SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Tiểu học Thành Minh

SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Tiểu học Thành Minh

Giáo dục là nền tảng của văn hóa là sức mạnh của kinh tế, bởi vậy phát triển giáo dục phải được xem là quan trọng nhất. Muốn phát triển mạnh giáo dục thì phải coi trọng và xem đây là một nhiệm vụ quan trọng. Như vậy muốn phát triển kinh tế thì nền giáo dục phải có chất lượng cao, đây là một vấn đề sống còn của một quốc gia. Vì vậy ngành giáo dục cũng như các bậc học trong cả nước đang đảm nhận một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và nặng nề. Hiện nay giáo dục đang được cả nước quan tâm. Đặc biệt hơn là cấp tiểu học một cấp học quan trọng là bậc học nền móng. Bậc học nền tảng, là bậc học có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong các nhà trường để quyết định được chất lượng giáo dục của nhà trường đó có được nâng cao và bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều đến việc quản lý chất lượng dạy và học. Nhiệm vụ của người quản lý chuyên môn một trong những nhiệm vụ chính đó là quản lý chất lượng dạy và học của nhà trường. Đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để thực hiện mục tiêu giáo dục. Thông qua chất lượng dạy và học của nhà trường sẽ đánh giá được năng lực của mỗi giáo viên và năng lực của người quản lý chuyên môn nhà trường.

 

doc 23 trang thuychi01 6093
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Tiểu học Thành Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến	
Giáo dục là nền tảng của văn hóa là sức mạnh của kinh tế, bởi vậy phát triển giáo dục phải được xem là quan trọng nhất. Muốn phát triển mạnh giáo dục thì phải coi trọng và xem đây là một nhiệm vụ quan trọng. Như vậy muốn phát triển kinh tế thì nền giáo dục phải có chất lượng cao, đây là một vấn đề sống còn của một quốc gia. Vì vậy ngành giáo dục cũng như các bậc học trong cả nước đang đảm nhận một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và nặng nề. Hiện nay giáo dục đang được cả nước quan tâm. Đặc biệt hơn là cấp tiểu học một cấp học quan trọng là bậc học nền móng. Bậc học nền tảng, là bậc học có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong các nhà trường để quyết định được chất lượng giáo dục của nhà trường đó có được nâng cao và bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều đến việc quản lý chất lượng dạy và học. Nhiệm vụ của người quản lý chuyên môn một trong những nhiệm vụ chính đó là quản lý chất lượng dạy và học của nhà trường. Đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để thực hiện mục tiêu giáo dục. Thông qua chất lượng dạy và học của nhà trường sẽ đánh giá được năng lực của mỗi giáo viên và năng lực của người quản lý chuyên môn nhà trường.
 Muốn đạt được mục tiêu trên thì đòi hỏi nhà trường phải có một đội ngũ chuyên môn vững vàng, có tư cách đạo đức chuẩn mực, một tập thể học sinh vững vàng về kiến thức, năng động trong giao tiếp và mọi hoạt động của nhà trường. Có như vậy thì nhà trường mới có chất lượng cao về cả dạy và học.
 Bản thân tôi là một người cán bộ quản lý chuyên môn của nhà trường Tiểu học tôi cũng nhận thức rất rõ về trách nhiệm của bản thân về nhiệm vụ mình đang làm. Một nhiệm vụ vô cùng quan trong nó quyết định chất lượng của một nhà trường. Trong năm học 2015 – 2016 theo Quyết đinh 388/QĐ – PGD&ĐT quyết định về ban hành kế hoạch công tác năm học 2015 – 2016 của ngành Giáo dục & Đào tạo Thạch Thành thì nhiệm vụ chung của các nhà trường về vấn đề chuyên môn đó là :
Trong suốt cả năm học tập trung thực hiện có hiệu quả 3 kế hoạch : Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp – an toàn giai đoạn 2014-2016. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên, có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn, và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Để thực hiện được một khối lượng nhiệm vụ công việc mà cấp trên đã đề
ra và vận dụng vào địa phương, nhà trường bản thân tôi đang công tác. Đây là một vấn đề nan giải. Đặc biệt hơn nhà trường lại đóng trên địa bàn thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện.
