SKKN Một số kinh nghiệm và phương pháp nâng cao chất lượng dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học khối 4 - 5

SKKN Một số kinh nghiệm và phương pháp nâng cao chất lượng dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học khối 4 - 5

Âm nhạc là cội nguồn của sự sống. Nó biểu hiện tất cả những gì trong cuộc sống của chúng ta: về nội tâm của con người như niềm vui sướng và nỗi đau thương, cuộc đấu tranh sống còn và những tâm tư thầm kín, những khát vọng và ước mơ sáng lạn về hạnh phúc, tương lai,. Âm nhạc đã làm giàu thêm tâm hồn và trí tuệ của con người thông qua các âm thanh. Có rất nhiều loại hình trong âm nhạc nhưng ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến một loại hình duy nhất đó là âm nhạc dân gian (hay còn gọi là dân ca).Bởi dân ca giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị nghệ thuật của con người ở mỗi vùng quê. Dân ca giáo dục tình cảm và thẩm mĩ cho trẻ. Đó là những điều hay lẽ phải, cách ứng xử giao tiếp với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh. Ngoài ra, dân ca còn là nền tảng phát triển đạo đức. Những bài hát có ca từ dễ thuộc, giai điệu mềm mại, trữ tình có ảnh hưởng nhất định tới trẻ, tạo những cảm xúc tương ứng. Những bài dân ca có giai điệu nhẹ nhàng, bay bổng cũng cho trẻ cách diễn đạt ngôn ngữ hơn, còn những bài có tiết tấu sinh động, rộn ràng, lời ca rắn rỏi, mạnh mẽ sẽ tạo cho trẻ phát huy những tình cảm, thẩm mĩ lành mạnh. Dân ca tác động tới con người từ khi mới sinh ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ rã cõi đời.Tuy không trực tiếp nuôi dưỡng con người như cơm ăn, nước uống hàng ngày nhưng dân ca lại làm cho con người ta thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương và nhận thức được cuộc sống. Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm thanh mà con người từ khắp mọi phương trời không cùng ngôn ngữ, không chung phong tục, tập quán nhưng lại có thể hiểu thêm được văn hoá của nhau. Sự gắn kết bằng cảm xúc đã trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm mà không cần dùng đến ngôn ngữ. [1]

doc 17 trang thuychi01 6744
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm và phương pháp nâng cao chất lượng dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học khối 4 - 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG DẠY HÁT DÂN CA CHO HỌC SINH 
TIỂU HỌC KHỐI 4-5
Người thực hiện: Lại Thị Thanh Loan 
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường TH Thọ Bình 
SKKN thuộc môn: Âm nhạc 
THANH HOÁ,NĂM 2017
MỤC LỤC
STT
TÊN MỤC
TRANG
1
I. Mở đầu
1
2
Lí do chọn đề tài
1
3
Mục đích nghiên cứu
2
4
Đối tượng nghiên cứu
2
5
Phương pháp nghiên cứu
2
6
II.Nội dung
2
7
Cơ sở lí luận
2
8
Thực trạng 
3
9
Các giải pháp thực hiện 
4
10
Giải pháp 1: Xây dựng CSVC thiết yếu phục vụ cho việc dạy hát dân ca 
4
11
Giải pháp 2: Xây dựng Phân phối chương trình dạy hát dân ca theo từng tiết dạy và mạch chương trình cụ thể để đạt kết quả cao nhất 
4
12
Giải pháp3: Xây dựng cách dạy cho từng phần nội dung cụ thể.Gây hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình dạy hát dân ca
4
13
Giải pháp 4: Gây hứng thú học tập cho HS qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
10
14
4. Hiệu quả, giá trị khoa học của SKKN
11
15
III. Kết luận, kiến nghị
13
16
1.Kết luận
13
17
