SKKN Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoa Sữa

SKKN Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoa Sữa

Trong bậc học mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Không chỉ có bộ máy phát âm đã hoàn thiện, trẻ còn được trang bị vốn từ phong phú nhiều thể loại: danh từ, động từ, tính từ, liên từ... Đồng thời trẻ cũng sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ thành thạo với các câu dài ngắn, và các dạng câu khác nhau. Cũng ở giai đoạn này,  kỹ năng nhận thức, khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ, phân tích có một bước tiến rõ rệt so với các lứa tuổi khác. Đây là điều kiện để trẻ chuyển sang tiếp cận với ngôn ngữ viết, mà bước đi đầu  tiên là nhận biết và phát âm chính xác được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt thông qua hoạt động học làm quen chữ viết mảng làm quen chữ cái.  Hoạt động này còn đặc biệt quan trọng với trẻ mẫu giáo lớn vì  nó góp một phần không nhỏ trong việc phát triển vốn từ,  khả năng phát âm chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển trí nhớ, khả năng tư duy và tưởng tượng bao gồm cả tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo. Quan trọng hơn cả, việc học thuộc 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt là tiền đề để trẻ bắt đầu việc học đọc và học viết ở trường tiểu học.  Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó, trong nhiều năm trở lại đây,  Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, phòng giáo dục Đông Anh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện chuyên đề làm quen chữ cái chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một. 

Trên thực tế, trẻ rất ham học chữ. Thế nhưng trẻ lại nhanh chóng tỏ ra uể oải, chán nản bởi giờ học chữ cái vốn khô khan, rời rạc. Các con chữ là những ký hiệu na ná nhau nên rất dễ nhầm lẫn.Vì thế những cái trẻ đã học được trong giờ làm quen cũng nhanh chóng bị quên đi và việc nhầm lẫn giữa các chữ cái với nhau là điều không tránh khỏi.

doc 27 trang Mai Loan 30/10/2023 13806
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoa Sữa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG ANH
TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA
------------›š & ›š------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LQCC
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA
Lĩnh vực: giáo dục mẫu giáo
Tác giả: Lê Thị Uyên
Đơn vị: Trường mầm non Hoa Sữa
Tư liệu kèm theo: Đĩa giáo án điện tử 
Năm học: 2012 - 2013
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề.....2
II. Giải quyết vấn đề....4
1. Nội dung lý luận...4
2. Cơ sở thực tiễn.....4
3. Các biện pháp tổ chức.6
3.1 Tổ chức hiệu quả hoạt động học. 6
3.2 Ôn luyện chữ cái trong các hoạt động khác.. ...13
3.3 Tạo môi trường chữ cái sinh động....16
3.4 Sưu tầm, đặt lời các câu đố, bài hát về chữ cái ....19
3.5 Phối kết hợp cùng phụ huynh..  . ..23
4. Kết quả ..24
III. Kết luận và khuyến nghị26
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Lao động và ngôn ngữ luôn song hành cùng sự tiến hóa của loài người. Nếu như lao động giúp con người tích lũy của cải và kinh nghiệm thì ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết giúp con người gìn giữ, lưu truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác. Trên một khía cạnh khác, ngôn ngữ còn là phương tiện để con người bày tỏ, thể hiện suy nghĩ, tâm tư, tình cảm.Với một đứa trẻ, ngôn ngữ giúp trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển. Có thể khẳng định, điều quan trọng nhất với một đứa trẻ là việc học nói và học viết.