Đối với trường Tiểu học Thành Minh trong những năm gần đây chất lượng dạy và học cũng đã được nâng lên tuy nhiên chưa cao và không bền vững. Chưa có nhiều đột phá nên chất lượng còn cầm chừng kể cả chất lượng giáo viên và chất lượng học sinh. Một phần nào đó chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Thực tế thì số lượng giáo viên có chuyên môn tốt đang còn hạn chế. Một số giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng của mình đối với công việc giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp và các công tác khác của nhà trường chưa được chú trọng. Học sinh thì chưa thật sự hiếu học vì trường nằm trên xã đặc biệt khó khăn, phụ huynh không quan tâm, số lượng cha mẹ của các cháu đi làm ăn xa nhiều hầu hết phó thác cho giáo viên chủ nhiệm và chính. Chính vì những lý đo đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của nhà trường.
Nhận thức sâu sắc về việc làm quan trọng này, bản thân tôi là một nhà quản lý Tiểu học tôi luôn trăn trở tìm mọi cách tháo gỡ để làm sao nâng cao được chất lượng trong nhà trường về mọi mặt.Chính vì vậy mà việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một vấn đề được đặt ra trong từng năm học. Năm học 2015 -2016 một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chuyên môn nhà trường là nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học.
	Xuất phát từ mục tiêu của nhà trường xác định đây là một việc làm cần thiết để đưa chất lượng nhà trường ngày một lên cao thúc đẩy phong trào thi đua “ Dạy tốt – Học tốt” với những lý do trên mà với cương vị là một người quản lý chuyên môn của nhà trường tôi mạnh dạn đưa ra “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Tiểu học Thành Minh” nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường tiểu học Thành Minh 
3. Đối tượng nghiên cứu
	Sáng kiến này sẽ nghiên cứu và tổng kết việc nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và học của học sinh trong trường Tiểu học Thành Minh.
Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ cán bộ giáo viên và học sinh của trường Tiểu học Thành Minh
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. Các nghị quyết chỉ thị của Đảng, Nhà Nước, của Bộ giáo dục và đào tạo, các công văn hướng dẫn của sở giáo dục đào tạo Thanh hóa, của Phòng giáo dục huyện Thạch Thành. Các chỉ đạo chuyên môn của nhà trường.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ; Quan sát điều tra tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục.
- Nhóm phương pháp hỗ trợ số liệu thống kê.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TW, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã có những bước tiến phát triển đáng kể. Vì có phát triển mạnh giáo dục và đào tạo thì mới phát triển nguồn lực con người đây là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Muốn phát huy nguồn lực con người thì hệ thống giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong đó có sự đóng góp của các trường Tiểu học. Nơi đặt nền móng cho các em học sinh, các em được trang bị vốn kiến thức cơ bản để các em tiếp tục học lên các lớp trên vững vàng. Vì vậy “ Cần phải nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, hệ thống giáo dục phải chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Phải phát huy năng lực của học sinh và phát triển nhân lực nhân tài cho đất nước. Phải tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Có như vậy thì chất lượng giáo dục mới nâng lên. Xuất phát từ những cơ sở trên để đáp ứng với yêu cầu và mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới thì việc chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Tiểu học Thành Minh là một điều tất yếu. Mà muốn làm được việc này thì cần phải nắm được vấn đề nguyên nhân là do đâu, cách tháo gỡ như thế nào? Và phải có biện pháp chỉ đạo giáo viên và học sinh một cách kịp thời.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Đặc điểm tình hình trường Tiểu học Thành Minh
	Trường Tiểu học Thành Minh được thành lập năm 1960 và được tách ra từ trường PTCS Thành Minh từ năm 1996. Đến năm 2005 trường được tách hẳn ra riêng biệt. Là trường đóng trên địa bàn thuộc vùng khó khăn của huyện. Hiện tại trường có 8 thôn bản đang theo học trong trường,trong đó 2/3 là học sinh dân tộc. Số học sinh của trường chiếm 99,9 % là con nhà nông thôn. Trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế của người dân khó khăn. Trường có nhiều học sinh ở tản mát, học sinh đi lại quá xa và vất vả.
