SKKN Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12
Từ nhiều năm nay, việc dạy học môn Ngữ văn được thực hiện theo phương pháp truyền thống thiên về lí thuyết, thầy cô giáo soạn bài giảng, truyền thụ đến học sinh, học sinh tiếp thu thụ động kiến thức ấy, ghi nhớ và vận dụng vào bài kiểm tra. Cứ như thế thành một chu kì khép kín. Phương pháp dạy học này có những ưu điểm riêng không thể phủ nhận được là đã đạt những kết quả đáng kể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên trong môi trường giáo dục ngày nay phương pháp truyền thống ấy cũng bộc lộ không ít nhược điểm như: Học sinh thụ động, chỉ biết tiếp nhận một chiều chứ không tự nghiên cứu, tìm hiểu. Như thế, hậu quả khó tránh khỏi là học sinh dần dần mất đi năng lực tư duy, tự cảm thụ tác phẩm mà chỉ chấp nhận và sao chép lại cảm thụ của thầy cô; Giáo viên chỉ thuyết giảng, thỉnh thoảng lại đặt vào câu hỏi chiếu lệ sẽ không thể nắm bắt được hiệu quả tiếp thu cũng như quan điểm, thái độ của học sinh. Cảm nhận văn học mang tính chủ quan của giáo viên không có sự phản hồi từ học sinh sẽ dễ trở thành khiên cưỡng áp đặt; Giờ đọc văn vì không có sự tương tác qua lại giữa thầy và trò nên dần trở nên buồn tẻ, nặng nề không hứng thú.
Trước thực trạng ấy, có thể thấy đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với việc vực dậy môn Ngữ văn vốn đang mất dần sức hút đối với học sinh.
Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng từ giáo dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Riêng ở phổ thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học.
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập.
Từ mục đích của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi xin trao đổi kinh nghiệm của bản thân về việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 Tác giả sáng kiến:Từ Thị Kim Tuyến Mã sáng kiến: 095104 Vĩnh Phúc, năm 2020 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 Tác giả sáng kiến:Từ Thị Kim Tuyến Mã sáng kiến: 095104 Vĩnh Phúc, năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng là một vấn đề không phải là mới. Nhưng để thực hiện triệt để mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành đặt ra không phải là dễ. Vấn đề cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động. Tức là đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Bản thân tôi khi lựa chọn đề tài “Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12” đã vấp phải không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện. Phần vì kinh nghiệm giảng dạy của bản thân chưa nhiều, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Song bằng nỗ lực của bản thân, qua đề tài này tôi muốn có cái nhìn mới về đổi mới phương pháp giảng dạy trong giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị qua quá trình thực hiện với hi vọng rằng đề tài này là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn. Tuy nhiên, bản thân kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn còn ít, giảng dạy trong điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và Lãnh đạo nhà trường. 2. Tên sáng kiến: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác phẩm văn học ở chương trình ngữ văn 12 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Từ Thị Kim Tuyến - Địa chỉ : Trường THPT Trần Hưng Đạo –Tam Dương - Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0978311604 - Email: tukimtuyen.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Từ Thị Kim Tuyến 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đề tài này, tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác phẩm văn học ở chương trình ngữ văn 12.Do thời gian và nguồn tư liệu có hạn, với trình độ của giáo viên THPT, đề tài này tôi chỉ tìm hiểu một số phương pháp dạy học tích cực và giới thiệu các phương pháp dạy học tích cực ở một số các tác phẩm.Từ đó, giáo viên và học sinh tìm ra được giá trị của các phương pháp dạy học tích cực một cách chủ động sáng tạo, khoa học và hiệu quả thông qua việc tìm hiểu về các phương pháp dạy học tích cực trong một số tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 12 bên cạnh các phương pháp dạy học khác. Đồng thời cũng có thể vận dụng phương pháp này vào tất cả những giờ đọc văn khác 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, ( Năm học 2019-2020) 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lí