SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung Tâm GDNN - GDTX huyện Hậu Lộc

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung Tâm GDNN - GDTX huyện Hậu Lộc

Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, ông cha ta luôn coi việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách là nền tảng để học sinh phát triển một cách toàn diện cả “ Đức” và “ Tài”. Do đó ngày nay, phương châm

“Dạy người, dạy chữ, dạy nghề, dạy kĩ năng sống” càng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức trong các cơ sở giáo dục nói chung và đối với các Trung Tâm GDNN- GDTX nói riêng, đúng như Bác Hồ đã dạy:“ Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định.”. Chính vì vậy mà Người đã nhấn mạnh : “ Có tài mà không có đức chỉ là người vô dụng và có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

 Do thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phẩm chất tốt của người học sinh nên Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục đã coi:“Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học.” là một trong những nhiệm vụ then chốt. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của các thế hệ thanh niên, học sinh Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

 

doc 18 trang thuychi01 8402
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung Tâm GDNN - GDTX huyện Hậu Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài. 
Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, ông cha ta luôn coi việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách là nền tảng để học sinh phát triển một cách toàn diện cả “ Đức” và “ Tài”. Do đó ngày nay, phương châm 
“Dạy người, dạy chữ, dạy nghề, dạy kĩ năng sống”  càng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức trong các cơ sở giáo dục nói chung và đối với các Trung Tâm GDNN- GDTX nói riêng, đúng như Bác Hồ đã dạy:“ Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”. Chính vì vậy mà Người đã nhấn mạnh : “ Có tài mà không có đức chỉ là người vô dụng và có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
  	Do thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phẩm chất tốt của người học sinh nên Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục đã coi:“Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...” là một trong những nhiệm vụ then chốt. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của các thế hệ thanh niên, học sinh Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng này, các cơ sở giáo dục nói chung và đối với Trung Tâm GDNN- GDTX nói riêng đã coi việc giảng dạy, giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đó chính là: Giáo dục lòng trung thành đối với tổ quốc, với Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực, ý chí khát vọng hoài bão vươn lên để xây dựng hình ảnh, con người Việt luôn đẹp, gần gũi, thân thiện với bạn bè quốc tế. Để làm được điều đó yêu cầu học sinh cần phải được giáo dục các kĩ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kĩ năng hợp tác, kĩ năng quản lí.... trong cuộc sống hàng ngày .Giáo dục đạo đức cho học sinh phải gắn chặt với giáo dục tư tưởng, chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước XHCN, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng mức trước những vấn đề nảy sinh của xã hội Từ đó giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống, về tư tưởng chính trị, về lập trường cũng như kỹ năng giao tiếp. 
Vậy làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, để các em có nhân cách, lối sống đẹp, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và lớn hơn là cho toàn xã hội tôi xin được mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của mình với đề tài: “ Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung Tâm GDNN- GDTX huyện Hậu Lộc” .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Với đề tài này bản thân tôi mong muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trung tâm GDNN- GDTX nói chung và Trung Tâm GDNN- GDTX huyện Hậu Lộc nói riêng. 
	Giúp giáo viên và học sinh có cách nhìn đúng đắn hơn về việc hình thành nhân cách, đạo đức lối sống, việc thực hiện nghiên túc quy định, quy chế của người học sinh.
	Các Trung Tâm GDNN- GDTX nói chung và Trung Tâm GDNN- GDTX huyện Hậu Lộc nói riêng cần chú trọng hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho học sinh để các em có nhân cách, có lối sống đẹp trở thành những con người hoàn thiện về mọi mặt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Một số vấn đề về thực trạng cấp độ về giáo dục đạo đức ở các Trung Tâm GDNN- GDTX nói chung và Trung Tâm GDNN- GDTX huyện Hậu Lộc nói riêng .
	Giáo viên trực tiếp giảng dạy, cấp quản lý của Trung tâm GDNN- GDTX huyện Hậu Lộc- tỉnh Thanh Hóa. 
