SKKN Cách tiếp cận nghệ thuật sử dung nhịp điệu trong bài sóng của Xuân Quỳnh

SKKN Cách tiếp cận nghệ thuật sử dung nhịp điệu trong bài sóng của Xuân Quỳnh

Vẻ đẹp của văn chương luôn ẩn ở đằng sau những lớp ngôn từ. Văn chương ngôn từ để miêu tả, cảm nhận và khái quát tất cả những gì đang diễn ra trong cuộc sống. M. Goorki nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Đối với người nghệ sĩ sử dụng ngôn từ luôn luôn là điều trăn trở. Bởi vậy những đứa con tinh thần được họ sản sinh ra thường mang đến cho độc giả niềm vui và niềm đam mê khám phá.

1.1.2. Sử dụng nhịp điệu trong thi ca có sự thu hút lôi cuốn đặc biệt vì từ ngữ dành cho thơ ca là sự hàm súc cô đọng tinh lọc và nhiều khi có cả sự thăng hoa. Đối với các nhà thơ hiện đại ngôn từ và việc sử dụng ngôn từ lại càng có những điều thú vị hơn. Nguyễn Đình Thi quan niệm về thơ “Thơ là tư tưởng hình tượng quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo ra cái toàn thể viết bằng cả tâm hồn chứ không chỉ bằng ý thức”. Chính vì thế tìm hiểu nhịp điệu trong thơ là rất quan trọng.

 

doc 22 trang thuychi01 9695
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách tiếp cận nghệ thuật sử dung nhịp điệu trong bài sóng của Xuân Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1. Mở đầu
Lí do chọn đề tài.. .1
Mục đích nghiên cứu... . 2
Đối tượng nghiên cứu.2
Phạm vi nghiên cứu ...2
Phương pháp nghiên cứu2
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận...3
2.2. Thực trạng vấn đề..7
2.3. Các giải pháp
2.3.1. Xuân Quỳnh- Cuộc đời gửi lại trong thơ8
2.3.2. Xuân Quỳnh- Cuộc đời và thơ ca .11 
 2.3.3. Nhịp điệu trong bài Sóng- Sự độc đáo, mới lạ 15
2.4. Kết quả thu được............18
3. Kết luận.. .20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
1.1.1. Vẻ đẹp của văn chương luôn ẩn ở đằng sau những lớp ngôn từ. Văn chương ngôn từ để miêu tả, cảm nhận và khái quát tất cả những gì đang diễn ra trong cuộc sống. M. Goorki nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Đối với người nghệ sĩ sử dụng ngôn từ luôn luôn là điều trăn trở. Bởi vậy những đứa con tinh thần được họ sản sinh ra thường mang đến cho độc giả niềm vui và niềm đam mê khám phá.
1.1.2. Sử dụng nhịp điệu trong thi ca có sự thu hút lôi cuốn đặc biệt vì từ ngữ dành cho thơ ca là sự hàm súc cô đọng tinh lọc và nhiều khi có cả sự thăng hoa. Đối với các nhà thơ hiện đại ngôn từ và việc sử dụng ngôn từ lại càng có những điều thú vị hơn. Nguyễn Đình Thi quan niệm về thơ “Thơ là tư tưởng hình tượng quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo ra cái toàn thể viết bằng cả tâm hồn chứ không chỉ bằng ý thức”. Chính vì thế tìm hiểu nhịp điệu trong thơ là rất quan trọng.
1.1.3. Các nhà soạn giả đã đưa vào sách Ngữ Văn ở trường phổ thông trung học yêu cầu người giáo viên phải có kiến thức toàn diện vững vàng. Nhất là những kiến thức về ngôn ngữ, về từ loại và từ vựng học nói chung, nhịp điệu nói riêng. Thông qua dạy ngữ văn học sinh có thể nắm được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hơn nữa thông qua phân tích, khơi dậy trong học sinh niềm yêu thích văn chương, khám phá các giá trị Chân, Thiện, Mĩ trong sáng tạo nghệ thuật của thơ ca, đồng thời cũng tăng cường thêm vốn từ vựng cho học sinh.
