
1973
ĐHTH
Khá
28
Nguyễn Thúy Vân
1984
ĐHTH
Khá
Như vậy giáo viên trường Lê Văn Tám đa số đạt chuẩn và trên chuẩn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí chuyên môn và nâng cao chất lượng dạy học, giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề tương đối cao. Với sự nhiệt tình, với trình độ chuyên môn của giáo viên, dưới sự lãnh đạo của BGH mọi hoạt động đều đạt được kết quả tốt.
 2.3.1. Nhận thức của nhà trường:
 Trường tiểu học Lê Văn Tám xem công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên là rất quan trọng, là việc làm cần thiết và thường xuyên cho nên đã được xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ kiểm tra nội bộ một cách cụ thể và chi tiết.
 Trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, chuẩn về đào tạo, nhiệt tình trong công tác.
 Với mục đích nâng cao chất lượng dạy học nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo mà ngành giáo dục đã đề ra, thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên rất quan trọng và cần thiết. Song để nâng cao chất lượng dạy và học thì việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp là không thể thiếu được.
 Nhà trường đã phân công nhiệm vụ kiểm tra, phân cấp kiểm tra cho từng bộ phận: phó Hiệu trưởng; Hiệu trưởng; cốt cán các bộ môn.
 2.3.2. Kế hoạch kiểm tra và kiểm tra giờ lên lớp:
Xác định được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp, ngay từ đầu năm học nhà trường đã lập kế hoạch kiểm tra nội bộ và được sắp xếp trong kế hoạch thực hiện năm học một cách cụ thể ghi rõ thời gian kiểm tra theo định kỳ, theo học kỳ, từng tháng, tuần.
Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên được tiến hành thường xuyên liên tục trong năm học bằng tất cả các hình thức và phương pháp đồng thời đánh giá một cách cụ thể, chính xác, đảm bảo công bằng và khách quan.
 2.3.3. Triển khai thực hiện:
 a. Phân cấp kiểm tra: 
Nhà trường yêu cầu các khối trưởng và cốt cán bộ môn thực hiện đúng công việc và trách nhiệm của mình theo quy định sau đó báo cáo lại với chuyên môn.
 Kiểm tra thường xuyên: Bắt buộc phải thực hiện số giờ quy định trong tuần.
 Kiểm tra định kỳ: Phó hiệu trưởng phải chỉ đạo kết hợp với sự tham gia đóng góp ý kiến của các khối trưởng và giáo viên cùng dự.
 Kiểm tra dự giờ theo chuyên đề; Gồm phó hiệu trưởng, khối trưởng và cốt cán bộ môn 
 Kiểm tra đột xuất và công việc làm thường xuyên của PHT – HT
b. Phương pháp thực hiện từng nội dung :
* Kiểm tra thường xuyên: Chúng tôi dự giờ theo quy định 5 tiết/ tuần trong đó có 2 giờ không báo trước. Sau khi dự giờ yêu cầu giáo viên xác định rõ mục tiêu tiết dạy và đối chiếu với giờ vừa dạy đã đạt được gì ? có ý kiến đánh giá giờ vừa dạy.
Chúng tôi trực tiếp góp ý với giáo viên nhằm giúp giáo viên thấy rõ được kết quả tiết dạy. Trao đổi về kiến thức, về phương pháp lên lớp, về năng lực tổ chức lớp học. Chỉ ra để giáo viên thấy được những mặt tích cực đồng thời góp ý những chỗ, những khâu chưa đạt để giáo viên rút kinh nghiệm,
Trong quá trình đánh giá giờ dạy ngoài việc phải bám theo hướng dẫn của ngành cần phải phân loại giáo viên để có phương pháp góp ý và bồi dưỡng giáo viên phù hợp từng đối tượng. Đối với giáo viên giỏi thì mức độ yêu cầu cao hơn. Đối với giáo viên trung bình, khá thì góp ý làm sao vừa đảm bảo về quy định chuyên môn vừa mang tính chất động viên, uốn nắn ân cần chỉ bảo để giúp họ hiểu ra vấn đề.
*Kiểm tra định kỳ: ( Theo tháng, kỳ, năm ) 
Chúng tôi lên kế hoạch thông báo trước cho giáo viên để họ biết lịch giảng dạy.
Mục đích của việc kiểm tra định kỳ là BGH cùng với khối trưởng và các đồng chí trong khối đi dự giờ nắm bắt tình hình dạy của thầy và học trò như thế nào ? Sau khi dự giờ BGH nghe trực tiếp ý kiến nhận xét đánh giá của giáo viên cùng dự. Qua đó chúng tôi đánh giá được thêm năng lực, ý kiến của mọi người để đối chiếu với ý kiến của bản thân mình để đưa ra hướng giải quyết hợp lý và có lời nhận xét cụ thể đối với giáo viên mình vừa dự. Ngoài ra việc dự giờ còn giúp cho BGH kiểm tra được chất lượng thực tế của học sinh nắm được nhiều thông tin từ phía học sinh: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng làm bài để có biện pháp kịp thời giúp cho giáo viên có được phương pháp giảng dạy phù hợp vơí đối tượng học sinh.