Trong bậc học mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Không chỉ có bộ máy phát âm đã hoàn thiện, trẻ còn được trang bị vốn từ phong phú nhiều thể loại: danh từ, động từ, tính từ, liên từ... Đồng thời trẻ cũng sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ thành thạo với các câu dài ngắn, và các dạng câu khác nhau. Cũng ở giai đoạn này, kỹ năng nhận thức, khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ, phân tích có một bước tiến rõ rệt so với các lứa tuổi khác. Đây là điều kiện để trẻ chuyển sang tiếp cận với ngôn ngữ viết, mà bước đi đầu tiên là nhận biết và phát âm chính xác được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt thông qua hoạt động học làm quen chữ viết mảng làm quen chữ cái. Hoạt động này còn đặc biệt quan trọng với trẻ mẫu giáo lớn vì nó góp một phần không nhỏ trong việc phát triển vốn từ, khả năng phát âm chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển trí nhớ, khả năng tư duy và tưởng tượng bao gồm cả tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo. Quan trọng hơn cả, việc học thuộc 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt là tiền đề để trẻ bắt đầu việc học đọc và học viết ở trường tiểu học. Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó, trong nhiều năm trở lại đây, Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, phòng giáo dục Đông Anh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện chuyên đề làm quen chữ cái chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một. 
Trên thực tế, trẻ rất ham học chữ. Thế nhưng trẻ lại nhanh chóng tỏ ra uể oải, chán nản bởi giờ học chữ cái vốn khô khan, rời rạc. Các con chữ là những ký hiệu na ná nhau nên rất dễ nhầm lẫn.Vì thế những cái trẻ đã học được trong giờ làm quen cũng nhanh chóng bị quên đi và việc nhầm lẫn giữa các chữ cái với nhau là điều không tránh khỏi.
Là một giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớn, đứng trước ý nghĩa thực tiễn to lớn của môn học và nhiệm vụ mà Sở và phòng giáo dục chỉ đạo cùng với thực trạng học chữ cái của trẻ, tôi đã luôn trăn trở với các vấn đề: làm thế nào để tổ chức linh hoạt hoạt động học tập và vui chơi, giúp trẻ tiếp thu một cách tốt nhất các yêu cầu cầu bài dạy? Làm thế nào để trẻ nhận biết được 29 chữ cái một cách rõ ràng, phát âm chính xác và không bị nhầm lẫn trong suốt một năm học? Đó cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 
5 – 6 tuổi tại trường mầm non Hoa Sữa”.
- Mục đích nghiên cứu: tìm ra các biện pháp để tổ chức tốt hoạt động học làm quen chữ cái, giúp trẻ nhận biết, phát âm chính xác phân biệt và ghi nhớ được 29 chữ cái trong suốt một năm học.
- Đối tượng nghiên cứu: trẻ 5 - 6 tuổi
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: lớp mẫu giáo lớn Ngọc Lôi - trường mầm non Hoa Sữa.
- Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp lý luận
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp khảo sát, đánh giá
+ Phương pháp thực nghiệm
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2012 đến tháng 4 năm 2013.
 Sau một năm áp dụng các biện pháp đã nghiên cứu và kinh nghiệm tích luỹ được, hoạt động học làm quen chữ cái của trẻ lớp tôi đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tôi đã tập hợp lại và viết thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Hoa Sữa ” để chia sẻ cùng các đồng nghiệp.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Nội dung lý luận
Làm quen với chữ cái là một trong bảy hoạt động học của trẻ mẫu giáo lớn. Nó bao gồm tất cả các hoạt động giúp trẻ nhận biết đặc điểm, ghi nhớ hình dạng và cách phát âm 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Làm quen chữ cái có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết nó giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe, phát âm và khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Việt. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường tiểu học. Cho trẻ làm quen với chữ cái đồng thời góp phần kích thích phát triển tư duy và hình thành tính tích cực của trẻ, nó giúp trẻ định hướng trong không gian, điều khiển tốt hoạt động của các giác quan. Thêm vào đó, làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực về kiến thức và tâm thế cho trẻ vào lớp một. Như vậy, làm quen chữ cái là không thể thiếu được trong nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi. 
