SKKN Cách tổ chức trò chơi ở một số tiết Ôn tập Địa lý 7

SKKN Cách tổ chức trò chơi ở một số tiết Ôn tập Địa lý 7

Trong khoản 2, Điều 28, Luật giáo dục năm 2005 quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"[1]. Đối với bộ môn Địa lý nói chung và Địa lý ở trường THCS có thể áp dụng nhiều phương pháp như thuyết trình, đóng vai, đàm thoại gợi mở hoặc trò chơi địa lý. để gây hứng thú học tập và tác động đến tình cảm, niềm vui của học sinh. Trong đó, trò chơi địa lý không chỉ tạo hứng thú học tập, nâng cao tình cảm, niềm vui mà hoạt động này còn có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết về bộ môn Địa lý và các kỹ năng hoạt động theo nhóm, tập thể. Bên cạnh đó, tổ chức trò chơi địa lý còn là phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Trong quá trình tham gia giảng dạy học Địa lý, tôi nhận thấy chương trình Địa lý ở trường THCS có thể tiến hành các trò chơi qua tiết ôn tập địa lý nhằm củng cố kiến thức, khắc sâu kiến thức địa lý và giúp cho tiết học thêm sinh động.

Vậy làm thế nào để mỗi khi học các tiết Địa Lý nói chung và tiết “Ôn tập” nói riêng trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước được tìm hiểu khám phá của mỗi học sinh? Chính vì vậy, tôi đã đưa một số trò chơi vào các bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và cũng phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em: thích hoạt động, hiếu động và ưa khám phá. Học sinh được học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhưng rất hào hứng, không khí học tập hứng khởi và phấn chấn mà kiến thức vẫn được khắc sâu, dễ nhớ, dễ thuộc.

Với các lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Cách tổ chức trò chơi ở một số tiết Ôn tập Địa lý 7”.

 

doc 17 trang thuychi01 49048
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách tổ chức trò chơi ở một số tiết Ôn tập Địa lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1
- Lí do chọn đề tài
1
- Mục đích nghiên cứu
1
- Đối tượng nghiên cứu
1
- Phương pháp nghiến cứu
1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề
2
2.2 Thực trạng của vấn đề
2
2.3 Các giải pháp tổ chức thực hiện
4
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
3. Kết luận, kiến nghị.
13
1. Mở đầu.
- Lí do chọn đề tài:
Trong khoản 2, Điều 28, Luật giáo dục năm 2005 quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"[1]. Đối với bộ môn Địa lý nói chung và Địa lý ở trường THCS có thể áp dụng nhiều phương pháp như thuyết trình, đóng vai, đàm thoại gợi mở hoặc trò chơi địa lý... để gây hứng thú học tập và tác động đến tình cảm, niềm vui của học sinh. Trong đó, trò chơi địa lý không chỉ tạo hứng thú học tập, nâng cao tình cảm, niềm vui mà hoạt động này còn có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết về bộ môn Địa lý và các kỹ năng hoạt động theo nhóm, tập thể. Bên cạnh đó, tổ chức trò chơi địa lý còn là phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Trong quá trình tham gia giảng dạy học Địa lý, tôi nhận thấy chương trình Địa lý ở trường THCS có thể tiến hành các trò chơi qua tiết ôn tập địa lý nhằm củng cố kiến thức, khắc sâu kiến thức địa lý và giúp cho tiết học thêm sinh động. 	
Vậy làm thế nào để mỗi khi học các tiết Địa Lý nói chung và tiết “Ôn tập” nói riêng trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước được tìm hiểu khám phá của mỗi học sinh? Chính vì vậy, tôi đã đưa một số trò chơi vào các bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và cũng phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em: thích hoạt động, hiếu động và ưa khám phá. Học sinh được học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhưng rất hào hứng, không khí học tập hứng khởi và phấn chấn mà kiến thức vẫn được khắc sâu, dễ nhớ, dễ thuộc.
Với các lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Cách tổ chức trò chơi ở một số tiết Ôn tập Địa lý 7”.
- Mục đích nghiên cứu: 
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý ở cấp THCS đặc biệt trong các tiết “Ôn tập” theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với hoạt động giao lưu. Quan trọng hơn, khi tham gia vào các trò chơi học tập sẽ tạo điều kiện cho các em ngoài việc tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác mà còn rèn luyện, phát triển cả về trí tuệ , thể lực và nhân cách.
- Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 7 năm học 2016 – 2017 trường THCS Hoằng Vinh - Hoằng Hóa –Thanh Hóa.
- Cách tổ chức trò chơi ở một số tiết “Ôn tập” Địa lí 7 tại trường THCS Hoằng Vinh - Hoằng Hóa –Thanh Hóa.
- Phương pháp nghiên cứu: [2]
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để thu thập thông tin về cơ sở lí luận của trò chơi, về đặc 
[1] Luật giáo dục 2005. 
[2] Phương pháp dạy học địa lý ở trường phổ thông – Nguyễn Đức Vũ – Trường ĐHSP Huế. 
điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh,
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy và học môn Địa lí thông qua dự giờ, thăm lớp ở trong trường và trong huyện để thu thập thông tin liên quan đến việc sử dụng trò chơi.
- Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu điều tra cho giáo viên và học sinh để thu thập thông tin về thực trạng của vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm kết quả nghiên cứu về ứng dụng 
trò chơi trong môn Địa lí, so sánh và đối chiếu với thực trạng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận: 
Từ trước đến nay, có nhiều tác giả cho rằng việc sử dụng trò chơi trong dạy học là rất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng cho người học, không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như tác giả Trương Thị Xuân Huệ trong công trình nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong công tác chuẩn bị trí tuệ cho trẻ em học toán lớp 1” khẳng định: trò chơi có nhiệm vụ giáo dục, có nội dung và luật chơi cho trước do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ.[3]
Đối với môn Địa lý, trong suy nghĩ của nhiều người, nhiều học sinh Địa lý được coi là môn “đất đá, khô khan” nên rất ít học sinh yêu thích môn học này nhất là với tiết dạy “Ôn tập”. Tiết “Ôn tập” trở nên vô cùng cần thiết cho vấn đề củng cố kiến thức cho các em trong tất cả các môn học nói chung. Riêng đối với môn Địa lí thì đây là một trong những tiết khó dạy, vì trong sách giáo khoa không có bài ôn tập cụ thể, lại không có sách nào hướng dẫn một tiết ôn tập một cách chi tiết. Hơn nữa, cũng chưa có tác giả nào đề cập đến vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy tiết “Ôn tập”. Có chăng, một số tác giả chỉ đề cao vai trò, tác dụng và giới thiệu các trò chơi có thể sử dụng trong dạy học. Cũng có một số sáng kiến kinh nghiệm thể hiện dạy tiết “Ôn tập” bằng phương pháp dạy học mới.
Dựa trên cơ sở tâm lí học sinh THCS [4] nói chung và học sinh khối lớp 7 nói riêng: Giao tiếp là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu niên – học sinh trung học cơ sở. Trong giao tiếp, thiếu niên định hướng đến bạn bè rất mạnh mẽ. Giao tiếp với bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống và có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển nhân cách của thiếu niên. Sự phát triển tri giác của học sinh THCS được tăng lên rõ rệt. Đặc biệt hơn đó là sự phát triển chú ý của các học sinh THCS phát triển mạnh song không bền vững. Điều này phụ thuộc vào hứng thú nhận thức, vào tài liệu cần lĩnh hội, vào tâm trạng, thái độ của học sinh trong giờ học. Bởi vậy, giáo viên cần tổ chức giờ học có nội dung hấp dẫn, Vậy thông qua các trò chơi trong học tập Địa lí sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng quan sát, phát triển tốt cả hai loại ghi nhớ trên và nhất là tạo điều kiện cho học sinh phải tích cực hoạt động, tích cức suy nghĩ, tham gia xây dựng bài,
Chính vì lẽ đó, tôi thấy rằng đề tài: “Cách tổ chức trò chơi ở một số tiết Ôn tập Địa lý 7” của tôi là cần thiết nhằm phần nào thay đổi nhận thức cũng như cách dạy, cách học về môn Địa lý đối với nhiều người, đặc biệt với người dạy và người học.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
[3] Tác giả Trương Thị Xuân Huệ.
[4] Nghiên cứu lý luận dạy học – Tâm lý lứa tuổi của học sinh.
* Thực trạng : Tiết ôn tập có vai trò quan trọng trong chương trình Địa lý
nói chung và Địa lý 7 nói riêng. Bởi tiết “Ôn tập” ngoài việc củng cố, hệ thống hóa kiến thức về: dân cư thế giới, vị trí – đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người ở các môi trường Địa lý thuộc và các châu lục nó còn rèn luyện kỹ năng và giáo dục thái độ cho các em. Qua tiết dạy này, giáo viên ôn chắc phần mục tiêu cần đạt được còn bổ sung phần kiến thức học sinh bị khuyết hoặc còn non, thiếu nhằm chuẩn bị cho tiết kiểm tra một tiết có kết quả tốt nhất. Thế nhưng, trên thực tế, các tiết “Ôn tập” lại ít được giáo viên và học sinh quan tâm nhất. Vì sao lại vậy?