2. Kiến nghị
14
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: 
Âm nhạc là cội nguồn của sự sống. Nó biểu hiện tất cả những gì trong cuộc sống của chúng ta: về nội tâm của con người như niềm vui sướng và nỗi đau thương, cuộc đấu tranh sống còn và những tâm tư thầm kín, những khát vọng và ước mơ sáng lạn về hạnh phúc, tương lai,.... Âm nhạc đã làm giàu thêm tâm hồn và trí tuệ của con người thông qua các âm thanh. Có rất nhiều loại hình trong âm nhạc nhưng ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến một loại hình duy nhất đó là âm nhạc dân gian (hay còn gọi là dân ca).Bởi dân ca giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị nghệ thuật của con người ở mỗi vùng quê. Dân ca giáo dục tình cảm và thẩm mĩ cho trẻ. Đó là những điều hay lẽ phải, cách ứng xử giao tiếp với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh. Ngoài ra, dân ca còn là nền tảng phát triển đạo đức. Những bài hát có ca từ dễ thuộc, giai điệu mềm mại, trữ tình có ảnh hưởng nhất định tới trẻ, tạo những cảm xúc tương ứng. Những bài dân ca có giai điệu nhẹ nhàng, bay bổng cũng cho trẻ cách diễn đạt ngôn ngữ hơn, còn những bài có tiết tấu sinh động, rộn ràng, lời ca rắn rỏi, mạnh mẽ sẽ tạo cho trẻ phát huy những tình cảm, thẩm mĩ lành mạnh. Dân ca tác động tới con người từ khi mới sinh ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ rã cõi đời.Tuy không trực tiếp nuôi dưỡng con người như cơm ăn, nước uống hàng ngày nhưng dân ca lại làm cho con người ta thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương và nhận thức được cuộc sống. Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm thanh mà con người từ khắp mọi phương trời không cùng ngôn ngữ, không chung phong tục, tập quán nhưng lại có thể hiểu thêm được văn hoá của nhau. Sự gắn kết bằng cảm xúc đã trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm mà không cần dùng đến ngôn ngữ. [1]
Từ đó tôi thấy được để nâng cao chất lượng dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học khối 4 -5 nói chung và trường tôi - trường tiểu học Thọ Bình nói riêng thì đòi hỏi giáo viên phải hiểu biết, nắm vững kiến thức về dân ca một cách sâu rộng và nhạy bén. Bởi dân ca rất khó thành công do từ nhỏ học sinh ít được tập hát dân ca nên để giọng hát toát lên được sắc thái riêng của mỗi bài, mỗi vùng miền là vô cùng khó khăn. Mặt khác hát dân ca cần phải luyến láy rất nhiều, ngoài ra việc dạy hát dân ca cho học sinh thường là “dạy chay” bởi vậy khả năng gây hứng thú cho học sinh là rất khó. Là một giáo viên bộ môn âm nhạc, trước tình trạng học sinh không có hứng thú với việc học hát dân ca, tôi luôn trăn trở và đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để học sinh yêu thích và đam mê đối với các bài hát dân ca ? Phải làm sao để duy trì và phát triển phong trào hát dân ca trong nhà trường ? 
Từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn thử nghiệm, áp dụng một số giải pháp giúp cho học sinh trường tôi yêu thích học hát, hát đúng và hát hay các bài hát dân ca ở trong cũng như ngoài chương trình.Qua đó góp phần lưu giữ và bảo tồn nét văn hoá truyền thống của dân tộc.Tôi xin ghi lại cách làm của mình để đồng nghiệp tham khảo qua : “ Một số kinh nghiệm và phương pháp nâng cao chất lượng dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học khối 4 - 5 ” .