1.1.4. Xuân Quỳnh (1942-1988) được nhiều thế hệ độc giả yêu mến qua những bài thơ rung động tâm hồn như: Sóng, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu Xuân Quỳnh là tác giả của nhiều tập thơ: Hoa dọc chiến hào, Lời ru mặt đất, Sân ga chiều em đi, Hoa cỏ may, Tự hát
Năm 2017, Nhà thơ Xuân Quỳnh được Bộ VH-TT&DL đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với hai tập thơ là Lời ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.
Đó là những lí do tôi chọn đề tài này làm đối tượng viết sáng kiến kinh nghiệm này.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 	Những kiến thức về tiếng Việt đặc biệt là cách sử dụng từ như thế nào cho hợp lý ở mọi phong cách văn bản.
 	Đề tài này làm cơ sở cho việc học tập nhất là phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy học sinh PT trong tương lai.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu nhịp điệu trong bài Sóng ở chương trình ngữ văn THPT.
- Trên con đường bình thơ, chủ yếu ttimf hiểu nhịp điệu.
- Đối tượng là HS THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Đề tài với khả năng có hạn, tôi sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp thống kê, miêu tả
- Phương pháp tổng hợp khái quát, hệ thống hoá kết hợp với phương pháp phân tích ngôn ngữ văn học.
1.5. Những điểm mới của SKKN
	Từ khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy, tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt. Học sinh hiểu bài, yêu thích bộ môn hơn. Ngoài học bài Sóng, các em còn sưu tầm nhiều bài thơ cùng đề tài và thuộc nhiều bài thơ của nữ sỹ Xuân Quỳnh. Đặc biệt cảm nhận được nhạc điệu, từ đó đọc điễn cảm theo những cung bậc cảm xúc của Sóng như chính những khát khao cháy bỏng trong hồn thơ của chị.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Giáo sư tiến sĩ Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa”(NXB-ĐHQG-1997): - Đối với người Việt Nam thông thường buổi chiều mặt trời xuống núi vì nước Việt nam tựa lưng vào miền núi phía Tây mà ngoảnh mặt ra phía Đông thành ra cách nói “Mặt trời xuống biển” (Huy Cận) rất bất ngờ. Song đó là cách nói thực. Bởi vì lúc này vị trí đoàn thuyền đã ở giữa biển cả. Đã ở giữa biển thì mặt trời lặn hay mọc đều trên biển. Câu thơ mở đầu vẽ ra cảnh trời đất mênh mông bốn bề bao phủ đoàn thuyền đánh cá nhỏ nhoi. Không nói được cái thực đó thì làm sao hiểu được câu thơ.
 Nhà xuất bản Khánh Hòa cuốn “Bình luận văn học Xuân Diệu - Huy Cận” có đoạn bình về nghệ thuật dùng từ láy thành công của Xuân Diệu trong bài “Thơ duyên” dùng với âm điệu rất đạt:
Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
 Đây là mấy nét thanh thanh sinh động
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
 Con cò trên ruộng cánh phân vân
Giới nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật có khá nhiều bài viết nói về cách sử dụng trong thi pháp thơ hiện đại. Nhưng vẫn chưa có chuyên luận nào đi sâu nghiên cứu phân tích, đánh giá việc vận dụng từ trong sáng tạo nghệ thuật.