+ Đối với giáo viên:
- Giáo viên có tâm lí rất ngại dạy tiết “Ôn tập” vì nội dung hoặc dàn ý ôn tập không có trong sách giáo khoa hay các sách tham khảo.
- Giáo viên tổ chức tiết ôn tập rất đơn giản, chưa chu đáo thậm chí là sơ sài (chủ yếu soạn và dạy theo câu hỏi cuối mỗi bài học trong sách giáo khoa)
- Giáo viên không đổi mới phương pháp: thường sử dụng phương pháp vấn đáp (thầy hỏi – trò trả lời) sao cho hết bài, hết tiết. 
- Giáo viên ngại vận dụng và tổ chức trò chơi vì thời gian của mỗi tiết học là có hạn, cơ sở vật chất không đáp ứng tốt cho việc tổ chức trò chơi. Để chuẩn bị cho một trò chơi trong tiết học người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều (đồ dùng học tập, các thiết bị dạy học, hình thức tổ chức, cách tổ chức.). 
- Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích của trò chơi ấy mang lại ý nghĩa gì? Vận dụng kiến thức gì cho môn học? Khi tổ chức các trò chơi thì giáo viên giao việc cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể . Thời gian quy định cho mỗi hoạt động chơi chưa rõ ràng.
+ Đối với học sinh:
- Học sinh không thích tiết ôn tập, hơn nữa học sinh rất thực tế, các em chạy theo các môn khoa học tự nhiên và môn ngoại ngữ, không thích các môn xã hội, nhất là môn Địa lý các em xem đây là môn phụ thì chính các tiết ôn tập làm các em nhàm chán nhất. 
- Học sinh chưa có ý thức tự ôn tập ở nhà, còn quen phong cách chờ đợi giáo viên hướng dẫn, gợi ý hoặc giao việc (nhất là đối với học sinh xã Hoằng Vinh, phần đông là học sinh nhà nông, bố mẹ đi làm ăn xa).
- Một số em chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy, cô những câu hỏi có nội dung, yêu cầu chưa hiểu.
.- Trên lớp, khi học tiết ôn tập, nhiều em không chú ý, cho rằng phần kiến thức này đã học rồi.
* Kết quả của thực trạng trên:
Qua quá trình dạy học khối lớp 7 năm học 2015-2016, tôi khảo sát thấy kết quả học tập của các em còn thấp, ngại học bài cũ, còn tinh thần học tập trên lớp thường uể oải và ít hào hứng khi học đến tiết “Ôn tập”. Tôi đã nhận thấy kết quả làm bài kiểm tra một tiết của học sinh lớp 7 khi chưa áp dụng đề tài nghiên cứu là rất thấp. 
Kết quả sau khi làm bài kiểm tra trên:
Lớp
Giỏi
(%)
Khá
(%)
TB
(%)
Yếu
(%)
K7(49H/S)
1
2,1
10
20,4
28
57,1
10
20,4
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện:
*Tổ chức trò chơi trong phần khởi động của tiết “Ôn tập”:
Sử dụng trò chơi khi bắt đầu vào tiết học có tác dụng khởi động tư duy của học sinh, dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung học tập một cách tự nhiên, thoải mái và vui vẻ. Không chỉ vậy, trò chơi còn được sử dụng khi chuyển tiếp sang một nội dung mới trong giờ học. Cách chuyển tiếp này, giúp học sinh thay đổi trạng thái, kích thích hoạt động trí tuệ để đạt được mục tiêu bài học.
Ví dụ 1: Sử dụng trò chơi “ AI NHANH HƠN” vào đầu tiết 12“Ôn tập” Địa lý 7 để khởi động tiết học mới.
+ Mục đích: 
- Ôn tập lại kiến thức đã học đồng thời giới thiệu bài mới.
- Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian.
- Rèn tính tự giác, thi đua giữa học sinh.
+ Chuẩn bị:
- Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.
- Học sinh: thẻ đúng , sai.
+ Cách tổ chức: 
- Chia lớp làm 4 đội chơi tương ứng với 4 tổ, cử 4 tổ trưởng làm trọng tài và theo dõi chéo.