2. Mục đích nghiên cứu
Từ những lí do trên tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số kinh nghiệm và phương pháp nâng cao chất lượng dạy hát cho học sinh tiểu học khối 4 - 5 nhằm nắm bắt được khả năng tiếp thu của học sinh, lôi cuốn học sinh, giúp học sinh hát thuộc, hát đúng, hát hay và biết trình bày một cách chủ động, sáng tạo trong bất kì một bài hát dân ca nào. Đồng thời giúp các em nhận ra được những giá trị văn hoá to lớn về kho tàng dân ca Việt Nam.Từ đó các em thêm trân trọng, yêu quý và biết lưu giữ những điệu hồn của dân tộc.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 4- 5 của trường tiểu học Thọ Bình. 
4. Phương pháp nghiên cứu
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. 
- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; 
- PP thực hành, vận dụng.
- PP thống kê, đối chứng số liệu.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận [2]
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với Âm nhạc. Âm nhạc rất dễ tác động tới tâm sinh lý của các em, nó có thể giúp các em hướng tới cái “Chân - Thiện - Mỹ” một cách tích cực. Với nhận thức của học sinh tiểu học thì việc đưa dân ca vào trường học không chỉ đơn thuần là dạy dân ca, hát dân ca mà quan trọng là giúp học sinh nhận ra được những giá trị to lớn  của dân ca, từ đó các em biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ điệu hồn dân tộc, góp phần giáo dục các em trở thành những người phát triển toàn diện. Ngoài ra, nó còn có một tác dụng vô cùng to lớn khác đó là giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, học hát là nội dung trọng tâm, được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5. Đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phân môn Học hát có ba dạng bài là: Bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát nước ngoài. Việc dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học là rất khó so với dạy các bài hát thiếu nhi trong chương trình sách giáo khoa. Bởi mỗi bài dân ca trong chương trình đều gắn liền với đời sống sinh hoạt, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của một vùng, hoặc của đặc thù riêng một dân tộc, Từ thực tiễn đó đã trở thành động cơ để tôi tìm tòi khám phá, thử nghiệm bằng kinh nghiệm và năng lực nghiệp vụ của mình để tìm ra kinh nghiệm sư phạm, những phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù của dạy hát dân ca, giúp các em nhanh tiếp cận với văn hóa âm nhạc dân gian, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
2. Thực trạng
+ Về học sinh: 
- Dân ca đã bước vào cuộc sống mỗi người từ lúc nằm nôi nên hầu như mỗi học sinh đều thuộc lòng vài câu hát dân ca.Từ nhiều năm nay Bộ giáo dục đã chú trọng đưa chương trình dạy hát dân ca như một món ăn tinh thần không thể thiếu vào các trường học phổ thông ngay từ các cấp học mầm non với nhiều hình thức đa dạng phong phú. Do vậy học sinh sớm được làm quen với các làn điệu, các bài hát dân ca nên khi bước sang bậc tiểu học các em không còn bỡ ngỡ, mới lạ với nội dung học hát này nữa mà theo đó là những lời ru vời vợi trưa hè, những bài ca thấm đẫm tình đất, tình người,đã trở nên vô cùng thân thương, quen thuộc đối với nhiều học sinh, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách các em ngay từ nhỏ.
- Những nốt nhạc luyến láy, những giai điệu du dương của dân ca tạo nên âm thanh lôi cuốn dễ đi vào lòng người, nên học sinh rất thích nghe, thích hát và thuộc rất nhanh các bài hát dân ca.
- Các em hào hứng khi học hát dân ca cũng như tham gia các cuộc thi Hát.
- Qua nhiều năm dạy khối 4-5 tôi thấy rằng: thực tế ý thức học tập và khả năng tiếp thu của nhiều em học sinh còn rất hạn chế, phần đông các em thiếu sự tự tin, chưa mạnh dạn khi hát và hát còn rất nhỏ. Ngoài ra vốn kiến thức sơ đẳng về dân ca Việt Nam nói chung của các em còn quá nghèo nàn. Bên cạnh đó các bài dân ca trong chương trình học lại quá ít và mang tính chất vùng miền. Một số bậc cha mẹ học sinh thì thiếu sự quan tâm, nhắc nhở con em mình học tập cũng như chưa chuẩn bị đầy đủ về (SGK) và đồ dùng học tập môn âm nhạc. 