2.2.Về cơ sở vật chất.
Hiện tại nhà trường có 9 phòng học. Năm học 2015-2016 trường có 13 lớp trong đó không có lớp được học 2 buổi ngày còn lại các lớp là học 2 ca. Về cơ sở vật chất thì đủ chỗ ngồi cho học sinh bàn ghế chuẩn, điện và ánh sáng đảm bảo cho học sinh học tập, phòng học còn thiếu 8 phòng thì mới có phòng để học sinh học 2 buổi / ngày. Chính vì vậy nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng học của học sinh.
2.3. Về chất lượng đội ngũ 
Trong năm học 2015 – 2016 số lượng đội ngũ của nhà trường có bị xáo trộn một số đó là hiệu trưởng cũ đã chuyển công tác và một số đồng chí giáo viên cũ chuyển và tiếp nhận hiệu trưởng mới và các đồng chí giáo viên ở trường khác chuyển về. Hiện tại nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên là 21 người. Trong đó giáo viên trực tiếp giảng dạy là 17 người ( có một giáo viên biệt phái của THCS xuống dạy). Cán bộ quản lý: 2 người; Thư viện: 1; hành chính : 1.
Đạt chuẩn 100%. Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2016 thì giáo viên của trưởng có giờ dạy giỏi các cấp là:
Số giáo viên có giờ dạy giỏi cấp Tỉnh là : 1 đồng chí
Số giáo viên có giờ dạy giỏi cấp huyện là : 9 đồng chí
Số giáo viên có giờ dạy giỏi cấp trường là : 3 đồng chí
Chuyên môn được chia làm 2 tổ chuyên môn
Tổ 1: Gồm khối 1- 2- 3 có 8 đồng chí
Tổ 2: Gồm khối 4 - 5 có 9 đồng chí
2.4. Về số lớp và số học sinh
Năm học 2015 - 2016 trường có 13 lớp với 345 học sinh tăng hơn năm học trước là 20 học sinh được chia ra:
Khối 1: 3 lớp với 86 học sinh	 Khối 4: 3 lớp với 78 học sinh
Khối 2: 3 lớp với 75 học sinh	 Khối 5: 2 lớp với 47 học sinh
Khối 3: 2 lớp với 59 học sinh
2.5 Thực trạng về giáo viên và học sinh của nhà trường về việc thực hiện việc nâng cao chất lượng.
2.5.1.Thực trạng về việc chỉ đạo của nhà trường về việc nâng cao chất lượng dạy và học 
Nhà trường đã xây dựng kế họach chỉ đạo thường xuyên, kịp thời. Để chỉ đaọ tốt công tác nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường ban giám hiệu nhà trường đã bám sát nhiệm vụ năm học của ngành học, cấp học của phòng giáo dục để xây dựng kế hoạch sát với tình hình của địa phương của nhà trường nhằm thực hiện tốt mọi chỉ tiêu đã đề ra. Kế hoạch này được công khai trước toàn thể hội đồng.
Ban giám hiệu phân công giáo viên trong từng khối lớp hợp lý. Đặc biệt là đồng chí hiệu phó chỉ đạo chuyên môn đã có những biện pháp cụ thể để từng bước nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Trong năm học nhà trường có giáo viên nghỉ sản và số giáo viên điều động công việc, đi học nhiều nên ban giám hiệu phải dạy thay nhiều, nên việc dành thời gian cho kiểm tra đôn đốc đôi lúc còn hạn chế.
