SKKN Cách Phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường

SKKN Cách Phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường

 Hiện nay kỹ năng sống của học sinh THPT còn nhiều hạn chế ,biểu hiện qua các hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự hiểu biết và cách xử lí các tình huống trong cuộc sống hạn chế như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi cộng đồng , thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn, chưa có ý thức bảo vệ môi trường ,gìn giữ vệ sinh cộng đồng , cũng như cách ứng phó với những thiên tai khi xảy ra trên địa phương mình Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT là một việc làm rất thiết thực và phù hợp với mục tiêu của giáo dục nhằm góp phần đào tạo con người đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước

 Do đặc thù trường THPT Hậu Lộc 4 là trường gồm 5 xã sống ở vùng ven biển xã Ngư lộc – Huyện Hậu Lộc , nên thường xuyên xảy ra các thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra như : bão, áp thấp nhiệt đới,lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, không những thế vấn đề “ Ô nhiễm môi trường biển ” cũng đang diễn ra theo chiều hướng gia tăng, ở cấp báo động nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân mà còn làm phát sinh nhiều bệnh tật ,đe dọa đến sức khỏe ,tuổi thọ và ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường biển

 Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp cho các em tự tin, chủ động, sáng tạo ,linh hoạt, không phụ thuộc vào người lớn mà biết cách để tự bảo vệ chính mình ,bảo vệ người thân khi xảy ra thiên tai , đồng thời nó cũng là hành trang để các em bước vào cuộc sống tương lai sau này , quan trọng hơn còn giúp các em có cách nhìn thấu đáo hơn về việc bảo vệ môi trường sống nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu , từ đó chính các em lại trở thành những cộng tác viên tích cực cho việc giáo dục, tuyên truyền mọi người xung quanh hiểu và biết cách phòng chống khi xảy ra thiên tai và cũng có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường đặc biệt môi trường biển ở địa phương mình

 

doc 20 trang thuychi01 11094
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách Phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Hiện nay kỹ năng sống của học sinh THPT còn nhiều hạn chế ,biểu hiện qua các hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự hiểu biết và cách xử lí các tình huống trong cuộc sống hạn chế như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi cộng đồng , thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn, chưa có ý thức bảo vệ môi trường ,gìn giữ vệ sinh cộng đồng , cũng như cách ứng phó với những thiên tai khi xảy ra trên địa phương mình Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT là một việc làm rất thiết thực và phù hợp với mục tiêu của giáo dục nhằm góp phần đào tạo con người đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước 
 Do đặc thù trường THPT Hậu Lộc 4 là trường gồm 5 xã sống ở vùng ven biển xã Ngư lộc – Huyện Hậu Lộc , nên thường xuyên xảy ra các thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra như : bão, áp thấp nhiệt đới,lũ lụtgây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, không những thế vấn đề “ Ô nhiễm môi trường biển ” cũng đang diễn ra theo chiều hướng gia tăng, ở cấp báo động nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân mà còn làm phát sinh nhiều bệnh tật ,đe dọa đến sức khỏe ,tuổi thọ và ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường biển
 Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp cho các em tự tin, chủ động, sáng tạo ,linh hoạt, không phụ thuộc vào người lớn mà biết cách để tự bảo vệ chính mình ,bảo vệ người thân khi xảy ra thiên tai , đồng thời nó cũng là hành trang để các em bước vào cuộc sống tương lai sau này , quan trọng hơn còn giúp các em có cách nhìn thấu đáo hơn về việc bảo vệ môi trường sống nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu , từ đó chính các em lại trở thành những cộng tác viên tích cực cho việc giáo dục, tuyên truyền mọi người xung quanh hiểu và biết cách phòng chống khi xảy ra thiên tai và cũng có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường đặc biệt môi trường biển ở địa phương mình
 Đối với môn Sinh học là môn có liên quan mật thiết với thiên nhiên môi trường vì vậy để giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn thì giáo viên trong quá trình dạy học ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dụng bài học thì cần phải khai thác tối đa các kênh hình thực tế về môi trường , thảm họa của thiên tai để qua đó giáo dục được những kĩ năng cần thiết , đó cũng chính là hành trang giúp các em bước vào cuộc sống tự lập sau này 
 Do đó trong quá trình giảng dạy môn sinh học tại trường THPT Hậu Lộc 4 tôi đã lồng ghép việc giáo dục kĩ năng cho HS lớp 10 về “Cách Phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường ” nhằm nâng cao được hiểu biết và giúp các em phát triển toàn diện hơn. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Trong những năm giảng dạy tại trường THPT Hậu Lộc 4 qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp trong tổ sinh học và một số môn khác có liên quan như hóa học, công dân, địa lí Tôi nhận thấy các giáo viên đều rất chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Đặc biệt trong các giờ học giáo viên đều có những nội dung tích hợp trong giảng dạy như : Hậu quả của gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường, giáo dục giới tính, biến đổi khí hậu, Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh về biện pháp ứng phó khi xảy ra thiên tai tại địa phương mình hoặc làm thế nào để bảo vệ môi trường biển ít bị ô nhiễm  chủ yếu bằng phương pháp gợi mở, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, khai thác chưa nhiều các kênh hình thực tế hay ít đưa ra các tình huống để tạo sự hứng thú cho học sinh học tập. 
