SKKN Bốn giải pháp đổi mới trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ở trường THPT Thiệu Hóa

SKKN Bốn giải pháp đổi mới trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ở trường THPT Thiệu Hóa

Như chúng ta đã biết, giáo dục quốc phòng - an ninh ( GDQP-AN) là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân. Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN.

GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đây là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP-AN còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

 

doc 20 trang thuychi01 4970
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Bốn giải pháp đổi mới trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ở trường THPT Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BỐN GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TRONG DẠY VÀ HỌC 
MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA 
 Người thực hiện: La Khắc Phùng
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: GDQP-AN
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Tiêu đề 
Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1.
Lý do chọn đề tài
1
2.
Mục đích nghiên cứu
2
3.
Đối tượng nghiên cứu
2
4.
Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. 
Cơ sở lý luận
2
2. 
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3
3. 
Các giải pháp tổ chức thực hiện
4
 3.1
Tổ chức cho học sinh viết chuyên đề để học tốt môn GDQP-AN 
5
 3.2
Ứng dụng CNTT trong dạy - học để nâng cao hiệu quả giờ dạy GDQP-AN 
7
 3.3
Sử dụng các hình thức dạy học linh hoạt để phát huy tính tích cực của học sinh
11
 3.4
Chú trọng đến công tác tuyển chọn - ôn luyện tham gia Hội thao GDQP-AN cấp tỉnh 
16
 4. 
Hiệu quả của sáng kiến 
17
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. 
Kết luận
18
2. 
Kiến nghị
19
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, giáo dục quốc phòng - an ninh ( GDQP-AN) là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân. Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN. 
GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đây là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP-AN còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Sau nhiều năm giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninh theo phương pháp bản thân tôi nhận thấy trong một tiết dạy giáo viên phải chuyển tải nhiều kiến thức đồng thời phân chia thời gian học lý thuyết cũng như thực hành phải hợp lý khoa học mới giải quyết được hết trọng tâm nội dung bài dạy. Mặt khác không để học sinh xem nhẹ phần lí thuyết hay phần thực hành mà cần hướng cho các em cách học và yêu thích môn học, vì thế đòi hỏi giáo viên phải vận dụng và phát huy tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. 
Đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng tích cực hoá quá trình học tập của học sinh, tạo cho học sinh tự chủ động học tập, chủ động nắm nội dung kiến thức môn học, từ những lí do trên tôi trăn trở nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Bốn giải pháp đổi mới trong Dạy và Học môn Giáo dục quốc phòng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ở trường THPT Thiệu Hóa”
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh ở trường THPT, thông qua đó giáo dục các em tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh ở trường THPT Thiệu Hóa 
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thông tin, phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp 
- Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
Để đạt được mục tiêu đề ra là đảm bảo chất lượng giáo dục ổn định và phát triển vững chắc. Ngay từ đầu năm học trường THPT Thiệu Hóa đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh hiểu rõ mục đích, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong đó có bộ môn GDQP-AN.	
Môn học giáo dục quốc phòng – an ninh đã trang bị cho các em học sinh những tri thức cơ bản của nền giáo dục quốc phòng toàn dân, những hiểu biết về tổ chức QĐND Việt Nam, về nhà trường quân đội, về lịch sử QĐND Việt Nam, truyền thống đấu tranh dựng nước - giữ nước của dân tộc và Luật biên giới Quốc gia. Đó là những kiến thức rất bổ ích, thiết thực với học sinh phổ thông trước ngưỡng cửa cuộc đời. Học sinh còn được làm quen với tác phong quân đội qua các bài học về điều lệnh, đội ngũ, các tư thế vận động cơ bản trong chiến đấu, băng bó, cứu thương....làm quen với các phương tiện chiến đấu như ném lựu đạn, cách bắn súng tiểu liên AK ... Qua học tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh đã giáo dục cho học sinh lòng yêu nước - tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù. Toàn bộ chương trình học tập của từng khối được xây dựng theo chương trình hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đảm bảo dạy đủ môn, đủ tiết, đúng phân phối chương trình. Vì vậy các tiết học giáo dục quốc phòng - an ninh học sinh tham gia học cần đầy đủ tích cực sôi nổi và hào hứng.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng của đơn vị, thuận lợi và khó khăn
 * Thuận lợi: 
Trường Trung học phổ thông Thiệu Hóa luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm sâu sát nhất là về vấn đề chuyên môn, là đơn vị có bề dày về chất lượng trong nhiều năm. Trường có một đội ngũ sư phạm tay nghề vững vàng đều đạt chuẩn và trên chuẩn về kiến thức, có chuyên môn, nhiệt tình, tận tụy với công tác quản lý và giảng dạy.
