SKKN Bí quyết giúp học sinh làm tốt phần nghị luận xã hội trong bài thi Ngữ văn THPT Quốc gia

SKKN Bí quyết giúp học sinh làm tốt phần nghị luận xã hội trong bài thi Ngữ văn THPT Quốc gia

Mấy năm gần đây đề thi tất cả các môn nói chung và đề thi môn Ngữ văn nói riêng liên tục được thay đổi,hoàn thiện,hướng tới chuẩn hóa theo khung ma trận đề;đáp ứng được việc kiểm tra,đánh giá, xếp loại một cách đúng nhất trình độ,năng lực học tập của hoc sinh.Theo dõi đề thi Ngữ văn mấy năm gần đây tôi thấy có rất nhiều thay đổi.Thay đổi trước tiên và dễ nhận thấy là thời gian thi,chẳng hạn đề thi từ trước năm 2013 thời gian thi trong vòng 150 phút,năm 2014 thời gian thi giảm xuống 120,từ năm 2015-2016 thời gian thi lại điều chỉnh lên là 180 phút,từ năm 2017 đến nay thời gian co lại 120 phút .Thời gian thay đổi kéo theo nội dung đề thi cũng có sự thay đổi rõ rệt.Chẳng hạn các đề thi trước năm 2013 có hai phần:phần chung cho tất cả các thí sinh và phần riêng(phần tự chọn).Từ năm 2014 đề thi có hai phần đọc hiểu và làm văn.Đề thi trước năm 2017 nhìn chung còn quá ôm đồm,kiểm tra nhiều kiến thức của người học.Có cả đề thi dành cho các thí sinh thuộc các ban khác nhau.Nhưng từ năm 2017 thời lượng giảm xuống còn 120 phút,nên đề thi cũng tập trung vào những vấn đề trọng tâm,đặc biệt phần đọc hiểu và phần làm văn câu kiểm tra kiến thức nghị luận xã hội ngày càng chuẩn hóa.Thay đổi lớn nhất của đề thi là phần đọc hiểu và phần làm văn nghị luận xã hội.Phần văn nghị luận xã hội không còn là bài văn mà thay vào đó là đoạn văn với dung lượng 200 chữ,nội dung được lấy từ một vấn đề có ý nghĩa phần đọc hiểu.Thực tế đi chấm thi THPT quốc gia mấy mấy năm gần đây đặc biệt là năm đầu tiên thay đổi yêu cầu từ viết bài văn sang viết đoạn văn học sinh vẫn còn nhầm lẫn nhiều.Theo thống kê trong quá trình đi chấm thi THPT quốc gia của bản thân tôi tại cụm chấm thi THPT Hàm Rồng,Thanh Hóa năm 2017,tỉ lệ học sinh viết sang kiểu bài văn vẫn chiếm gần 50%,điều đáng nói là ngay cả học sinh học tốt môn văn vẫn làm nhầm sang bài văn. Năm 2018 tình trạng này được khắc phục dần,tuy nhiên vẫn còn một số học sinh vẫn làm sang bài viết văn.Đó mới chỉ riêng yêu cầu về hình thức của bài làm chưa nói đến phần nội dung.Phần nội dung nhìn chung trong quá trình đi chấm bài thi THPT quốc gia,thực tế ôn thi cho học sinh khối 12 tôi nhận thấy các em rất yếu kĩ năng xác định yêu cầu đề,tìm ý,viết đoạn.Đa số đoạn văn các em viết một cách tùy hứng,thường nghĩ gì thì viết vậy.Thậm chí các em không có thói quen tìm ý gạch ý ra giấy nháp mà thường đọc đề xong nghĩ gì viết luôn vào bài làm.Vì thế điểm của phần này ít em đạt được điểm tối đa.Phổ điểm chủ yếu mà các em đạt được chỉ đạt từ 0,25-1,25đ/2,0 điểm.Điểm từ 1,5-2,0 điểm rất ít.