Tuy nhiên, nhịp điệu và thi tứ gắn bó chặt chẽ với nhau. Thơ muốn trở thành khúc nhạc lòng nhạc hồn không thể không có tiết tấu nhịp điệu uyển chuyển. Nhạc lòng chuyển hoá thành nhạc thơ. Nhạc thơ đa dạng. Khi trầm bổng du dương. Lúc thanh thoát nhẹ nhàng... ứng với điệu hồn thi sĩ. Nhạc thơ biểu hiện cụ thể ở nhịp điệu. Thi nhân phổ nhạc cho thơ tiếng thơ vang ngân trong không gian tạo thành các "bước sóng" gõ cửa tâm hồn độc giả. Thơ giàu nhạc điệu khi và chỉ khi tâm hồn nhà thơ tràn đầy xúc  cảm. Mọi sự thay đổi ngôn từ đều làm biến đổi nhịp điệu và nội dung tư tưởng thể hiện. Xuân Diệu nói: thơ hay thì lời thơ chín đỏ trong cảm xúc. Do chỗ nhà thơ thổi hồn mình vào ngôn từ cho nên chất nhạc thấm đẫm từng câu từng chữ. Mỗi khuôn nhịp có thể ví với những giai âm độc đáo trong "bản giao hưởng tâm hồn" của thi sĩ.. Thơ giàu nhạc điệu không hề sáo mòn về ngôn từ. Trái lại nó có khả năng nâng ngôn ngữ đời thường thành ngôn từ nghệ thuật .Nhiều người nhầm tưởng  cách tân thơ chỉ đơn giản ở chỗ: người viết kéo thơ về gần với đời thường hoặc văn xuôi hoá lời thơ. Kì thực mọi lời thơ thiếu vắng nhịp điệu tiết tấu đều tuột khỏi tâm trí người đọc. Thơ đọc lên phải nghe lọt tai. Nhạc thơ ru ta theo điệu hồn của nghệ sĩ. Người sành thơ thường dị ứng với kiểu thơ ngang ngang trúc trắc về tình ý. Khi những bài thơ thiếu tính nhạc  rơi vào quên lãng ta mới hiểu thêm rằng mọi sự ngừng ngắt trong tổ chức lời thơ chỉ đơn thuần thuộc về kĩ thuật kĩ xảo làm thơ đều bị nàng thơ từ chối 
Một số lí thuyết gia và  thi sĩ tuyên bố: thơ đã được giải phóng khỏi  nhạc nhịp và vần điệu.Nhưng trên thực tế họ đã làm nghèo đi khả năng biểu hiện của thơ. Trong tiềm thức của không ít người thơhoặc tính thơ luôn thuộc về loại hình ngôn ngữ có tiết tấu nhịp điệu.  Tư duy thơ  khác tư duy văn xuôi. Văn xuôi không có tiết tấu vần nhịp. Văn xuôi chỉ có tiết tấu nhịp điệu khi nó đã " bị thơ ca gặm nhấm"(Claude Montel). Tiết tấu vần nhịp trong văn- nếu có- thường bị gián đoạn. Còn trongthơ nhịp nhạc vần điệu  vận động khá đều đặn theo một chu kì quy luật nào đó. Một đằng thuộc thủ pháp nghệ thuật có cũng được không cũng chẳng sao. Còn đằng kia thuộc về bản thể về sự sống. Thơ tìm tòi tiết tấu hướng tới sự gián đoạn trong chuỗi ngữ lưu liên tục. Thơ gây ấn tượng bằng việc lệch chuẩn nhịp điệu. Thơ phá huỷ tính chất tuyến tính của thời gian. Thơ hướng về ấn tượng ban đầu nên tìm tới các hình thức chuyển nghĩa. Văn xuôi nhằm vào kết thúc khái quát nên tìm mọi cách thức tạo nghĩa. Thơ liên tục tạo ra các kí hiệu biểu đạt còn văn xuôi liên tục xác lập hệ qui chiếu. Sự biểu đạt ý tứ bằng hình thức tiết tấu nhịp điệu do vậy khiến cho lời thơ không cần phải kéo dài như câu văn xuôi lời thơ dứt khoát. Người xưa nói "ý tại ngôn ngoại" có lẽ còn muốn nhấn mạnh rằng: ý tứ nằm ở tiết tấu vần nhịp. Chính tiết tấu nhịp điệu góp phần tạo ra ý thơ phong phú. Sự thu hẹp "vương quốc thơ" sự mở rộng ranh giới văn xuôi hoặc sự chuyển dịch của hai hệ thống đó vào nhau  khiến nhiều người nhầm tưởng vần nhịp không còn quan trọng đối với thơ nữa. Thơ dù biến đổi đến đâu vẫn giữ cho mình những yếu tố nòng cốt đảm bảo cho sức sống bất tử của thể loại khiến nó tồn tại với tư cách phát ngôn thơ chứ không phải văn xuôi đơn thuần. Phản bội vần nhịp tiết tấu- theo nghĩa chặt chẽ của từ này đồng nghĩa với "phản thơ". Đổi mới thơ đích thực trước hết thuộc về đổi mới vần nhịp tiết tấu...Chẳng hạn cuộc cách mạng trong thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1945 không hề diễn ra trong trạng thái loại bỏ vần nhịp tiếu tấu.Trái lại cách gieo vần ngắt nhịp tổ chức tiết tấu câu thơ không ngừng được làm phong phú thêm với sức mạnh và năng lượng mới. Charles Hartman khẳng định : "Nhịp điệu đóng góp toàn bộ ý nghĩa của bài thơ và phép làm thơ là chuyển nó thành ý nghĩa".
