SKKN Biện pháp để dạy tốt mục 4 “Sao chép công thức” trong tiết 28 bài 5: Thao tác với bảng tính

SKKN Biện pháp để dạy tốt mục 4 “Sao chép công thức” trong tiết 28 bài 5: Thao tác với bảng tính

Tôi nhận thức được rằng một trong những mục đích của việc dạy học là làm cho học sinh nắm vững cơ sở khoa học một cách tự giác, tích cực, sáng tạo. Học sinh càng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động thì các phẩm chất và năng lực càng sớm được hình thành và phát triển hoàn thiện. Tính năng động và sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại, phải được hình thành ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Mỗi môn học đều có đặc trưng riêng, mỗi loại tiết học: tiếp nhận kiến thức (lý thuyết, bài tập, thực hành, ôn tập tổng kết ) đều có đặc thù riêng nhưng cuối cùng đều phải đạt được mục đích như đã nói ở trên.

Tin học là một môn khoa học công nghệ, từ những kiến thức thực tế được áp dụng, sử dụng máy tính điện tử để có một kết quả đó là sản phẩm sau khi thực hành. Để học sinh có thể áp dụng được kiến thức trong việc thực hành thì người giáo viên phải có một giờ dạy lý thuyết tạo được hứng thú, hiểu bài sâu sắc, hình thành được tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, vận dụng linh hoạt cho học sinh; điều đó đòi hỏi người giáo viên Tin học phải hết sức nỗ lực. Từ việc tìm tòi tư liệu giảng dạy, thiết kế bài giảng tỉ mỉ, chu đáo, chuẩn bị đồ dùng trực quan, sinh động và đặc biệt người giáo viên phải làm chủ được kiến thức của bài dạy, phải hiểu rõ bài dạy hôm nay là gì, có những nội dung gì cần truyền đạt và có thể linh động “thêm”, “bớt” hoặc “thay đổi” ngôn từ hay cách trình bày để học sinh dễ hiểu nhất và có thể vận dụng tốt ở các tiết thực hành. Ngoài ra máy chiếu là một đồ dùng không thể thiếu trong bộ môn Tin học, đối với các bộ môn khác có thể thay thế bằng các phương tiện như tranh phóng to, bằng bảng phụ, bằng các bộ thí nghiệm nhưng đối với Tin học thì bộ thí nghiệm đó chính là máy tính và máy chiếu để học sinh quan sát và thực hành. Có nghĩa là để có một giờ dạy lý thuyết Tin học đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần phải có những đầu tư, thực sự tâm huyết với công việc của mình.

 

doc 20 trang thuychi01 6450
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp để dạy tốt mục 4 “Sao chép công thức” trong tiết 28 bài 5: Thao tác với bảng tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tôi nhận thức được rằng một trong những mục đích của việc dạy học là làm cho học sinh nắm vững cơ sở khoa học một cách tự giác, tích cực, sáng tạo. Học sinh càng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động thì các phẩm chất và năng lực càng sớm được hình thành và phát triển hoàn thiện. Tính năng động và sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại, phải được hình thành ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Mỗi môn học đều có đặc trưng riêng, mỗi loại tiết học: tiếp nhận kiến thức (lý thuyết, bài tập, thực hành, ôn tập tổng kết) đều có đặc thù riêng nhưng cuối cùng đều phải đạt được mục đích như đã nói ở trên.