- Thời gian: 4 phút
- Luật chơi: Tôi lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, yêu cầu để giáo viên đọc từng câu hỏi hoàn chỉnh thì học sinh mới được sử dụng thẻ (đúng hoặc sai) để trả lời. Em nào vi phạm luật là loại kết quả. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, tôi đưa đáp án cho câu hỏi luôn để các em đối chiếu kết quả.
- Cách tính điểm: mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm/học sinh, trả lời sai trừ 5 điểm/học sinh. Tổng điểm mỗi đội được ghi lên bảng luôn sau mỗi câu trả lời.
Câu hỏi: [5]
- Tháp tuổi thể hiện một số đặc điểm về dân sô? (Đ)
- Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm dưới 2,0%? (S)
- Dân cư thế giới phân bố không đồng đều: đông ở đồng bằng và thưa thớt ở miền núi, hải đảo? (Đ)
- Có hai kiểu quần cư: quần cư nông thôn và quần cư thành thị? (Đ)
- Đới nóng nằm từ chí tuyến đến hai vòng cực ở mỗi bán cầu? (S)
- Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới và môi trường nhiệt đới gió mùa là các kiểu môi trường thuộc đới nóng? (Đ)
→ Trọng tài theo dõi tổng kết. Đội nào có tổng số điểm cao hơn đội đó thắng cuộc. Phần thưởng cho đội thắng sẽ là tràng pháo tay tán thưởng. 
→ GV đánh giá việc thực hiện trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc, khuyến khích đội thua lần sau cố gắng hơn.
Sau đó GV giới thiệu bài mới: Những câu hỏi trên cũng chính là nội dung mà cô cùng các em sẽ tìm hiểu trong tiết ôn tập hôm nay.
Ví dụ 2: Sử dụng trò chơi: “AI NHANH HƠN” đã giới thiệu ở trên mục 1để trong phần chuyển tiếp từ ôn tập lí thuyết sang ôn tập rèn luyện kỹ năng 
[5] Sách giáo khoa địa lý 7 – NXBGD.
thực hành ở tiết 56: Ôn tập (bài 47 đến bài 50) theo phân phối chương trình.
+ Mục đích: 
- Giới thiệu nội dung mới trong tiết học một cách hấp dẫn.
- Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian.
- Rèn tính tự giác, thi đua giữa học sinh.
+ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các bức tranh in màu.
+ Cách tổ chức: 
- Chia lớp làm 2 đội chơi tương ứng với 4 tổ (tổ 1+2 là một đội, tổ 3+4 là một đội), 5 em mỗi đội chơi, cử 2 tổ trưởng làm trọng tài và theo dõi chéo.
- Thời gian: 3 phút
- Luật chơi: 
+ Giáo viên tổ chức cho đại diện 2 đội bắt thăm tranh và treo lên 2 ô bảng.
[6]
+ Giáo viên cho học sinh quan sát trên máy chiếu các bức tranh khác cần chọn để dán vào ô bảng có bức tranh của đội mình.
+ Giáo viên phổ biến luật chơi: 
2 đội xếp thành 2 hàng dọc giữa lối đi, khi giáo viên hô hiệu lệnh “bắt đầu”, từng em mỗi đội nhanh chóng lên chọn tranh dán có nội dung liên quan đến bức tranh của nhóm mình, rồi về cuối hàng để bạn thứ 2 lên, cứ lần lượt như vậy cho đến khi dán xong. 
- Cách tính điểm: Đội nào dán đúng và đảm bảo thời gian đạt 10 điểm, nếu sai 1 nội dung trừ 1 điểm và vi phạm thời gian cứ 10 giây trừ 1 điểm.
Kết thúc trò chơi, GV nhận xét và đưa đáp án chuẩn cho học sinh đối chiếu kết quả, đánh giá việc thực hiện trò chơi, tổng kết điểm cho mỗi đội chơi, tuyên dương đội thắng cuộc, khuyến khích đội thua lần sau cố gắng.
[6] Hình ảnh trong nguồn Internet.
Châu Nam Cực [6]
Châu Đại Dương [6]
→ Giáo viên giới thiệu chuyển tiếp sang nội dung mới: Như vậy, khí hậu là một trong những yếu tố tự nhiên có tác động đến địa hình và cảnh quan mỗi châu lục. Đặc điểm khí hậu được biểu hiện rõ trong biểu đồ khí hậu ở mỗi bài học. Phân tích biểu đồ khí hậu là một kỹ năng quan trọng xuyên suốt cả chương trình Địa lý 7, cô cùng các em sang phần: rèn luyện các kỹ năng trong đó có kỹ năng phân tích biểu đồ khí hậu. 