Nếu xem tài năng nhà thơ biểu hiện ở chỗ: tạo ra cuộc chơi và dẫn người đọc tham gia vào cuộc chơi đó thì nhạc nhịp thuộc về yếu tố "mê hoặc" độc giả. Nhịp và giọng điệu gắn bó chặt với nhau .Nhịp thơ tạo ra giọng điệu .Nhịp chẵn ở lục bát tạo ra giọng mềm mại tha thiết. Nhịp thơ thất ngôn tạo ra giọng điệu trang trọng...Nhà thơ tài hoa thường phổ nhạc cho thơ tới mức như ta có thể hát ngay bài thơ đó theo một giai điệu nhất định. Phổ nhạc tức là  mượn hình thức nhạc để biểu đạt chất thơ của cuộc sống .Tính chất chu kì và nguyên tắc láy đi láy lại của nhịp thơ khiến nó gần hơn với môtíp âm nhạc. Nhịp thơ chỉ tác động mạnh mẽ vào tình cảm người đọc khi giữa các khuôn nhịp có những âm thanh không đều nhau không giống nhau.Nhịp thơ chuyển hoá thành các giai điệu. Bố cục nhịp điệu tương đồng về khả năng biểu đạt ý tình với bố cục âm nhạc.
Mỗi bài thơ tương ứng với một thế giới nghệ thuật.Một thi phẩm có nhiều dòng thơ. Dòng thơ xét về hình thể rất giống với xương cốt của bài thơ. Theo Denida Levertop : " việc chia thơ ra thành dòng chính là một sự bắt đầu cần thiết cho toàn bộ đời sống của nó".Chia thơ ra thành dòng không đơn giản là tách ý chuyển ý mà thuộc cách tổ chức tứ thơ vần nhịp. Cách phân dòng thơ tổ chức câu thơ thuộc về phương diện hình thức. Nhờ sự phân chia thành từng dòng thơ mà toàn bộ tư tưởng tâm trạng... của nhân vật được thể hiện đầy đủ. Maiakovski cho rằng: " Sự ngắt đoạn và nhịp điệu của bài thơ hệ trọng hơn sự chấm câu".Một dòng thơ ngắn có thể tương ứng với một khuôn nhịp. Nhưng thường thì một câu thơ dòng thơ có nhiều nhịp . Nhịp thơ không nhất thiết phải đều đặn cố định .Nhịp thơ đổi thay theo nhu cầu biểu hiện ý tình; theo nhiệm vụ tái hiện sự vận động của sự vật hiện tượng; theo ngữ điệu phát ngôn ở từng nhân vật .Mỗi dòng thơ câu thơ được tổ chức theo qui luật câu hát. Ngâm thơ cũng luyến láy ngừng nghỉ kéo dài và lướt nhẹ một số âm tiết nào đó.