Tin học là một môn khoa học công nghệ, từ những kiến thức thực tế được áp dụng, sử dụng máy tính điện tử để có một kết quả đó là sản phẩm sau khi thực hành. Để học sinh có thể áp dụng được kiến thức trong việc thực hành thì người giáo viên phải có một giờ dạy lý thuyết tạo được hứng thú, hiểu bài sâu sắc, hình thành được tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, vận dụng linh hoạt cho học sinh; điều đó đòi hỏi người giáo viên Tin học phải hết sức nỗ lực. Từ việc tìm tòi tư liệu giảng dạy, thiết kế bài giảng tỉ mỉ, chu đáo, chuẩn bị đồ dùng trực quan, sinh động và đặc biệt người giáo viên phải làm chủ được kiến thức của bài dạy, phải hiểu rõ bài dạy hôm nay là gì, có những nội dung gì cần truyền đạt và có thể linh động “thêm”, “bớt” hoặc “thay đổi” ngôn từ hay cách trình bày để học sinh dễ hiểu nhất và có thể vận dụng tốt ở các tiết thực hành. Ngoài ra máy chiếu là một đồ dùng không thể thiếu trong bộ môn Tin học, đối với các bộ môn khác có thể thay thế bằng các phương tiện như tranh phóng to, bằng bảng phụ, bằng các bộ thí nghiệm nhưng đối với Tin học thì bộ thí nghiệm đó chính là máy tính và máy chiếu để học sinh quan sát và thực hành. Có nghĩa là để có một giờ dạy lý thuyết Tin học đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần phải có những đầu tư, thực sự tâm huyết với công việc của mình.
Từ thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi đã rút ra những kinh nghiệm áp dụng có hiệu quả vào giảng dạy mục 4 “Sao chép công thức” trong tiết 28 bài 5: Thao tác với bảng tính. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: Biện pháp để dạy tốt mục 4 “Sao chép công thức” trong tiết 28 bài 5: Thao tác với bảng tính (SGK Tin học dành cho THCS – Quyển 2).
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Đề ra các biện pháp về sao chép các ô có công thức chứa địa chỉ để học sinh có thể dễ dàng hiểu được mục đích của việc sao chép công thức và sự tiện lợi của chúng khi áp dụng vào thực hành.
- Hướng dẫn học sinh để các em hiểu và nắm cách làm một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh khối 7 trường THCS Xuân Sơn gồm 2 lớp 7A và 7B.
- SGK Tin học 7 (SGK Tin học dành cho THCS – Quyển 2): Tái bản lần thứ bảy, tám (sách mới) và tái bản lần thứ sáu trở về trước (sách cũ), mục “sao chép công thức” trong bài 5: Thao tác với bảng tính.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Giáo viên nghiên cứu SGK Tin học 7 và các tài liệu khác có liên quan. 
- Học hỏi phương pháp giảng dạy của đồng nghiệp và rút ra phương pháp phù hợp cho bản thân.
- Vấn đáp, kiểm tra chất lượng học sinh sau giờ học.
- Vận dụng để làm các bài tập, kiểm tra và vận dụng kiểm nghiệm thực tế khi thực hành.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Như tôi đã trình bày ở trên, giáo viên phải biết tích lũy kiến thức, kết hợp tốt các phương pháp, sử dụng triệt để các phương tiện phù hợp để đem lại kết quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó còn là một cách giúp học sinh tiếp cận kiến thức phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và linh hoạt; điều đó còn thể hiện được cái “tâm” của người giáo viên trong sự nghiệp giáo dục trồng người.
Việc thực hiện bài giảng một cách công phu, khoa học, bằng các dẫn chứng sống động, cụ thể, dễ hiểu và thiết thực là một điều không phải dễ dàng đối với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi số tiết của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, các công việc khác nhiều.
