SKKN Một số giải pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở Trường THPT Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở Trường THPT Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa

Thiết bị dạy học và quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường phổ thông hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng, là nhu cầu cấp thiết, đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc sử dụng thiết bị dạy học là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc truyền đạt kiến thức của người giáo viên, đồng thời cũng rất cần thiết trong việc lĩnh hội tri thức cho học sinh. Điều này càng quan trọng và ý nghĩa hơn trong việc nâng cao chất lượng dạy học đối với các trường THPT chưa có phòng học bộ môn và phòng thực hành thí nghiệm. Vì vậy cần được nhiều ngành, nhiều người, nhiều cấp lãnh đạo quan tâm để thu được kết quả cao nhất trong việc ứng dụng dạy học ở các trường phổ thông hiện nay.

 Chúng ta đã biết, ngày nay thiết bị dạy học đóng một vai trò quan trọng đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương thức đổi mới giáo dục. Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: Thiết bị dạy học là một trong những thành tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học phải là những thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình và sách giáo khoa mới; phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm; từng bước ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các trường phổ thông.

 Yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học (TBDH) trong trường Trung học phổ thông (THPT) là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong Giáo dục và Đào tạo hiện nay nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

 

doc 26 trang thuychi01 5863
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở Trường THPT Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đê tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
1.4.1
Nghiên cứu lý luận
3
1.4.2
Nghiên cứu thực tiễn
3
2
PHẦN NỘI DUNG
4
2.1
Cơ sở lý luận
4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN ở trường THPT Hoàng Lệ Kha
4
2.2.1
Đặc điểm tình hình nhà trường
4
2.2.2
Thực trạng quản lý, sử dụng và khai thác thiết bị dạy học
6
2.2.3
Thực trạng cơ sở vật chất nhà trường
7
2.3
Một số giải pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa.
8
2.3.1
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức quản lý, sử dụng thiết bị
8
2.3.2
Giải pháp 2: Tổ chức sắp xếp gọn gàng, khoa học phòng đựng thiết bị, hóa chất
9
2.3.3
Giải pháp 3:Trang bị kiến thức về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị
10
2.3.4
Giải pháp 4:Rèn luyện kỹ năng quản lý, sử dụng thiết bị dạy học
12
2.3.5
Giải pháp 5: Xây dựng thói quen trong công tác quản lý, sử dụng thiết bị. Thường xuyên đôn đốc kiểm tra và lấy kết quả sử dụng thiết bị đưa vào tiêu chí xét thi đua cuối năm học.
14
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
3
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20
1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài:
Thiết bị dạy học và quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường phổ thông hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng, là nhu cầu cấp thiết, đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc sử dụng thiết bị dạy học là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc truyền đạt kiến thức của người giáo viên, đồng thời cũng rất cần thiết trong việc lĩnh hội tri thức cho học sinh. Điều này càng quan trọng và ý nghĩa hơn trong việc nâng cao chất lượng dạy học đối với các trường THPT chưa có phòng học bộ môn và phòng thực hành thí nghiệm. Vì vậy cần được nhiều ngành, nhiều người, nhiều cấp lãnh đạo quan tâm để thu được kết quả cao nhất trong việc ứng dụng dạy học ở các trường phổ thông hiện nay. 
 Chúng ta đã biết, ngày nay thiết bị dạy học đóng một vai trò quan trọng đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương thức đổi mới giáo dục. Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: Thiết bị dạy học là một trong những thành tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học phải là những thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình và sách giáo khoa mới; phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm; từng bước ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các trường phổ thông.
 Yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học (TBDH) trong trường Trung học phổ thông (THPT) là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong Giáo dục và Đào tạo hiện nay nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Do đó một số vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu hiện nay là việc cung cấp trang bị thiết bị đầy đủ cho tất cả các bộ môn, phòng bộ môn, cách thức sử dụng, hệ thống điện ở các phòng học. Đặc biệt là vấn đề quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học, nhất là đối với các trường còn khó khăn chưa có phòng thực hành, thí nghiệm như thế nào để mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy- học để học sinh không những được trang bị đầy đủ cả về lý thuyết mà còn thành thạo kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tế. Đây là vấn đề quan trọng và bức thiết đang đặt ra hiện nay.