Trong nhiều năm gần đây chất lượng của giáo viên cũng như đại trà của nhà trường cũng tương đối so với mặt bằng chung của cả huyện nhưng chất lượng chưa bền vững và chưa cao. Nên ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy và học. Các năm học trước nhà trường có lên kế hoạch cụ thể nhưng chưa chú trọng và chưa kiểm tra thường xuyên và chưa quan tâm đến việc giáo viên có bám sát kế hoạch để thực hiện hay không để chỉ đạo giáo viên đưa ra những biện pháp cụ thể. Công tác quản lý của nhà trường chưa sâu sát, kiểm tra đánh giá còn chung chung. 
Tổ chuyên môn chưa có kế hoạch cụ thể trong việc nâng cao chất lượng
dạy và học trong từng tổ khối, thiếu sự đôn đốc, chưa xây dựng được việc sinh
hoạt chuyên môn dưới dạng chuyên đề nâng cao chất lượng dạy và học.
Công tác tham mưu với chính quyền địa phương đôi khi mang lại hiệu
quả không cao, việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường chưa mang lại kết quả .
2.5.2. Thực trạng về đội ngũ của nhà trường và việc nâng cao chất lượng dạy và học
Về ưu điểm: 
Đội ngũ giáo viên của nhà trường Tiểu học Thành Minh là một tập thể đoàn kết thống nhất, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, nhiệt tình trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp và tính cộng đồng cao. Số giáo viên có tuổi đời đều có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như trong cuộc sống, luôn sống mẫu mực và luôn sẵn sàng giúp đỡ, dìu dắt thế hệ trẻ.
Lực lượng giáo viên phần đa là giáo viên trẻ năng động, ham hoạt động hăng say, có chí tiến thủ. Nhiều giáo viên địa phương nên có nhiều lợi thế trong quá trình giảng dạy
Bản thân các đồng chí giáo viên cũng nhận thức rất rõ trách nhiệm của bản thân là phải làm thế nào đó để bồi dưỡng tay nghề của bản thân nâng cao được chất lượng giảng dạy của mình và nâng cao chất lượng cho học sinh mình đang phụ trách, đó cũng là một phần thuận lợi
Bên cạnh những ưu điểm song vẫn còn một số hạn chế nhất định: 
Nhà trường hiện tại có 3 giáo viên đang hợp đồng số tiền lương quá ít mà các đồng chí đang nuôi con nhỏ nên phải đi buổi hằng ngày điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảng dạy của các đồng chí. Một số đồng chí thì cũng chưa có kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy vì tuổi đời còn trẻ, chưa quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng từng học sinh. Một số giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn cũng như phương pháp lên lớp, tuy năng động nhiệt tình nhưng kinh nghiệm còn ít.
Một số giáo viên về kiến thức khối lớp 4,5 còn hạn chế do chưa được trực tiếp giảng dạy các khối này nhiều.
Từ năm học 2014 – 2015 Tiểu học đang thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30/ 2014/TT- BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh tiểu học không chấm điểm học sinh mà đánh giá học sinh Tiểu học được thực hiện bằng hình thức đánh giá bằng nhận xét hàng ngày bằng lời và nhận xét vào vở của học sinh. Với hình thức đánh giá này nhiều đồng chí giáo viên còn nhiều hạn chế như chưa quen với việc đánh giá nhận xét bằng lời mà lâu nay quen với việc chấm điểm, một số giáo viên chưa thật sự sát sao từng đối tượng học sinh để đánh giá các em chính xác và đều đặn. Một số đồng chí đồng chí còn nhầm lẫn giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Lời nhận xét của giáo viên còn chung chung chưa chỉ ra được những hạn chế của học sinh dẫn tới học sinh không biết mình cần điều chỉnh và chưa nắm kiến thức được ở phần nào. Ngoài ra các loại sổ để theo dõi quá trình của học sinh cũng cần giáo viên ghi chép cụ thể nên đối với những lớp đông và giáo viên đặc thù là vất vả đây cũng một phần nào ảnh hưởng đến thời gian của giáo viên.