*Dự giờ theo chuyên đề: 
Sau khi triển khai chuyên đề nhà trường tổ chức dạy minh hoạ rút kinh nghiệm toàn trường. Thảo luận chuyên đề về nội dung về phương pháp giảng dạy, sau đó dạy thử. Tổ chức để các khối đi dự giờ, kiểm tra chéo lẫn nhau. Đặc biệt là các môn Toán, Tiếng Việt, tiếng Anh, phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học Mỹ thuật theo phương pháp dạy học Đan Mạch, tăng cường để giáo viên các khối dự giờ tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực. 
Khi cần thiết cũng phải tổ chức cho giáo viên xem tiết minh hoạ( băng, hình ). Sau đó yêu cầu giáo viên viết thu hoạch, rút kinh nghiệm giờ từ đó vận dụng vào giờ dạy trên lớp của mình.
Trong quá trình dạy học chúng tôi tăng cường đi dự giờ đột xuất, không báo trước nhằm kiểm tra hoạt động của giáo viên đồng thời nhắc nhở giáo viên phải chuẩn bị tiết dạy được chu đáo. Sau đó cũng có nhận xét, góp ý đánh giá giáo viên một cách thực tế khách quan.
Tóm lại: Bằng các hình thức kiểm tra đã nêu ở trên, chúng tôi đã trực tiếp dự giờ tất cả các giáo viên trong nhà trường, thu nhận thông tin đầy đủ và chính xác, đánh giá đúng năng lực chuyên môn từng người. Từ đó chúng tôi yêu cầu giáo viên điều chỉnh tiết dạy của mình, nhằm mục đích cho giờ lên lớp đạt hiệu quả cao hơn.
 2.3.4. Đánh giá kết quả từng buổi dự và cả đợt, cả năm và lưu hồ sơ kiểm tra.
 a. Về quy trình dự giờ, kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên chúng tôi thực hiện như sau:
 Yêu cầu dự giờ -> chuẩn bị - > dự giờ quan sát - > phân tích, so sánh - > đánh giá -> động viên phê phán -> kiến nghị - > lưu hồ sơ, yêu cầu kiểm tra lại.
 Chúng tôi tổ chức cho khối trưởng và giáo viên cùng đi dự với mình hoặc chỉ riêng BCH.
 Khi đánh giá giờ dạy chúng tôi dựa vào các yêu tố và các yêu cầu đã đặt ra để xếp loại giờ lên lớp của giáo viên. Đặc biệt quan tâm đến phần kiến thức giáo viên có cung cấp đầy đủ và rõ trọng tâm không; có đổi mới phương pháp theo tinh thần dạy học lấy học sinh làm trung tâm và tổ chức được các hình thức dạy học phong phú; việc giáo viên vận dụng Thông tư 22 trong việc nhận xét để động viên tinh thần học tập của học sinh hay không cuối cùng là chất lượng học sinh sau tiết dạy. 
 Yêu cầu đối với giáo viên:
Nội dung kiến thức bài dạy thể hiện tính chính xác, hệ thống, nêu bật trọng tâm của bài, liên hệ thực tế giáo dục đạo đức tư tưởng.
Sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của bài. Phát huy hoạt động tích cực và phát triển năng lực trí tuệ của học sinh. Chuẩn bị bài giảng tốt, phân bố thời gian hợp lý ở các phần, các khâu, hoàn thành kế hoạch bài giảng.
Tổ chức giúp học sinh hiểu rõ bài giảng, rõ nội dung, có kỹ năng vận dụng kiến thức vừa học. Tiết dạy có sử dụng các tài liệu, phiếu học tập, đồ dùng dạy học phù hợp.
Học sinh thực hiện tốt các hoạt động học tập theo hướng dẫn của giáo viên, phát huy vai trò chủ động trong học tập. Tổ chức lớp học tốt, ứng xử sư phạm kịp thời, giữ đúng tác phong sư phạm gần gũi với học sinh.
Khi xếp loại giờ dạy chúng tôi tổng hợp các yêu cầu đánh giá xếp loại từng tiết dạy theo phiếu đánh giá tiết dạy ở bậc tiểu học cho điểm từng phần và xếp loại: Giỏi – khá - TB – Yếu
Trong toàn bộ năm học, qua các đợt kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất .. Tất cả các giờ dự được ghi chép và xếp loại theo phiếu khi tổng kết học kỳ, tổng kết năm học. Chúng tôi dựa trên cơ sở đánh giá từng phần, đừng đợt để đánh giá xếp loại giờ dạy của mỗi giáo viên.