Hoạt động làm quen chữ cái chỉ có ở lớp lớn. Sau một năm học, yêu cầu cần đạt với trẻ là thuộc và phát âm chính xác 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Đây là một một thách thức lớn với cả cô và trẻ vì chúng ta đều biết rõ ở bậc học mầm non thì vui chơi vẫn là hoạt động chủ đạo. Thật khó để trẻ có thể tập trung chú ý trong một khoảng thời gian 35 – 40 phút. Trẻ có một khả năng tuyệt vời để ghi nhớ kiến thức mới nhưng những kiến thức đó cũng dễ dàng bị trẻ quên đi một cách nhanh chóng. Nếu giáo viên chỉ đơn thuần dạy đúng phương pháp, đầy đủ các bước mà không khai thác nhiều hình thức tổ chức, ôn luyện thì sẽ không thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ. Trẻ có thuộc mặt chữ cái thì cũng dễ rơi vào tình trạng quên hay nhầm lẫn các chữ cái.Việc xây dựng được các hoạt động học hiệu quả cùng với môi trường chữ cái hấp dẫn và các hoạt động ôn luyện, củng cố phù hợp sẽ giúp trẻ học thuộc và ghi nhớ chữ cái tốt hơn. Trẻ cũng dễ dàng phân biệt được các chữ cái có hình dạng giống nhau.
2. Cơ sở thực tiễn..
Trường mầm non Hoa Sữa nơi tôi công tác là một ngôi trường nhỏ nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường gồm năm khu lẻ nằm rải rác quanh xã với hơn bốn mươi giáo viên và cô nuôi cùng hơn sáu trăm học sinh.Trong năm học 2012 – 2013, tôi được ban giám hiệu phân công đồng chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn - khu Ngọc Lôi với số trẻ là bốn mươi mốt trẻ. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy trẻ làm quen chữ cái nói riêng, tôi đã có được những thuận lợi to lớn.
* Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu: đầu tư trang thiết bị hiện đại: máy vi tính, máy in, tivi màn hình lớn. 
- Thường xuyên được tham dự các tiết kiến tập về hoạt động học làm quen với chữ cái trong và ngoài nhà trường.
- Trẻ trong lớp cùng một độ tuổi.
- Bản thân và giáo viên cùng nhóm là giáo viên trẻ, năng động, đạt chuẩn nắm vững phương pháp các bộ môn, có khả năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác tài nguyên mạng.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đã có, tôi cũng gặp một số khó khăn: 
- Lớp học cấp bốn dài và hẹp nên việc tổ chức hoạt động học và hoạt động góc gặp nhiều khó khăn.
- Sách vở, tài liệu về hoạt động làm quen chữ cái còn hạn chế.
- Kiến thức của trẻ về chữ cái không đồng đều. 
- Có một số trẻ đi học không đều, nghỉ dài ngày vì thế kiến thức của trẻ 
bị gián đoạn.
- Kiến thức về chữ cái của phụ huynh còn chưa chính xác: phát âm chua chuẩn, ngọng, còn nhầm lẫn giữa q – qu...
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ nói chung và yêu cầu của hoạt động học làm quen với chữ cái nói riêng ngay vào đầu năm học khi học sinh đã ổn định, tôi tiến hành khảo sát học sinh để nắm bắt khả năng nhận thức về chữ cái của trẻ trong lớp. Kết quả thu được:
Khả năng nhận thức
Thuộc mặt chữ trong giờ học
Thuộc mặt chữ sau 1 tuần
Khả năng phát âm
Phân tích đặc điểm chữ
hứng thú học
số trẻ
tỉ lệ(%)
số trẻ
tỉ lệ(%)
số trẻ
tỉ lệ(%)
số trẻ
tỉ lệ(%)
số trẻ
tỉ lệ(%)
Đạt
26
63,4
20
48,8
30
73,2
22
53,7
28
68,3
Chưa đạt
15
36,6
21
51,2
11
26,8
19
46,3
13
31,7
Sau khi khảo sát, nắm được mặt mạnh, mặt yếu về nhận thức của cả lớp nói chung và khă năng của từng trẻ nói riêng, tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái, nhằm thu hút sự tập trung chú ý, tăng khả năng nhận thức và ghi nhớ cho trẻ. Tôi đã tiến hành thực hiện theo các biện pháp:
Tổ chức hiệu quả hoạt động học LQCC
Ôn luyện chữ cái trong các hoạt động khác
Tạo môi trường chữ cái sinh động 
Sưu tầm, đặt lời các câu đố, bài hát về chữ cái.