Để thực hiện được điều đó trước tiên giáo viên phải làm chủ nội dung giảng dạy, xác định đúng mục tiêu của bài, từ đó có kế hoạch sửa đổi (nếu có) - tất nhiên phải đảm bảo nội dung kiến thức của bài dạy và không làm thay đổi hay lệch lạc nội dung kiến thức của bài - Bằng cách thay đổi ngôn từ, cách thực hiện để học sinh dễ hiểu, nắm bắt bài nhanh chóng và áp dụng linh hoạt vào để làm bài tập và áp dụng vào các bài thực hành. Với bộ môn Tin học học sinh không chỉ hiểu lí thuyết mang máng mà phải hiểu sâu, hiểu rõ để có thể vận dụng vào thực hành và biết được mục tiêu, mục đích của nội dung mà mình học. Vì vậy, người giáo viên phải có cách truyền đạt cho học sinh dễ hiểu nhất chứ không nhất thiết thực hiện theo cách ở SGK; cũng có thể “thêm”, “bớt”, hay “cải tiến” nội dung để bài học tường minh và dễ hiểu, dễ làm. Làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải có niềm đam mê thực sự với công việc, sự sáng tạo, nhạy bén và thực sự yêu nghề; nhưng trong thực tế không phải giáo viên nào cũng làm được điều này, một phần do thời gian chuẩn bị bài của giáo viên quá nhiều, mặt khác một phần do một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề nên bài dạy còn rườm rà, mang tính áp đặt, không có sự cải tiến, đổi mới nên chất lượng giờ dạy chưa cao. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng của học sinh:
- Ở lứa tuổi THCS, cơ thể các em đang ở tuổi dậy thì, đang trong thời kì phát triển tâm sinh lí nên nhiều em chưa có ý thức vươn lên trong học tập, không tập trung cao độ trong các giờ học. Vì thế các em chỉ học được những gì cơ bản nhất chứ chưa có sự đầu tư, tìm tòi tri thức mới, chưa thực sự “hiểu” và “cảm” được nội dung bài. Nếu phương pháp dạy học của giáo viên đơn điệu không hấp dẫn sẽ tạo ra sức ỳ lớn cho học sinh. 
- Có rất nhiều học sinh cho rằng đây là môn học phụ không cần đầu tư học nhiều, chỉ cần giỏi Toán, Ngữ văn là đủ; nhiều cha mẹ cho rằng phân môn học này không cần thiết nên thiếu sự quan tâm đôn đốc. Chính vì thế mà chất lượng học chưa cao.
2. Thực trạng của giáo viên. 
	- Giáo viên chưa được thường xuyên tham gia các hội thảo góp phần vào việc rèn luyện kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học.
- Lượng kiến thức truyền thụ cho học sinh nhiều và còn mới. Rất nhiều giáo viên cũng đã có sự đầu tư, chú ý đến bài giảng điện tử (trình chiếu trên máy chiếu) nhưng chưa thực sự có sự “cải tiến”, bài giảng trình bày rườm rà và đôi khi là việc lạm dụng máy chiếu Chính vì thế mà chất lượng dạy và học chưa cao, chưa thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, học sinh chưa có sự sáng tạo trong công việc và đặc biệt là việc vận dụng kiến thức lí thuyết vào tiết thực hành - có nghĩa là tiêu chí “áp dụng” của học sinh chưa đạt hiệu quả cao.
	3. Nguyên nhân:
	- Học sinh THCS là lứa tuổi ham vui ham chơi. Các em chưa biết lo vào việc học, lười suy nghĩ, chưa có sự đầu tư trong công việc.
- Nhà trường chưa có một phòng máy tính đầy đủ và kết hợp với máy chiếu cho giáo viên tin học để giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh vận dụng lí thuyết vào thực hành một cách có hiệu quả nhất.
- Điều kiện kinh tế của địa phương nơi tôi đang giảng dạy còn rất nhiều khó khăn, các gia đình học sinh hầu như chưa có máy tính tại nhà; cho nên những gì các em học được và làm được chủ yếu là ở trường.
- Chính vì những vấn đề đã nêu trên mà tôi nhận thấy rằng chất lượng học tập của học sinh đối với bộ môn tin học của nhà trường đạt kết quả chưa cao. Học sinh chưa vận dụng lí thuyết vào thực hành một cách có hiệu quả, nhiều em làm được nhưng chỉ mang máng hiểu chứ chưa hiểu sâu, hiểu rõ được vấn đề. 
- Dưới đây là kết quả thu được sau khi khảo sát từ học sinh lớp 7A, 7B trường THCS nơi tôi đang công tác khi chưa áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy sau khi học xong mục 4: “Sao chép công thức” trong bài 5: Thao tác với bảng tính (SGK Tin học dành cho THCS - Quyển 2):
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
33
3
9,1
9
27,3
17
51,5
4
12,1
7B
31
2
6,5
7
22,6
16
51,6
6
19,4
Từ những thực trạng trên trong năm học 2015-2016 này tôi đã áp dụng sáng kiến vào giảng dạy đối với lớp 7B (lớp có chất lượng yếu kém nhiều hơn so với lớp 7A) như tôi sẽ trình bày ở dưới đây.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
	1. Tìm hiểu nội dung và mục tiêu của mục cần dạy, có kế hoạch “thêm”, “bớt”, “sửa đổi” các ngôn từ khó hiểu hoặc “cơ cấu” các phần trong bài.
