SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng về công tác chủ nhiệm Lớp 8A trường THCS Tiên Lữ trong giai đoạn đổi mới giáo dục

SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng về công tác chủ nhiệm Lớp 8A trường THCS Tiên Lữ trong giai đoạn đổi mới giáo dục

Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.

- Mục đích của giải pháp: Tìm ra những biện pháp mới có hiệu quả để giáo dục thế hệ HS có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện tại.

“Chương trình GDPT giúp HS phát triển 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực chung, đặc thù. Theo đó, 5 phẩm chất chủ yếu gồm: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.10 năng lực chung, đặt thù gồm: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; ngôn ngữ; tính toán; khoa học; công nghệ; tin học; thẩm mỹ; thể chất”

- Nội dung của giải pháp:

Tính mới của sáng kiến:

Đề tài đưa ra được giải pháp mới, có tính sáng tạo, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS.

 

docx 26 trang hoathepmc36 6552
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng về công tác chủ nhiệm Lớp 8A trường THCS Tiên Lữ trong giai đoạn đổi mới giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến huyện Tiên Lữ
Họ và tên: Trần Thị Đoan Trang
 Ngày, tháng, năm sinh: 15/8/1977
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THCS Tiên Lữ
Trình độ chuyên môn: Đại học . Chuyên nghành: Tiếng Anh
Tôi là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng về công tác chủ nhiệm lớp 8A trường THCS Tiên Lữ trong giai đoạn đổi mới giáo dục”
 	 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chủ nhiệm
 	 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: nămhọc 2019- 2020, 2020-2021
- Mô tả bản chất sáng kiến: 
 	Thông qua đề tài nghiên cứu này nhằm giúp GVCN hiểu được tầm quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS.
 Hiểu được vai trò tiên quyết giáo dục học sinh giỏi về năng lực tốt về phẩm chất của công tác chủ nhiệm ở trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.
Tìm hiểu , sáng tạo, vận dụng các biện pháp giáo dục học sinh có hiệu quả để nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Nghiên cứu thông tư liên quan đến công tác chủ nhiệm.
+ Tìm hiểu nắm rõ tình hình học sinh lớp chủ nhiệm
+ Kết hợp với các tổ chức đoàn thể, giáo viên bộ môn, gia đình để làm tốt công tác giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh
- Đánh giá lợi ích thu được từ sáng kiến: Các biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học tích cực phù hợp, sáng tạo có tính đột phá. Giải pháp đưa ra có hiệu quả làm công tác chủ nhiệm ngày càng được dễ dàng hơn và tốt hơn. Giúp học sinh có thái độ tích cực trong các mối quan hệ thày trò gia đình nhà trường và xã hội tạo động lực cố gắng vươn lên trở thành học sinh có đủ năng lực và phẩm chất tốt, là công dân tốt cho xã hội tương lai.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin đưa ra trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước ngành. 
Tiên Lữ, ngày 5 tháng 3 năm 2021
Người nộp đơn
Trần Thị Đoan Trang
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng về công tác chủ nhiệm lớp 8A trường THCS Tiên Lữ trong giai đoạn đổi mới giáo dục”
	2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp 8A trường THCS Tiên Lữ
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
a) Tình trạng giải pháp đã biết.
Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
- Ưu điểm: 
	Thực tế công tác chủ nhiệm trong nhà trường THCS đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và duy trì nề nếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đồng thời công tác chủ nhiệm còn có ý nghĩa rất lớn trong việc bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Công tác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên khi được giao làm công tác chủ nhiệm. 