Phối kết hợp cùng phụ huynh.
3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học LQCC
3.1 Tổ chức hiệu quả hoạt động học LQCC
* Xây dựng chương trình xuyên suốt giờ học.
Hoạt động học làm quen chữ cái là hoạt động chính để cô giúp trẻ, nhận biết và phát âm chữ cái. Đây là giờ học tương đối khô khan với các phần học tách rời nhau dễ gây cho trẻ sự nhàm chán, uể oải.Giờ học thành công hay không phụ thuộc nhiều vào ý tưởng tổ chức tiết dạy của cô giáo. Nhưng nếu cô có thể xây dựng giờ học thành một chương trình xuyên suốt từ đầu đến cuối thì sự hứng thú của trẻ sẽ được đẩy lên cao, khả năng tập trung và lĩnh hội kiến thức của trẻ sẽ thật tuyệt vời. Trẻ luôn bị cuốn hút khi được tham gia vào các chương trình mà bản thân trẻ được trở thành nhân vật chính. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động học làm quen chữ cái tôi luôn chủ động đưa giờ học đi theo một nội dung xuyên suốt.
Ví dụ trong chủ đề “tết và mùa xuân”, tôi xây dựng hoạt động học làm quen chữ cái h, k theo chương trình “Bé vui đón tết”. Mở đầu tiết học, cô và trẻ cùng hát và vận động “vui đón xuân”, trò chuyện về công việc mà bố mẹ thường làm để chuẩn bị đón tết. Sau đó, trẻ sẽ được cùng cô đi chợ hoa ngày tết. Tại đây, trẻ sẽ được chiêm ngưỡng các loài hoa cùng với việc làm quen chữ cái h, k có trong tên gọi của hoa đào, hoa loa kèn. Đó là hai loại hoa mà cô giáo chọn mua. 
Ảnh1. Hoa đào, hoa loa kèn và thẻ từ
Sang phần ôn luyện, chính trẻ sẽ được chọn mua các loại hoa trong một cửa hàng hoa đặc biệt dành cho các bạn nhỏ - cửa hàng “hoa chữ cái”. Trẻ đọc các chữ cái có gắn trên chậu hoa và chọn mua đúng chậu hoa có chữ cái theo yêu cầu.
Ảnh 2. Trò chơi “Cửa hàng hoa chữ cái”
Tiếp theo trẻ sẽ được tham gia vào trò chơi “đuổi hình bắt chữ” với chủ đề về tết – một trò chơi do ban quản lý chợ hoa tổ chức dành riêng cho các bạn nhỏ đến chợ mua hoa. Khi giải được hết các ô số trẻ sẽ được khám phá bức tranh cuối cùng – chữ h, chữ k được xếp từ những bông hoa đào, hoa mai.
Trẻ còn được chia làm hai đội chơi “Xếp hình cái chữ” theo mẫu chữ h, chữ k vừa được xem trên máy tính. Phần thưởng của trò chơi là những phong bao lì xì có chứa chữ cái h, k.Cuối cùng, cô và trẻ cùng hát “Xúc xắc, xúc xẻ” và đi chúc tết các gia đình có gắn các chữ cái h, k tương ứng với thẻ chữ mà trẻ được thưởng trong phong bào lì xì. 