 Tập thể sư phạm nhà trường về tuổi đời công tác được dàn trải qua nhiều thế hệ, và luôn có sự đoàn kết gắn bó mật thiết với nhau.
 Đối với môn Giáo dục quốc phòng – an ninh. Nhà trường cùng các cấp lãnh đạo luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh đều được đào tạo vững về chuyên môn, nhiệt tình và tâm huyết với môn học. Nề nếp, kỷ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ qua từng cấp, từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan và có ý thức học tập tốt. 
 Trường THPT Thiệu Hóa là một trong những đơn vị trong huyện có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tương đối đảm bảo giáo dục quốc phòng – an ninh cho gần 1200 học sinh.
* Khó khăn:
 Thao trường không đủ điều kiện để tập luyện
Kinh phí còn hạn chế, dụng cụ, trang thiết bị cho môn học đã có từ nguồn được Sở Giáo dục – Đào tạo cấp và một số tự trang bị nhưng vẫn còn thiếu : Tranh ảnh giảng dạy còn hạn chế ở một số nội dung. 
2.2. Thực trạng giảng dạy 
Đây là môn học có tỉ lệ lí thuyết chiếm hơn 60% nội dung chương trình môn học 
	- Về học sinh: chưa say mê, yêu thích môn học, các em còn dành nhiều thời gian cho các môn học khác ( như Toán, Lí, Hóa, tiếng Anh, Ngữ văn..) để thi đại học và cao đẳng cho nên các em còn xem nhẹ môn này
	- Về giáo viên: Chưa đầu tư nhiều thời gian về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nên chưa thu hút các em yêu thích môn học này.
Bản thân tôi đã từng đảm nhiệm dạy môn học GDQPAN cho học sinh cả 3 khối lớp 10,11,12. Qua quá trình công tác đến nay tôi đã không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tìm ra các phương pháp mới để giúp các em học tốt hơn và rút ra kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. 
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học tập của học sinh ở môn học này ở 3 khối, kết quả như sau:
 Xếp loại
Năm học 
Đạt
Chưa Đạt
2018-2019
93%
7%
Từ những thực tiễn trên, tôi đã trăn trở làm thế nào để thu hút học sinh yêu thích môn học, vì thế tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Bốn giải pháp đổi mới trong Dạy và Học môn Giáo dục quốc phòng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ở trường THPT Thiệu Hóa”
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện 
3.1. Tổ chức cho học sinh viết chuyên đề để học tốt và yêu thích bộ môn giáo dục Quốc phòng- An ninh
a. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chuyên đề
 Giáo dục quốc phòng-an ninh trong ngành giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc tổ chức thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo dục đã có sự chỉ đạo kiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh trong toàn ngành. Giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh các trường ngày càng có chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện cho học sinh.
 	Từ nhận thức trên tôi đã chọn lựa các câu hỏi làm chuyên đề nghiên cứu giúp các em nắm vững kiến thức sâu rộng về chuyên đề từ chương trình mình học, tôi đã chọn 4 câu hỏi sau làm đề tài hướng dẫn học sinh tự viết chuyên đề:
 Câu 1: Anh ( Chị) hãy nêu những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự Trách nhiệm của học sinh trong việc chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự ?
 Câu 2: Anh (Chị) hãy nêu những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá? Trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
 Câu 3: Anh (Chị) hiểu thế nào là toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo Việt Nam; Quần đảo Hoàng sa, Trường sa thuộc tỉnh nào của nước ta? Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo?
 Câu 4: Anh (Chị) hiểu thế nào là ma túy, tác hại của ma túy, trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy ?