 Trong khi lứa tuổi THPT là giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành một số em đã dần khẳng định bản thân mình trước bạn bè, thầy cô và gia đình. Các em biết sống tích cực, có niềm tin cũng như có mục tiêu để vươn tới nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều em khác lại rơi vào tình trạng thiếu tự tin, sống ích kỉ , vô tâm và thiếu trách nhiệm. Các em luôn bức phá khỏi sự kiểm soát của bố mẹ cộng thêm áp lực học hành, thi cử đè nặng tâm lí các em khiến các em có những hành vi không tích cực. Khi có cơ hội được thể hiện thể hiện mình trước đám đông các em luôn tỏ ra rụt rè, e ngại hoặc không thể xử lý những tình huống gặp phải trong cuộc sống dù thật đơn giản.
Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT là một nhiệm vụ hết sức thiết thực là hành trang giúp các em tự tin , tự khẳng định mình trước bạn bè, người thân và sống có trách nhiệm với chính bản thân, với gia đình và xã hội 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Trong quá trình làm đề tài này tôi đã thực hiện ở đối tượng học sinh lớp 10 năm học 2017- 2018 thông qua môn Sinh học 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Đổi mới phương pháp dạy học 
 Trong quá trình giảng dạy để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh, tùy vào từng nội dung của mỗi bài học giáo viên có thể sử dụng linh hoạt phương pháp dạy học cho phù hợp nhằm tạo cho học sinh tính hứng thú ,tích cực xây bài và khắc sâu được kiến thức lí thuyết trên cơ sở đó vận dụng được trong đời sống hằng ngày. Tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp dạy học sử dụng các phương tiện trực quan : Các phương tiện trực quan như : tranh ảnh, băng hình video,phim ảnh là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy kiến thức về biện pháp phòng ,chống thiên tai .Việc sử dụng các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh. Bằng phương pháp này giáo có thể siêu tầm một số hình ảnh , video có nội dung phù hợp về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh về cách phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường hoặc cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh tự siêu tầm theo từng chủ đề thông qua việc khai thái các nguồn tư liệu trên mạng internet, sách báo, tạp chí
- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ : là phương pháp dạy học trong đó, lớp học chia thành các nhóm nhỏ ,mỗi nhóm từ 4- 6 học sinh , mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ học tập và mỗi thành viên trong nhóm phải tham gia vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao sau đó thảo luận và đưa đến thống nhất chung
- Phương pháp đàm thoại / hỏi đáp : là phương pháp dạy học trong đó, giáo viên đặt ra những câu hỏi , học sinh trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và tranh luận với giáo viên .
 - Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề : là phương pháp dạy học dựa trên việc đặt và phát hiện các tình huống có vấn đề, trong đó giáo viên đặt ra các vấn đề liên quan đến nội dung bài học, học sinh tìm cách giải quyết các vấn đề 
- Phương pháp trần thuật: Đây là phương pháp dùng lời , giáo viên có thể sử dụng lồng ghép kể về câu chuyện xảy ra thực tế về các thảm họa của thiên tai xảy ra trên thế giới hay ở Việt Nam hoặc các hoạt động gây ô nhiễm môi trường từ đó giáo dục kĩ năng cần thiết khi đối mặt với thiên tai- môi trường
* Đổi mới nội dung kiểm tra đánh giá.
- Đối với mỗi môn học việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình dạy học nhằm đánh giá lại kết quả dạy học của thầy và trò, trên cơ sỡ đó để giáo viên có thể điều chỉnh lại cách dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh , đồng thời học sinh cũng phải điều chỉnh lại cách học sao cho hiệu quả nhất .Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học mà đề tài tôi áp dụng thì việc kiểm tra đánh giá sẽ thể hiện rõ được kết quả dạy học của mình và đặc biệt đánh giá được hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào bài học.
- Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tôi đã thực hiện bằng cách lồng ghép nội dung bài học qua từng nội dung có liên quan giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi thực tế khi xảy ra thiên tai hoặc cho học sinh quan sát các nội dung các hình ảnh khi xảy ra thiên tai để từ đó các em rút ra được biện pháp ứng phó sao cho hiệu quả nhất 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Hiện nay vấn đề “ Phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường ” là nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với các cấp ,các ngành ,trong đó ngành giáo dục chúng ta đã và đang chung tay đóng góp một vai trò không nhỏ trong việc giáo dục và tuyên truyền các thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc hơn về nguyên nhân gây ra ,biện pháp phòng chống và cách khắc phục như thế nào để có hiệu quả nhất, do vậy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng đối với ngành giáo dục nó góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục toàn diện của trường THPT.
 Giáo dục kỹ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với các mục tiêu quan trọng của giáo dục: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình trước mọi người xung quanh 
 Giáo dục kỹ năng sống là quá trình chuẩn bị hành trang cho học sinh thích ứng với những thách thức của cuộc sống hội nhập và phát triển.
Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh luôn vững vàng, biết ứng xử tích cực và phù hợp, sẽ thành công hơn và yêu đời, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, giúp nâng cao chất lượng sống xã hội.
 Đối với môn Sinh học tôi đã giáo dục kĩ năng cho học sinh về các kỹ năng tư duy, kỹ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng quan sát các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải thích thuyết phục người khác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó với thiên tai  được lồng ghép trong một số bài sinh học lớp 10 ( SINH HỌC 10 - SGK CƠ BẢN )
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Để việc dạy học có hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên không chỉ cần đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với từng nội dung mà còn phải phù hợp với từng đối học sinh , ngoài ra việc sử dụng, khai thác phương tiện dạy học trên mạng internet như: tranh, ảnh, các videocũng là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên và học sinh 
 Trên thực tế qua các tiết dự giờ của các đồng nghiệp trong nhà trường tôi nhận thấy rằng đa số giáo đều chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực bằng các phương pháp dạy học khác nhau và tăng cường tích hợp trong quá trình dạy tuy nhiên việc khai thác các hình ảnh thực tế có liên quan đến giáo dục kĩ năng sống còn chưa thật sự nhiều và chưa đa dạng chính vì vậy khả năng vận dụng trong thực tiễn của các em còn chưa linh hoạt hoặc các em còn hiểu chưa rõ ràng để có cách nhìn nhận, giải quyết linh hoạt các tình huống
 Bên cạnh đó do việc chuẩn bị đồng thời nhiều bài giảng và nhiều kênh hình nên gây mất thời gian cho giáo viên nên những nội dung mang tính chất giáo dục kĩ năng sống thường không được đa dạng và phong phú
 Ngoài ra do thời gian một tiết học giáo viên phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, do đó giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kĩ năng cho học sinh nhất là kĩ năng ứng xử với xã hội , kĩ năng ứng phó và hòa nhập cuộc sống
 Trước những thực trạng trên giáo viên chúng ta cần tăng cường tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào trong các bài dạy để giúp các em có những kĩ năng cần thiết để bước vào cuộc sống tự lập sau này. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Môn sinh học là môn có liên quan trực tiếp đến môi trường sống , để học sinh có được hứng thú trong giờ học, đam mê và liên hệ được thực tiễn thì phương tiện dạy học có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lương giáo dục kỹ năng sống nói riêng. Vì vậy trong các bài học có giáo dục kỹ năng sống thì giáo viên nên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện nghe nhìn.
 Trong giáo dục hiện nay xu hướng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang được phát triển với sự hỗ trợ của các phương tiện như máy chiếu, máy tính. Giáo viên và học sinh thông qua để tìm hiểu, khai thác nhiều tư liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt liên kết được nhiều nguồn thông tin khác nhau. 
 Bên cạnh đó để khai thác và cập nhật các tư liệu phục vụ cho giáo dục kỹ năng sống, giáo viên chủ động sử dụng phương tiện internet để khai thác các website về giáo dục kỹ năng sống. Giáo viên sử dụng các tài liệu tham khảo như (tranh, ảnh, báo ).