Từ nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của việc đổi mới giáo dục phổ thông nói trên. Đồng thời trên cơ sở những khó khăn và kết quả đạt được của Trường THPT Hoàng Lệ Kha đã làm và đạt được trong công tác quản lý nói chung và quản sử dụng thiết bị dạy học nói riêng những năm gần đây, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở Trường THPT Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa” với mục tiêu tìm ra những giải pháp quản lý phù hợp và hiệu quả khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất của nhà trường, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng Dạy- Học, đáp ứng với yêu cầu giáo dục và đào tạo hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Tìm ra một số giải pháp quản lý hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở Trường THPT Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung nói riêng và các trường THPT chưa có phòng học bộ môn nói chung góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường THPT chưa có phòng học bộ môn và thực hành thí nghiệm.
- Do nguồn lực và thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu hạn chế trong phạm vi ở Trường Trung học phổ thông Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Nghiên cứu lý luận.
	- Nghiên cứu văn bản quy phạm: Văn bản, Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, tài liệu lưu trữ,
 - Nghiên cứu tài liệu tham khảo.
	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phân tích và tổng hợp lý thuyết.
1.4.2. Nghiên cứu thực tiễn.
	- Phương pháp điều tra, thăm dò.
	- Phương pháp kiểm tra, so sánh, đánh giá.
	- Phương pháp thống kê, tổng hợp.
	- Phương pháp quan sát, trắc nghiệm, chuyên gia.
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
2.PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
 Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định:“Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân”. Mặt khác, Đảng và Nhà nước cũng đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế.
Nghị quyết số: 40/2000/QH10 của Quốc Hội có nêu: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục”.
Giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua đã rất coi trọng nguyên tắc trực quan trong quá trình dạy học – giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, ngoài chủ trương ưu tiên tăng cường trang bị thiết bị dạy học (TBDH) của Đảng và Nhà nước cho tất cả các cơ sở giáo dục, nhiều nhà khoa học cũng đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề này và đã góp phần xây dựng nên hệ thống lý luận về vai trò TBDH, là một trong những thành tố cơ bản trong quá trình dạy học – giáo dục hiện nay.
Việc đổi mới quản lý TBDH trong nhà trường là điều tất yếu. Tuy nhiên, trên thực tế việc trang bị, quản lý, khai thác sử dụng và bảo quản TBDH của các trường phổ thông nói chung và các trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng còn chưa được quan tâm đúng mức. Việc quản lý, sử dụng và bảo quản TBDH của các trường THPT đã và đang được thực hiện một cách thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều bất cập, không đồng bộ, chưa được quan tâm đúng mức và chưa mang lại hiệu quả cao cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường THPT Hoàng Lệ Kha:
2.2.1. Đặc điểm, tình hình nhà trường:
* Thuận lợi: 
 Ở vị trí phía Bắc Tỉnh Thanh Hóa, Trường THPT Hoàng Lệ Kha là một trường công lập nằm trên trục quốc lộ 1A cách cầu Đò Lèn 1 km, ngay cạnh nhà máy thuốc lá Thanh Hoá, ga Đò Lèn. 
- Trường tuyển học sinh của 09 xã và một thị trấn; trong đó có 03 xã miền núi: Hà Sơn, Hà Đông, Hà Lĩnh. Do địa bàn của trường gần đường quốc lộ cho nên học sinh rất nhanh nhạy trong việc tiếp thu nền tri thức mới, văn hoá mới của nhân loại.
- Nhà trường được sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, Uỷ Ban nhân dân huyện và chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá. Những năm qua, nhà trường đã được cấp nhiều thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa mới và nội dung đổi mới giáo dục.
- Đa số phụ huynh và nhân dân địa phương hết sức quan tâm đến việc học tập của con cái.
- Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, nhất trí cao; các tổ chức trong trường đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động và đều là những tổ chức vững mạnh.
- Đội ngũ BGH có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. Biên chế giáo viên đủ về cơ cấu, chuẩn về chất lượng (toàn trường có 69 cán bộ, giáo viên. Trong đó có 09 thạc sĩ), 01 đồng chí đang theo học Cao học.