- Nhược điểm: Tuy nhiên không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được một phương pháp tốt để quản lý lớp học của mình, thậm chí còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm. Thêm nữa, nhìn lại chặng đường đã qua của công tác giáo dục xã hội nói chung và các thầy cô giáo nói riêng không khỏi băn khoăn về một số phương pháp quản lí lớp học trước đây tỏ ra thiếu hiệu quả, thậm chí còn gây tổn hại lâu dài và nặng nề về thể chất cũng như tinh thần của học sinh. 
Giáo viên chủ nhiệm cơ bản thường áp dụng phương pháp thầy giao nhiệm vụ , nhận xét đánh giá , học sinh thụ động nghe và nhận kết quả. Hoặc có thể thay đổi nhiều hình thức khác như để HS tự đánh giá nhận xét, tự nhận kết quả đánh giágói gọn trong các giờ sinh hoạt lớp hoặc tranh thủ các giờ giải laoNhững việc làm này tạo nên khoảng cách giữa GV và HS, khiến các em khó phát huy được sở trường và khả năng sáng tạo của mình. Tạo ra thế hệ HS có thể giỏi kiến thức nhưng hạn chế về khả năng tư duy sáng tạo tự lập , tự lực , khả năng vận dụng thực tế kém 
b) Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
- Mục đích của giải pháp: Tìm ra những biện pháp mới có hiệu quả để giáo dục thế hệ HS có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện tại.
“Chương trình GDPT giúp HS phát triển 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực chung, đặc thù. Theo đó, 5 phẩm chất chủ yếu gồm: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.10 năng lực chung, đặt thù gồm: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; ngôn ngữ; tính toán; khoa học; công nghệ; tin học; thẩm mỹ; thể chất” 
- Nội dung của giải pháp: 
Tính mới của sáng kiến:
Đề tài đưa ra được giải pháp mới, có tính sáng tạo, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS.
Cách thức thực hiện của giải pháp: 
 - Nghiên cứu, tìm hiểu khái quát về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn giáo dục mới.
 - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác chủ nhiệm (Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông; Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.)
Điều tra, thu thập các số liệu nhằm nhận định khách quan thực trạng. 
 - Nêu ra một số biện pháp giáo dục để nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS.
 - Có nội dung và hình ảnh minh họa .
 - Tổng hợp kết quả mà tôi đã thực hiên trong thời gian qua, so sánh đối chiếu, đúc rút kinh nghiệm và đưa ra kiến nghị và đề xuất.
c. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
 Trong nội dung của đề tài này, tập trung nghiên cứu, vận dụng và phát triển nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THCS Tiên Lữ.
 Kết quả đạt được của năm học 2019-2020, và học kì 1 năm học 2020-2021 và những bài học kinh nghiệm từ đề tài sẽ được áp dụng trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS những năm tiếp theo.
d) Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp mới.
- Góp phần thực hiện theo hướng đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục HS tổng thể. Giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn đúng đắn về vai trò của giáo dục trong giai đoạn đổi mới gióa dục hiện nay.
Từ thực nghiệm nhỏ này đã khẳng định đúng hướng của đề tài đồng thời nói lên được hiệu quả khả quan của các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS
Kết quả đạt được:
Năm học 2019-2020: - Phẩm chất : Tốt 32/32
Năng lực: HHT: 30/32: HT: 02/32
Lớp Chủ nhiệm đạt danh hiệu TTXS
Năm học 2020-2021: Học kì I: - Phẩm chất : Tốt 32/32
 - Năng lực: HHT: 32/32
Xác nhận của cơ sở 
công nhận sáng kiến
(Hiệu trưởng- Ký tên, đóng dấu)
Tiên lữ, ngày5 tháng 3 năm 2021
Tác giả sáng kiến
 (Ký và ghi rõ họ tên)
  Trần Thị Đoan Trang.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
-----------------------------------
VĂN BẢN XÁC NHẬN SÁNG KIẾN
Đề tài sáng kiến: “Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng về công tác chủ nhiệm lớp 8A trường THCS Tiên Lữ trong giai đoạn đổi mới giáo dục”
Tên tác giả của sáng kiến: Trần Thị Đoan Trang
Hội đồng sáng kiến trường: THCS Tiên Lữ
Xác nhận sáng kiến được áp dụng tại cơ sở như sau:
1. Về tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
2. Phạm vi được áp dụng của sáng kiến:
 3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến
 (hiệu quả áp dụng sáng kiến trong quản lý hoặc giảng dạy):
