SKKN Cách dạy bài thơ “Viếng Lăng Bác” theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, trường THCS Ngọc Phụng Thường Xuân

SKKN Cách dạy bài thơ “Viếng Lăng Bác” theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, trường THCS Ngọc Phụng Thường Xuân

 Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhiều nhà trường. Chúng ta đều thấy rằng tinh thần tích hợp giảng dạy là rất cần thiết .Vấn đề là làm thế nào để phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các bộ môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ văn. Bởi vì môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là môn học thuộc nhóm công cụ, điều đó nói lên mối quan hệ giữa môn Ngữ văn với các môn khác. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng sẽ góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy học các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp liên môn giữa môn Ngữ văn với các môn học khác như Lịch sử, Địa lí, GDCD Vấn đề là làm thế nào để phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các bộ môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ văn. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bởi vì giữa môn Ngữ văn và các môn học khác có liên quan chặt chẽ với nhau. Kiến thức của các môn có thể bổ sung hỗ trợ cho nhau giúp cho kiến thức của bài Ngữ văn được mở rộng , phong phú và sinh động. Chính vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc tích hợp vào dạy học Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Thực tế trong những năm gần đây cho thấy học sinh ở tất cả các trường học nói chung đều không thích học môn Ngữ văn, nhất là các em học khối lớp 9. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy rằng môn Ngữ văn không có tính ứng dụng cao như các môn Toán, Lí, Hóa. Các tiết học chưa có sự mở rộng phạm vi kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Đó cũng là nguyên nhân các em chưa hứng thú với môn Ngữ văn.

doc 17 trang thuychi01 14733
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách dạy bài thơ “Viếng Lăng Bác” theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, trường THCS Ngọc Phụng Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
3
1. Lí do chọn đề tài 
3
2. Mục đích nghiên cứu 
4
3. Đối tượng nghiên cứu 
4
4. Phương pháp nghiên cứu 
4
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
5
2.1. Thuận lợi 
5
2.2. Khó khăn 
5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục 
13
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
1. Kết luận 
15
2. Kiến nghị
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
DANH MỤC VIẾT TẮT
THCS
HS
GDCD
SKKN
GD và ĐT
CNTT
NXB GD
Trung học cơ sở
Học sinh
Giáo dục công dân
Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục và Đào tạo
Công nghệ thông tin
Nhà xuất bản Giáo dục
I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhiều nhà trường. Chúng ta đều thấy rằng tinh thần tích hợp giảng dạy là rất cần thiết .Vấn đề là làm thế nào để phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các bộ môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ văn. Bởi vì môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là môn học thuộc nhóm công cụ, điều đó nói lên mối quan hệ giữa môn Ngữ văn với các môn khác. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng sẽ góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy học các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp liên môn giữa môn Ngữ văn với các môn học khác như Lịch sử, Địa lí, GDCDVấn đề là làm thế nào để phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các bộ môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ văn. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bởi vì giữa môn Ngữ văn và các môn học khác có liên quan chặt chẽ với nhau. Kiến thức của các môn có thể bổ sung hỗ trợ cho nhau giúp cho kiến thức của bài Ngữ văn được mở rộng , phong phú và sinh động. Chính vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc tích hợp vào dạy học Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Thực tế trong những năm gần đây cho thấy học sinh ở tất cả các trường học nói chung đều không thích học môn Ngữ văn, nhất là các em học khối lớp 9. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy rằng môn Ngữ văn không có tính ứng dụng cao như các môn Toán, Lí, Hóa. Các tiết học chưa có sự mở rộng phạm vi kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Đó cũng là nguyên nhân các em chưa hứng thú với môn Ngữ văn.
	Trong thực tế tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
 Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin chia sẻ: Cách dạy bài thơ “ Viếng Lăng Bác” theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, trường THCS Ngọc Phụng Thường Xuân. 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu đề tài này tôi muốn cùng đồng nghiệp nhận thấy rõ ý nghĩa, vai trò của việc tích hợp liên môn trong việc dạy học Ngữ văn 9.
- Tạo không khí hứng thú, phấn kích cho học sinh THCS- lứa tuổi hiếu động thích khám phá, tìm tòi và thể hiện, khiến cho tiết học không bị đơn điệu, nhàm chán mà trong một tiết học, các em có thể củng cố được nhiều kiến thức ở Các môn học khác nhau.