+ Về giáo viên: 
Giáo viên còn nói nhiều, nói dài dòng và có lúc còn làm hộ cho học sinh, phân bố thời gian chưa hợp lý giữa các hoạt động trong tiết học. Dạy chưa sát với các đối tượng. Còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức mới và chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Từ thực trạng trên đã khảo sát chất lượng học tập của học sinh và thấy rằng: 
Mức độ đạt được của học sinh
Đầu năm học
Hát đúng giai điệu, lời ca các bài dân ca đã học
75%
Biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm phù hợp với từng bài dân ca
70%
Biết hát kết hợp với biểu diễn động tác phù hợp với từng bài dân ca
65%
Phân biệt được dân ca vùng, miền khi được nghe
60%
Yêu thích các bài dân ca
65%
Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học hát dân ca. Năm 2016 Sở Giáo dục& Đào tạo tỉnh Thanh Hoá đã tập huấn và đưa vào giảng dạy các bài hát dân ca của địa phương với số lượng 1 tiết/ học kì.Tuy số lượng còn ít ỏi nhưng điều này cũng đã ít nhiều góp phần làm phong phú nguồn tư liệu về dân ca địa phương và góp phần phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc và giáo dục văn hoá trong trường học .
Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Âm nhạc, tuy chất giọng chưa đủ mượt mà, sâu lắng để truyền đạt hết những cái hay, cái chất riêng của dân ca tới học sinh theo đúng nghĩa của nó. Song với những thực trạng trên tôi vẫn không ngừng trau dồi kinh nghiệm, nỗ lực tìm tòi kiến thức để xây dựng và đưa ra những giải pháp sau : 
3. Các giải pháp thực hiện 
3.1. Giải pháp 1: Xây dựng CSVC thiết yếu phục vụ cho việc dạy hát dân ca: 
Tham mưu với nhà trường có phòng Âm nhạc riêng, có những thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ cho việc dạy học âm nhạc như: đàn ooc-gan cho giáo viên, trống, mõ, thanh phách, song loan,...(Mỗi loại khoảng 35 bộ). 
3.2. Giải pháp 2: Xây dựng Phân phối chương trình dạy hát dân ca theo từng tiết dạy và mạch chương trình cụ thể để đạt kết quả cao nhất 
- Từ nội dung chương trình hát dân ca của tiểu học, tôi phân thành các mảng kiến thức để đưa ra các phương pháp hình thức tổ chức dạy học hợp lý, cụ thể như sau:
+ Dạy hát dân ca.
+ Ôn tập các bài hát dân ca.
+ Nghe nhạc hát dân ca.
+ Hoạt động ngoài giờ lên lớp dạy cho học sinh các bài hát dân ca ngoài chương trình để các em yêu dân ca quê hương
3.3. Giải pháp 3: Xây dựng cách dạy cho từng phần nội dung cụ thể. Tạo hứng thú học tập cho HS trong quá trình dạy hát dân ca. [3]
a. Đối với tiết dạy bài hát dân ca
* Giới thiệu bài hát
Bước giới thiệu bài hát, tôi thường dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí nơi mà bài hát dân ca được ra đời, dùng tranh ảnh để giới thiệu về những nét sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền, xuất xứ và nét đặc trưng của bài dân ca sắp học 
VD: Dạy tiết 19 (Lớp 5)-Học hát: Bài “Hát mừng” dân ca Hrê (Tây Nguyên).
Trong phần giới thiệu bài hát, tôi treo bản đồ và yêu cầu học sinh lên chỉ vùng Tây Nguyên và nêu những hiểu biết của mình về dân tộc Hrê và những nét đặc trưng riêng của vùng đất này (nếu biết). Sau đó tôi cung cấp một số kiến thức về Tây Nguyên như: Có nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc (như Lễ hội mừng lúa mới, cúng bến nước,Khi làm lễ thường sử dụng các nhạc cụ như cồng, chiêngvà giới thiệu trang phục của dân tộc Hrê qua hình ảnh).  