Tiên lữ, ngày . tháng . năm 2021
TM. Hội đồng sáng kiến
Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)
PHẦN MỞ ĐẦU
A.Đặt vấn đề.
1. Thực trạng của vấn đề:
Trong nhà trường THCS công tác chủ nhiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và duy trì nề nếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đồng thời công tác chủ nhiệm còn có ý nghĩa rất lớn trong việc bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Công tác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên khi được giao làm công tác chủ nhiệm. Không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được một phương pháp tốt để quản lý lớp học của mình, thậm chí còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm. Thêm nữa, nhìn lại chặng đường đã qua của công tác giáo dục, xã hội nói chung và các thầy cô giáo nói riêng không khỏi băn khoăn về một số phương pháp quản lí lớp học trước đây tỏ ra thiếu hiệu quả, thậm chí còn gây tổn hại lâu dài và nặng nề về thể chất cũng như tinh thần của học sinh. Vì thế, cần phải có “biện pháp”đổi mới trong công tác chủ nhiệm lớp để “ nhằm nâng cao chất lượng về  công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục”. 
Cùng với phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, làm tốt công tác chủ nhiệm sẽ tạo điều kiện để học sinh có cơ hội chia sẻ, bầy tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, được khích lệ, động viên, khiến trẻ tự tin và yêu thích học tập, yêu trường lớp, từ đó các em có ý thức tự giác, tự nhận ra khuyết điểm và tự sửa chữa khuyết điểm, được phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách, trở thành công dân tốt cho tương lai. 
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
Như chúng ta đã biết: Tâm hồn học sinh như một tờ giấy trắng mà ai cũng có thể vẽ lên đó những nét bút cho dù là nét đẹp hay xấu. Nói một cách khác học sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động của ngoại cảnh Đặc biệt là trong thời đại mở cửa của nền kinh tế. Hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin ngoài mặt tích cực nó còn reo rắc lối sống tự do tư sản làm sói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Học sinh đã có xu hướng đua đòi, chưng diện, đễ bị những cạm bẫy trong xã hội lôi cuốn, nó ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập. Thực tế cho thấy, trong nhà trường hiện nay, có nhiều học sinh ngoan, có ý thức tốt chăm chỉ học tập, nhưng số học sinh chưa ngoan cũng không ít. Bất cứ lớp nào cũng có học sinh hư, học sinh "lạc đường" trong nhận thức vấn đề như bỏ giờ, bỏ học, đánh điện tử, đánh nhau gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cho nên trong những năm gần đây, tình trạng xuống cấp về chất lượng học tập, về đạo đức, lối sống của học sinh đã đang và xảy ra, Vì vậy công tác chủ nhiệm lớp ở các nhà trường phổ thông hiện nay là việc không đơn giản. Không phải giáo viên nào được phân công chủ nhiệm lớp cũng làm tốt công việc này. 
Bản thân tôi vào nghề dạy học 23 năm, trong đó 10 năm làm công tác chủ nhiệm. mỗi khoá học, mỗi lớp học lại có những đặc thù riêng về đạo đức, tác phong, về trình độ nhận thức  Xuất phát từ tình hình thực tế trên, cho nên khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã xác định rất rõ vai trò, tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp và quyết tâm thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Tiên Lữ góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của nhà trường vững mạnh . 
3. Phạm vi sáng kiến: Các biện pháp đã được vận dụng vào công tác chủ nhiệm học sinh lớp 8A – Trường THCS Tiên Lữ
B.Phương pháp tiến hành.
1. Cơ sở lí luận:
Để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra trong giai đoạn hiện nay là:
“Chương trình GDPT giúp HS phát triển 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực chung, đặc thù. Theo đó, 5 phẩm chất chủ yếu gồm: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.10 năng lực chung, đặt thù gồm: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; ngôn ngữ; tính toán; khoa học; công nghệ; tin học; thẩm mỹ; thể chất”, người giáo viên không những có trình độ về văn hoá, thức mà còn là những người luôn có phẩm chất , đạo đức tư cách tốt, nhận có trách nhiệm cao trong mọi hoạt động xã hội.