 Trong các giờ học giáo viên có thể sử dụng các phiếu học tập để học sinh làm các nội dung có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống hoặc giáo viên cũng có thể 
 giao bài tập về nhà cho học sinh nghiên cứu tìm hiểu về một số tình huống thực tế để học sinh khắc sâu được kiến thức và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày .
 Đặc biệt giáo viên có thể sử dụng các video từ (3- 5 phút) về những thảm họa thiên tai xảy ra trên thế giới để học sinh xem và rút ra được nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng tránh như thế nào để có hiệu quả nhất
 Ngoài ra giáo viên cũng có thể giáo dục kĩ năng cho học sinh thông qua việc kiểm tra bài cũ bằng cách đưa ra các tình huống giả định để học sinh vừa có liên hệ thực tế và vừa khắc sâu được kiến thức vận dụng trong thực tế.
 Có rất nhiều cách để chúng ta có giáo dục kỹ năng sống với chủ trương được bộ giáo dục đề ra. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục. 
 Do đặc thù môn sinh học là môn gắn liền với thiên nhiên môi trường và con người, do vậy việc giáo dục kĩ năng sống là rất rất phù hợp và có hiệu quả thiết thực . Để nâng cao tính hiệu quả về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thì giáo viên cần tăng cường và khai thác tối đa việc sử dụng các phương tiện dạy học, tùy từng nội dung của mỗi bài học giáo viên có thể sử dụng khác nhau như cho học xem một đoạn video ngắn , xem các thảm họa của biến đổi khí hậu như động đất, bão, lũ lụt, sóng thần  hoặc tình trạng chặt phá rừng ở Việt Nam, hay tình trạng ô nhiễm trên địa phương mình sinh sống. Trên cơ sỡ đó giáo viên có thể đặt ra các tình huống để học sinh thảo luận nhóm và rút ra được kiến thức thực tiễn , hoặc giáo viên có thể giao bài tập về nhà có liên hệ thực tế để các em tìm hiểu khắc sâu kiến thức  Cụ thể giáo dục kĩ năng sống tôi đã tích hợp ở một số bài trong sinh học 10 như sau: 
BÀI 2. GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT
1. Mục tiêu bài học
 Sau bài học : Ngoài nội dung về kiến thức của bài học sinh cần nắm được kiến thức về kĩ năng sống sau:
1.Kiến thức: 
- Hiểu được nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
- Hiểu được vai trò của rừng đối với con người và môi trường ,từ đó có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lí
- Hiểu được tầm quan trọng phải bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sống , đặc biệt môi trường biển ở địa phương 
- Hiểu được nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và các biện pháp nhằm giảm bớt các hoạt động ,hành vi gây biến đổi khí hậu
1.2. Kĩ năng:
 - Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
- Có kĩ năng liên hệ thực tế về thực trạng của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường.
1.3.Thái độ của học sinh trong tích hợp :
- Học sinh có thái độ nghiêm túc và có tinh thần học hỏi để nâng cao kĩ năng sống
- Học sinh tích cực trình bày những suy nghĩ , ý tưởng và xử lý thông tin để tìm ra giải pháp , đặc biệt học sinh có trách nhiệm trong hoạt động nhóm để tìm hiểu về các thông tin.
- Học sinh sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách khoa học và cụ thể,hình thành kỹ năng tự nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp,kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quan sát các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, kỹ năng làm chủ được bản thân trước những cảm dỗ của cuộc sống
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Giáo viên
- Máy chiếu,máy tính, đĩa CD
- Hình ảnh về đa dạng sinh học , thực trạng khai thác các tài nguyên thiên nhiên,tình trạng chặt phá rừng
2.2. Học sinh
- Vở ghi + SGK
- Siêu tầm thêm một số hình ảnh về đa dạng thực vật, động vật và tình trạng khai thác tài nguyên rừng
3. Tổ chức các hoạt động học tập.
3.1. Ổn định tổ chức
3.2. Kiểm tra bài cũ
3.3. Tiến trình bài dạy
* Hoạt động l: Tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên.
1) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Hỏi đáp
2) Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động nhóm
* Địa chỉ tích hợp:
Mục II. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỖI GIỚI
II.4. GIỚI THỰC VẬT
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHAI THÁC BỪA BÃI TÀI NGUYÊN RỪNG
Mục II.5. GIỚI ĐỘNG VẬT
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY RA SUY GIẢM ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT
Học sinh quan sát những bức tranh trên trả lời câu hỏi .