Với 4 câu trên tôi đã phân ra thành 4 chuyên đề: ( mỗi lớp chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm đảm nhiệm một chuyên đề)
* Đối với khối lớp 11 các em sẽ thực hiện 3 chuyên đề sau:
- Luật nghĩa vụ quân sự.
	- Toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo Việt Nam.
	- Tác hại của ma túy, trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy. 
* Đối với khối lớp 12 các em thực hiện 3 chuyên đề:
- Những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá?
 	- Toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo Việt Nam
- Tác hại của ma túy, trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy.
 Để thực hiện một chuyên đề trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh phần trình bày, trình tự bố cục nội dung của chuyên đề. Học sinh viết trên giấy A4, có trang bìa, trang mục lục, các thành viên của nhóm, cùng trao đổi cùng thực hiện lấy ý kiến của từng thành viên và viết nội dung theo: lời mở đầu, nội dung, và kết luận vấn đề
b. Học sinh thực hành
 	Một lớp chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ chọn đề tài nghiên cứu và sẽ đăng ký danh sách thành viên nhóm với lớp trưởng.
Khi một nhóm đăng ký viết chuyên đề: Nhóm trưởng sẽ phân công các thành viên khác trong nhóm thu thập thông tin, các em sử dụng USB để lấy thông tin, hình ảnh từ trên mạng, nếu nhóm nào không có điều kiện thu thập thông tin trên mạng thì lấy thông tin trên sách, báo, tạp chítrong nhóm chọn ra em nào giỏi vi tính nhất sẽ chịu trách nhiệm thiết kế chuyên đề, và mỗi em điều bắt buộc phải nêu ý kiến cá nhân về chuyên đề mà mình chọn, trong quá trình lấy thông tin các em sẽ chọn lọc thông tin cho phù hợp với chuyên đề và nhóm trưởng sẽ cùng các thành viên nhóm đưa ra ý kiến của chuyên đề, cuối cùng chuyên đề được đóng thành cuốn (kèm theo đĩa CD nếu có). 
* Giáo viên nhận chuyên đề và chấm điểm:
- Về cách trình bày chuyên đề
- Nội dung chuyên đề.
- Kết luận 
- Ý kiến của từng thành viên nhóm.
- Giáo viên chấm điểm chuyên đề, khen thưởng tuyên dương lớp, nhóm làm tốt 
Sau đó tất cả các chuyên đề được đưa về phòng thư viện trường, phòng đọc để tất cả các em có thể đến xem và tham khảo khi cần.
Tóm lại: Từ việc tổ chức cho các em viết chuyên đề giúp các em tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu, hiểu và nhận thức sâu hơn về quốc phòng – an ninh, từ đó giúp các em thêm yêu thích môn học này hơn.
3.2. Ứng dụng CNTT trong dạy – học để nâng cao hiệu quả giờ dạy Giáo dục Quốc phòng- an ninh
Việc chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang giảng dạy bằng giáo án điện tử là việc làm mà không còn là mới mẻ với xu hướng giáo dục hiện nay, thiết kế bài dạy trình chiếu đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư về thời gian, tìm tòi tài liệu thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh
	Bài giảng điện tử cần được thiết kế sao cho có nội dung và hình thức trực quan, sinh động và lôi cuốn; vì vậy, phải lồng ghép thêm các tư liệu hình ảnh, các đoạn phim ngắn hay âm thanh có liên quan đến nội dung bài giảng; yếu tố thẩm mỹ cũng cần được coi trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử sao cho có màu sắc, hình thức đẹp nhưng không rối mắt do tạo quá nhiều hiệu ứng (chuyển trang, chạy chữ) làm cho học sinh mất tập trung vào nội dung chính của bài giảng và mất thời gian vô ích.
Các công đoạn thường theo một qui trình sau:
Công việc đầu tiên khi thiết kế slide cho bài giảng điện tử là phải chọn màu nền, phông chữ, kiểu chữ và cỡ chữ cho bài giảng. Đây là khâu khá quan trọng, nội dung kiến thức cần đưa lên ngắn gọn, dễ hiểu, trực quan, sinh động, giúp học sinh hưng phấn hơn khi tiếp thu bài giảng 
Ví dụ : Áp dụng vào bài cụ thể tôi thiết kế bài giảng trên Powerpiont.