	* Mục tiêu của phần “Sao chép công thức” trong bài 5: Thao tác với bảng tính là:
	- Học sinh thực hiện được thao tác sao chép và di chuyển nội dung các ô tính có chứa công thức. 
- Hiểu được quan hệ về vị trí tương đối giữa ô nguồn và ô đích, giữa địa chỉ trong công thức ở ô nguồn và địa chỉ trong công thức ở ô đích sau khi sao chép và di chuyển vào.
	- Vận dụng vào tiết thực hành và hiểu được kết quả trả về sau khi làm bài tập thực hành một cách có hiệu quả.
	* Mục 4 “Sao chép công thức” gồm 2 nội dung chính:
	(1) Sao chép nội dung các ô có công thức. 
	(2) Di chuyển nội dung các ô có công thức.
	Trong từng nội dung giáo viên nêu rõ cho học sinh có ba nhiệm vụ cần thực hiện (căn cứ vào mục tiêu) đó là:
- Biết cách thực hiện thao tác sao chép (hoặc di chuyển) nội dung các ô có công thức.
	- Biết cách xác định địa chỉ trong công thức ở ô đích (sau khi được sao chép hoặc di chuyển công thức chứa địa chỉ từ ô nguồn vào) thay đổi như thế nào so với địa chỉ trong công thức ở ô nguồn.
	- Biết áp dụng nội dung đã học vào thực hành có hiệu quả.
	(1) Sao chép nội dung các ô có công thức:
	* Đối với thao tác thực hiện sao chép nội dung các ô có công thức, giáo viên có thể chỉ ra cho học sinh thực hiện bằng hai cách:
	+ Cách 1: Sử dụng các nút lệnh Copy và Paste để sao chép (làm tương tự như cách sao chép nội dung ô tính đã học ở mục 3 “Sao chép và di chuyển dữ liệu” trong cùng bài). Phần này giáo viên chỉ cần nói qua vì đã học ở trên.
	+ Cách 2: Sử dụng chuột để sao chép (nếu các ô trong khối đích nằm ở cùng cột hoặc cùng hàng với ô nguồn) bằng cách: 
Nháy chuột vào ô có công thức cần sao chép (ô nguồn có công thức chứa địa chỉ ô).
	Đưa trỏ chuột xuống góc dưới phía bên phải của ô đó, khi trỏ chuột biến thành dấu cộng mảnh (+) rồi kéo thả chuột xuống dưới hoặc sang bên phải so với ô nguồn.
	Khi giáo viên đưa ra cách 2 để học sinh thực hành, các em sẽ thấy sự thuận tiện rất nhiều khi sao chép các ô có nội dung chứa công thức bằng cách thứ 2 này vì nếu đã sao chép công thức thì các ô đích thường nằm trên cùng hàng hoặc cùng cột so với ô nguồn, ta sẽ thấy thao tác này thực hiện nhanh hơn rất nhiều.
	* Đối với cách xác định địa chỉ ô tính trong công thức ở ô đích sau khi sao chép công thức (công thức sẽ điều chỉnh như thế nào nếu sao chép các ô có công thức chứa địa chỉ từ ô nguồn và ô đích). 
- Phần này là một phần khó nhất trong bài, học sinh rất khó hình dung và khó hiểu khi đọc sách giáo khoa, đòi hỏi người giáo viên phải có một cách “giải thích” tường minh nhất, cách “dạy” dễ hiểu nhất cho học sinh. Mặt khác, khi làm việc với chương trình bảng tính thì thao tác “sao chép công thức” là không thể thiếu đối với người dùng (Ví dụ: Khi tính điểm trung bình cho học sinh khối 7 có một kiểu công thức được lặp đi lặp lại để tính cho tất cả các học sinh trong khối, nếu ta không sao chép công thức mà gõ đi gõ lại công thức sẽ rất mất thời gian). Vì vậy để thực hiện thao tác sao chép công thức một cách có hiệu quả thì học sinh không chỉ biết cách làm mà còn phải hiểu được “bản chất” của nó để áp dụng cho phù hợp: Khi nào thì sao chép? sao chép vào vị trí nào? Vì sao có lúc ta sao chép kết quả lại không được như ý muốn?... đây là những câu hỏi được đặt ra khi thực hành. Nếu học sinh không hiểu được vấn đề thì dẫn đến việc học của học sinh chưa đạt yêu cầu. 