	 Học sinh lớp 10,11,12 bậc bổ túc THPT ở Trung tâm GDNN- GDTX huyện Hậu Lộc- tỉnh Thanh Hóa. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Để thực hiện và hoàn thành đề tài trên tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc và nghiên cứu các tài liệu, sách, báo có liên quan đến đề tài để vận dụng vào thực tiễn của đơn vị.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi tiến hành điều tra, khảo sát so sánh, đối chiếu kết quả xếp loại đạo đức các năm học, trò chuyện với các em học sinh, tìm hiểu phương pháp giáo dục đạo đức của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên, thu thập các thông tin qua báo trí, truyền hình
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệụ:
	Thống kế chất lượng xếp loại đạo đức của học sinh từng học kỳ, từng năm học từ đó đối chiếu, so sánh chất lượng, sự tiến bộ về nền nếp đạo đức của học sinh qua các năm học.
1.4.4. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
	 Sau khi giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại về nền nếp, đạo đức của học sinh từng học kỳ và cả năm học tôi đã so sánh, đối chiếu kết quả từng năm, sau đó trao đổi với giáo viên kết quả đánh giá, xếp loại để thấy được những kết quả đạt được. Từ đó phát huy những điểm mạnh trong công tác quản lý, chỉ đạo đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, đánh giá xếp loại về nền nếp, đạo đức đối với học sinh ở Trung Tâm GDNN- GDTX huyện Hậu Lộc.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo quan điểm Mác xít: "Phẩm chất đạo đức - bộ phận quan trọng trong cấu trúc để hoàn thiện nhân cách toàn diện của con người". Vì vậy giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, không đơn thuần dựa trên lý thuyết mà phải truyền thụ, trang bị cho các em nguồn tri thức khoa học về tự nhiên- xã hội, con người; cách làm việc trí óc; hướng tới sự tạo dựng phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn, đạo đức cho học sinh góp phần hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa; đó là sự thống nhất biện chứng giữa đức và tài hay là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực. Vì vậy trước hết học sinh và mỗi người công dân phải hiểu được các giá trị về đạo đức: 
 	- Khái niệm đạo đức:
 + Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên.
	- Chức năng đạo đức:
 + Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội. Vì vậy trước hết học sinh phải nắm được các chức năng cơ bản của đạo đức bao gồm: Chức năng giáo dục, chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội, chức năng phản ánh.
- Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay:
 + Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình.
Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nêu: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đức mà có tài cũng vô dụng”. Bởi vậy trong các cơ sở giáo dục nói chung và các Trung Tâm GDNN- GDTX nói riêng, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho các em luôn được đặc biệt coi trọng, vì có kỷ cương, có nền nếp thì chất lượng dạy và học mới nâng lên.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng chung:
	Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo. Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Bên cạnh những kết quả, thành tích của ngành Giáo dục và Đào tạo đã đạt được như: Số học sinh học giỏi, học sinh đạt huy chương vàng, bạc quốc tế ngày một nhiều, học sinh tham gia các kỳ thi tay nghề trong khối ASEAN, quốc tế đạt được các thứ hạng cao, được bạn bè quốc tế đánh giá cao  Những thành tích mà Ngành giáo dục đạt được những năm vừa qua đã khẳng định mục tiêu: “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước bước đầu đã thành công và nền giáo dục của chúng ta đang phát triển, hội nhập đúng hướng với nền giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới. 
Tuy nhiên do sự hội nhập với thế giới ngày một sâu, rộng và trong mọi lĩnh vực, do đó nền giáo dục nước nhà đã phần nào bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, mặt trái bởi lối sống thực dụng, ích kỷ, hạn hẹp chạy theo đồng tiền, sự vô cảm, thờ ơ Những vấn đề tiêu cực này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng và sự phát triển toàn diện của nền giáo dục nước ta, những tiêu cực, hạn chế này có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan nhưng thực tế cho thấy là việc giáo dục đạo đức cho công dân ở thượng tầng xã hội, cho con cái ngay ở gia đình, cho học sinh trong các cơ sở giáo dục nói chung và các Trung Tâm GDNN- GDTX nói riêng vẫn còn bị xem nhẹ và lỏng lẻo .