Bài 3: Bảo vệ chủ quyền và biên giới quốc gia (GDQP-AN lớp 11), tiết 10 PPCT, để củng cố nội dung trọng tâm của bài “Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia”, tôi sử dụng phương pháp củng cố bài bằng “Trò chơi ô chữ”. Cách thức tiến hành cụ thể như sau:
- Chuẩn bị: Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của toàn bài và nội dung trọng tâm của tiết 10, tôi thiết kế bài giảng trên Powerpiont. Phần củng cố bài tôi thiết kế Trò chơi ô chữ với 7 ô hàng ngang, ô chữ đặc biệt có 7 chữ cái 
( theo mẫu ). Biên soạn câu hỏi, gợi ý cho mỗi ô hàng ngang . 
- Cách tiến hành: Chia lớp thành 4 đội, chọn đội trưởng. Chọn lớp trưởng, Bí thư chi đoàn trợ giúp. Phát mẫu ô chữ cho các đội. 
- Luật chơi: Mỗi đội được quyền lựa chọn một ô chữ bất kì. GV đọc câu hỏi và gợi ý, trong thời gian 15 giây toàn đội suy nghĩ. HS trả lời bằng giấy hoặc giành quyền trả lời bằng cách giơ tay (có thể sử dùng cờ), mỗi câu trả lời đúng sẽ có một từ khóa in đậm xuất hiện. Các từ khóa xuất hiện không theo thứ tự. Đội trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai mất quyền ưu tiên cho các đội còn lại. Trả lời xong 7 ô hàng ngang mới được giải ô chữ đặc biệt. Ô chữ đặc biệt có 7 chữ cái (viết hoa không dấu). Phần thưởng có giá trị về tinh thần.
- Thời gian chơi: 5-7 phút. Kết thúc trò chơi GV tổng kết, nhận xét, qua đó hệ thống lại các nội dung trọng tâm.
Câu hỏi gợi ý cho các ô hàng ngang như sau:
1. Hàng ngang số 1 có 7 chữ cái : Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện biện pháp này trong giải quyết phân định biên giới?
( Đàm phán)
2. Hàng ngang số 2 có 5 chữ cái: “xây Trường Sa” là tên một phong trào do Báo Tuổi trẻ và Trung ương Đoàn phát động”.
( Góp đá)
3. Hàng ngang số 3 có 9 chữ cái: “Bộ đội ..là lực lượng nòng cốt trong quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia”
( Biên phòng)
4. Hàng ngang số 4 có 8 chữ cái: “Sẵn sàng..” là yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách trong quản lí bảo vệ biên giới quốc gia. Đây còn là biện pháp bất khả kháng để bảo vệ biên giới quốc gia.
	( Chiến đấu)
5. Hàng ngang số 5 có 7 chữ cái : Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: “ Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của”
( Toàn dân)
6. Hàng ngang số 6 có 7 chữ cái : Đây là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
( Hải quân)
7. Hàng ngang số 7 có 7 chữ cái: Đây là quan điểm của Đảng, Nhà nước và là mong muốn của nhân dân ta trong xây dựng biên giới với các nước láng giềng? Cũng là tên của một của khẩu Quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, trước đây còn có tên gọi là Ải Nam Quan? 
( Hữu nghi)
* Ô chữ đặc biệt có 7 chữ cái (không dấu): Đây là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng biên giới, giải quyết các vấn đề về biên giới?
( Hòa bình)
Khung trò chơi ô chữ thiết kế trên Powerpiont
Tóm lại: Với việc dạy học bằng giáo án điện tử giáo viên sẽ hạn chế tối đa việc viết bảng, giảng, học sinh hứng thú hơn thu hút các em học tập hơn, tránh được sự tẻ nhạt và áp lực cho các em trong giờ học 
3.3. Sử dụng các hình thức dạy học linh hoạt để phát huy tính tích cực của học sinh
a. Tổ chức hình thức “thảo luận nhóm” giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức
“Thảo luận nhóm” là một hình thức học tập mang tính hợp tác nhằm nâng cao chất lượng của học sinh – học sinh đóng vai trò chủ động, giảm bớt đi phương pháp học tập trước đây, thầy đọc – trò chép; thầy giảng – trò nghe.giúp cho người học chiếm lĩnh kiến thức chứ không phải lĩnh hội kiến thức. Học sinh có cơ hội giao lưu, trao đổi, thảo luận với nhau, tự chiếm lĩnh được kiến thức, để đạt được kết quả cao trong học tập về nhiều mặt.