Tổ chức nhịp điệu trong một bài thơ như thế nào phụ thuộc vào tư duy thơ ở từng tác giả. Tổ chức nhịp thơ thuộc về hệ thống biểu hiện nghệ thuật. Cả vần lẫn nhịp đều biểu đạt tư tưởng cảm xúc...Bỏ qua nhịp điệu độc giả không thể "gọi tên sự vật" một cách đầy đủ. Người ta có thể chủ trương thơ không vần nhưng nhịp thơ thì không bao giờ mất đi trong thi phẩm . Nhịp thơ trước hết được lĩnh hội bằng trực giác. Song không vì thế mà mất đi sự tinh tế bí ẩn của thơ. Những cấu trúc nhịp sáng tạo luôn hấp dẫn mời gọi độc giả cắt nghĩa. Giá trị của bài thơ không chỉ xét ở nội dung tư tưởng mà chủ yếu ở điều: khiến cho bài thơ trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Nhịp thơ tham gia vào quá trình đó bằng cách tạo ra những giá trị thẩm mỹ đặc sắc ở từng khuôn nhịp cụ thể. Phát hiện ra ý nghĩa của nhịp thơ  giúp độc giả tiếp cận với chiều sâu và vẻ đẹp toàn vẹn của đối tượng miêu tả. Thích một bài thơ trước hết hứng thú với cái âm vang của ngôn từ nhịp điệu.Có giai điệu thơ buồn thương u hoài có giai điệu sôi nổi rạo rực. Giai âm khoan thai đan lồng với gấp gáp. Nhịp thơ đặc trưng bằng sự phân bố của các âm thanh thuộc hai nhóm thanh điệu cao thấp tương tự với đường nét trong tác phẩm hội hoạ và giai điệu trong nhạc phẩm. Trong âm nhạc tiết tấu biểu hiện ở dáng đi(bộ điệu)câu nhạc. Khái niệm "tiết tấu" trong âm nhạc và khái niệm "bước thơ" trong thơ khá gần nhau.
Nhịp điệu nằm bên trong bản thân kiến trúc ngôn từ và qui định kiểu kiến trúc ấy.. Nhịp thơ một mặt thoả ước tuân theo qui luật khách quan của thể loại mặt khác vận động theo qui luật trái tim hơi thở con người. Hình thái nhịp điệu hiện thực hoá cấu trúc ý thơ tứ thơ. Đường nét vận động của nhịp điệu ngữ điệu thể hiện rõ tính nhạc của ngôn từ. Phổ nhạc cho thơ cần thiết như phổ thơ cho nhạc.Không phải ngẫu nhiên bước sang thế kỉ XX nhiều nghệ sĩ đã cố gắng kết hợp hiệu quả hơn nữa âm nhạc với thơ ca. Họ cố gắng để cho giai điệu tiết tấu "gần gũi đến mức tối đa với ngữ điệu tự nhiên của ngôn ngữ"(Vũ Khánh).
Nhịp thơ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trước hết bị chế ước bởi thi pháp thể loại.  Ví dụ thơ Đường luật ngắt nhịp theo "hình thế đối lập nhau": chẵn trước lẻ sau: 4/3 hay 2/2/3. Thơ thất ngôn Đường luật thường kết thúc ở nhịp lẻ. Theo luật âm dương đắp đổi nhịp thơ của thơ người Tàu biểu hiện tính "cương" tiết tấu mạnh mẽ sang trọng. Thơ lục bát của người Việt ưa nhịp chẵn nhịp đôi. ở thơ song thất lục bát tần số nhịp chẵn  cũng rất lớn. Nhịp thơ của thơ người Việt biểu hiện tính "nhu" tiết tấu mềm mại gọn gàng. Thơ ngũ ngôn của người Việt ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau( 3/2) ngũ ngôn Trung Quốc có cách ngắt nhịp khác: chẵn trước lẻ sau(2/3). Như vậy luật thơ Việt khác với thi luật Tàu.Hẹp hơn cấu trúc nhịp thơ mang tính dân tộc. Điều đó rõ hơn ở chỗ: cùng một thể thơ( thất ngôn ngũ ngôn...) nhưng cách  thức tổ chức nhịp điệu của thi nhân Việt và Trung Quốc không giống nhau. Sự khác biệt này thiết nghĩ do hệ tư tưởng và quan niệm triết mĩ của chủ thể sáng tạo qui định. Vì nhịp điệu của thơ không tách rời tư duy và điệu thức xúc cảm. Nhịp thơ luôn phù hợp với ngữ nghĩa và ngữ  điệu.
2.2. Thực trạng vấn đề
Nhịp  thơ tạo ra lượng ý nghĩa bổ sung khá lớn so với nghĩa từ vựng. Nhịp thơ thể hiện kĩ thuật tổ chức các đơn vị ngôn ngữ của nhà thơ. Nhịp thơ tạo ra sức vang vọng về âm điệu và ngữ nghĩa. Tính có nhịp điệu chính là một tiêu chí để phân biệt lời thơ với  ngôn ngữ văn xuôi cho thấy sự gần gũi giữa nó với âm nhạc. Sự đa dạng của nhịp thơ giống như sự đa dạng của giai điệu. Các thanh điệu cao thấp các âm luyến láy được biểu hiện qua các bước đi của giai điệu nhịp điệu. Ngâm thơ hát thơ "trình diễn thơ" về bản chất: khai thác tính trầm bổng của tiết tấu thơ. Bất kì một nhịp thơ nào trên phương diện hình thức cũng gợi cho ta cảm giác về tính không liên tục của chuỗi ngôn ngữ. Nhưng về mặt nội dung nhịp thơ bao giờ cũng có tính thống nhất bên trong. 