	- Ta xét ví dụ trong sách giáo khoa:
+ Ví dụ 1 (Ví dụ SGK):
Cho trang tính như hình dưới đây, trong ô C6 có công thức: =A3+50 	(1)
-> kết quả trong ô C6 là 250
Nếu sao chép nội dung ô C6 vào ô D4, kết quả trong ô đích D4 là 150
Nháy chuột tại ô D4, ta thấy trong ô đó có công thức: =B1+50 (2)
Vậy, sau khi sao chép từ ô C6 vào ô D4, địa chỉ ô trong công thức đã thay đổi từ A3 thành B1
	Đối chiếu với cách giải thích ở sách giáo khoa (sách mới - tái bản lần thứ bảy, tám), xét bảng quan hệ giữa ô chứa công thức và ô có địa chỉ trong công thức:
Ô chứa công thức
Ô có địa chỉ trong công thức
Quan hệ giữa chúng
C6
A3
Ô A3 nằm bên trái ô C6 hai cột, phía trên ô C6 ba hàng
D4
B1
Ô B1 nằm bên trái ô D4 hai cột, phía trên ô C6 ba hàng
	-> vị trí tương đối của ô C6 so với ô A3 trong công thức (1) và vị trí tương đối của ô D4 so với ô B1 trong công thức (2) là như nhau.
Khi dạy đến phần này hầu hết học sinh đều thắc mắc rằng “ô chứa công thức” và “ô có địa trong công thức” là như thế nào? Nếu giáo viên không có cách giải thích “phù hợp” thì học sinh rất khó “hiểu” và “cảm” được phần này. Điều tôi muốn nói ở đây cách giải thích “phù hợp” không có nghĩa là kiến thức của người giáo viên phải cao, người giáo viên đó phải thật giỏi mà là người giáo viên đó phải có những ngôn từ, cách giải thích “gần gũi” với học sinh, gợi ý cho học sinh một cách học dễ hiểu nhất. Thay vào đó tôi gọi ô ban đầu chứa công thức là ô nguồn, ô được sao chép công thức vào là ô đích; địa chỉ trong công thức ở ô nguồn và địa chỉ trong công thức ở ô đích. Dưới đây là cách “giải thích” của tôi để làm cho học sinh hiểu được địa chỉ ô trong công thức đã thay đổi như thế nào khi sao chép công thức từ ô nguồn vào ô đích, cách xác định địa chỉ trong công thức ở ô đích ra sao?
-> ta xét bảng quan hệ giữa ô nguồn và ô đích và địa chỉ trong công thức ở ô nguồn và địa chỉ trong công thức ở ô đích như sau:
Ô nguồn
Ô đích
Địa chỉ trong công thức ở ô nguồn
Địa chỉ trong công thức ở ô đích
C6
D4
A3
B1
Quan hệ giữa địa chỉ ô đích và địa chỉ ô nguồn:
Ô D4 nằm bên phải ô C6 một cột, phía trên ô C6 hai hàng.
Quan hệ giữa địa chỉ trong công thức ở ô đích và địa chỉ trong công thức ở ô nguồn:
Ô B1 nằm bên phải ô A3 một cột, phía trên ô A3 hai hàng.
Ta thấy rằng quan hệ giữa địa chỉ ô đích với địa chỉ ô nguồn và địa chỉ trong công thức ở ô đích với địa chỉ trong công thức ở ô nguồn là như nhau (đều nằm bên phải một cột và nằm phía trên hai hàng).