doc 15 trang thuychi01 6770
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Bí quyết giúp học sinh làm tốt phần nghị luận xã hội trong bài thi Ngữ văn THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.1.1.Mấy năm gần đây đề thi tất cả các môn nói chung và đề thi môn Ngữ văn nói riêng liên tục được thay đổi,hoàn thiện,hướng tới chuẩn hóa theo khung ma trận đề;đáp ứng được việc kiểm tra,đánh giá, xếp loại một cách đúng nhất trình độ,năng lực học tập của hoc sinh.Theo dõi đề thi Ngữ văn mấy năm gần đây tôi thấy có rất nhiều thay đổi.Thay đổi trước tiên và dễ nhận thấy là thời gian thi,chẳng hạn đề thi từ trước năm 2013 thời gian thi trong vòng 150 phút,năm 2014 thời gian thi giảm xuống 120,từ năm 2015-2016 thời gian thi lại điều chỉnh lên là 180 phút,từ năm 2017 đến nay thời gian co lại 120 phút .Thời gian thay đổi kéo theo nội dung đề thi cũng có sự thay đổi rõ rệt.Chẳng hạn các đề thi trước năm 2013 có hai phần:phần chung cho tất cả các thí sinh và phần riêng(phần tự chọn).Từ năm 2014 đề thi có hai phần đọc hiểu và làm văn.Đề thi trước năm 2017 nhìn chung còn quá ôm đồm,kiểm tra nhiều kiến thức của người học.Có cả đề thi dành cho các thí sinh thuộc các ban khác nhau.Nhưng từ năm 2017 thời lượng giảm xuống còn 120 phút,nên đề thi cũng tập trung vào những vấn đề trọng tâm,đặc biệt phần đọc hiểu và phần làm văn câu kiểm tra kiến thức nghị luận xã hội ngày càng chuẩn hóa.Thay đổi lớn nhất của đề thi là phần đọc hiểu và phần làm văn nghị luận xã hội.Phần văn nghị luận xã hội không còn là bài văn mà thay vào đó là đoạn văn với dung lượng 200 chữ,nội dung được lấy từ một vấn đề có ý nghĩa phần đọc hiểu.Thực tế đi chấm thi THPT quốc gia mấy mấy năm gần đây đặc biệt là năm đầu tiên thay đổi yêu cầu từ viết bài văn sang viết đoạn văn học sinh vẫn còn nhầm lẫn nhiều.Theo thống kê trong quá trình đi chấm thi THPT quốc gia của bản thân tôi tại cụm chấm thi THPT Hàm Rồng,Thanh Hóa năm 2017,tỉ lệ học sinh viết sang kiểu bài văn vẫn chiếm gần 50%,điều đáng nói là ngay cả học sinh học tốt môn văn vẫn làm nhầm sang bài văn. Năm 2018 tình trạng này được khắc phục dần,tuy nhiên vẫn còn một số học sinh vẫn làm sang bài viết văn.Đó mới chỉ riêng yêu cầu về hình thức của bài làm chưa nói đến phần nội dung.Phần nội dung nhìn chung trong quá trình đi chấm bài thi THPT quốc gia,thực tế ôn thi cho học sinh khối 12 tôi nhận thấy các em rất yếu kĩ năng xác định yêu cầu đề,tìm ý,viết đoạn.Đa số đoạn văn các em viết một cách tùy hứng,thường nghĩ gì thì viết vậy.Thậm chí các em không có thói quen tìm ý gạch ý ra giấy nháp mà thường đọc đề xong nghĩ gì viết luôn vào bài làm.Vì thế điểm của phần này ít em đạt được điểm tối đa.Phổ điểm chủ yếu mà các em đạt được chỉ đạt từ 0,25-1,25đ/2,0 điểm.Điểm từ 1,5-2,0 điểm rất ít. 
 1.1.2.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có lẽ bởi từ trước tới nay ở tât cả các cấp học văn nghị luận xã hội chưa được quan tâm nhiều.Lí do đầu tiên là xuất phát từ việc ra đề thi,trước đây đề thi chỉ tập trung kiểm tra kiến thức phần tiếng việt,văn học sử,văn học nước ngoài, văn nghị luận văn học.Còn nghị luận xã hội chưa được chú trọng.Xã hội ngày càng phát triển,nhu cầu bày tỏ quan điểm cá nhân của con người trước các vấn đề chính trị,xã hội,đời sống ngày càng cao.Vì thế việc trang bị cho các em kĩ năng nghị luận xã hội là rất cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của văn nghị luận trong nhà trường nói chung, cấp THPT nói riêng nên từ năm 2009, Bộ GD & ĐT đã quy định: Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đại học, trong môn ngữ văn sẽ có một câu hỏi (2 hoặc 3 điểm) thuộc phần thi bắt buộc, yêu cầu vận dụng kiến thức về đời sống xã hội để viết bài văn hoặc đoạn văn nghị luận xã hội về :
-Hoặc là một tư tưởng đạo lí.
-Hoặc là một hiện tượng của đời sống xã hội.
-Hoặc là một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học.
Như vậy, làm văn nghị luận xã hội đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh các cấp. Vì vậy, rèn luyện cách làm văn nghị luận xã hội là một đòi hỏi cấp bách đối với học sinh bậc THPT. Cũng từ đó, một đòi hỏi cấp bách đối với giáo viên dạy văn ở bậc THPT là phải nhanh chóng tìm ra và xác lập một phương pháp, một cách thức dạy –học có hiệu quả kỹ năng làm văn nghị luận xã hội.
Thực ra, nghị luận xã hội là một kiểu bài không mới nhưng vài năm trở lại đây mới chính thức có mặt trong cấu trúc đề thi. Với nghị luận văn học, vấn đề nghị luận thường giới hạn trong phạm vi tác phẩm văn học đã được quy định trong hướng dẫn ôn tập thì vấn đề nghị luận của văn nghị luận xã hội lại vô cùng đa dạng và phong phú, rất khó có thể lường trước yêu cầu nghị luận sẽ hướng vào vấn đề xã hội gì. Vì lẽ đó mà dạy học “tủ” với văn nghị luận xã hội là không thể và tất nhiên cũng không nên.
Mặt khác, nếu như các tài liệu về nghị luận văn học rất dễ tìm thì tài liệu về văn nghị luận xã hội trong nhà trường hiện nay lại rất khan hiếm 
Tính đến nay cũng đã 9 năm, kể từ khi Bộ GD & ĐT đổi mới trong việc ra đề thi môn văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH-CĐ bằng việc đưa vào một câu nghị luận xã hội chiếm đến 3 điểm trong phần thi bắt buộc (năm 2009),từ năm 2017 là 2 điểm. Song thực tế, thí sinh làm tốt câu này chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Theo PGS-TS Đoàn Lê Giang- Trưởng khoa Văn học và ngôn ngữ trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh cũng nhận định: “Số học sinh làm tốt ở câu nghị luận xã hội không nhiều. Vì tại trường phổ thông các em còn quá lệ thuộc vào cách học khuôn mẫu, thiếu tư duy sáng tạo (...) Một điều đặc biệt quan trọng nữa là các em phải có kỹ năng làm bài, trình bày thế nào để thể hiện được quan điểm cá nhân mà lại hợp lí”. (Theo nguồn tin của Mỹ Quyên, đăng trên Thanh niên online, ngày 17/04/2012 ). 
Từ thực tế đó,là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ôn thi THPT Quốc gia cho học sinh khối 12 Trường THPT Hoằng Hóa 4,tôi nhận thấy trong quá trình ôn tập để giúp học sinh có kết quả cao nhất trong kì thi săp tới việc cần thiết bây giờ phải trang bị cho các em “ Bí quyết giúp học sinh làm tốt phần nghị luận xã hội trong bài thi Ngữ văn THPT Quốc gia ”. Đó là lí do khiến tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm này.Với mong muốn góp một phần nào giúp học sinh trong trường làm tốt hơn bài làm văn nghị luận.Và,quan trọng hơn là thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi rất mong nhận được sự góp ý bổ sung từ các đồng nghiệp để chúng ta cùng nhau dạy tốt hơn- cũng là giúp học sinh làm tốt bài thi của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những phương pháp, biện pháp dạy học trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia.
Góp phần phát triển nâng cao hiệu quả viết đoạn văn nghị luận xã hội cho HS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
HS THPT đặc biệt HS lớp 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi dự kiến sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
1.4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Sau đó tổng hợp từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về vấn đề nghiên cứu.
1.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
Để nắm được thực trạng vấn đề nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, có hệ thống, đảm bảo tính chính xác, khách quan, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với GV và HS. Kết quả điều tra là căn cứ chủ yếu để xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy - tự học.
1.4.3. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành thu thập thông tin về quá trình tự học ở trường THPT để nắm được thực trạng dạy và học hiện nay dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói. Đưa ra những câu hỏi theo một chương trình được định sẵn trên những cơ sở đề tài đã đưa ra.
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT theo phương án đã soạn thảo, nhằm khẳng định tính khả thi của việc lựa chọn phương pháp dạy học, các biện pháp sư phạm đã sử dụng với mục đích bồi dưỡng kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho HS.
2. PHẦN NỘI DUNG:
 2.1.Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu:
 2.1.1.Xuất phát từ đặc trưng bài văn nghị luận, đoạn văn nghị luận.
 2.1.1.1.Văn nghị luận là gì?
Để hiểu được khái niệm đoạn “Văn nghị luận”, trước hết chúng ta phải giúp học sinh nắm được khái niệm “nghị luận”, “văn nghị luận” ?
Nghị luận: là bàn bạc, đánh giá, bày tỏ thái độ (đồng tình/phản đối; khen/chê ) của mình trước một vấn đề nào đó.
Văn Nghị luận: là một thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (xã hội, chính trị, văn học ) nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhậngiúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra.
Văn nghị luận: là một loại văn phổ biến sử dụng trong nhà trường hiện nay. Văn nghị luận có tính khoa học, và đòi hỏi tư duy cao nhất nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học của học sinh mà -vẫn đánh giá được ở học sinh khả năng diễn đạt và cảm thụ.
 Một yếu tố làm nên sức hấp dẫn lớn của bài văn nghị luận chính là học sinh phải bộc lộ được những quan niệm, tư tưởng của mình một cách rõ ràng trước một vấn đề nghị luận cũng là muốn chia sẻ nhận thức, thuyết phục người đọc tin tưởng vào tính đúng đắn, khách quan của những quan niệm tư tưởng đó . Để làm được điều đó, học sinh trước hết phải nắm chắc được những đặc trưng về mặt kết cấu của thể văn nghị luận.
2.1.1.2.Đoạn văn nghị luận:Vừa là một phân đoạn của văn bản nghị luận về nội dung ( dựa trên cơ sở logic ngữ nghĩa) vừa là sự phân đoạn của văn bản nghị luận về hình thức ( dựa trên dấu hiệu hình thức thể hiện văn bản).
 Về mặt nội dung, đoạn văn nghị luận là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản ( các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.
	Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.
2.1.2.Những đặc trưng về mặt kết cấu của đoạn văn nghị luận: 
	Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên cạnh đó là đoạn văn có kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,	
Đoạn diễn dịch.
Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Ví dụ: Đoạn văn diễn dịch, nội dung nói về cá tính sáng tạo trong sáng tác thơ:
“ Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo(1).Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng(2). Điêù ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính(3). Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa(4) .Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ(5). Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”(6)..
Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề. Bốn câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạn văn giải thích có kết cấu diễn dịch.
 Đoạn quy nạp.
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
Đoạn tổng phân hợp.
Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Ví dụ: Đoạn văn tổng phân hợp, nội dung nói về đạo lí uống nước nhớ nguồn:
“ Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người(1). Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng(2). Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách(3). Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình(4). Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do(5)Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta(6). Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp(7). 
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm bảy câu:
- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người, đó là lòng biết ơn.
- Năm câu tiếp ( phân): Phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn.
- Câu cuối (hợp): Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với việc xây dựng xã hội.
Đây là đoạn văn chứng minh có kết cấu tổng phân hợp.
 Đoạn so sánh 
 So sánh tương đồng.
Đoạn so sánh tương đồng là đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn văn, có nội dung tương tự nội dung đang nói đến.
Ví dụ : Đoạn văn so sánh tương đồng, nội dung nói về câu thơ kết trong bài “ Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh:
 Ngày trước tổ tiên ta có câu: “ Có công mài sắt có ngày nên kim”(1). Cụ Nguyễn Bá Học , một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”(2). Sau này, vào đầu những năm 40, giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đã đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài thơ “ Nghe tiếng giã gạo”, trong đó có câu: “ Gian nan rèn luyện mới thành công”(3). Câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta(4).
Mô hình đoạn văn: Câu nói của tổ tiên, câu nói của Nguyễn Bá Học (câu 1,2) có nội dung tương đương với nội dung câu thơ của Hồ Chí Minh (4). Đây là đoạn văn mở bài của đề bài giải thích câu thơ trích trong bài “ Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh có kết cấu so sánh tương đồng.
So sánh tương phản.
Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc sống,tương phản nhau.
Ví dụ: Đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về việc học hành :
 Trong cuộc sống, không thiếu những người cho rằng cần học tập để trở thành kẻ có tài, có tri thức giỏi hơn người trước mà không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa vốn là giá trị cao quý nhất trong các giá trị của con người( 1). Những người ý luôn hợm mình, không chút khiêm tốn, đôi khi trở thành người vô lễ, có hại cho xã hội(2). Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của cổ nhân: “ Tiên học lễ, hậu học văn”( 3).