Tuy nhiên, hiện nay đa số học sinh cảm nhận thơ văn còn hạn chế do môn Văn không còn tính thiết thực hoặc không yêu thích bộ môn này, nên các em chỉ học qua loa, đối phó.. Cũng như phân tích tác phẩm không cặn kẽ, thấu đáo, đặc biệt là tính nhạc trong thơ. Vì vậy với kinh nghiệm tìm hiểu nhạc điệu trong bài Sóng phần nào giúp GV và HS có cái nhìn toàn diện hơn về nét độc đáo, mới lạ và tạo hứng thú hơn trong giờ học văn.
2.3. Các giải pháp
2.3.1.Xuân Quỳnh- Cuộc đời gửi lại trong thơ
Xuân Quỳnh, một cô gái mồ côi nghèo khổ: lớn lên giữa một thời kì đất nước phài đương đầu với vô vàn khó khăn về kinh tế, về chiến tranh Nhưng Xuân Quỳnh, khác nào một cây xương rồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc, đã vắt kiệt sức mình để nở những bông hoa quý cho cuộc đời.
Thế hệ các nhà thơ này hoàn toàn thuộc về thời kì “lịch sử dân tộc vừa lật sang trang mới” (cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi). Sau lưng họ, thời đại phong kiến thuộc địa đã bị đẩy lùi vào dĩ vãng. Trước mắt họ là cả một chân trời vô cùng xán lạn của đất nước đang bắt đầu bước vào thời kì phục hưng. Họ là những “con người mới” của thời đại phục hưng ấy.
 Phải trải qua nhiều thập kỉ thai nghén, lịch sử và đất nước mới sản sinh ra được những con người tài hoa và xuất chúng như cặp Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ. Nói như Nguyễn Công Trứ, họ chính là “khí đẹp của con sông chung đúc lại” (Dã thị giang sơn chung tú khí). Cuộc hôn nhân của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ là cái duyên tất yếu của hai tài năng. Chị đã có những giây phút thăng hoa trong tình yêu nhưng cũng có những lúc phải đóng vai của một người hạnh phúc. Phải chăng đó là một tình yêu, mà tạo hóa, không ai tạo ra nổi.
 Xuân Quỳnh, một cô gái mồ côi nghèo khổ: lớn lên giữa một thời kì đất nước phài đương đầu với vô vàn khó khăn về kinh tế, về chiến tranh Nhưng Xuân Quỳnh, khác nào một cây xương rồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc, đã vắt kiệt sức mình để nở những bông hoa quý cho cuộc đời.
Cũng giống như hầu hết nữ sĩ Đông Tây Kim Cổ, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống của chính mình về tất cả mọi phương diện: những khát khao, những tình cảm, những suy nghĩ, và “sự sống” của một người phụ nữ. Vì lẽ đó hầu hết thơ của chị đều là thơ trữ tình. Đất nước, thiên nhiên, thời đại đều được phản ánh vào thơ chị thông qua cái lăng kính trữ tình đó. Thơ Xuân Quỳnh khác nào một cuốn nhật kí bỏ ngỏ và ai ngờ, chính vì vậy mà thơ chị được đông đảo quần chúng- nam, nữ, phụ lão và cả ấu, cả lính nữa nâng niu và nồng nhiệt đón nhận. Họ bị thu hút bởi những gì rất “Hồ Xuân Hương” nơi chị: Một người phụ nữ xinh đẹp, chân chất, đôn hậu, rất mực yêu đời và vui tính nhưng cung rất mực sắc sảo và “đáo để”, còn thơ chị thật là “cực kì”!