Khi còn sống Bác Hồ kính yêu đã rất quan tâm đến ngành giáo dục đến "Sự nghiệp trồng người". Bác căn dặn : "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người".Thực hiện lời căn dặn của Bác, Đảng, nhà nước và toàn xã hội luôn quan tâm, chăm lo, đề cao vai trò của ngành giáo dục. Nhận thức được điều đó nên các nhà trường, mỗi thầy cô giáo đã luôn xác định được nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang của mình là: 
	Trong sự nghiệp "trồng người", người thầy không chỉ truyền thụ những tri thức về văn hoá khoa học mà còn chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành nhân cách của học sinh để hướng các em tới những việc làm lành mạnh, trong sáng, trở thành những con người toàn đức, toàn tài phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một trong những nhiệm vụ nặng nề trong sự nghiệp "trồng người " đó là công tác chủ nhiệm lớp. 
Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh THCS đã có sự thay đổi rất lớn về đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS, không thể không cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em.
Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức để giúp học sinh trở thành những công dân tốt mai sau. Không những thế, người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh
2. Cơ sở thực tiễn:
Đối với thực tế ở trường THCS Tiên Lữ thì hầu hết các giáo viên chủ nhiệm đang làm rất tốt công việc được giao. Các thầy cô giáo chủ nhiệm của nhà trường luôn hiểu rõ các trách nhiệm của mình vừa làm công tác giảng dạy theo chuyên môn vừa là người mẹ thứ hai luôn theo sát các học sinh của mình đôn đốc nhắc nhở, giúp đỡ để các em nhận thức đúng đắn vai trò nhiệm vụ của mình . Cùng các em từng bước trau dồi nâng cao kiến thức hoàn thiện nhân cách và học hỏi , rèn luyện và nâng cao kĩ năng sống để sau này sẽ trở thành những người công dân tốt cho xã hội là chủ nhân tương lai đưa đất nước ngày càng giàu mạnh và tươi đẹp.Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nền giáo dục nước ta đang trong giai đoạn đổi mới về mọi mặt: nội dung dạy học phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy Hơn thế nữa do sự phát triển không ngừng của các phương tiện truyền thông. Với sự phổ cập mạng lưới Internet thì việc cập nhật tin tức về mọi mặt trong xã hội trong nước và trên thế giới không còn mới mẻ và lạ lẫm đối với mọi người đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Các em là thế hệ trẻ năng động tò mò thích khám phá sẽ dẽ dàng bị lôi cuốn vào những hành động ngoài tầm kiểm soát. Thêm vào đó là dịch bệnh Covid-19 bùng nổ đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giáo dục học sinh. Do đó hiện nay đã nảy sinh các vấn đề phức tạp trong môi trường giáo dục như: bạo lực học đường, tình yêu tuổi học trò, vấn đề trầm cảm, các tệ nạn xã hội.. Mặc dù với tuổi đời công tác trên 20 năm tôi được tham gia làm công tác chủ nhiệm không nhiều( do đặc thù môn học), nhưng trong suốt hơn 20 năm công tác dù ở cương vị nào tôi vẫn luôn cố gắng theo sát tìm hiểu các em học sinh để động viên giúp đỡ kịp thời về cả học tập lẫn tinh thần cho các em. Tôi luôn cố gắng để đào tạo các thế hệ học sinh không chỉ tốt về kiến thức mà cần có kĩ năng sống cơ bản để có thể xử lí và hành động chuẩn mực với đúng hành vi của lứa tuổi như: giao tiếp có văn hóa, kính trọng thầy cô giáo, yêu thương giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh, có tinh thần trách nhiệm trong gia đình nhà trường và xã hội, có ý thức tự lập, tự lực, hăng hái tham gia vào mọi hoạt động tập thể Nhiều năm trở lại đây tôi đều được phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp tôi càng cố gắng hơn nữa để làm tốt công tác của mình trên 2 cương vị: giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp. Chính vì vậy mà trong đề tài này tôi muốn trình bày một số biện pháp mà tôi đã thực hiện và đạt được thành tích đáng kể giúp nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.