* Tổ chức trò chơi trong phần nội dung chính của tiết “Ôn tập”:
Đây là phần củng cố, hệ thống cả kiến thức và kĩ năng cho học sinh theo phần, theo chương hoặc theo chủ đề. Ở phần này, GV thường ôn tập theo từng vấn đề trong từng phần hoặc từng chương. Hình thức ôn tập GV thường chia ra 2 phần: làm bài tập (trắc nghiệm + tự luận) để ghi nhớ kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành kết hợp với các trò chơi học tập.
Ví dụ 1: Sử dụng trò chơi “HÁI HOA DÂN CHỦ” để củng cố, hệ thống phần lí thuyết Châu Phi cho học sinh qua hình thức làm bài tập tự luận trong tiết 35 “Ôn tập học kì”. Kết hợp với phương pháp đàm thoại, giáo viên khéo léo đặt câu hỏi thông qua trò chơi “HÁI HOA DÂN CHỦ” nhằm huy động vốn hiểu biết của học sinh một cách chủ động, tích cực đồng thời giúp giáo viên nắm được trình độ nhận thức hiện tại của các em. 
[6] Hình ảnh trong nguồn Internet.
+ Mục đích: 
- Giúp HS ôn lại và học thuộc lòng nội dung các bài đã học trong chương trình.
- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đã học .
- Rèn luyện tính mạnh dạn sự tự tin cho học sinh
+ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các bông hoa giấy để làm phiếu. Trên mỗi bông hoa ghi một câu hỏi nhằm ôn lại lí thuyết Chương VI: Châu Phi đã học trong chương trình.
+ Cách tổ chức: 
- Chia đội: 4 đội tương ứng 4 tổ (khoảng 2 em/tổ tham gia)
- Thời gian chơi: 08- 10 phút.
- Cách chơi: 
Giáo viên treo phiếu hoa lên cây để hái.
Từng em lên bốc hoa nhận yêu cầu của mình, thực hiện các yêu cầu ghi trên phiếu. Mỗi câu trả lời đúng và đảm bảo thời gian (1 phút) ghi được 10 điểm. Nếu vi phạm thời gian cứ 10 giây trừ 1 điểm.
Học sinh đội khác chú ý nghe, được quyền trả lời nếu đội bạn trả lời sai và có đáp án đúng sẽ được cộng thêm 5 điểm từ tổng điểm của đội bạn.
Giáo viên nhận xét và đưa đáp án chuẩn sau mỗi câu trả lời của học sinh.
Kết thúc trò chơi, giáo viên đánh giá việc thực hiện trò chơi, tổng kết điểm cho mỗi đội chơi, tuyên dương đội thắng cuộc, khuyến khích đội thua lần sau cố gắng và cho từng học sinh điểm kiểm tra miệng từ kết quả các em đạt được.
Câu hỏi: Gồm 10 câu hỏi. [7], [8]
? Hãy nêu đặc điểm về vị trí địa lí, diện tích, hình dạng bờ biển của Châu Phi. Ý nghĩa của vị trí này ?
- Diện tích : hơn 30 triệu km2
- Vị trí : 300B – 350N, phần lớn diện tích nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và Nam. Phía bắc Giáp Địa Trung Hải, phía đông nam giáp Ấn Độ Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía đông bắc giáp biển Đỏ, ngăn cách với Chấu Á bởi kênh đào Xuy-ê. 
- Hình dạng bờ biển : ít bị cắt xẻ, ít đảo và bán đảo.
? Nguyên nhân làm cho châu Phi trở thành châu lục nóng và khô bật nhất thế giới.
- Vị trí: nằm ở đới nóng (giữa hai chí tuyến) góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng lớn nên quanh năm khô.
- Quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa, mưa rất ít, rất khô hạn.
- Bờ biển ít bị cắt xẻ, lục địa hình khối rộng lớn, ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.
- Ảnh hưởng của dòng biển lạnh chạy ven bờ.
? Vì sao hoang mạc ở Châu Phi lại tiến ra sát biển ? Tại sao diện tích hoang mạc ở Bắc Phi lớn hơn ở Nam Phi ?
- Hoang mạc Châu Phi tiến ra sát biển. Vì phần lớn nằm sát hai bên chí tuyến trong vùng khí áp cao, và ít mưa của Trái Đất. Ngoài ra các dòng biển 
[7] Thiết kế bài giảng địa lý 7 – NXB Hà Nội.