- Tương tự như vậy với mỗi chủ đề cô thiết kế một chương trình phù hợp. Ví dụ: chủ đề trường mầm non với chương trình “ngày hội đến trường của bé”; chủ đề bản thân với chương trình “Sinh nhật bé”, chủ đề gia đình với chuyến “thăm nhà bạn”; chủ đề nghề nghiệp với chương trình “ước mơ của bé”.....
 	Với những chương trình như vậy, trẻ trực tiếp được tham gia vào các hoạt động. Thông qua chương trình, trẻ được học tập, lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó. Hiệu quả trên trẻ sẽ làm bạn bất ngờ.
* Ứng dụng công nghệ thông tin – thiết kế bài giảng điện tử
 Đặc điểm của trẻ là luôn bị thu hút bởi những hình ảnh đẹp và sự chuyển động linh hoạt. Đó cũng chính là thế mạnh của công nghệ thông tin với những giáo án điện tử được đầu tư thiết kế. Nắm bắt được tác động to lớn này của công nghệ thông tin, tôi đã đầu tư, thiết kế các bài giảng điện tử để giảng dạy trên máy. Một điểm nổi trội của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học làm quen chữ cái là cô có thể phân tích rõ ràng các nét chữ, với sự chuyển động, âm thanh và màu sắc biến đổi linh hoạt. Từng nét chữ xuất hiện theo thứ tự, chuyển động và kết hợp rõ ràng. 
Ảnh 3. phân tích nét chữ: chữ h, chữ k
Thật đơn giản để trẻ có thể phân tích, so sánh, tìm ra điểm giống và khác nhau của từng nhóm chữ cái sau khi xem những slide được thiết kế như vậy. Trẻ học chữ cái mà hào hứng say mê như đang được xem một bộ phim hoạt hình và nhiều khi còn reo lên thích thú. 
Ảnh 4. So sánh chữ h, chữ k
Để nâng cao chất lượng của giáo án điện tử, tôi thường xuyên tìm các giáo án trên mạng để học hỏi các hay, cái mới của các đồng nghiệp, tích lũy cho mình kho hình ảnh để sử dụng khi cần thiết và thiết kế lại cho phù hợp với nội dung bài dạy của mình. Tôi cũng dùng photosoft 8.0 để cắt rời các nét chữ. Tôi đã có đầy đủ các nét chữ phục vụ cho việc thiết kế giáo án điện tử làm quen chữ cái.
Ảnh5. Các nét chữ cơ bản trong bảng chữ cái tiếng việt
Các trò chơi được thiết kế trên giáo án điện tử vừa đơn giản, vừa không mất nhiều thời gian và công sức. Trẻ dễ dàng quan sát và hoạt động dù là hoạt động tập thể hay hoạt động cá nhân. Song tôi cũng không quá lạm dụng thế mạnh này mà luôn có sự kết hợp hài hoà với trò chơi động để trẻ được thay đổi tư thế và không có cảm giác nhàm chán.
Khi dạy trẻ làm quen chữ cái trên giáo án điện tử, tôi thấy trẻ luôn tập trung theo dõi từng chuyển động mà không hề bị khuất tầm nhìn. Trẻ thật sự hứng thú với những chuyển động bất ngờ, những âm thanh và hình ảnh sinh động. Sự tập trung chú ý của trẻ được đẩy lên cao độ. Từ đó trẻ ghi nhớ đặc điểm chữ cái một cách chính xác và phân biệt được các chữ cái thật dễ dàng. 
* kết hợp trò chơi ôn luyện
Trong các hoạt động học, đặc biệt là hoạt động học làm quen chữ viết thì trò chơi chiếm một lượng thời gian khá lớn. Trò chơi giúp trẻ ôn lại, củng cố kiến thức vừa được cung cấp. Tôi luôn chú ý đến việc kết hợp giữa trò chơi động và trò chơi tĩnh. Trò chơi tĩnh thường thiết kế chơi trên máy tính. Những trò chơi này khai thác triệt để chuyển động kỳ ảo và âm thanh sống động của công nghệ thông tin và luôn thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ. Các trò chơi được trẻ sôi nổi hưởng ứng có thể kể: Vòng quay kỳ diệu, đuổi hình bắt chữ, giỏ chữ xinh Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” được thiết kế theo dạng trò chơi“trúc xanh” được trẻ rất yêu thích. Ví dụ trong chủ điểm tết và mùa xuân với chương trình “Bé vui đón tết”, trẻ được tham gia trò chơi “đuổi hình bắt chữ”để tìm ra chữ cái ẩn dưới các phong bao lì xì..