Sau khi đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên chúng tôi đã công khai kết quả không thiên vị và để cho giáo viên kiến nghị bày tỏ ý kiến của mình với tình thần góp ý xây dựng để cùng nhau tiến bộ.
 Điều đáng mừng là các đồng chí giáo viên rất nhiệt tình trong công tác, những kết quả lao động, thành tích và những cố gắng của họ đã được nhà trường ghi nhận một cách đúng đắn. Có như vậy mới mang chất lượng giờ dạy ngày một nâng cao,
 b. Hồ sơ công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp: 
 *Phiếu dự giờ: Chúng tôi đã ghi chép đầy đủ diễn biến của tiết dạy thể hiện hoạt động của thầy- trò và có nhận xét của từng phần.
 Phiếu dự giờ ghi rõ thời gian và có đánh giá xếp loại cụ thể từng giờ. Phiếu được lưu lại hồ sơ chuyên môn của nhà trường.
 *Hồ sơ dự giờ thăm lớp: Mỗi cá nhân BGH đều có sổ dự giờ thăm lớp. Sổ được ghi chép theo thứ tự các tiết dự trong năm theo từng thời gian. Chúng tôi đã lưu được hồ sơ. Số tiết dự giờ được thực hiện theo quy định của phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa.
 2.4. Kết quả: 
Từ những biện pháp chỉ đạo của trường tiểu học Lê Văn Tám chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Năm học 2017-2018 trường tiểu học Lê Văn Tám đạt được một số kết quả sau:
Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: 2 đồng chí
UBND thành phố tạng giấy khen: 3 đồng chí
Giáo viên đạt lao động Tiên tiến cấp thành phố: 14 đồng chí
Có 6 SKKN được xếp loại cấp thành phố; 3 SKKN được xếp loại cấp tỉnh.
*Về giáo viên dạy giỏi: Cấp trường có 24/28 giáo viên; cấp thành phố: có 2/28 giáo viên.
* Về học sinh giỏi các cấp:
- Cấp quốc gia: 12 giải
- Cấp tỉnh: 1 giải
- Cấp thành phố: 4 giải
Kết quả này chính là sản phẩm của toàn thể CBGV và học sinh trong nhà trường. đặc biệt là vấn đề dạy, học. Dạy như thế nào để đạt chất lượng cao ? Cốt lõi và hạt nhân của vấn đề là giờ lên lớp. Nếu không có sự chỉ đạo kiểm tra đúng đắn các giờ lên lớp của nhà trường thì các giờ lên lớp không đạt được kết quả cao. Các hoạt động dạy học đều đạt kết quả tương đối cao. Trường liên tục đạt trường tiên tiến cấp Tỉnh. trường được nhận nhiều bằng khen giấy khen, đặc biệt trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì. 
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua nhiều năm chỉ đạo công tác kiểm tra chúng tôi thấy rằng người giáo viên là nhân tố trực tiếp quyết định kết quả của giờ lên lớp. Quản lý thế nào để các giờ lên lớp của giáo viên đạt kết quả tốt là việc làm của người quản lý. 
Tư tưởng chỉ đạo chính là BGH cộng với người giúp việc phải tìm mọi biện pháp tác động càng trực tiếp càng tốt đến giờ lên lớp của giáo viên BGH cần phải nắm vững quy trình kiểm tra đánh giá giờ lên lớp , thực hiện một cách nghiêm túc, linh hoạt, công bằng và khách quan, mềm dẻo khéo léo nhưng cương quyết đảm bảo tính thiết thực, tính hiệu quả, tính hệ thống và tính công khai.
Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp, là một chức năng cơ bản có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của quá trình dạy học.
 Kiểm tra giờ lên lớp là biện pháp trực tiếp và quan trọng nhất trong các biện pháp quản lý giờ lên lớp BGH phải nhất thiết duy trì chế độ kiểm tra giờ lên lớp theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo.
 Phải thường xuyên kiểm tra đột xuất việc chuẩn bị bài trước giờ lên lớp của giáo viên, cần có sự kết hợp với các nhân tố tích cực trong nhà trường để đánh giá mọi hoạt động của nhà trường nói chung và giờ lên lớp nói riêng.
 Phải thường xuyên xem xét thời khoá biểu, nắm bắt việc thực hiện chương trình. Đây là biện pháp quản lý trực tiếp giờ lên lớp của người quản lý.
 Để kiểm tra đúng mức thì yêu cầu người quản lý phải nắm vững và hiểu biết sâu sắc nội dung và phương pháp dạy học ở từng bộ môn. Phải thực sự có năng lực sư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_cua_hieu_truong_nang_cao_chat_luong_danh_gia_gi.doc