Từ ví dụ trên ta thấy: Tại ô nguồn C6 chứa công thức = A3+50
Ta viết:	C6 = A3+50	(1)
-> ô đích	D4 = ? (xác định địa chỉ trong công thức thay đổi ở đây?)
Ta gọi : Nếu địa chỉ ô đích có số cột nằm bên phải so với số cột của địa chỉ ô nguồn thì cộng, ngược lại nếu số cột của địa chỉ ô đích nằm bên trái số cột của địa chỉ ô nguồn thì trừ đi. Tương tự như thế nếu địa chỉ ô đích có số hàng nằm bên dưới so với số hàng của địa chỉ ô nguồn thì cộng vào, nếu nằm bên trên so với địa chỉ ô nguồn thì trừ đi.
Ở ví dụ trên, ô D4 nằm bên phải ô C6 một cột nên số cột cộng 1, nằm bên trên ô C6 hai hàng nên số hàng trừ đi 2. Ta đi tìm công thức như sau:
-2
	C6 	= 	A3 + 50
+1
+1
-2
D4 	=	 B1 	+ 50
Như vậy sau khi sao chép ô C6 = A3 + 50 vào ô D4, tại ô D4 công thức thay đổi là:	 D4 = B1 + 50	(2)
Giáo viên lưu ý cho học sinh : Khi sao chép nội dung các ô có công thức chứa địa chỉ thì địa chỉ ô tính trong công thức sẽ được thay đổi, còn các phép toán và các số cụ thể trong công thức vẫn giữ nguyên.
	- Ta xét các ví dụ khác :
	+ Ví dụ 2 (Bài tập 3a – SGK) : Trong ô E10 có công thức =A1+B3. Công thức sẽ được điều chỉnh như thế nào nếu :	Sao chép ô E10 vào ô G12
Ở đây tôi hướng dẫn học sinh lập bảng phân tích bài toán bằng hai cách để so sánh:
Địa chỉ trong công thức 
ở ô nguồn
Cách 1: Bản thân đã áp dụng
Ô có địa chỉ trong công thức
Cách 2: Thực hiện theo SGK
Ô chứa công thức
Ô nguồn
 E10 = A1 + B3
Ô chứa công thức
Xác định địa chỉ trong công thức
ở ô đích?
Ô đích
 G12 = ? 
 E10 = A1 + B3
Xác định ô có địa chỉ trong công thức?...
 G12 =  ?
Rõ ràng nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy ở cách 1 tường minh và dễ hiểu hơn rất nhiều so với cách 2 (trừu tượng và khó phân biệt, không rõ ràng cái ta cần xác định).
	Bây giờ ta xác định công thức được điều chỉnh ở ô đích. Lập bảng so sánh hai kết quả của bước đi tìm công thức ở ô đích như sau :
Cách 1 : Bản thân đã áp dụng
Cách 2 : Thực hiện theo SGK
+2
+2
+2
+2
+2
+2
 E10 = A1 + B3
 G12 = C3 + D5
 Công thức cần tìm
-9
-4
E10 = A1 + B3
-3
-7
-9
-7
-4
-3
G12 = C3 + D5
 Công thức cần tìm
	Ta thấy để đi tìm công thức được điều chỉnh sau khi sao chép từ ô nguồn vào ô đích thì bằng cả hai cách tìm ở trên đều cho kết quả là như nhau, nhưng rõ ràng ở cách 1 ta đi tìm dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều. Học sinh sẽ dễ nắm bắt và thực hiện đối với bài khác một cách nhanh chóng.
	Từ đây giáo viên có thể rút ra kết luận như SGK (SGK Tin học dành cho THCS quyển 2 cũ, tái bản lần thứ sáu trở về trước) như sau: “Khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích”. Ở đây ta có thể giải thích cho học sinh hiểu: Có nghĩa là vị trí tương đối giữa địa chỉ trong ô nguồn so với ô đích như thế nào thì vị trí tương đối giữa địa chỉ trong công thức của ô nguồn so với địa chỉ trong công thức của ô đích cũng như thế.
	+ Ví dụ 3: Giả sử trong ô F12 có công thức =B5+C8. Công thức sẽ được điều chỉnh như thế nào nếu: Sao chép ô F12 vào ô G12.
Địa chỉ trong công thức 
ở ô nguồn.
Ta lập bảng phân tích bài toán như sau:
Ô nguồn
 F12 = B5 + C8 
Xác định địa chỉ trong công thức
 ở ô đích?
Ô đích
 G12 = ?
	Ta lập bảng các bước tìm công thức bằng hai cách để so sánh như sau:
Cách 1 : Bản thân đã áp dụng
-7
Cách 2 : Thực hiện theo SGK
+1
+0
+1
+0
+1
+0
 F12 = B5 + C8
 G12 = C5 + D8
 Công thức cần tìm
-4
F12 = B5 + C8
-3
-4
-7
-4
-4
-3
G12 = C5 + D8
 Công thức cần tìm
-> Qua các ví dụ trên ta thấy rõ ràng rằng để đi tìm công thức được điều chỉnh sau khi sao chép thì ta thực hiện ở cách 1 dễ dàng hơn rất nhiều so với việc thực hiện ở cách thứ 2. Bởi vì mục đích của việc sao chép công thức là giúp cho việc tính toán nhanh mà không cần phải nhập đi nhập lại công thức đã được lập sẵn, việc nhập đó nếu thực hiện hàng trăm lần sẽ rất mất thời gian mà thay vào đó là ta sao chép công thức. Vậy để học sinh sao chép các ô có công thức có hiệu quả thì học sinh phải hiểu được bản chất của vấn đề. Thông thường dữ liệu là thông tin ta nhập vào các ô nằm ở bên trái và bên trên các ô chứa công thức mà ta lập, khi sao chép thông thường ta cũng sao chép vào ô đích là các ô nằm bên dưới và bên phải so với ô nguồn. Vì vậy việc xác định vị trí tương đối (khoảng cách) giữa số cột và số hàng của ô đích so với ô nguồn được cộng vào sẽ dế dàng hơn rất nhiều so với việc xác định vị trí này phải trừ lùi đi, nhất là việc trừ lùi cho nhiều cột. Ở ví dụ 2 và ví dụ 3 ta thấy rất rõ điều này. Điều đó được thể hiện rõ hơn qua ví dụ sau:
	+ Ví dụ 4: Giả sử trong ô G3 có công thức =A3+B3. Công thức sẽ được điều chỉnh như thế nào nếu: Sao chép ô G3 vào ô I4.
Địa chỉ trong công thức 
ở ô nguồn
Ta lập bảng phân tích bài toán như sau:
Ô nguồn
 G3 = A3 + B3
Xác định địa chỉ trong công thức ở ô đích?
Ô đích
 I4 = ?
	Ta lập bảng các bước tìm công thức bằng hai cách để so sánh như sau:
Cách 1 : Bản thân đã áp dụng
+0
Cách 2 : Thực hiện theo SGK
+2
+1
+2
+1
+2
+1
 G3 = A3 + B3
 I4 = C4 + D4
 Công thức cần tìm
-6
G3 = A3 + B3
-5
+0
+0
+0
-6
-5
 I4 = C4 + D4
 Công thức cần tìm
	=> Ở ví dụ 4 này, qua hai cách phân tích ở trên ta thấy ở cách 2 việc trừ lùi đi 5,6 cột không phải là một việc làm dễ dàng, học sinh phải mất một khoảng thời gian mới xác định được -> việc đi tìm công thức điều chỉnh sau khi sao chép là rất khó khăn. Còn ở cách 1 học sinh có thể tính nhẩm cho công thức cần tìm một cách dễ dàng và nhanh chóng.
	Giáo viên còn cần đưa ra ví dụ về việc đi tìm công thức nhưng bị lỗi (không tìm được công thức ở ô đích), ta xét ví dụ 5 như sau:
	+ Ví dụ 5 (bài tập 3c – SGK): Giả sử trong ô E10 có công thức =A1+B3. Công thức sẽ được điều chỉnh như thế nào nếu: Sao chép ô E10 vào ô E3.
Địa chỉ trong công thức
 ở ô nguồn
Ta lập

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_de_day_tot_muc_4_sao_chep_cong_thuc_trong_tie.doc