- Rèn tư duy suy luận nhanh nhạy, kĩ năng liên hệ, tổng hợp, đánh giá nhận xét, so sánh, đối chiếuvà nhiều kĩ năng khác cho học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 - Văn bản” Viếng lăng Bác”, áp dụng dạy cho học sinh lớp 9- Trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân, Thanh Hóa.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
 - Phương pháp điều tra thực tế.
 - Phương pháp thu thập thông tin.
 - Phương pháp thống kê.
 - Phương đối chiếu, so sánh, tổng kết kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Tích hợp là hợp lại để thống nhất các mặt riêng lẻ thành một tổng thể, phối hợp tối ưu các hoạt động dạy học khác nhau, các kỹ năng, phương pháp của môn học khác nhau, nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích cụ thể, hướng đến một nội dung bao hàm cao hơn, sâu hơn.
 Môn Ngữ văn là môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Để dạy và học tốt môn Ngữ văn, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan về các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu cadao tục ngữ, lấy vốn đó làm vốn sống, kinh nghiệm cho bản thân. Hiện nay xu hướng tích hợp vẫn đang được nghiên cứu và áp dụng vào đổi mới chương trình cho học sinh THCS.
 Việc vận dụng kiến thức liên môn với Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin làm cho hiệu quả của bài Ngữ văn được nâng cao, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú. Đồng thời làm cho các em hình dung được một cách chân thực, sinh động cuộc sống xung quanh mình qua các môn học khác.Chính vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc tích hợp vào dạy học Ngữ văn.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Thuận lợi:
- Các em học sinh lớp 9 nên đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức chương trình bậc THCS, không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá khi giáo viên đề ra.
- Đối với học sinh lớp 9 các em đã được học rất nhiều bài từ lớp 6 có liên quan đến vấn đề Lịch sử, Địa lí, GDCD, các tình huống liên quan thực tế mang tính giáo dục kĩ năng sống.
- Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Lịch sử, Địa lí, GDCD...các em đã được tìm hiểu về kiến thức liên quan đến kĩ năng sống, những phẩm chất tốt đẹp, những địa danh, những thời điểm lịch sử có liên qua đến tác phẩm văn học được tích hợp trong các bài học. Vì vậy, nên khi cần thiết kết hợp các kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Ngữ văn để giải quyết một vấn đề trong bài học các em sẽ cảm thấy không bỡ ngỡ.
 - Các em đều có SGK, nhiều em có tài liệu tham khảo, có điều kiện tra cứu thông tin trên mạng Internet qua máy tính nên việc học cũng rất thuận lợi.
2.2 Khó khăn:
2.2.1 Về phía học sinh: 
- Đa số học sinh còn hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ văn bản văn học.
- Học sinh hạn chế việc nắm bắt các mối liên hệ giữa thời đại thông qua bộ môn Lịch sử với giá trị phản ánh của tác phẩm.
- Một số ít học sinh không có nhiều tài liệu để tham khảo và cũng chưa có thói quen đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức môn học.
- Một số văn bản dung lượng kiến thức dài so với thời lượng 45->90 phút nghiên cứu trên lớp, học sinh khó nắm bắt hết được toàn bộ các giá trị của văn bản văn học.
- Kiến thức xã hội của học sinh còn hạn chế đặc biệt các các em chưa nắm vững tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử phát triển văn học; hạn chế về tư duy địa lí....
- Học sinh ít và không có sự phối hợp với phụ huynh trình quá trình học, chuẩn bị bài ở nhà. Do vậy, không có sự hỗ trợ về kiến thức trong quá trình tiếp cận văn bản.
* Kết quả khảo sát học sinh trước khi dạy học văn bản “ Viếng Lăng Bác” theo hướng tích hợp các môn học: ( Năm học 2017-2018)
TT
Lớp
Sĩ số
HS biết vận dụng kiến thức liên môn trong tiếp cận văn bản
HS chưa biêt vận dụng kiến thức liên môn trong việc tiếp cận văn bản
SL
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
1
9A
33
20
60%
13
40%
2
9B
30
13
43%
17
57%
2.2.2 Về phía giáo viên:
- Có giáo viên chỉ tập trung chuyển tải một cách rập khuôn những thông tin có trong bài học mà chưa chú trọng khai thác những vấn đề liên quan.
 - Giáo viên còn lúng túng khi đưa ra hệ thống câu hỏi khai thác cũng như phương pháp triển khai những văn bản văn học.