Nhiều đồng chí giáo viên chưa bám sát và chưa chú tâm đến kế hoạch hàng tháng, hàng năm của nhà trường của tổ khối nên nhiều lúc chưa định hướng được công việc và chưa chủ động được công việc dẫn đến kết quả đạt được không cao.
Qua dự giờ theo dõi giáo viên, cũng như học sinh tôi nhận thấy một số giáo viên chưa quan tâm đến các mặt chưa hoàn thành và chưa đạt của học sinh. Học sinh chưa hoàn thành về mặt kiến thức và chưa đạt về năng lực, phẩm chất là do đâu, học sinh không nắm được bài là do đâu. trong các tiết học nhiều giáo viên chỉ gọi những học sinh năng động của lớp lên bảng hoặc trả lời câu hỏi,chưa quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp, vì học sinh chậm chạp thường làm giáo viên mất nhiều thời gian đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trường.
	Cũng có giáo viên đôi lúc còn bệnh thành tích vẫn còn tồn tại trong một bộ phận giáo viên do áp lực về chỉ tiêu từ trên rót xuống cho nên đôi khi có kết quả ảo, trách nhiệm chưa cao, không quan tâm đến học sinh chưa đề ra được biện pháp cụ thể , hiệu quả để giúp dỡ học sinh chưa hoàn thành .
	2.5.3. Thực trạng về học sinh của nhà trường.
Về ưu điểm: Học sinh phần lớn là ngoan ngoãn, lễ phép những năm gần đây các em đã nhận thức được việc học tập là quan trọng nên cũng phần nào tác động đến phần lớn số học sinh của nhà trường.
Những tồn tại : - Một số học sinh chưa nhận thức được động cơ và mục đích học tập, các em đang còn ham chơi, lười học thái độ học tập không đúng, một bộ phận học sinh là khuyết tật các em có sức khỏe yếu hay nghỉ học, một số học sinh có điều kiện hoàn cảnh éo le dẫn đến việc học tập của các em không cao.
- Một số học sinh hổng kiến thức từ lớp dưới nên việc nắm bắt kiến thức từ lớp trên thật sự là vất vả, không theo kịp bạn bè, các em mất kiến thức cơ bản thì học ngày càng thấy khó, ngày càng chán nản, đến lớp với tâm trạng lo thầy, cô gọi lên bảng nên sức học của các em ngày càng sa sút.
- Một số học sinh lười học chỉ cần thời tiết thay đổi, mưa quá, nắng quá, rét quá là đã nghỉ học,chính vì vậy mà không nắm được kiến thức của tiết học dẫn đến không tiếp thu được bài học của ngày hôm sau, nhiều lần như vây dẫn đến các em ngày càng sa sút và không nắm chắc kiến thức.
- Nhiều học sinh còn chưa mạnh dạn trong các hoạt động, không linh
hoạt, nhút nhát, thiếu tự nhiên, các em cảm thấy mệt mỏi khi tiếp thu bài, hoặc tiếp thu bài một cách gò ép.
- Hai năm học gần đây theo đánh giá theo thông tư 30/ 2014/TT- BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh tiểu học không chấm điểm nên phần đa học sinh là lười học vì các em không còn điểm số để so sánh mà chỉ có nhận xét của giáo viên nên các em lười học hơn
2.5.4. Thực trạng về địa phương và phụ huynh
- Các đoàn thể của xã đã từng bước quan tâm đến vấn đề giáo dục nhưng chưa cùng với nhà trường vào cuộc đối với những gia đình không quan tâm đến con cái. Hội khuyến học tuy có quan tâm nhưng vì kinh phí không có nên quan tâm còn hạn chế.