2.2.2. Thực trạng về phía gia đình,nhà trường, các Trung tâm GDNN- GDTX và xã hội:
2.2.2.1.Về phía gia đình:
	Như chúng ta đã biết gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách của mỗi người. Gia đình còn là tế bào của xã hội .
 Nhưng thực tế hiện nay cho thấy nhiều gia đình do cha mẹ sống không gương mẫu; kinh tế khó khăn; bố, mẹ ly hôn hoặc nhiều gia đình khá giả đã buông lỏng việc giáo dục con cái, phó mặc việc giáo dục cho nhà trường, ít quan tâm đến việc giáo dục con em mình ở nhà nên dẫn đến nhiều học sinh có lối sống, hành vi cục cằn, nói năng thô lỗ, thậm chí nhiều em tiêm nhiễm thói bạo lực, côn đồ, lai căng với cách ăn mặc quần áo thì xẻ ngang, xẻ dọc, tóc xanh, đỏ thậm chí vàng hoe.không đúng với trang phục của người học sinh.
Những hành vi, lối sống của các em lệnh lạc như vậy phần lớn do bắt nguồn từ sự thiếu giáo dục, quan tâm và dạy dỗ của gia đình. 
2.2.2.2.Về phía nhà trường và các Trung tâm GDNN- GDTX: 
Một trong những chương trình không kém phần quan trọng để hình thành và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường học đó chính là chương trình giảng dạy đạo đức ở các cấp học phổ thông. Chương trình đó được thực hiện xuyên suốt từ bậc Mầm non đến bậc Tiểu học, bậc Trung học. Ở mỗi bậc học các em được giáo dục các mức độ khác nhau để phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của các em. Do đó tên gọi của môn học ở các bậc cũng khác nhau .Cụ thể là bậc Mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc Tiểu học là môn Đạo đức, bậc Trung học là môn Giáo dục công dân. 
Thế nhưng đa số giáo viên giảng dạy bộ môn cho rằng chương trình nặng tính lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, thiếu tính thực tế do đó không tạo được dấu ấn để tác động hình thành nhân cách học sinh. Những bài học ý nghĩa, gần gũi với đời sống không được chú trọng mà thay bằng những bài học quá trừu tượng, lý thuyết xa vời, mơ hồ, khó hiểu, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống phù hợp với những chuẩn mực xã hội dẫn đến học sinh khó tiếp cận, khó nhớ. Vì vậy chưa tạo được sự hứng thú, độc lập, sáng tạo cho học sinh trong các tiết học nên chưa hình thành được các kĩ năng cho các em.
  Mặt khác ở các Trung Tâm GDNN- GDTX, trong đó có Trung Tâm GDNN- GDTX huyện Hậu Lộc bộ môn GDCD không được biên chế giáo viên giảng dạy, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
Đặc biệt trong các môn học môn GDCD được coi là môn phụ nên các giáo viên cũng như học sinh rất xem nhẹ môn học. Do đó phần nào đạo đức học đường của học sinh bị xuống cấp nghiêm trọng, thời gian gầy đây trong các nhà trường từ mầm non đến THPT liên tục diễn ra tình trạng đáng tiếc xảy ra đó là học sinh, phụ huynh ngang nhiên hành hung, đánh lại giáo viên. Ví dụ như : Thầy giáo Đặng Minh Thủy giáo viên trường THCS Tân Thành- Yên Thành – Nghệ An chỉ vì nhắc nhở học sinh đốt giấy trong lớp học mà đã bị gia đình học sinh đánh phải nhập viện ngày 15 tháng 03 năm 2018 ( Theo báo Zinh). Hay một vụ việc đau lòng khác xảy ra vào tháng 1 năm 2015 khi chỉ gọi học sinh đứng lên đọc bài môn Vật Lý ở lớp 11A2- Trường THPT Đồng Hới nhưng học sinh nữ này không đọc bị cô giáo ghi vào sổ đầu bài của lớp để cảnh cáo. Bực tức trước việc bị cô giáo ghi tên mình vào sổ đầu bài, nữ sinh này đã lên bục giảng, túm tóc và đánh cô giáo ngay trong lớp học ( Theo báo Người Lao động), rồi học sinh dùng dao đâm thầy giáo ở Quảng Bình ngay tại cổng trường do trước đó bị nhắc nhở ...vv.. Còn đối với các thầy cô thì sao, do một số giáo viên thiếu hẳn kỹ năng sư phạm, thiếu hẳn tình thương, thiểu hẳn kiến thức sơ đẳng của người giáo viên nên dẫn tới: Giáo viên bắt học sinh uống nước lau bảng, giáo viên im lặng, không giảng bài trong thời gian 3 tháng, giáo viên chửi học sinh là “ Lợn”, giáo viên đánh, hành hạ học sinh một cách tàn bạo tại một số cơ sở giáo dục Mầm non ..vv.Còn học sinh thì cả học sinh nam và nữ từ cấp 2 đến cấp 3 ở nhiều nơi đánh nhau tàn bạo, thậm chí dùng dao đâm chết bạn từ những mâu thuẫn rất nhỏ bé như Học sinh lớp 11A4 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi và 11A5 Trường THPT IaLy, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai đâm chết nhau.