- Nhà trường có bề dày hơn 37 năm, hàng năm có rất nhiều học sinh đỗ đạt cao, học giỏi. Nhiều năm liên tục nhà trường có học sinh giỏi Quốc gia các môn văn hóa. Các hoạt động tập thể như: Thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ... luôn dẫn đầu các trường trong huyện, trong Tỉnh.
*Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi như đã nêu trên, nhà trường vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức: Nhìn chung nền kinh tế của địa phương phát triển chưa mạnh, đời sống nhân dân lại không đồng đều giữa các vùng miền, số hộ dân đói nghèo còn khá nhiều. 
- Điều kiện cơ sở vật chất tuy đã được tăng cường, song vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu, khuôn viên nhà trường lại quá chật hẹp (chỉ có 9.290 m²). Trường chỉ có 26 phòng học/26 lớp, đủ để tổ chức dạy một ca. Đặc biệt, Trường THPT Hoàng Lệ Kha là một trong rất ít trường trong Tỉnh Thanh Hóa hiện nay vẫn không có phòng chức năng, phòng thực hành bộ môn nào. Các thiết bị dạy học tuy đã được cấp nhiều nhưng vẫn chưa đồng bộ, còn thiếu nhiều; phòng thư viện còn quá nghèo nàn do ngân sách còn hạn hẹp nên việc đầu tư mua sắm tài liệu còn hạn chế. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng rất lớn của cộng đồng sư phạm nhà trường.
- Trường đóng ở một địa bàn phức tạp, các tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông luôn luôn đe dọa môi trường giáo dục. Xung quanh nhà trường còn nhiều quán xá, mặc dù trường đã nhiều lần đề nghị với chính quyền địa phương có giải pháp phối hợp quản lý song vẫn còn rất hạn chế.
- Nhiều năm liền, cán bộ thiết bị là cán bộ kiêm nhiệm, không được qua đào tạo mà chủ yếu chỉ qua các lớp tập huấn đầu năm học nên năng lực quản lý và hướng dẫn giáo viên còn chưa hiệu quả.
- Một bộ phận dân cư của khu vực chợ Lèn, bến cát, nhà ga còn chưa thực sự quan tâm đến con em, phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường. Điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương còn nghèo, đặc biệt là các xã miền núi, nhiều gia đình phụ huynh đi làm ăn xa, phó mặc việc quản lý và giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội .
2.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng và khai thác TBDH.
*Việc sử dụng, khai thác TBDH của giáo viên.
 Giáo viên là đối tượng trực tiếp sử dụng và khai thác và bảo quản thiết bị dạy học với thời gian và số lượng lớn nhất, là những người am hiểu nhất về số lượng, chất lượng của từng chi tiết thiết bị dạy học của môn học. Vì vậy, giáo viên giữ vai trò quan trọng trong bộ máy quản lý thiết bị của nhà trường. Đối với phòng máy vi tính nhà trường và các giáo viên sử dụng triệt để công suất hiện có, tuy nhiên phòng máy cũng chưa được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn.
Trong quá trình khai thác, sử dụng thiết bị dạy học hiện nay còn phụ thuộc vào sự tự giác của giáo viên mà chưa có biện pháp tích cực để toàn bộ giáo viên phải sử dụng thiết bị dạy học trên giờ lên lớp. Quy trình quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học còn mang tính hình thức, chỉ dựa vào sổ đăng ký mượn thiết bị dạy học do cán bộ thiết bị quản lý. Do trình độ của cán bộ thiết bị hạn chế, năng lực thực hành, kỹ năng sử dụng và thói quen sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên còn lúng túng nên có những hạn chế đáng kể trong quá trình sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học. Mặt khác, nhà trường chưa có phòng học bộ môn, phòng thực hành nên giáo viên chưa phát huy được hiệu quả cao nhất của thiết bị dạy học. Giáo viên găp nhiều khó khăn trong việc khai thác thiết bị dạy học đặc biệt là thí nghiệm thực hành các môn Lý, Hóa, Sinh,...