 - Vẫn còn hiện tượng giáo viên thiếu nhiệt tình trong quá trình giảng dạy, quá trình tìm tòi, sưu tầm những kiến thức có liên quan bổ sung cho nội dung bài dạy dẫn đến khả năng tích hợp kiến thức còn hạn chế.
 Với những hạn chế, khó khăn trên, tôi đã chọn dạy một văn bản có sự tích hợp kiến thức một số môn học, hy vọng sẽ góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ dạy Ngữ văn.
2.3 Các biện pháp đã thực hiện: 
2.3.1 Các môn học được tích hợp:
 Khi dạy bài: “ Viếng Lăng Bác ” Tôi đã tích hợp với các môn học sau:
* Tích hợp Văn – Địa lý: Giúp các em hiểu được vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Lăng Bác.
* Tích hợp Văn – Lịch sử: Giúp các em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử đất nước ta sau ngày hòa bình lập lại(1975). 
- Nắm được hoàn cảnh đất nước ta từ năm 1954 đến năm 1975.
- Nắm được một cách khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, phẩm chất, đạo đức của một con người vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh.
- Nắm được lịch sử và quá trình xây dựng lăng Bác.
* Tích hợp Văn – GDCD: Giúp học sinh:
- Bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
 - Khái niệm về lòng biết ơn và kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp dựng xây đất nước.
* Tích hợp Văn – Mĩ thuật: 
- Nắm bắt được đặc điểm của tranh chân dung và phương pháp vẽ tranh chân dung.
- Hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả cảnh đẹp thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về Bác Hồ, về lăng Chủ tịch.
* Tích hợp Văn – Âm nhạc: 
- Cảm nhận sâu sắc hơn về hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ca khúc “Viếng lăng Bác” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp.
Ví dụ khi thuyết minh về Lăng Bác có thể cho các em hát, hoặc nghe vài đoạn nhạc, làm như vậy các em sẽ hứng thú học hơn và kiến thức sẽ được khắc sâu hơn.
* Tích hợp GDQP và AN: 
Học xong văn bản này HS sẽ nhận thấy tình cảm của nhân dân ta và bạn bè khắp năm châu giành cho HCM.
2.3.2 Định hướng tích hợp:
 Để bài học sinh động, học sinh có thể nắm bài tốt hơn, chúng ta có thể thực hiện tích hợp theo những cách thức sau:
- Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ
- Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới
- Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài
- Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ tranh ảnh . . .
- Tích hợp thông qua hệ thống bài tập ( ở lớp cũng như ở nhà )
- Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra đánh giá
- Tích hợp gắn với đời sống xã hội
2.3.3 Soạn giáo án cụ thể theo hướng tích hợp:
Tiết 117,118 : VIẾNG LĂNG BÁC
 (Viễn Phương)
A. MỤC TIÊU:
	 Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ niềm Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Giọng điệu trang trọng và thiết tha phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị xúc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng. 
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Rèn kỹ năng phân tích thơ trữ tình.
B. CHUẨN BỊ : 
	1, Gv đọc tài liệu.
	2, Hs soạn theo câu hỏi SGK .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
* Kiểm tra bài cũ: ? Giá trị và nội dung và nghệ thuật bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. 
* Giới thiệu bài mới: Đề tài về Bác Hồ đã trở thành phổ biến trong thơ ca hiện đại. Tình cảm đối với Bác khi Người còn sống cũng như khi Người đã ra đi đều rất thiêng liêng trong mỗi trái người dân đất Việt, nhất là với những nhà thơ ở miền Nam. Thanh Hứa từ miền Nam gửi thương nhớ vọng ra “Cháu nhớ Bác Hồ” còn Viễn Phương xúc động ghi lại cảm xúc khi lần đầu được ra thăm Bác qua bài thơ “Viếng lăng Bác”.
* Tích hợp Âm nhạc: 
GV cho học sinh nghe bài hát Viếng lăng Bác – Phổ nhạc: Hoàng Hiệp.
*Tổ chức bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả - tác phẩm:
? Trình bày hiểu biết của em về Viễn Phương?( GV đưa ảnh chân dung tác giả lên máy chiếu)
* Tích hợp kiến thức Mĩ thuật:
Cho HS vẽ chân dung tác giả và Bác Hồ.( GV giao về nhà)
? Nêu hoàn cảnh ra đời ra , xuất xứ bài thơ?