Đề tài: 
“Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng về công tác chủ nhiệm lớp 8A trường THCS Tiên Lữ trong giai đoạn đổi mới giáo dục”
3. Các biện pháp tiến hành. Thời gian tạo ra giải pháp
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác chủ nhiệm (Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông;Thông tư số 12/2011/TT - BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.)
-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, thu thập các số liệu nhằm nhận định khách quan thực trạng.
- Phương pháp thống kê
Thời gian tạo ra giải pháp: Năm học 2019-2020, 2020-2021
PHẦN NỘI DUNG
A.Mục tiêu.
Có thể nói nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp mang một đặc trưng mà giáo viên bộ môn không thể thay thế được. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lý toàn diện lớp học, là cố vấn của tất cả các học sinh trong lớp. Đồng thời là người chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành nhân cách và kết quả học tập của học sinh. Để làm được điều đó thì người thầy cần phải:
Một là: Gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn dạy học.
Hai là: Hãy là một GV giỏi về chuyên môn: Một bài giảng chất lượng cao, một kiến thức uyên thâm thường xuyên được cập nhật, một phương pháp giảng dạy luôn được đổi mới, gây hứng thú trong giờ học sẽ làm HS tâm phục khẩu phục. Cho nên muốn làm gì,nói gì với HS trước hết thầy phải là tấm gương tự học.
Ba là: Hãy là nhà tâm lí: Ngoài năng lực về chuyên môn, GVCN còn phải là một nhà tâm lí giỏi, hiểu thấu đáo những suy nghĩ tâm tư của HS lớp mình. Nhiều lúc phải tự đặt mình vào vị trí của HS để hiểu hành vi thái độ của các em. Việc sử lí HS phải mang tính giáo ục răn đe, không được xâm phạm đến danh dự và sức khoẻ của HS, dẫn đến tình trạng các em bất mãn và không hợp tác với GV. Tìm cách trò chuyện với các em để lắng nghe tâm tư tình cảm. Vì ở tuổi này các embắt đầu có những chuyển biến về tâm lí khá phức tạp: Từ rung động đầu đời đến những khó khăn trong học tập mà các em khó có thể tâm sự cùng cha mẹ.
Bốn là: Hãy yêu thương HS: GVCN phải là người cha, người mẹ thứ hai. Yêu thương và quan tâm, thấu hiểu mọi tâm tư nguyện vọng của HS, là chỗ dựa tin tưởng nhất để các em giãi bày mọi khúc mắc. GVCN phải nắm bắt sự việc xảy ra trong lớp để có hướng sử lí kịp thời triệt để. Đặc bệt đối với HS cá biệt hay những em thiếu thốn tình cảm gia đình thì sự yêu thương, thông cảm của thầy cô chủ nhiệm có sức cảm hoá lớn. Cần tạo được ấn tượng tốt và xây dựng nên hình ảnh đẹp đẽ, cao cả trong kí úc của HS.
Năm là: Hãy chịu đựng: Với một HS lười, một HS cá biệt không nên ảo tưởng là các em sẽ tiến bộ ngay sau vài lần nhắc nhở hay sở phạt của GVCN. Có khi các em vẫn tiếp tục lười, tiếp tục phạm lỗi lầm với mức độ cao hơn, nghiêm trọng hơn.Chính ở những khoảnh khắc này, người GVCN cần thể hiện rõ bản lĩnh và năng lực sư phạm - trong đó có cả năng lực chịu đựng của mình. Chịu đựng những vi phạm cố tình và chịu đựng cả những nỗi bực bội, tức giận đang phải dồn nén trong người. Cần tạo được ở các em trước hết là một sự tôn trọng sau đó là một sự gần gũi cảm thông.Hãy hợp tác với GV bộ môn: Sự hợp tác này rất quan trọng. Nhờ sự hợp tác GVCN có thể nắm bắt HS của lớp mình cụ thể hơn - Giáo viên chủ nhiệm lắng nghe báo cáo của giáo viên bộ môn, kịp thời giải quyết công việc của lớp.
Sáu là: Hãy phối hợp với PHHS: Khi tiếp xúc với PHHS cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quý giá nhất trên đời. Vì thế hãy hết tế nhị, tránh đừng để PH bị tổn thương. Phối hợp chặt chẽ với PHHS có kết quả học tập chưa cao để tìm ra biện pháp giúp đỡ động viên các em phấn đấu tốt hơn. Phối hợp với PHHS động viên tinh thần cho các em có nhà ở xa, tạo điều kiện tốt trong học tập cũng như việc tham gia phong trào ở trường lớp. GVCN có thông tin hai chiều thì công tác giáo dục hiệu quả hơn.
Bẩy là: Hãy sử dụng lời khen: Không nên dè sẻn lời khen, một câu động viên, một ánh mắt khích lệ đối với HS, hãy sử dụng n

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_ve_cong_tac_chu_nhie.docx