	Vẫn còn một số giáo viên ngại sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy, không chủ động thời gian lên kế hoạch thí nghiệm thực hành, sợ tốn nhiều thời gian, không chủ động đổi mới phương pháp dạy học, chưa kết hợp hài hòa giữa nội dung sách giáo khoa và thí nghiệm thực hành, chưa phát huy tính tích cực, tư duy độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong nhận thức ở học sinh, tạo điều kiện hình thành kỹ năng thực hành của học sinh.
	Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị dạy học trong tiết học, có một số giáo viên sử dụng thiết bị dạy học chưa đúng mục đích, chưa đúng quy trình kỹ thuật, chưa đúng phương pháp, chưa đảm bảo an toàn khi sử dụng và các biện pháp xử lý khi có tình huống xảy ra. Chính vì giáo viên còn ít sử dụng, không sử dụng thiết bị dạy học cộng thêm sử dụng thiết bị dạy học chưa đúng mục đích, chưa đúng quy trình kỹ thuật, chưa đúng phương pháp, chưa đảm bảo an toàn khi sử dụng và các biện pháp xử lý khi có tình huống xảy ra, dẫn đến thiết bị dạy học dễ bị hư hỏng, chất lượng các tiết dạy hiệu quả không cao.
* Thực trạng sử dụng, khai thác thiết bị dạy học của học sinh.
	Ý thức, khả năng nhận thức, năng lực sử dụng thiết bị, thực hành thí nghiệm rất đa dạng, mức độ sử dụng thiết bị dạy học là khác nhau. Mặc dù khi sử dụng thiết bị, giáo viên đã trình bày rõ quy trình các bước thực hành, sử dụng. Nhưng vẫn còn một số học sinh có ý thức chấp hành nội quy thực hành chưa tốt, dẫn đến làm hư hỏng thiết bị.
	Do trường chưa có phòng thực hành nên học sinh chưa có ý thức, kỹ năng, thói quen về việc học thực hành. Các tiết thực hành, thí nghiệm và sử dụng các thiết bị đều phải thực hiện ngay trên phòng học bình thường hàng ngày. Chính vì vậy mà ảnh hưởng trực tiếp dung lượng cũng như chất lượng dạy và học trong tiết học đó. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo quản các thiết bị dạy học do thường xuyên phải vận chuyển từ phòng đựng thiết bị lên các phòng học.
2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất nhà trường.
* Phòng học bộ môn, phòng chức năng.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu nhiều, đặc biệt là nhà trường chưa có phòng chức năng và thực hành thí nghiệm. Phòng đựng thiết bị và hóa chất lại quá nhỏ hẹp. Do đó, việc sắp xếp thiết bị dạy học chưa đạt yêu cầu: Chưa sắp xếp, phân loại; sắp xếp không khoa học, không ngăn nắp; thậm chí không sắp xếp thiết bị, đồ dùng theo từng phân môn, chưa ngăn nắp và khoa học, hoặc chỉ ngăn nắp khi đầu năm học. Vì vậy, nhìn chung hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao. 
Trường không có phòng học bộ môn, việc bố trí phòng thí nghiệm, kho chứa thiết thiết bị dạy học chung cho nhiều bộ môn, phần lớn là mang tính chất tạm bợ, không đúng quy cách, không gian chật hẹp, thiếu an toàn,  Cho nên việc chuẩn bị kế hoạch dụng cụ, thiết bị cho giáo viên bộ môn gặp nhiều trở ngại, thậm chí giáo viên không mang thiết bị khi lên lớp làm thí nghiệm hoặc làm thí nghiệm mang tính chất chiếu lệ, hình thức, không hiệu quả, tiết dạy không đạt yêu cầu, sử dụng TBDH không hết công suất.	
*Thiết bị dạy học.
	Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt tích cực, chủ động của học sinh nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu này, phương tiện kỹ thuật dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc hoạt động theo nhóm. Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.
	Để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, những năm qua nhà trường được Sở giáo dục và đào tạo trang bị, cung cấp hàng loạt thiết bị dạy học các bộ môn, trong đó nhiều nhất ở bộ môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học và môn công nghệ theo từng năm phù hợp với từng năm thay sách giáo khoa. Tuy nhiên, chất lượng thiết bị dạy học không đồng đều, một số có chất lượng thấp ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm của giáo viên và học sinh. Độ tinh xảo của thiết bị kém, thô, tính thẩm mỹ chưa cao, độ bền thấp. Việc bổ sung thiết bị dạy học mới chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến số lượng thiết bị dạy học cần thiết cho một tiết thí nghiệm thực hành.