* Tích hợp kiến thức Lịch sử:
GV khái quát lại bối cảnh lịch sử năm 1954-1975.
*GV:Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lảnh tụ HCM.
- Giọng thành kính, xúc động 
- Gv đọc – gọi 2 hs đọc.
- Nhận xét cách đọc
- Từ khó theo chú thích SGK 
? Xác định thể thơ ?
? Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào Lăng viếng Bác. Dựa vào đó em hãy chia bố cục cho bài thơ.
? Xác định phương thức biểu đạt?
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích
 HS đọc và theo dõi khổ 1
? Câu thơ đầu tiên gợi cho em suy nghĩ gì?
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô của tác giả? 
*GV: Câu thơ là cảm xúc bao trùm bài thơ, giong điệu tân tình ngọt ngào nhớ thương “ con, Bác” là những từ xưng hô rất Nam Bộ,bộc lộ sự ngậm ngùi nhớ thương.Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.
? Hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát cảm nhận là gì?
? Trong thơ “ Ôi!.Bão táp .” thì “hàng tre” mang ý nghĩa gì? biện pháp tu từ nào được sử dụng?
* GV: HS đọc những câu thơ, văn về cây tre?
( Hs đọc – Cây tre Việt Nam( Thép mới), Tre VN (Nguyễn Duy)...
? Vì sao ấn tượng đầu tiên với tác giả lại là hình ảnh hàng tre nơi lăng Bác?
? Trong thơ ca VN Còn mang ý nghĩa ẩn dụ nào?
 H S đọc diễn cảm khổ 2.
? Trong hai câu thơ đầu có hai hình ảnh “mặt trời”. Chỉ ra sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Những biện pháp NT nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của nó?
? Vì sao có thể tạo một ẩn dụ như vậy?
Gv liên hệ thơ Tố Hữu: “ Người rực rỡ một mặt trời cách mạng”.
? Hình ảnh tiếp theo gây ấn tượng là hình ảnh gì?
? Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng?
?Phần sáng tạo thơ ở đây là gì?Từ đó tình cảm nào của nhà thơ được bộc lộ?
- Gv đọc khổ 3
? Hình ảnh Bác nằm trong Lăng được nhà thơ cảm nhận ntn?
? Hình ảnh “ Vầng trăng” gợi cho em liên tưởng gì?
? Câu thơ tiếp theo xuất hiện 1 hình ảnh ẩn dụ. Đó là hình ảnh nào?
? Tâm trạng nhà thơ?
Đọc diễn cảm khổ 4.
- Gv chuyển ý
? Ước nguyện của nhà thơ khi sắp về Nam là gì?
? Điệp từ “ Muốn làm” có tác dụng gì?
? Hình ảnh “cây tre” ở đây có ý nghĩa gì?
Hoạt động3: Hướng dẫn tổng kết.
? Em hãy, phát biểu ngắn gọn chủ đề tư tưởng của bài thơ?
* Tích hợp Giáo dục Công dân, Lịch sử:
- Lòng biết ơn và kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
? Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
 - Gv cho hs làm bài tập nhanh bằng câu hỏi.
( Học sinh làm vào phiếu học tập
- Sưu tầm những tài liệu, hình ảnh về Bác có liên quan đến bài học. Học thuộc lòng bài thơ, nội dung và nghệ thuật.	
* Tích hợp GDQP và AN: 
Học xong văn bản này em thấy tình cảm của nhân dân ta và bạn bè khắp năm châu giành cho HCM như thế nào?( HS cảm nhận theo cách riêng của mình,GV chốt vấn đề theo hai nội dung: tình cảm của nhân dân ta giành cho HCM và tình cảm bạn bè khắp năm châu giành cho HCM).
I/ Tìm hiểu chung.
1, Tác giả:
- Viễn Phương- Tên thật Phan Thanh Viễn, sinh ngày 01/05/1928, quê An Giang, mất 21/12/2005.
- Là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng niềm Nam thời chống Mỹ.
- Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường: Mắt sáng học trò; Đám cưới giữa mùa xuân. 
- Ông nổi tiếng với bài thơ Viếng lăng Bác (Hoàng Hiệp phổ nhạc).
- Ông được nhà nước tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật.
2, Tác phẩm:
a, Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:
- “ Viếng lăng Bác” viết trong không khi xúc động của nhân dân ta, lúc công trình lăng Chủ tịch HCM được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.Tác giả cũng trong số đồng bào,chiến sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra viếng Bác. Bài thơ được sáng tác tháng 4/ 1976.
- Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” ( 1978).
b, Đọc – từ khó:
c, Thể thơ: 
- Thơ 8 tiếng/ câu, 4 câu/ khổ. Vần chân – liền.
d, Bố cục: 4 phần
- Khổ 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng
- Khổ 2: Cảm xúc trước hình ảnh đoàn người xếp hành viếng lăng Bác.
- Khổ 3: Cảm xúc trong lăng Bác.
- Khổ 4: Ước nguỵên khi về niềm Nam.
e, Phương thức biểu đạt:
- Biểu cảm (chính)+ Miêu tả
II/ Phân tích:
1, Khổ1: Cảm xúc trước lăng Bác.
 “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” 
→Gợi hoàn cảnh ra thăm lăng Bác của nhà thơ .Thông báo nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường niềm Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.
- Xưng hô “Con – Bác” – thân mật, gần gũi của đứa con với cha.
- Hình ảnh “ Hàng tre” bát ngát trong sương sớm hai bên lăng Bác - đây là hình ảnh thực.
- Hàng tre xanh xanh → là một ẩn dụ, biểu tượng cho con người, dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất: Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng . 
- Những hàng tre quanh lăng bác gợi cảm giác gần gũi,thân thuộc...
↔Vậy từ hình ảnh cây tre mà nghĩ đến đất nước và con người Việt Nam, tới Bác Hồ là suy nghĩ rất tự nhiên, lôgíc: Cây tre – VN – HCM.
2, Khổ 2: Cảm xúc trước dòng người vào lăng viếng Bác.
- Nghệ thuật nhân hoá: Mặt trời đi trên lăng, thấy (Câu 1) Mặt trời thực, mặt trời của vũ trụ.
- Nghệ thuật ẩn dụ: Mặt trời trong lăng rất đỏ(Câu 2). Mặt trời trong Lăng Bác Hồ kính yêu → Ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của người đối với các thế hệ Việt Nam.
- Vì nhân cách và cuộc đời sáng chói của Bác và vì tình cảm của tác giả đối với Bác.
“ Dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng . xuân”
- Nghệ thuật ẩn dụ: Hình ảnh dòng người xếp hàng từ từ, chầm chậm, thành kính vào Lăng Viếng Bác, kết thành vòng tròn, đi trong thương nhớ, dâng 79 mùa xuân cuộc đời Bác là ẩn dụ đẹp, sáng tạo, thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác.
- Tạo hình tượng thơ bằng trí tưởng tượng.Tình cảm yêu mến và ngưỡng mộ, thành kính.
3, Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng
- Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
→ Câu thơ diễn tả chính xác và sự tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong Lăng Bác. Đồng thời hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
- Trời xanh → tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp của HCM. người đã hoá thiên nhiên, hoá sông núi, đã vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay.
→ Dù Bác còn mãi với non sông, đất nước như trời xanh còn mãi. Nhưng nhà thơ cũng như cả dân tộc không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau xót được nhà thơ biểu hiện cụ thể, trực tiếp:
 Mà sao.. tim!
4, Khổ 4: Cảm xúc khi rời lăng Bác
- Muốn được ở mãi bên Bác .
- Nguyện vọng mãnh liệt trong điệp ngữ: “ Muốn làm”: Con chim hót quanh Lăng, bông hoa toả hương đâu đây, cây tre trung hiếu.
→Tác giả muốn hóa thân, muốn hoà nhập vào những cảnh vật ở bên Lăng Bác, muốn làm Bác vui, muốn canh giấc ngủ của Bác, Bác Hồ ơi!
- Hình ảnh “ Cây tre” – ẩn dụ – bổ sung thêm nghĩa trung hiếu (trung với nước, với đảng, hiếu với dân) để noi gương cuộc đời Bác.
III. Tổng kết:
1, Nội dung:
- Bài thơ thể hiện niềm xúc động tràn đầy và lớn lao, tình cảm thành kính, sâu sắc và cảm động của tác giả - cũng như mọi người đối với Bác.
2, Nghệ thuật:
- Giọng điệu phù hợp: Vừa trang nghiêm sâu lắn, vừa thiết tha, đau xót, tự hào 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_day_bai_tho_vieng_lang_bac_theo_huong_tich_hop_lie.doc