 Léc- môn- tốp, văn hào Nga thế kỉ XIX, đã hóm hỉnh chia đàn bà ra làm hai loại. thứ nhất là hạng đàn bà “man rợ”, tức là những đàn bà “hồn nhiên, chỉ có tình cảm mà thiếu hụt về trí tuệ”. Thứ hai là hạng đàn bà “trí tuệ”, tức là những đàn bà khôn ngoan, trí xảo, nhưng lại thiếu hụt về tình cảm. nhà văn hào Nga đã vô cùng thất vọng vì không kiếm đâu ra một người đàn bà nào có đủ cả hai phẩm chất tình cảm và trí tuệ. Xuân Quỳnh của chúng ta, đáng quý thay, là mẫu phụ nữ viên mãn cả về tình cảm lẫn trí tuệ. Và không chỉ thế, chị còn là mẫu mực của người phụ nữ đức hạnh, điều mà văn hào Nga hình như “không dám” đòi hỏi ở phụ nữ quý tộc Nga thời đại ông.
Với bản chất thông minh, với trí tuệ phát triển Xuân Quỳnh đã ứng xử và giải quyết mọi vấn đề phức tạp mà cuộc sống đặt ra. Chị đã định hướng dứt khoát cho con đường sự nghiệp của mình: đó là nghiệp thơ. Chị quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân mà chị biết là mình đã lầm. Chị quyết định xây dựng tình yêu và hôn nhân với “chú đại bàng non trẻ” Lưu Quang Vũ mà chị biết chắc trong đó có tình yêu và hạnh phúc đích thực.
 Chúng ta hãy xem chất trí tuệ của Xuân Quỳnh thể hiện như thế nào:
 “Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng 
 Trái tim em, anh đã từng biết đấy 
 Anh là người coi thường của cải
 Nên nếu cần anh bán nó đi ngay”
 (Tự hát)
 Với những dòng thơ sau đây, Xuân Quỳnh thổ lộ tâm tư nhưng chính là để tự khẳng định mình trước một người chồng mà chị biết anh ta vốn không phải là hạng “gà mờ”:
 “Em trở về đúng nghĩa trái tim em
 Biết khao khát những điều anh mơ ước
 Biết xúc động qua nhiều nhận thức
 Biết yêu anh và biết được anh yêu”
 (Tự hát)
 	 Cổ nhân nói “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cổ khuynh nhân quốc” (Ngó một lần nghiêng thành người, ngó lần nữa đổ nước người), để khẳng định cái mãnh lực bất khả kháng của sắc đẹp. Riêng Xuân Quỳnh thể hiện cái mãnh lực của mình bằng những lời nói sâu sắc. những lời nói ấy theo cách ví von của Vôn- te, có thể làm cho những trái tim bằng đồng cũng phải mềm nhũn ra! Xuân Quỳnh nhận thức được tính bi kịch vĩnh cửu của cuộc sống: đó là sự ngắn Ngoài đạo đức cao quý và tình cảm sâu sắc, chính trí tuệ sáng suốt, lànhmạnh là sức mạnh thần kì đã nâng đỡ Xuân Quỳnh trong những bước khó khăn, giúp chi tồn tại, chịu đựng được cả những chà xát của cuộc sống trần gian, làm cho tài năng của chị thăng hoa. Xuân Quỳnh là người chiến thắng tất cả, vượt qua tất cả để hướng về phía hạnh phúc chói lọi và tuyệt vời của tình yêu và sự nghiệp. Chị cũng là người biết giữ gìn và biết tận hưởng hạnh phúc cuộc sống ở mức tối đa có thể được hưởng. Xuân Quỳnh là đỉnh cao của những con người “nhân bản chủ nghĩa” thời hiện đại.
“Thơ tình tôi viết cho tôi
Qua cay đắng với buồn vui đã nhiều
Vẫn còn nguyên vẹn niềm yêu
Như cây tứ quý đất nghèo nở hoa”
(Thơ tình tôi viết)
Màng thơ đặc sắc nhất của Xuân Quỳnh chính là mảng thơ về tình yêu. Điều gì đã làm nên sự đặc sắc ấy?
Trước hết vì Xuân Quỳnh có mộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_tiep_can_nghe_thuat_su_dung_nhip_dieu_trong_bai_so.doc
  • docBia SKKN chuan.doc