	Mặt khác, do nhà trường không có phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn để sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học. TBDH được xếp chung trong một phòng thiết bị mà thực chất là một kho thiết bị. Vì vậy, gây khó khăn trong việc mượn và trả, sử dụng và bảo quản cho giáo viên cũng như cán bộ thiết bị. Đây là một hạn chế cơ bản ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả của việ sử dụng, khai thác và bảo quản TBDH.
*Thực trạng công tác bảo quản thiết bị dạy học.
	Trong quá trình bảo quản sử dụng thiết bị dạy học sẽ có những hư hỏng, giảm sút về chất lượng do tác động của con người và môi trường xung quanh. Để thiết bị dạy học được sử dụng lâu dài, đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ cho quá trình dạy học cần có chế độ bảo quản, sữa chữa thường xuyên, kịp thời.
	Phần lớn cán bộ quản lý có quan tâm đến công tác bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học. Khi tiếp nhận thiết bị cử các tổ trưởng bộ môn kiểm tra, vận hành, lưu hồ sơ sổ sách, phân loại thiết bị dạy học tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên mượn. Hàng năm có thống kê, kiểm kê, kiểm tra thiết bị dạy học đang quản lý; bổ sung, mua sắm thêm trang thiết bị từ nguồn lệ phí xây của nhà trường.
Tuy nhiên, vẫn là do sự thiếu nhiều về CSVC, nhất là nhà trường chưa có phòng thiết bị, phòng thực hành bộ môn và phòng chuẩn bị thực hành nên tất cả các thiết bị của các bộ môn đều được chứa chung trong một phòng. Do đó, công tác bảo quản thiết bị còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn, hiệu quả công tác bảo quản thiết bị ở nhà trường những năm qua chưa cao.
2.3. Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở trường THPT Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa:
2.3.1.Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức quản lý, sử dụng TBDH.
	Nhận thức có vai trò quyết định trong việc định hướng cho hành động. Vì vậy mục đích của giải pháp này là tác động làm thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT, giúp nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về sự cần thiết và yêu cầu của công tác quản lý thiết bị dạy học, cũng như tính cấp bách cần phải quản lý trong giai đoạn đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới.
	Nâng cao nhận thức của đội ngũ quản lý và giáo viên về vai trò, ý nghĩa của thiết bị dạy học trong hoạt động dạy học để đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
 Cán bộ quản lý cần nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, nghiên cứu các tài liệu quản lý giáo dục.Giao lưu, tham quan, học tập các trường đã thực hiện tốt công tác thiết bị dạy học và phương pháp quản lý.
Hàng năm cần tổ chức các buổi họp mặt, hội thảo giữa các trường THPT, qua đó làm cho các Hiệu trưởng xác định đúng về vị trí, vai trò của họ ở nhà trường trong giai đoạn đổi mới. Đồng thời cũng làm cho họ hiểu rõ thực trạng năng lực quản lý của mình so với sự đòi hỏi đổi mới giáo dục hiện nay, để họ tự thấy rằng cần phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý cho bản thân.
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động dạy học: Công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông bắt đầu phải đổi mới từ cách nghĩ, cách dạy của giáo viên và đổi mới tư duy, đổi mới cách quản lý ở mỗi cán bộ quản lý. Do đó bồi dưỡng cho Tổ trưởng và cán bộ thiết bị là nhằm chuyển hóa và nâng cao nhận thức về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, về đổi mới hoạt động dạy học trong giai đoạn mới.	
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thiết bị dạy học trong dạy học cho giáo viên, góp phần đổi mới phương pháp dạy học: Làm cho mỗi thành viên hiểu được “Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh”. 
“Sử dụng phương tiện dạy học, thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học; thiết bị dạy học không chỉ là minh họa mà còn là nguồn tri thức, là một cách chứng minh bằng quy nạp. Chú trọng sử dụng phương tiện dạy học mới phát triển năng lực sử dụng phương 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_su_dung_thiet_bi_day_hoc_o_tru.doc