 Những sự việc đau lòng đó đã tác động xấu đến hình ảnh của nền giáo dục nước ta, phần nào truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc bị coi nhẹ, hình ảnh người thầy không giữ được tư thế kính trọng như trước đây, làm mất vẻ đẹp, tình thương yêu, đùm bọc giữa con người với con người với nhau. Vì vậy Ngành giáo dục và những thầy, cô đang trực tiếp giảng dạy phải nhìn nhận và xem lại chương trình môn đạo đức, môn GDCD và cách giảng dạy bộ môn đạo đức trong các cơ sở giáo dục trong đó có Trung Tâm GDNN- GDTX để phù hợp với các lứa tuổi và tâm sinh lý của học sinh. Đặc biệt đối với các Trung Tâm GDNN- GDTX, trong đó có Trung tâm GDNN- GDTX huyện Hậu Lộc chất lượng đầu cấp tuyển vào đều non yếu về mọi mặt nhất là về ý thức, nền nếp, đạo đức, tác phong của người học sinh như: Các em mặc quần áo rất lố lăng, quần xẻ ngang, xẻ dọc, đầu tóc cả nữ, nam nhuộm vàng hoặc xanh, tùy tiện, coi thường, kỷ cương, kỷ luật của người học sinh, nhiều em còn gây gỗ, tụ tập đánh nhau, gây rối, bỏ giờ, trốn học.Do đó bài toán cấp bách đặt ra cho Trung tâm GDNN- GDTX huyện Hậu Lộc, cho đội ngũ nhà giáo là phải làm gì, làm như thế nào, đề ra được biện pháp gì hữu hiệu để rèn luyện, giáo dục, đưa các em vào khuôn khổ để các em thực hiện tốt nội quy, quy chế của người học sinhNhững câu hỏi đó luôn làm cho bản thân tôi trăn trở và thôi thúc tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung Tâm GDNN- GDTX huyện Hậu Lộc” .