[8] Sách giáo viên địa lý 7 – NXBGD..
lạnh chạy ven bờ ,lượng bốc hơi nước rất ít.
- Diện tích hoang mạc ở Bắc Phi lớn hơn ở Nam Phi là vì Bắc Phi có diện tích tiếp giáp với chí tuyến Bắc rộng lớn hơn nhiều so với Nam Phi tiếp giáp với chí tuyến Nam. Ngoài ra ven bờ đông hoang mạc Calahari có dòng biển nóng Môdăm bích chảy qua nên hoang mạc lùi vào bên trong.
? Trình bày sự phân bố dân cư Châu Phi. Vì sao có sự phân bố như vậy ?
- Dân cư phân bố không đều: Nhiều vùng rộng lớn hầu như không có ngườì ở do khí hậu khắc nghiệt, đời sống khó khăn(hoang mạc, rừng rậm xích đạo). Ngược lại vùng duyên hải, vùng thung lũng sông (đồng bằng sông Nin, ven V.Ghinê, duyên Hải Bắc Phi và Nam Phi) dân cư tập trung rất đông vì có mưa thuận lợi cho phát triển kinh tế - đời sống.
- Dân cư phần lớn sống ở nông thôn, thành phố ít do công nghiệp chưa phát triển mấy, nền kinh tế chủ yếu còn phụ thuộc vào nông nghiệp và hậu quả nhiều thế kỉ bị thống trị bởi chủ nghĩa thực dân.
?Tính đa dạng của môi trường Châu Phi được thể hiện như thế nào?
- Các môi trường nằm đối xứng nhau qua đường xích đạo	.
+ Môi trường xích đạo ẩm: nóng quanh năm, chiếm một dải hẹp dọc 2 bên đường xích đạo, có rừng rậm xanh quanh năm.
+ Hai môi trường nhiệt đới: càng xa xích đạo, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan phát triển và cây bụi.
+ Hai môi trường hoang mạc: động thực vật rất nghèo nàn. Hoang mạc Sahara ở phía Bắc, hoang mạc Calahari và Namip ở phía Nam.
+ Hai môi trường Địa Trung Hải: ở cực Bắc và cực Nam Châu Phi, thực vật chủ yếu là cây chịu hạn.
?Muốn phát triển sản xuất nông nghiệp các quốc gia Châu Phi phải làm gì để khắc phục những khó khăn do thiên tai gây ra?
- Dùng kĩ thuật khoan sâu lấy nước tưới.
- Chọn cây trồng, vật nuôi chịu được hạn.
- Trồng và bảo vệ rừng.
?Nêu nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế ở châu Phi. 
- Bùng nổ dân số.
- Đại dịch HIV/AIDS.
- Xung đột tộc người.
- Sự can thiệp của nước ngoài.
? Điều kiện tự nhiên Châu Phi có những thuận lợi, khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế?
- Thuận lợi: Tài nguyên khoáng sản phong phú như: vàng, kim cương, kim loại phóng xạ, dầu lửa, khí đốtMột số nơi có đât trồng màu mỡ trồng được các loại cây ăn quả, lúa mì, lúa mạch, cây đặc sản: ôliu, cacao.
- Khó khăn: Khí hậu khô hạn, hiện tượng hoang mạc hóa và xói mòn đất phổ biến làm cho cây trồng khó phát triển.
? Nêu sự khác nhau về kinh tế-xã hội giữa khu vực Bắc Phi và khu vực Trung Phi?
- Khu vực Bắc Phi và khu vực Trung Phi có sự khác nhau về kinh tế-xã hội.
+ Khu vực Bắc Phi: đa số là người Ảrập và Bécbe thuộc chủng tộc Ơrôpêôit, chủ yếu theo đạo Hồi. Kinh tế tương đối phát triển nhờ vào sản xuất nông nghiệp và khai thác dầu mỏ.
+ Khu vực Trung Phi: chủ yếu thuộc chủng tộc Nêgrôit, có tín ngưỡng đa dạng. Hầu hết các nước trong khu vực kinh tế còn thấp kém, dựa vào khai thác lâm sản, trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền. Nhiều quốc gia Trung Phi thường bị khủng hoảng về kinh tế, nạn nghèo đói thường xuyên xảy ra. 
?Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới, nhưng khí hậu Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu Bắc 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_to_chuc_tro_choi_o_mot_so_tiet_on_tap_dia_ly_7.doc