* Nghe hát mẫu  	
 Đối với học sinh Tiểu học thì việc nghe hát mẫu kết hợp động tác minh họa kèm theo sẽ làm cho HS cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn được tình cảm của bài dân ca đó mang lại và HS sẽ thấy thích thú hơn, mong muốn được học hát hơn. Vì vậy khi cho HS nghe bài hát mẫu, tôi thường sưu tầm những băng đĩa có hình ảnh để học sinh vừa được nghe giai điệu bài dân ca, vừa được xem những động tác biểu diễn, giúp các em hiểu kĩ hơn về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của từng vùng miền. Qua đó, khi dạy các em trình bày bài hát kết hợp vận động, các em đã phần nào nắm được những động tác múa hát đặc trưng của bài dân ca mình trình bày.Tuy nhiên, để thay đổi không khí cho các tiết học, khi hát mẫu - tôi cũng thường tự trình bày bài hát dân ca kết hợp với một số động tác biểu diễn đơn giản hoặc sử dụng nhạc cụ gõ đệm của dân tộc như: Song loan, thanh pháchtôi quan sát thấy HS rất chăm chú khi nghe bài hát.
* Đọc lời ca
Để học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của bài dân ca, của từng câu từ, lời ca dân gian của một dân tộc, một vùng miền là việc làm rất quan trọng, vì khi HS hiểu được ý nghĩa nội dung bài dân ca, các em sẽ cảm thấy gần gũi với bài hát hơn.
Trong bước đọc lời ca, sau khi đọc, tôi thường cho HS giải nghĩa của một số ca từ (nếu các em biết). Với những từ HS chưa hiểu, tôi giải nghĩa và phân tích kĩ để HS nắm được những từ khó trong bài hát.
VD: Bài “cò lả”. Từ “phủ ” là chỉ đơn vị hành chính ngày xưa, tương đương với “huyện” ngày nay. Bài “chim sáo” từ “đom boong” có nghĩa là quả đa .
 * Khởi động giọng
Do sắc thái riêng của từng vùng miền nên mỗi bài lại có một màu sắc riêng nên tôi dùng luôn giai điệu của bài hát làm mẫu để học sinh khởi động giọng. 
VD: Dạy tiết 23 (Lớp 4) - Học hát: Bài “Chim sáo” dân ca Khơ-me Nam Bộ
Tôi đã sử dụng câu hát cuối là mẫu âm dùng để khởi động giọng:
Việc sử dụng mẫu âm này vừa giúp học sinh bước đầu được nghe âm hưởng của bài hát dân ca, ngoài ra còn giúp các em được tiếp xúc với giai điệu để khi học bài hát dễ dàng hơn, nhanh hơn.
* Chia câu hát
Khi dạy bài hát dân ca, việc chia các câu hát trong bài dân ca phải hết sức linh hoạt: có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca thường được xây dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ như “ơi, à, í a.”nên cấu trúc không cân đối. 
VD: Dạy tiết 12 lớp 4 học hát bài “cò là” dân ca Đồng bằng Bắc Bộ.
Tôi chia bài thành 5 câu hát với độ dài, ngắn khác nhau. 
Câu 1 : Con cò, cò bay lả, lả bay la. 
Câu 2 : Bay từ, từ cửa phủ, bay ra ra cánh đồng. 
Câu 3 : Tình tính tang tang tính tình. 
Câu 4 : Ơi bạn rằng ơi bạn ơi rằng biết biết hay chăng. 
Câu 5 : Rằng có nhớ nhớ hay chăng. 