* Giáo viên hỏi: Theo em có những nguyên nhân nào làm suy giảm đa dạng thực vật và động vật? Cần có biện pháp gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học?
* Học sinh trả lời: 
 - Biểu hiện : Có khoảng 14.500 loài thực vật, 300 loài thú, 830 loài chim, 400 loài bò sát lưỡng cư , 2000 loài cá
 - Hiện trạng: Sự đa dạng ấy đang ngày càng bị suy giảm ,nhiều loài bị mất dần ,có một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. 
 - Nguyên nhân : Do khai thác rừng ,săn bắn , môi trường bị ô nhiễm , do biến đổi khí hậu
 - Biện pháp : Xây dựng hệ thống vườn quốc gia , ban hành sách đỏ, ban hành các quy định khai thác, tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu được tầm quan trọng cần bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng và môi trường sống
*Giáo viên chốt lại kiến thức : 
 Thông qua giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tôi thấy đa số học sinh rất tích cực học tập và các em đã hiểu được vai trò của đa dạng sinh vật đối với đời sống con người và môi trường từ đó giúp các em làm chủ được bản thân trước những cảm dỗ của cuộc sống, đồng thời chính các em lại là cộng tác viên tích cực để tuyên truyền cho gia đình, cho bạn bè, cho mọi người xung quanh cần phải bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng.
BÀI 3. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
1. Mục tiêu bài học
 Sau bài học : Ngoài nội dung về kiến thức của bài học sinh cần nắm được kiến thức về kĩ năng sống sau:
Kiến thức: 
- Hiểu được các chất gây ô nhiễm môi trường được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người 
- Hiểu được tác hại của việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc bảo vệ thực vật, các phụ gia thực phẩm trong sản xuất và sinh hoạt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ô nhiễm môi trường
- Hiểu được tầm quan trọng phải bảo vệ môi trường sống , đặc biệt môi trường biển ở địa phương 
1.2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về các chất hóa học gây môi trường.
- Có kĩ năng liên hệ thực tế về thực trạng của việc suy thoái môi trường.
- Rèn luyện kĩ năng biện pháp bảo vệ môi trường sống đặc biệt bảo vệ môi trường biển của địa phương mình
1.3.Thái độ của học sinh trong tích hợp :
- Học sinh có thái độ nghiêm túc và có tinh thần học hỏi nâng cao kĩ năng sống
- Học sinh tích cực trình bày những suy nghĩ , ý tưởng và xử lý thông tin để tìm ra giải pháp , đặc biệt học sinh có trách nhiệm trong hoạt động nhóm để tìm hiểu về các thông tin.
- Học sinh sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách khoa học và cụ thể,hình thành kỹ năng tự nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp,kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quan sát các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, kỹ năng bảo vệ môi trường sống ở địa phương mình
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Giáo viên
- Máy chiếu,máy tính, đĩa CD
- Hình ảnh về các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường, thực trạng về ô nhiễm môi trường ,đặc biệt là ô nhiễm môi trường biển của địa phương
2.2. Học sinh
- Vở ghi + SGK
- Siêu tầm một số hình ảnh về sự ô nhiễm môi trường biển ở địa phương em
3. Tổ chức các hoạt động học tập.
3.1. Ổn định tổ chức
3.2. Kiểm tra bài cũ
Nêu vai trò của rừng? nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng? Biện pháp bảo vệ rừng?
3.3. Tiến trình bài dạy
* Hoạt động l: Tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên.
1) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Hỏi đáp
2) Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động nhóm
* Địa chỉ tích hợp:
Nội dụng tích hợp 1: Mục I. Các nguyên tố hóa học
Hình ảnh về sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng, các phụ gia thực phẩm trong sản xuất và chế biến
 Thuốc trừ sâu Dùng chất kích thích sinh trưởng cho rau
 Thức ăn tăng trọng Tiêm chất lỏng tăng trọng
Sử dụng hóa chất biến thịt ươn thành tươi Chất tẩy trắng làm thịt như mới 
Học sinh quan sát những bức tranh trên trả lời câu hỏi .
* Giáo viên hỏi: Theo em việc sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng, các phụ gia chế biến thực phẩm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe , môi trường sống? Theo em cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng trên?
* Học sinh trả lời: 
 - Ảnh hưởng đến sức khỏe : Ảnh hưởng đến sức khỏe phát sinh nhiều

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_phong_chong_thien_tai_va_bao_ve_moi_truong.doc