Đây là một hình thức để thay đổi phương pháp trong dạy và học. Nó đòi hỏi những kĩ năng cơ bản về tính tự tin, kỹ năng làm việc, giao tiếp trong nhóm. Học sinh được luân phiên làm nhóm trưởng, nhóm trưởng có nhiệm vụ điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, thông qua HĐ này đã trang bị cho các em kĩ năng quản lí điều hành ( tùy theo nội dung bài có thể phân nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ)
Ví dụ: Bài học ở lớp 10, ngay bài học đầu tiên 
 Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
 Phần I – Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam 
- Giáo viên nêu câu hỏi: Bằng những kiến thức lịch sữ đã học, em hãy lập dàn ý về : “Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” ?
- Chia nhóm- thảo luận, yêu cầu các nhóm lập dàn ý trong thời gian do giáo viên quy định. Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm, 
Nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét 
Học sinh hệ thống lại nội dung kiến thức. GV chốt lại nội dung bài
Ví dụ: Bài học ở lớp 11 
Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh
 Phần II, mục 3: Trách nhiệm của học sinh. 
 - Giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy trình bày trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự ? 
 - Học sinh thảo luận về trách nhiệm của bản thân đối với việc thực hiện luận NVQS. Các em và trình bày kết quả- Nhận xét, chốt kiến thức
Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
Phần III: Bảo vệ Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam, mục 2: trách nhiệm của công dân. 
- GV đặt câu hỏi: Là một công dân của nước CHXHCN Việt Nam bản thân em phải làm gì để xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia ? 
- Nhóm cùng thảo luận
- Đại diện nhóm học sinh trình bày kết quả - các nhóm khác nhận xét.
- Chốt nội dung.
Ví dụ: Bài học ở lớp 12
Bài 2: Một số hiểu biết về nền Quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Giáo viên cho các em thảo luận về những biện pháp chủ yếu để xây dựng nền QPTD-ANND vững mạnh trong giai đoạn hiện nay và trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền QPTD-ANND.
 	Qua những cách này chúng ta đã dần giúp cho các em chủ động, tự tin làm quen với cách học mới và quan trọng là các em tự nói ra được những điều mình hiểu, nhận thức được quyền, bổn phận , trách nhiệm của 1 công dân đối với quê hương đất nước qua tiết học quốc phòng- an ninh
b. Củng cố bài giảng bằng thiết kế và sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh, phim tài liệu
Phương pháp này giúp HS nắm được kiến thức thông qua khả năng phân tích, so sánh và móc nối, liên hệ các kiến thức. 
Thường áp dụng với những bài lý thuyết, mang tính so sánh hay tổng quát, có thể sử dụng các sơ đồ, bảng biểu , tranh ảnh, phim tài liệu.để hệ thống lại kiến thức như: Triệu chứng của các tai nạn thông thường (Bài 6 lớp 10); Điểm giống và khác nhau giữa lựu đạn Phi 1 và lựu đạn chày (Bài 6 lớp 11); Phân biệt các loại chảy máu (Bài 7 lớp 11); Sơ đồ các vùng nước (Bài 3 lớp 11); Chức năng nhiệm vụ của các tổ chức QĐND, CAND (Bài 3 lớp 12), giúp các em có kiến thức hệ thống và lôgic.
c. Củng cố bài giảng bằng cách cho học sinh tự tổng kết kiến thức
Phương pháp củng cố này rèn cho học sinh kĩ năng trình bày vấn đề trước đám đông và kĩ năng tóm lược vấn đề. Phươn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bon_giai_phap_doi_moi_trong_day_va_hoc_mon_giao_duc_quo.doc