* Tập hát từng câu
Đặc điểm riêng biệt của dân ca là sử dụng tiếng hát có luyến, láy rất nhiều. Nên khi dạy HS hát dân ca, bước tập hát từng câu là bước trọng tâm nhất của việc dạy hát.Vì vậy, tôi giải thích cho HS hiểu: luyến là tiếng hát có 2 hoặc nhiều nốt nhạc khác cao độ được liên kết với nhau và có hình vòng cung phía dưới, nếu nốt nhạc sau cao hơn nốt trước thì là luyến lên và ngược lại. Để HS hát đúng những tiếng hát có dấu luyến, láy cũng như thể hiện được sắc thái của HS tôi thường tăng cường hát mẫu và hướng dẫn HS vừa nghe hát mẫu, vừa nhìn lời ca, vừa nhìn nốt nhạc, tôi đặt một số câu hỏi để HS nắm chắc kiến thức khi học những bài dân ca có nhiều tiếng hát luyến láy. HS trả lời đúng câu hỏi của tôi, có nghĩa là đã nắm được 50% giai điệu của câu hát.
VD: Khi dạy câu hát đầu: con cò cò bay lả lả bay la là câu hát có nhiều tiếng hát luyến lên và xuống, sau khi hát mẫu, tôi đặt câu hỏi: câu hát đó có mấy tiếng hát luyến, tiếng nào luyến lên, tiếng nào luyến xuống? và với câu hát này tôi thường tập hát nhiều lần hơn, kĩ hơn so với 3 câu khác để HS nắm chắc giai điệu. 
Cho học sinh thực hành hát đi hát lại nhiều lần câu hát đó.Có thể gọi cá nhân từng học sinh hoặc yêu cầu nhóm, tổ lần lượt thực hiện. Giáo viên sửa sai ngay cho học sinh nếu các em hát chưa đúng.
* Hát cả bài
Để giờ học hát dân ca sôi nổi, thu hút được sự chú ý, khơi dậy niềm đam mê yêu thích học hát của HS. Khi hướng dẫn hát cả bài, tôi thường sử dụng nhạc cụ đệm cho các em hát theo.Tôi dùng âm sắc trong đàn để thể hiện âm hưởng dân ca của từng vùng miền.
VD: Bài “Bạn ơi lắng nghe”- Dân ca Ba na, tôi dùng âm sắc tiếng đàn đá hoặc đàn T’rưng. Từ những âm sắc đó, các em tưởng tượng ra những con suối trong vắt hay những rẫy lúa bạt ngàn của vùng đất Tây Nguyên
Ngoài việc sử dụng nhạc cụ quen dùng, tôi còn hướng dẫn học sinh kết hợp sử dụng các nhạc cụ dân tộc để đệm hát cho bài dân ca (có thể là GV hoặc HS chuẩn bị).
VD: Dùng các nhạc cụ như cồng, chiêng, đàn T’rưng nhỏ, tre lắc (GV chuẩn bị) để đệm cho những bài dân ca Tây Nguyên hoặc dùng thanh phách, song loan, sáo (HS chuẩn bị) để đệm cho những bài dân ca Đồng bằng Bắc Bộ
b. Đối với tiết ôn tập bài hát dân ca 
* Ôn lại kiến thức về dân ca
Tôi yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức hiểu biết của mình về dân ca. Như: Dân ca là gì? (HS trả lời: Là những bài hát khúc ca được sáng tác, lưu truyền trong dân gian mà không có tác giả, có thể truyền miệng từ đời này sang đời khác có thể được hát hoặc sáng tác khi lao động, khi chơi, khi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ). Nhắc lại bài dân ca học ở tiết trước là của miền nào? vùng nào? (Bắc Bộ, Nam Bộ hay Trung Bộ). Như vậy các em đã nắm được một số kiến thức cơ bản về dân ca.
Để học sinh thuộc và hiểu bài nhanh, tôi hướng dẫn các em cách nhận biết dân ca vùng nào bằng cách dựa trên các âm đệm và âm hưởng giai điệu riêng biệt của từng vùng, miền trong bài hát.