- Nhiều năm gần đây qua các cuộc hội nghị với hội trưởng hội phụ huynh của nhà trường và các lớp thì thấy rằng phụ huynh đã bắt đầu có xu hướng chọn giáo viên có chuyên môn vững vàng để gửi gắm con em. Đây là một nguyện vọng chính đáng của phụ huynh và cũng từ đây để tập thể giáo viên của nhà trường cần phải suy nghĩ và phấn đấu, và người phụ trách chuyên môn cần phải có biện pháp chỉ đạo hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng dạy và học của nhà trường tạo được thương hiệu cho nhà trường. Chính vì lý do đó mà việc nâng cao chất lượng dạy và học cần phải chú trọng đặc biệt.
 Phần lớn chỉ một số ít phụ huynh quan tâm đến học sinh và hầu hết số
này lại rơi vào học sinh lớp 1,2 và những em học tốt. Có một số phụ huynh quan tâm nhưng kiến thức và biện pháp giáo dục lại không có, không hiểu về kiến thức con mình đang học để dạy kèm các em ở nhà và số học sinh chưa hoàn thành nhiều lại rơi vào học sinh lớp 3,4,5. Việc đầu tư cho con cái học là không có nhiều học sinh đến lớp còn thiếu sách, vở, đồ dùng học tập.
- Nhiều gia đình vì điều kiện khó khăn đã để con cái ở nhà đi làm ăn xa số lượng này chiếm khoảng 50% số học sinh trong trường.
- Phụ huynh thiếu đôn đốc, kiểm soát hoặc không tạo điều kiện cho con cái học tập, không nhắc nhở con cái học tập ở nhà.
Một số gia đình quá nuông chiều con cái cho học sinh nghỉ ở nhà đi chơi hoặc đi về quê trong thời gian đang học dẫn đến các em không theo kịp chương trình.
2.5.5.Đánh giá chất lượng của nhà trường 
Về giáo viên
 Trong năm học 2014 – 2015 số giáo viên được xếp loại chuyên môn như sau : 
Xếp loại giỏi : 9 đồng chí
Xếp loại khá : 7 đồng chí
	Xếp loại TB : 1 đồng chí
Về học sinh chất lượng như sau :
Đầu năm học nhà trường đã tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm học 2015-2016 đối với 4 khối lớp từ khối 2 -> khối 5 kết quả cụ thể như sau :
Khối
TSHS
HS chưa nắm chắc KTmôn Toán
HS chưa nắm chắc KTmôn TV
Ghi chú
II
75
10
5
1 HS KT
III
59
7
7
IV
78
9
7
2 HS KT
V
50
5
5
1 HS KT
Tổng
262
36
24
4 HS KT
Tỷ lệ học sinh chưa nắm chắc kiến thức môn Toán của 4 khối đầu năm là: 36/262 = 13,7 %
Tỷ lệ học sinh chưa nắm chắc kiến thức môn Tiếng Việt của 4 khối
đầu năm: là 24/262 = 9,2 %
Qua việc khảo sát đầu năm học thì thấy số học sinh đã quên kiến thức vì hổng kiến thức, chất lượng không bền vững còn quá nhiều. Về giáo viên thì chất lượng chưa cao.
2.5.6. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
Từ những lý do trên ta nhận thấy nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:
Về giáo viên:
Chất lượng giáo viên còn hạn chế
 - Học sinh đang còn nhiều lỗ hổng về kiến thức và kết quả chưa cao về mọi mặt
- Giáo viên chưa bám sát kế hoạch hàng tháng, hàng năm để thực hiện tốt nhiệm vụ trong từng năm học.
Với những lý do trên thì nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường cần được quan tâm nhiều hơn. Sau khi đã tìm hiểu thực trạng trên tôi đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp cụ thể để chỉ đạo việc nâng cao chất lượng dạy và học có hiệu quả như sau:
 1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho CBGV về nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết và đầy lòng nhân ái thương yêu giúp đỡ mọi người
 3. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
 4. lên kế hoạch chỉ đạo chuyên môn kịp thời kiểm tra thường xuyên và sát với chỉ đạo của cấp trên.
 5. Phối hợp với phụ huynh và các đoàn thể cùng giáo dục
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho CBGV về nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Ngay từ đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_trong.doc