2.2.2.3. Về Xã hội : 
Do sự xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, lối sống ngay từ thượng tầng xã hội, đồng thời những hạn chế, tác động xấu của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, những “ tư tưởng văn hoá xấu, ngoại lai”; mặt trái của cơ chế thị trường các trò chơi không lành mạnh trên mạng Intenet, các Website xấu, việc sử dụng điện thoại di động không hợp lý, thiếu lành mạnh, các nhà hàng, quán Karaoke mọc lên khắp nơi nhưng thiếu sự quản lý hữu hiệu của các cơ quan có thẩm quyền Những tác động xấu này có cơ hội xâm nhập, tác động mạnh đến các em. Những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp, tham ô, tham nhũng, hành vi tiêu cực, những việc làm, hành động thiếu tính gương mẫu của “người lớn” đã tác động xấu trực tiếp đến nhận thức, suy nghĩ, hành động và việc làm của học sinh. Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội ở nhiều nơi đã xâm nhập vào trong trường học dẫn đến nhiều học sinh lệch lạc về nhận thức, coi thường các giá trị đạo đức, nền nếp, tác phong, lối sống của người học sinh, thậm chí nhiều em thích làm đàn anh, đàn chịnên dẫn đến nhiều học sinh tổ chức đánh bạn ngay trong trong trường, tổ chức đánh hội đồng do những mâu thuẫn rất bình thường, thậm chí nhiều học sinh do nghiện trò chơi điện tử đã tổ chức trộm cướp, cướp giật Số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách; gây nỗi đau, đáng lo ngại cho các bậc cha, mẹ; đã tác động xấu tới các giá trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức cho các em, đến an ninh trật tự, trị an của xã hội. 	Chúng ta không thể không choáng váng khi xem trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài gần 40s, ghi lại cảnh một nữ sinh bị nhóm bạn đánh đập dã man đến ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu. Nạn nhân được xác định là em T.N.N.Q. (16 tuổi, trú Kp.2, Đông Lễ, Đông Hà) học sinh lớp 9 (chuẩn bị lên lớp 10 của trường học trên địa bàn Đông Hà). Theo người nhà của em Q. sự việc xảy ra vào sáng ngày 16 tháng 06 năm 2017 vừa qua. Lợi dụng lúc không có ai ở nhà nên một nhóm thanh niên gồm 11 người đã xông vào nhà gây sự và hành hung Q. Đến chiều cùng ngày (16/6) Q. đi coi điểm thi ở trường trở về thì có 3 người bạn tìm về nhà và kêu Q. ra để nói chuyện. Chưa dừng lại ở đó, nhóm này còn đưa Q. ra khu vực rừng thông rồi lao vào đánh hội đồng khiến nạn nhân bất tỉnh. Một điều đáng nói ở đây là rất nhiều người chứng kiến sự việc nhưng không hề can ngăn mà còn cười nói rất thản nhiên và hô hào cổ vũ cho hành vi bạo lực đó. Trong đoạn clip có nhiều tiếng nói hô hào rất phản cảm. Ngay sau khi đoạn video được đưa lên mạng, hàng trăm lượt chia sẻ gây xôn xao dư luận rất nhiều người tỏ ra rất bức xúc về vụ việc. Cũng theo người nhà Q., em Q. hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị với nhiều vết thương trên cơ thể. Qua thăm khám ban đầu, các bác sỹ kết luận Q. bị tổn thương ở vùng đầu, thủng màng nhĩ, bầm tím trên cơ thể. Bà N.T.L.B. (mẹ em Q.) cho hay, do quá hoảng sợ nên Q. không dám nói gì với gia đình. Mọi người chỉ biết chuyện Q. bị đánh đập qua những clip đăng tải trên mạng Facebook. Sau đó, gia đình đã nhanh chóng trình báo sự việc lên cơ quan chức năng. ( Trích từ Báo 24 giờ, số ra ngày 20 tháng 06 2017). Một thái độ vô cảm, lạnh lùng mất hết nhân tính và không thể ngờ được của người lớn, những người lẽ ra phải có trách nhiệm bảo vệ các em học sinh. Ôi ! thật đau lòng và xót xa khi xã hội ta có những con người như vậy.
Do đó nhiều người hiện nay cho rằng cùng với phát triển mạnh về kinh tế, hội nhập sâu rộng với thế giới bên ngoài, sự thiếu gương mẫu, coi thường pháp luật của “ Người lớn” đã ảnh hưởng đến nhận thức, hành động tiêu cực, bột phát của các em.
2.2.2.4. Với các thế lực phản động:
 Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang hội nhập sâu, rộng và toàn diện với thế giới bên ngoài thì các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá cách mạng XHCN ở Việt Nam. Với âm mưu “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng 
“ Tự do, dân chủ, dân quyền, dân tộc, tôn giáo...” để kích động gây rối trật tự, an ninh xã hội, lôi kéo đặc biệt là thanh niên, học sinh Vì vậy, chúng ta cần phải tích cực giáo dục cho học sinh nhận thức được những thủ đoạn âm mưu thâm độc của kẻ thù, đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh, cho thế hệ trẻ. 
 Để khắc phục nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao_duc_cho_hoc.doc
  • docMẫu Bìa SKKN.doc
  • docMỤC LỤC SKKN thăng.doc
  • docTài liệu tham khảo.doc