VD: Bắc bộ thì các tiếng hát đệm thường là í,a,i
Trung bộ thì các tiếng hát đệm thường là bớ, chi rứa, uẩy, ơ hời
Nam Bộ thì đặc trưng giọng nói chày - chài, quẫy - wẩyvà các tiếng đệm cho bằng, rượng
Dân ca Tây Nguyên mang âm hưởng đặc trưng riêng là nhạc dạo thường dùng các nhạc cụ như đàn T’rưng, những tiếng suối chảy, chim hótQua đó tôi thấy HS nhớ và trả lời nhanh, chính xác
* Hát kết hợp phụ họa
Cũng như các bài hát thiếu nhi khác, hát kết hợp vận động và phụ họa cũng là một hoạt động không thể thiếu trong tiết học. Tuy nhiên là bài hát dân ca, nên khi hướng dẫn học sinh biểu diễn, tôi thường mở đĩa hình các tiết mục biểu diễn những bài hát dân ca vùng miền của bài dân ca đang học, để học sinh nắm được các động tác biểu diễn phù hợp, những trang phục biểu diễn cho bài dân ca nàysau đó hướng dẫn học tập biểu diễn theo nhóm hoặc theo tổ và tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp.Tuy chưa có không gian biểu diễn nhưng tôi sử dụng bục giảng làm sân khấu cho học sinh.Thành lập ban giám khảo cũng chính là các em. Đây là dịp cho các em chứng tỏ được sự hiểu biết của mình về dân ca, đối với những HS nhút nhát cũng dần mạnh dạn tham gia biểu diễn và tham gia nhận xét bạn bằng sự hiểu biết của mình.
Với các tiết học hát dân ca Tây nguyên, tôi hướng dẫn các em một số động tác múa Tây Nguyên khi ôn tập bài hát “Bạn ơi lắng nghe”, “Hát mừng”, “Chiếc gùi đung đưa” để thay đổi không khí học tập và thu hút sự chú ý, yêu thích, ham học hỏi của HS.
* Đặt lời mới cho bài dân ca
Cùng với sự phát triển của xã hội, lời ca của các làn điệu dân ca luôn được bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử, phù hợp với từng nội dung sinh hoạt lao động, phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, các bài hát dân ca thiếu nhi thường có cấu trúc ngắn gọn và đa số được sáng tác dựa theo các câu ca dao lục bát. 
VD: Bài “Cò lả” – được sáng tác trên câu ca dao
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
Để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh khối 4-5, ngoài việc hướng dẫn học hát và tìm hiểu về dân ca, tôi còn hướng dẫn cho những học sinh có năng khiếu hoặc tổ nhóm, biết cách tự tìm và đặt lời ca mới cho bài dân ca từ các câu thơ lục bát quen thuộc hay do học sinh tự nghĩ ra. Tôi gợi ý cho học sinh có thể thêm các từ đệm hay tiếng hát luyến, láy để phù hợp với giai điệu của bài.
VD: HS có thể đặt lời mới cho bài dân ca “Cò lả” từ câu ca dao: 
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Với việc học sinh được tự sáng tác và đặt lời mới cho bài dân ca, học sinh rất hào hứng học hát và thêm yêu thích các bài hát dân ca, từ đó các em phát huy tính sáng tạo và muốn tìm hiểu thêm về các bài dân ca của Việt Nam.
Để mở rộng thêm vốn hiểu biết về dân ca, kích thích sự tìm tòi khám phá thêm các bài hát dân ca ngoài chương trình, trong các tiết ôn tập, tôi thường tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp học: 
VD: Nhóm 1: tìm và hát các bài hát dân ca miền Bắc
Nhóm 2: tìm và hát các bài hát dân ca miền Trung
Nhóm 3: tìm và hát các bài hát dân ca Tây Nguyên
Nhóm 4: tìm và hát các bài hát dân ca miền Nam	
Nhóm nào tìm và hát đún

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_va_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc