SKKN Bài tập xác định các loại hạt trong hợp chất dành cho học sinh giỏi Hóa 10 thuộc chương trình trung học phổ thông

SKKN Bài tập xác định các loại hạt trong hợp chất dành cho học sinh giỏi Hóa 10 thuộc chương trình trung học phổ thông

Trong học tập hoá học, việc giải bài tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động; bài tập hoá học còn được dùng để ôn tập, rèn luyện một số kỹ năng về hoá học. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập.

Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau, cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Nếu biết lựa chọn phương pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh nắm vững hơn bản chất của các hiện tượng hoá học.

Qua quá trình giảng dạy học sinh lớp 10 ở chương I – Cấu tạo nguyên tử, tôi cảm thấy học sinh lúng túng trong giải quyết một số bài tập liên quan đến thành phần các hạt proton, nơtron, electron trong hợp chất. Đặc biệt là các bài tập dành cho các em học sinh khá giỏi. Để giải những bài toán đòi hỏi phải luyện tập nhiều thành kỹ năng. Một số tác giả khác cũng đã đề cập đến nhiều phương pháp giải bài tập khác nhau trong một số tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, ở đó cũng mới chỉ dừng lại ở việc giải một số bài tập đơn lẻ mà chưa có tính khái quát, có tính tổng thể.

 

docx 21 trang thuychi01 14851
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bài tập xác định các loại hạt trong hợp chất dành cho học sinh giỏi Hóa 10 thuộc chương trình trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI HẠT TRONG HỢP CHẤT DÀNH CHO HSG HÓA 10 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Hóa học
THANH HÓA NĂM 2018
	MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài
Trong học tập hoá học, việc giải bài tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động; bài tập hoá học còn được dùng để ôn tập, rèn luyện một số kỹ năng về hoá học. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập. 
Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau, cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Nếu biết lựa chọn phương pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh nắm vững hơn bản chất của các hiện tượng hoá học. 
Qua quá trình giảng dạy học sinh lớp 10 ở chương I – Cấu tạo nguyên tử, tôi cảm thấy học sinh lúng túng trong giải quyết một số bài tập liên quan đến thành phần các hạt proton, nơtron, electron trong hợp chất. Đặc biệt là các bài tập dành cho các em học sinh khá giỏi. Để giải những bài toán đòi hỏi phải luyện tập nhiều thành kỹ năng. Một số tác giả khác cũng đã đề cập đến nhiều phương pháp giải bài tập khác nhau trong một số tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, ở đó cũng mới chỉ dừng lại ở việc giải một số bài tập đơn lẻ mà chưa có tính khái quát, có tính tổng thể.
Chính vì vậy, tôi chọn viết đề tài này nhằm giới thiệu với các thầy cô giáo và học sinh phương pháp giải một số bài tập xác định thành phần các hạt proton, nơtron, electron trong phân tử hợp chất hay ion. Thông qua phương pháp này, tôi muốn giúp cho quá trình giảng dạy và học tập môn hoá học được thuận lợi hơn, bồi dưỡng được niềm đam mê bộ môn cho học sinh mới bắt đầu vào lớp 10, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đề tài được viết dựa trên cơ sở giải một số bài tập điển hình. Tổ chức giảng dạy ở một số lớp, đánh giá việc học sinh thực hành luyện tập các bài tập này sau khi đã được học tập. So sánh kết quả làm bài với học sinh của một lớp khác không được giới thiệu một cách có hệ thống. Trên cơ sở kết quả thu được, đánh giá được ưu điểm và khái quát thành các phương pháp chung cho một số dạng bài tập phần này.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua thực tế giảng dạy học sinh khối lớp 10, nhận thấy dạng bài tập xác định các hạt proton, nơtron, electron trong hợp chất hay ion đang còn rời rạc khiến học sinh khá lúng túng. Điều đó thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu sáng 	1.3. Đối tượng được nghiên cứu
- Các phương pháp dạy học tích cực.
- Các bài dạy trong chương trình THPT.
- Học sinh khối lớp 10 (học kì I)
- Học sinh lớp 11, 12 (ôn thi đại học và học sinh giỏi)
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu kiến thức này tôi tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Một là nghiên cứu kĩ lý thuyết trong sách giáo khoa.
- Hai là nghiên cứu tình hình thực tiễn ở đề thi để đưa ra những câu hỏi sát với thực tế giúp học sinh dễ nhận thấy và nắm được vấn đề.
- Ba là nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh trường THPT Hàm Rồng để có những cách trình bày thật dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Bốn là vận dụng phương pháp giải bài tập vào thực tiễn giảng dạy của mình, học tập của học sinh, cũng như thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp, rút kinh nghiệm sữa chữa, bổ sung, hoàn thiện hơn.
2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên nội dung của bộ SGK 10 do bộ giáo dục phát hành.
Dựa trên bài tập của bộ sách bài tập hóa học đang dùng trong trường.
Dựa trên nội dung các đề tho học sinh giỏi cấp tỉnh môn hóa.
Ø Đó là những cơ sở vững chắc để tôi chọn, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
- Học sinh khi gặp các bài toán này chưa hình dung được cách tính các hạt cơ bản trong hợp chất.
- Việc lập phương trình và tìm cách giải dạng bài tập này khó hơn so với bài tập xác định hạt trong nguyên tử.
Từ những thực trạng trên tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên là rất cần thiết cho giáo viên hóa học cũng như học sinh bậc THPT.
	2.3. Các phương pháp đã sử dụng
Để giải quyết các bài toán này, tôi đã kết hợp các kiến thức cơ bản sau:
- Nguyên tử và phân tử là trung hòa về điện.
- Cách hình thành ion âm và ion dương.
- Phương pháp giải bài toán nhiều ẩn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1:
Cho biết tổng số electron trong anion là 42. Trong các hạt nhân A và B đều có số proton bằng số nơtron.
a. Tìm số khối của A và B
b. Cho biết vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn.
(Trang 67 - Bài tập chọn lọc hóa học 10 
Tác giả: PGS. TS Nguyễn Xuân Trường)
Lời giải:
a. Gọi số hạt proton của A là P và của B là P’, ta có:
P + 3P’ = 42 - 2. Ta thấy 3P’ < P + 3P’ = 40 nên P’ < = 13,3.
Do B tạo được anion nên B là phi kim. Mặt khác P’ < 13,3 nên B chỉ có thể là nitơ, oxi hay flo. 
Nếu B là nitơ (P’ = 7) P = 19 (K). Anion là : loại
Nếu B là oxi (P’ = 8) P = 16 (S). Anion là : thỏa mãn
Nếu B là flo (P’ = 9) P = 13 (Al). Anion là : loại
Vậy A là lưu huỳnh, B là oxi.
b. O (P’ = 8) : 1s22s22p4 (ô số 8, chu kỳ 2, nhóm VIA)
S (P = 16) : 1s22s22p63s23p4 (ô số 16, chu kỳ 3, nhóm VIA)
Ví dụ 2:
Một hợp chất ion được cấu tạo từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 140 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31. 
a. Viết cấu hình electron của M và X. 
b. Xác định vị trí của M và của X trong bảng tuần hoàn.
(Trang 27 - Bài tập chọn lọc hóa học 10 
Tác giả: PGS. TS Nguyễn Xuân Trường)
Lời giải:
Gọi tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử M là P, N, E và của nguyên tử X là P’, N’, E’. Ta có P = E và P’ = E’.
Theo bài ta lập được các sự phụ thuộc sau:
2(P + N + E) + P’ + N’ + E’ = 140 4P + 2P’ + 2N + N’ = 140	(1)
2(P + E) + P’ + E’ - 2N - N’ = 44 4P + 2P’ - 2N - N’ = 44	(2)
P + N - P’ - N’ = 23 « P + N - P’ - N’ = 23	(3)
(P + N + E - 1) - (P’ + N’ + E’ + 2) = 31 2P + N - 2P’ - N’ = 34	(4)
Từ (1) và (2) ta có: 2P + P’ = 46 và 2N + N’ = 48.
Từ (3), (4) ta có: P - P’ = 11 và N - N’ = 12.
Giải ra ta được P = 19 (K); N = 20 ; P’ = 8 (O); N’ = 8. Vậy X là K2O.
Cấu hình electron:
K (P = 19): 1s22s22p63s23p64s1 (chu kỳ 4, nhóm IA).
O (P’ = 8): 1s22s22p4 (chu kỳ 2, nhóm VIA)
Ví dụ 3:
Một hợp chất có công thức là MAx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n - p = 4, trong hạt nhân của A có n’ = p’. Tổng số proton trong MAx là 58.
a. Xác định tên nguyên tố, số khối của M, số thứ tự A trong bảng tuần hoàn. 
b. Hoàn thành các phương trình hóa học:
- MXx + O2 M2O3 + XO2
- MXx + HNO3 M(NO3)3 + H2XO4 + NO2 + H2O
(Trang 54 - Bài tập chọn lọc hóa học 10
Tác giả: PGS. TS Nguyễn Xuân Trường)
Lời giải:
a. Trong hợp chất MAx, M chiếm 46,67% về khối lượng nên:
. Thay n - p = 4 và n’ = p’ ta có:
 hay: 4(2p + 4) = 7xp’.
Tổng số proton trong MAx là 58 nên: p + xp’ = 58.
Từ đây tìm được: p = 26 và xp’ = 32.
Do A là phi kim ở chu kì 3 nên 15 p’ 17. Vậy x = 2 và p’ = 16 thỏa mãn.
Vậy M là Fe và M là S.
b. Hoàn thành các phương trình phản ứng:
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2­
FeS2 + 18HNO3 Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2­ + 7H2O
Ví dụ 4:
	Hợp chất A được tạo thành từ các ion đều có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Trong một phân tử A có tổng số hạt cơ bản là 164.
 	a. Hãy xác định A.
 	b. Hòa tan chất A ở trên vào nước được dung dịch B làm quì tím hóa xanh. Xác định công thức đúng của A. Giải thích.
(Đề thi HSG Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 13 – An Giang)
 Lời giải: 
 	a. Mỗi ion có 18e. Giả sử trong phân tử A có x ion, vì A trung hòa điện nên ta có:
Tổng số e = tổng số p = 18x
Gọi N là tổng số nơtron trong A, ta có:
 18x + 18x + N = 164 (1) 
Mặt khác đối với đồng vị bền thì
1 N/18x 1,52 (2) 
Từ (1) và (2) suy ra 2,6 x 3,04
Nghiệm duy nhất thích hợp với x = 3 
Trường hợp 1: công thức của A là M2X tạo ra từ 2 ion M+ và X2-. 
Suy ra : ZM = 18 + 1 = 19 M là Kali
 ZX = 18 – 2 = 16 X là Lưu huỳnh
Vậy công thức của A là K2S 
Trường hợp 2: công thức của A là MX2 tạo ra từ ion M2+ và X-.
 Suy ra: ZM = 18 + 2 = 20 M là Canxi
 ZX = 18 – 1 = 17 X là Clo
Vậy công thức của A là CaCl2 
b. Vì hòa tan A vào nước được dung dịch làm quì chuyển xanh nên A là K2S.
	K2S → 2K+ + S2-
	S2- + H2O ⇌ HS- + OH-
Ví dụ 5:
Hỗn hợp giữa hai loại bột A và B có ứng dụng rỗng rãi trong tàu lặn. 
- Phân tử chất bột A được tạo thành từ các ion X+ và Z22-. Tổng số hạt p, n, e trong một phân tử A bằng 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36 hạt. Số khối của X lớn hơn số khối của Z là 7 đơn vị. Tổng số p, n, e trong X+ ít hơn trong Z22- là 17 hạt.
- Phân tử chất bột B được tạo thành từ ion Y+ và Z2- . Tổng hạt p, n, e trong Y+ nhiều hơn trong Z2- là 8 hạt và số hạt mang điện trong Y+ lớn hơn số hạt mang điện trong Z2- là 4 hạt (X, Y, Z là kí hiệu các nguyên tố chưa biết). 
a. Xác định CTPT của A, B
b. Viết phương trình hóa học biểu diễn ứng dụng của chúng đã nói trên.
(Bài 1 - Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp quốc gia 2013)
Lời giải:
a. - Công thức của A có dạng : X2Z2. Do số proton bằng số electron
4p + 2n + 4p’ + 2n’ = 116	(I)
Số hạt mang điện = 4p = 4p’ và số hạt không mang điện là 2n + 2n’
	(4p + 4p’) – (2n + 2n’) = 36	(II)
Số khối của X là (p + n) và số khối của Z là (p’ + n’)
	(p + n) – (p’ + n’) = 7	(III)
Tổng sô hạt trong X+ là 2p + n – 1 và tổng số hạt trong Z22- là (2p’ + n’).2 + 2
	2p + n – 1 + 17 = (2p’ + n’).2 + 2	(IV)
Giải hệ (I), (II), (III), (IV) ta được p = 11 (Na) và p’ = 8 (O)
→ Công thức của A là Na2O2 (Natri peoxit)
- Công thức của M có dạng YO2
Tổng số hạt trong Y+ là (2p’’ + n’’ – 1) và tổng số hạt trong O2- là (8 + 8 + 8). 2 + 1 là 49.
	(2p’’ + n’’ – 1) – 8 = 49 → 2p’’ + n’’ = 58.
Số hạt mang điện trong Y+ là 2p’’ – 1 và trong O2- là (8 + 8).2 + 1 = 33
	(2p’’ – 1) – 4 = 33
Giải ra ta được p’’ = 19 (K)
→ Công thức của B là KO2 (kali supeoxit)
b. Ứng dụng trong bình lặn và tàu ngầm cung cấp oxi
Na2O2 + 2KO2 + 2CO2 → K2CO3 + Na2CO3 + 2O2 ↑
Ví dụ 6:
 Hợp chất A tạo bởi 2 ion M2+ và . Tổng số hạt electron trong A là 91. trong ion có 32 electron. Biết trong M có số nơtron nhiều hơn số prôton là 6 hạt. X thuộc chu kỳ 2 và có số nơtron bằng số proton. Xác định công thức phân tử của A. 
(Câu 1 – Đề thi Olympic 30/04 Hóa học 10 – Chuyên Tiền Giang)
Lời giải:
A: M(XOm)2
 ZM + 2ZX + 16m = 91	(1)
	ZX + 8m = 31	(2)
→ AM= 29 + 35 = 64
(1)(2) → ZM = 29
mà NM=29 + 6 = 35
Vậy M là Cu
Do X Î Chu kỳ 2: 3 £ ZX £ 10	(3)
(2)(3) Þ 3 £ 31 – 8m £ 10 Û 2,6 £ m £ 3,
→ m = 3→ ZX=7=NX
→ AX = 7+7 = 14 → X là N
 Vậy CTPT A: Cu(NO3)2	
Ví dụ 7:
 A được tạo thành từ Cation X+ và Anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử gồm 3 nguyên tố phi kim. Tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2 : 3 : 4. tổng số proton trong A là 42 và trong Y- chứa 2 nguyên tố cùng chu kì và thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp.
Viết công thức phân tử và gọi tên A.
 	 (Dựa theo đề thi TS ĐH Quốc gia HN - Năm 1995)
Lời giải: 
Số proton trung bình trong nguyên tử của 3 nguyên tố = 42/9=4,67. 
Như vậy sẽ có nguyên tử của nguyên tố có số p < 4,67. 
Vậy nguyên tố đó là H (p=1) 
Như vậy 2 nguyên tố còn lại nằm cùng một chu kì và thuộc 2 nhóm A liên tiếp. 
Gọi số proton trong nguyên tử của 1 nguyên tố là: p1 thì nguyên tử của nguyên tố còn lại có số proton là: p1 + 1 
Trường hợp 1: Trong A có 2 nguyên tử H 
2 + 3p1 + 4(p1 + 1) = 42 → p1 = 36/7 (loại) 
2 + 4p1 +3(p1 + 1) = 42→ p1 = 37/7 loại 
Trường hợp 2: Trong A có 3 nguyên tử H 
3 + 2p1 + 4(p1 + 1) = 42 → p1 = 35/6 loại 
3 + 4p1 + 2(p1 + 1) = 42 → p1 = 37/6 loại 
Trường hợp 3: Trong A có 4 nguyên tử H 
4 + 2p1 + 3(p1 +1) = 42 → p1 = 7 (chọn) 
Như vậy 1 nguyên tố là N và nguyên tố còn lại là O 
A là N2O3H4 (NH4NO3) - muối amoni nitrat 
Ví dụ 8:
 Hợp chất X được tạo thành từ 10 nguyên tử của 4 nguyên tố. Tổng số hạt mang điện của X bằng 84. Trong X có ba nguyên tố thuộc cùng một chu kì và số hạt proton của nguyên tố có Z lớn nhất lớn hơn tổng số proton của các nguyên tố còn lại là 6 đơn vị. Số nguyên tử của nguyên tố có Z nhỏ nhất bằng tổng số nguyên tử của các nguyên tố còn lại.
1. Xác định công thức của X.
2. Viết phương trình phản ứng xảy ra theo gợi ý sau.
X + NaOH (dư) khí A1
X + HCl (dư) khí B1
A1 + B1 
(Đề thi HSG tỉnh lớp 12 tỉnh Thanh Hóa năm 2014- 2015)
Lời giải:
1. Gọi công thức của X : AaBbCcDd
→ 	aZA + bZB + cZC + dZD = 42
	a + b + c + d = 10
giả sử: ZA < ZB < ZC < ZD
→ 	a = b + c + d
	dZD = aZA + bZB + cZC + 6
→ a = 5; dZD = 24
	=> 5ZA + bZB + cZC = 18
→ ZA ZA = 1 ( H); ZA = 2 (He : loại)
→ A, B, C thuộc cùng một chu kì và thuộc chu kì II.
Mà dZD = 24 → d = 3 và ZD = 8 ( O)
→ b = c = 1 và ZB + ZC = 13
→ ZB = 6 (Cacbon); ZC = 7 (Nitơ)
Công thức của X: H5CNO3 hay NH4HCO3
2. Phương trình phản ứng.
	NH4HCO3 + 2NaOH Na2CO3 + NH3 + H2O
	NH4HCO3 + HCl NH4Cl + H2O + CO2
	2NH3 + CO2 (NH2)2CO + H2O
Ví dụ 9:
Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố M, R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n = p + 4, còn trong hạt nhân của R có p’=n’, trong đó n, p, n’, p’ là số nơtron và proton tương ứng của M và R
Biết rằng tổng số hạt proton trong phân tử Z = 84 và a + b = 4
Tìm công thức phân tử của Z
(Đề HSG Bến Tre năm học 2005 – 2006)
Lời giải:
Số khối của nguyên tử M: 	p + n = 2p + 4
Số khối của nguyên tử R:	p’ + n’ = 2p’
% khối lượng R trong MaRb = 
	(1)
Tổng số hạt proton trong MaRb = ap + bp’ = 84 (2)
	a + b = 4	(3)
(1), (2) 
	 (3) 
 	a 1 2 3
	p 78,26	 39,07	 26
	 Fe
a = 3 Þ b = 1 Þ p’ = 6: cacbon
Vậy CTPT Z là Fe3C.
Ví dụ 10:
Một hợp chất A tạo bởi cation đơn nguyên tử X2+ và anion YZcấu tạo từ hai nguyên tử khác nhau. Tổng số hạt electron của YZlà 32 hạt; Y và Z đều có số hạt proton bằng số hạt nơtron. Hiệu số nơtron của X và Y bằng 3 lần số protoncủa Z; khối lượng phân tử của A = 116 (u). Xác định X, Y, Z và công thức phân tử của A.
Lời giải :
Tổng số e của YZ: ey + 3ez + 2 = 32 → py + 3pz = 30
Có py = ny ; pz = nz → nx – ny = 3pz → nx = 3pz + py = 30.
MA = 116 → px = 26 → X là Fe. Vậy AX = 56.
Trong YZ: và 
→ py = 6 và pZ = 8 → vậy Z là O; Y là C
→ CTPT của A là FeCO3
Ví dụ 11:
Hợp chất X được tạo thành từ 13 nguyên tử của ba nguyên tố (A, B, D). Tổng số proton của X bằng 106. A là kim loại thuộc chu kì III, trong X có một nguyên tử A. Hai nguyên tố B, D thuộc cùng một chu kì và thuộc hai phân nhóm chính liên tiếp.
1. Xác định công thức phân tử của X.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho X lần lượt vào các dung dịch Na2CO3; Na2S.
Lời giải:
1. X có dạng: AaBbDd
=> a + b + d = 13 
	a = 1
	aZA + bZB + dZD = 106
giả sử ZD > ZB
ZD – ZB = 1
A là kim loại thuộc chu kì III
=> 11 ZA 13
ta có hệ: 
ZA + 12ZD = 106 + b (*)
7,8 ZD 8,8
ZD = 8 ( D là oxi)
ZB = 7 ( B là nitơ)
thay vào (*)
ZA = 10 + b
B
1
2
3
A
11
10
9
ZA
11
12
13
X
NaNO11
MgN2O10
AlN3O9
KQ
loại
loại
Al(NO3)3
Vậy X là Al(NO3)3
2. Các phương trình
2Al(NO3)3 + 3Na2CO3 + 3H2O 2Al(OH)3 + 3CO2 + 6NaNO3
2Al(NO3)3 + 3Na2S + 6H2O 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaNO3
Ví dụ 12:
Phân tử X có công thức ABC. Tổng số hạt mang điện và không mang điện trong phân tử X là 82. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, hiệu số khối giữa B và C gấp 10 lần số khối của A, tổng số khối của B và C gấp 27 lần số khối của A. Tìm công thức phân tử của X.
(Đề HSG Casio Hóa 12 tỉnh Vĩnh Phúc)
Lời giải:
Gọi số hạt proton, nơtron, số khối của nguyên tử a là : Za ; Na ; Aa
Gọi số hạt proton, nơtron, số khối của nguyên tử b là : Zb ; Nb ; Ab
Gọi số hạt proton, nơtron, số khối của nguyên tử c là : Zc ; Nc ; Ac
Theo các dữ kiện đề ra ta có các pt:
2(Za + Zb + Zc) + (Na + Nb + Nc) = 82	(1)
2(Za + Zb + Zc) - (Na + Nb + Nc) = 22	(2)
Ab - Ac = 10 Aa (3)
Ab + Ac = 27Aa (4)
Từ (1) và (2) : (Za + Zb + Zc) = 26; (Na + Nb + Nc) = 30 
=> Aa + Ab + Ac = 56 (5)
Kết hợp (3), (4) và (5) ta được hệ phương trình: 
10 Aa - Ab + Ac = 0 
 27Aa - Ab - Ac = 0
 Aa + Ab + Ac = 56 
 Suy ra Aa = 2 ; Ab = 37 ; Ac = 17. 
Kết hợp với (Za + Zb + Zc) = 26 
Bất đẳng thức Z ≤ N ≤ 1,5Z
Ta tìm được: Za = 1, Zb = 17 ; Zc = 8.
Các nguyên tử là: H; Cl; O.
Công thức phân tử của X là HClO (axit hipoclorơ)
THỰC NGHIỆM
Với nội dung các phương pháp như đã được trình bày ở trên, tôi đã áp dụng giảng dạy HSG ở các lớp khối 10 và thu được kết quả rất tốt. HS khối lớp 10 cùng làm một bài kiểm tra sau thời gian luyện tập.
KẾT QUẢ
Đối tượng áp dụng là học sinh các lớp 10A1; 10A2; 10A4 trường THPT Hàm Rồng năm học 2017 - 2018. Học sinh lớp 10A1; 10A2 được giới thiệu và hướng dẫn phương pháp giải bài tập hợp chất sunfua trong quá trình giảng dạy, để giải các bài tập TNKQ, còn học sinh lớp 10A4 thì chưa được giới thiệu.
Kết quả khảo sát chất lượng bài kiểm tra môn Hóa học của 3 lớp này được thể hiện trong bảng sau:
Các lớp
Số HS
Kỳ I
Dưới 5
Từ 5 → 6,5
Từ 6,5 → 8
Trên 8
Lớp 10A1
47
KT
3
(6,4%)
10
(21,3%)
16
(34,0%)
18
(38,3%)
Lớp 10A2
44
KT
5
(11,4%)
7
(15,9%)
17
(38,6%)
15
(34,1%)
Lớp 10A4
45
KT
11
(24,4%)
19
(42,2%)
12
(26,7%)
3
(6,7%)
Qua bảng thống kê này ta thấy kết quả chung đạt được ở các lớp 10A1 và 10A2 cao hơn hẳn so với lớp còn lại. Ngoài những lần kiểm tra, đánh giá lấy kết quả để so sánh như trên, tôi đã theo dõi, so sánh trực tiếp trong bài giảng thông qua các câu hỏi vấn đáp. Mức độ nắm vững bài, biết vận dụng kiến thức của học sinh 3 lớp đều có kết quả tương tự như bài kiểm tra.
Như vậy, với việc vận dụng, khai thác nhiều phương pháp khác nhau trong việc giảng dạy hóa học, giải các bài tập cụ thể chắc chắn sẽ góp phần giúp học sinh nắm vững bản chất của các quá trình hóa học. Việc kết hợp các phương pháp hóa học là một trong những cách giúp mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy của các thầy cô giáo cũng như việc học tập của học sinh. 
Trên cơ sở những ví dụ đã giới thiệu ở trên, chúng ta có thể liên hệ, xây dựng được nhiều nội dung, nhiều bài toán tương tự phục vụ cho giảng dạy và học tập.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	3.1. Kết luận
 Quá trình giảng dạy ở năm học vừa qua, đặc biệt là các kỳ thi HSG môn hóa các cấp, tôi nhận thấy:
- Kiến thức của học sinh ngày càng được củng cố và phát triển sau khi hiểu nắm vững được bản chất của các quá trình hoá học. 
- Trong quá trình tự học, học sinh tự tìm tòi, tự phát hiện được nhiều phương pháp khác nhau trong giải bài tập hoá học
- Niềm hứng thú, say mê trong học tập của học sinh càng được phát huy khi biết sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải bài tập.
- Học sinh nhanh chóng có được kết quả để trả lời câu hỏi TNKQ, giảm được tối đa thời gian làm bài.
Do năng lực và thời gian có hạn, đề tài có thể chưa bao quát hết được các phương pháp khác nhau. Các ví dụ được đưa ra trong đề tài có thể chưa thực sự điển hình nhưng vì lợi ích thiết thực của phương pháp trong công tác giảng dạy và học tập nên tôi mạnh dạn viết, giới thiệu với các thầy cô và học sinh.
Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung cho đề tài để thực sự góp phần giúp các thầy cô giáo trong công tác giảng dạy, các em học sinh trong học tập ngày càng tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
 3.2. Kiến nghị
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm khi áp dụng các phương pháp trên, tôi thấy rằng để có thể giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức và giải nhanh các bài tập dạng này và nhiều bài tập tương tự. Muốn làm được điều đó:
* Đối với giáo viên cần:
- Nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu liên quan đến bài tập cấu tạo nguyên tử, hệ thống các nội dung cơ bản và phân loại các dạng bài tập, đặc biệt tìm ra được phương pháp giải phù hợp nhất để truyền thụ cho học sinh một cách có hiệu quả.
* Đối với học sinh:
- C

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bai_tap_xac_dinh_cac_loai_hat_trong_hop_chat_danh_cho_h.docx