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là nói về quan niệm của việc học: học để làm người. Câu 1,2 nêu nội dung trái ngược với ý tưởng; câu 3 nêu ý tưởng. Nội dung tương phản với ý tưởng bao giờ cũng được đề cập trước, sau đó dẫn đến nội dung chính của ý tưởng. Đây là đoạn văn mở bài, giải thích câu nói của Khổng Tử “ Tiên học lễ, hậu học văn”.
 Đoạn nhân quả
Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.
Đoạn văn có kết cấu hai phần, phần trước trình bày nguyên nhân, phần sau trình bày kết quả của sự việc, hiện tượng, vấn đề,
	Ví dụ : Đoạn văn nhân quả, nội dung nói tới lời khuyên về lòng biết ơn của con cái với cha mẹ trong một bài ca dao:
 Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất, vững chãi nhất ở Trung Quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ, vững chắc(1). Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc sống(2). Và thông qua hình tượng nước trong nguồn, dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cảm nhận ró được tình yêu của mẹ mới thật ngọt ngào, vô tận và trong lành biết bao nhiêu(3). Từ những hình ảnh cụ thể ấy mà ta có thể thấy được ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ(4). Công ơn đó, ân nghĩa đó to lớn sâu nặng xiết bao; chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng(5).Vì thế mà người xưa mới khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta”(6).
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là giải thích ý nghĩa câu ca dao. Sáu câu trên giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của hình ảnh trong câu ca dao, nêu nguyên nhân. Câu 6 là kết luận về lời khuyên, nêu kết quả.
Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.
Đoạn văn có kết cấu hai phần. Phần đầu nêu kết quả, phần sau nêu nguyên
nhân.
Đoạn vấn đáp.
Đoạn văn vấn đáp là đoạn văn có kết cấu hai phần, phần đầu nêu câu hỏi, phần sau trả lời câu hỏi. Nội dung hỏi đáp chính là chủ đề của đoạn văn. Trong kiểu kết cấu này, phần sau có thể để người đọc tự trả lời.
Đoạn móc xích.
Đoạn văn có mô hình kết câu móc xích là đoạn văn mà ý các câu gối đầu lên nhau, đan xen nhau và được thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ ở câu trước trong câu sau.
Ví dụ: Đoạn văn móc xích, nội dung nói về vấn đề trồng cây xanh để bảo về môi trường sống:
Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải trồng cây gây rừng. Trồng cây gây rừng thì phải coi trọng chăm sóc, bảo vệ để có nhiều cây xanh bóng mát. Nhiều cây xanh bóng mát thì cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất nước có hoa thơm trái ngọt bốn mùa, có nhiều lâm thổ sản để xuất khẩu. Nước sẽ mạnh, dân sẽ giàu, môi trường sống được bảo vệ.
Mô hình đoạn văn: Các ý gối nhau để thể hiện chủ đề về môi trường sống. Các từ ngữ được lặp lại: gỗ, trồng cây gây rừng, cây xanh bóng mát.
 2.1.3. Những đặc trưng về ngôn ngữ, lời văn trong văn nghị luận:
 Tất cả chúng ta đều hiểu rằng: Sức mạnh lôi cuốn của bài làm văn nghị luận đối với người đọc không chỉ ở chỗ “viết cái gì ?” mà quan trọng còn là “Viết như thế nào ?” ; “bằng thái độ, tình cảm ra sao ?” Bởi vậy, khi viết bài, học sinh nhất thiết phải nắm được một số đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, lời văn trong văn nghị luận.
 Thứ nhất: Ngôn ngữ, lời văn của bài văn,đoạn văn nghị luận cần chuẩn xác, trong sáng, thể hiện rung cảm chân thành, tự nhiên của người viết.Và như vậy cũng có nghĩa là khi viết bài, học sinh phải biết cân nhắc từ cách dùng từ đến cách ngắt câu để không chỉ diễn tả “đúng” mà còn phải là “trúng” bản chất của đối tượng, “trúng” với điều mình muốn nói.
 Thứ hai: Giọng văn phải làm sao phù hợp với vấn đề nghị luận, với nội dung bài viết, nhiều khi như có hình, có khối và giàu nhịp điệu.
 Thật vậy, viết văn cũng giống như giao tiếp trong đời sống, khi nên hài hước, khi cần trữ tình cảm thương và ngược lại. Đặc biệt, cũng không nên lầm rung cảm nơi lời văn qua các câu cảm thán, qua những lời “hô to, gọi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bi_quyet_giup_hoc_sinh_lam_tot_phan_nghi_luan_xa_hoi_tr.doc