Ảnh 6. Trò chơi đuổi hình bắt chữ
 Trẻ đặc biệt tỏ ra thích thú mỗi khi được lật mở được từng bao lì xì và cuối cùng khám phá ra các chữ cái h, k được xếp từ các những bông hoa đào, hoa mai ẩn dưới dạng tranh nền dưới các bao lì xì. Trẻ chăm chú dõi theo chuyển động của từng bông hoa từ đầu cho tới khi xếp xong chữ h, chữ k không khỏi ngạc nhiên, thích thú. 
Ảnh 7. chữ h, chữ k được xếp dần từ những bông hoa đào, hoa mai
Với mỗi chủ đề, tôi có thể lựa chọn các hình ảnh khác nhau để xếp chữ. Ví dụ chủ đề động vật chữ cái được xếp từ chim, chuồn chuồn, bướm hoặc các hình ảnh con vật ngộ nghĩ, đáng yêu khác. Chủ đề nước và các hiện tượng thiên nhiên có thể dùng đám mây, giọt nước hay mũ, ô để xếp chữ cái
Hay cũng hình thức đó nhưng mỗi ô chữ ẩn chứa một câu đố về chữ cái đã học. việc giải được các câu đố này sẽ giúp trẻ tìm ra chữ cái bí ẩn. Nếu không giải được hết các câu đố thì trẻ sẽ phải phán đoán ra chữ cái dựa vào một số ô chữ được lật mở. Chính yêu cầu này đã kích thích trẻ tập trung suy nghĩ để tìm ra đáp án đúng, cũng nhờ vậy mà hiệu quả ghi nhớ thật cao.
Bên cạnh trò “đuổi hình bắt chữ”, tôi cũng hay sử dụng các trò chơi khác trong giảng dạy như trò chơi “vòng quay kỳ diệu” hay trò chơi “dích dích dắc dắc”. Những vòng quay bất tận với âm thanh vui nhộn mang theo những con chữ như muốn nhảy múa trước mặt trẻ. Trẻ mải miết theo từng vòng quay để nhanh chóng tìm ra chữ cái mà kim chỉ dừng lại. Hay như trẻ luôn thích thú theo dõi từng vòng quay hay đường rơi của quan dích dắc để phát âm được thật nhanh, thật chính xác chữ cái theo yêu cầu của cô. Với trò chơi “Giỏ chữ xinh”, trẻ thật hào hứng khi được bấm chuột vào chữ cái có trong thẻ từ chỉ tên các hình ảnh. Chữ cái từ từ bay vào giỏ cùng những tràng pháo tay động viên luôn là động lực để trẻ hoàn thành tốt phần chơi.
Tuy vậy, tôi không quá lạm dụng các trò chơi được thiết kế thật hấp dẫn trên máy tính mà quên đi sự cần thiết về thay đổi tư thế, hình thức và vận động trong tiết học của trẻ. Tôi cũng đặc biệt chú ý đến việc sử dụng các trò trơi vận động mang yếu tố thi đua vì trẻ 5-6 tuổi luôn nguyện vọng đó là trở thành người thắng cuộc. Lúc đó trẻ sẽ tập trung, nỗ lực hết sức khi tham gia chơi. Nó thúc đẩy vốn hiểu biết, cách thức hành động để tìm tòi, sáng tạo khám phá ra cách giải quyết vấn đề mà trò chơi đặt ra một cách tốt nhất. Qua đó, các biểu tượng, kiến thức kỹ năng được khắc sâu, giúp cho ghi nhớ của trẻ được tốt hơn. Tôi thật sự tâm đắc với trò “chơi xếp hình cái chữ”. Đây là trò chơi có thể thi đua giữa hai hay nhiều đội tùy theo số trẻ và khả năng tổ chức của cô giáo. Nếu như trẻ vừa được chơi trên máy tính để khám phá ra các chữ cái ẩn đưới các ô số được xếp từ các hình ảnh thì giờ trẻ sẽ được tự mình xếp thành hình các chữ cái đã học. Mỗi đội sẽ cử ra một bạn thuộc chữ, nhanh nhẹn và có óc quan sát tốt nhất làm đội trưởng để nhắc các bạn xếp hình được nhanh chóng và chính xác. Trò chơi đặc biệt có hiệu quả khi được kết hợp với các bài hát miêu tả về con chữ trẻ đang học do cô giáo sưu tầm hay tự đặt lời theo nhạc các bài hát trong chủ đề.
Ảnh 8: trẻ chơi xếp hình chữ h, chữ k
Tùy theo từng chủ điểm chủ đề mà cô có thể lựa chọn, thiết kế các trò chơi khác nhau sao cho phù hợp với khả năng nhận thức và hứng thú của trẻ.
Ví dụ, cho trẻ LQCC u, ư trong chủ đề nghề nghiệp, tôi chọn trò chơi “những người thợ khéo léo”. Trẻ được chia làm 2 đội, 1 đội chữ u và 1 đội chữ ư với nhiệm vụ trang trí áo (áo bằng bìa do cô cắt sẵn) theo chữ cái là tên của đội mình. Sau đó, trẻ sẽ biểu diễn thời trang và được chấm kết quả. Trong trò chơi này, trẻ vừa được làm nhà tạo mẫu, vừa được làm người mẫu biểu diễn với những trang phục tự tay mình thiết kế. Sau giờ học, trẻ lớp tôi đều thuộc và phân biệt rất rõ chữ u, chữ ư.
Với trò chơi “Ghép tranh”, tranh được vẽ trên những nan gỗ tách rời nhau. Trên mỗi nan là một chữ cái. Trẻ ghép hình tranh đồng thời ghép được cả thẻ từ chỉ tên tranh.khi đó, trẻ học chữ rất hào hứng và hiệu quả. Trẻ cũng có thể chơi trò chơi này trong giờ đón, trả trẻ hay hoạt động góc. 
Ảnh 8. Trò chơi “ghép tranh”
Với một giờ học được thiết kế xuyên suốt theo một chủ đề, một giáo án điện tử với những hình ảnh rõ ràng, sắc nét, những chuyển động, những âm thanh vui nhộn cùng các trò chơi thú vị luôn cuốn hút trẻ. Trẻ tham gia giờ học đầy hứng thú, tích cực. Điều đó đồng nghĩa với kết quả nhận thức thật tốt trên trẻ.
3.2 Ôn luyện chữ cái trong các hoạt động khác
Thời gian của hoạt động học chỉ từ 30-35 phút. Nó rất ngắn so với cả ngày hoạt động và càng ngắn hơn khi vào hai hay ba tuần mới có một hoạt động học làm quen chữ viết tiết làm quen. Vì vậy, tôi luôn cố gắng khai thác hoạt động ôn luyện ngoài tiết học giúp trẻ ôn luyện, khắc sâu các biểu tượng về chữ cái đã học.
* Hoạt động góc: là một trong những hoạt động mà trẻ yêu thích nhất. Khi chơi góc, trẻ được chơi những trò chơi, những đồ chơi mà trẻ thích. Hứng thú của trẻ trong quá trình chơi là rất cao. Do đó, trong quá trình xây dựng góc chơi, tôi đặc biệt đầu tư cho các góc 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_lam_quen_chu_cai_cho_tr.doc