do chọn đề tài. Từ nhiều năm nay, việc dạy học môn Ngữ văn được thực hiện theo phương pháp truyền thống thiên về lí thuyết, thầy cô giáo soạn bài giảng, truyền thụ đến học sinh, học sinh tiếp thu thụ động kiến thức ấy, ghi nhớ và vận dụng vào bài kiểm tra. Cứ như thế thành một chu kì khép kín. Phương pháp dạy học này có những ưu điểm riêng không thể phủ nhận được là đã đạt những kết quả đáng kể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên trong môi trường giáo dục ngày nay phương pháp truyền thống ấy cũng bộc lộ không ít nhược điểm như: Học sinh thụ động, chỉ biết tiếp nhận một chiều chứ không tự nghiên cứu, tìm hiểu. Như thế, hậu quả khó tránh khỏi là học sinh dần dần mất đi năng lực tư duy, tự cảm thụ tác phẩm mà chỉ chấp nhận và sao chép lại cảm thụ của thầy cô; Giáo viên chỉ thuyết giảng, thỉnh thoảng lại đặt vào câu hỏi chiếu lệ sẽ không thể nắm bắt được hiệu quả tiếp thu cũng như quan điểm, thái độ của học sinh. Cảm nhận văn học mang tính chủ quan của giáo viên không có sự phản hồi từ học sinh sẽ dễ trở thành khiên cưỡng áp đặt; Giờ đọc văn vì không có sự tương tác qua lại giữa thầy và trò nên dần trở nên buồn tẻ, nặng nề không hứng thú. Trước thực trạng ấy, có thể thấy đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với việc vực dậy môn Ngữ văn vốn đang mất dần sức hút đối với học sinh. Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng từ giáo dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Riêng ở phổ thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập. Từ mục đích của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi xin trao đổi kinh nghiệm của bản thân về việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12. 2. Mục đích nghiên cứu : Mục đích nghiên cứu đề tài này là góp phần rèn luyện tính sáng tạo cho các em học sinh. Đồng thời giúp các em tiếp cận tri thức một cách hiệu quả nhất. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. + Khách thể: Học sinh lớp 12 Trường THPT A. + Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở chương trình ngữ văn 12. 4. Giả thiết khoa học. Một thực tế cho thấy, chất lượng giáo dục ở các trường THPT hiện nay chưa đáp ứng mục tiêu đào tạo. Do khả năng nhận thức của cha mẹ học sinh còn hạn chế, chưa chú trọng đến việc học hành của con cái, nên chưa có ý thức nhắc nhở, động viên con em mình đến trường, chưa làm cho con em mình thấy được giá trị của việc học; do các thầy cô giáo áp dụng các phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa tạo ra được sức hút để học sinh đến trường. Nếu có sự phối kết hợp tốt giữa gia đình và nhà trường, nếu các thầy cô giáo thực hiện tốt việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực thì chất lượng dạy - học sẽ được nâng cao lên rõ rệt. Đặc biệt là trường THPT A. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện đổi mới chương trình SGK và phương pháp dạy học. - Thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh. - Thực hiện biện pháp tác động nhằm cải tạo thực trạng để nâng cao chất lượng dạy và học. 6. Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc sách và tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, để khái quát những vấn đề, làm cơ sở cho vệc nghiên cứu thực tiễn. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát theo dõi học sinh hoạt động trong tất cả các giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học. + Phương pháp An két: Xây dựng một hệ thống câu hỏi ghi trên phiếu bài tập, tìm hiểu mức độ nhận thức, biểu hiện, nguyên nhân của các em để có những biện pháp khắc phục. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm những biện pháp nhằm rèn luyện tính chủ động, sáng tạo cho học sinh trong thời gian một học kì và so sánh kết quả thực nghiệm với kết quả thực trạng ban đầu chưa thực nghiệm, để đánh giá kết quả của thực nghiệm có thành công hay không. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phương pháp này sử dụng trong mỗi tiết học thông qua kết quả của việc áp dụng PPDH tích cực. + Phương pháp trò truyện: Trong quá trình dạy học tôi thường xuyên trò truyện gần gũi với học sinh, trong giờ học hay ngoài giờ học, nhằm tạo cho học sinh tính tự tin, bạo dạn. Để thăm dò mức độ biểu hiện của từng học sinh, từ đó lập kế hoạch hướng dẫn rèn luyện cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A- CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI. I. Cơ sở lý luận: 1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn chậm đổi mới, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành lối tư duy sáng tạo ở người học. 2. Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998) II. Cơ sở thực tiễn: 1. Trong bộ môn văn học ở trường phổ thông trung học nhiều năm nay thực tế đã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng vẫn còn có hiện tượng học sinh học theo kiểu cũ: đọc thuộc, sao chép, nói lại ý sách vở thầy cô mà không hoặc ít có sự sáng tạo khi tiếp xúc tác phẩm văn chương. 2. Hiện tượng ít tập trung suy nghĩ, ít tìm tòi ở học sinh phải được khắc phục dần qua những giờ dạy của giáo viên ở trên lớp và cách học của học sinh. 3. Thị trường sách hiện nay: Sách in ấn nhiều, giảng giải cụ thể tác phẩm, học sinh mua về chép lại một cách máy móc mà không suy nghĩ, sáng tạo do đó dẫn đến tình trạng mù kiến thức. 4. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, học sinh chỉ hiểu theo một chiều, ít chịu khó phát hiện, vốn từ ngữ nghèo, diễn đạt kém. Vì vậy, không đạt hiệu quả cao khi cảm nhận tác phẩm văn chương. B- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN I. Vài nét khách thể nghiên cứu. Trường THPT A là một trường với quy mô nhỏ được thành lập chưa lâu, điều kiện thiết yếu để phục vụ cho dạy của giáo viên và học của học sinh còn nhiều hạn chế. Đại đa số học sinh có tư tưởng lấy bằng cấp 3 để xin đi xuất khẩu lao động hoặc di làm công nhân. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc dạy học của giáo viên và việc học tập của học sinh, nhất là trong điều kiện kinh tế và việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hiện nay. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và lòng yêu nghề, chúng tôi đã dồn tâm huyết của mình vào công việc mà ngành đã giao cho với mong muốn làm cho các em học sinh có vốn sống và vốn kiến thức nhất định, để các em vững bước vào cuộc sống sau này. Để làm được điều đó thì phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các em, tạo điều kiện để các em được hoạt động, từ đó tạo sự ham muốn được đến lớp mà biện pháp hữu hiệu nhất là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Vì thế, GV cần phải linh hoạt hơn trong quá trình thực hiện đổi mới bằng các biện pháp khác nhau. II. Thực nghiệm sư phạm. 1. Mục đích thực nghiệm: Như ta đã biết, dạy học là một hoạt động có tính nghệ thuật cao đòi hỏi người thầy phải biết lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng học và với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy trong nhà trường việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với trách nhiệm của một người thầy, tôi đã mạnh dạn áp dụng PPDH tích cực vào trong dạy học với đối tượng là học sinh lớp 12A trường THPT A. Mục đích của việc áp dụng thực nghiệm này là: Rèn luyện tính chủ động, sáng tạo cho các em học sinh, đồng thời giúp các em tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất. 2. Biện pháp cụ thể: Như ta đã biết tiếp nhận văn học là một hoạt động nhằm chiếm lĩnh giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Thông qua quá trình đầu tiên là tiếp xúc, cảm thụ văn bản ngôn từ đến việc cảm nhận, hiểu ra chân giá trị của hình tượng nghệ thuật và cảm hứng của nhà văn, tài năng diễn tả của nhà văn để làm nên tác phẩm đó. Và cuối cùng là quá trình kết thúc sự tiếp nhận ở người đọc qua việc hiểu, rung cảm, có được những rung cảm, những ấn tượng và chịu ảnh hưởng của tác phẩm, của hình tượng nghệ thuật trong đời sống cá nhân. Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học đã giúp cho con người có được những thói quen, những tình cảm lành mạnh, những suy ngẫm để tự rèn luyện, tự điều chỉnh bản thân bởi vì chức năng tiếp nhận văn học không chỉ đơn thuần là quá trình người đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học mà nó còn diễn ra quá trình nhận thức ở họ khi người đọc và người học có ý thức cao về những vấn đề trong tác phẩm văn học. Quá trình học văn ở trường THPT đối với lứa tuổi học sinh chính là quá trình thầy cô giúp các em tiếp xúc tác phẩm, hiểu ra cái đúng, cái hay của nó và bằng tài năng của mình người thầy phải cảm thụ, cảm nhận một cách toàn diện để sau đó từng bước đưa HS bước vào tác phẩm mà phân tích, cảm thụ và hiểu tác phẩm một cách đầy đủ, đúng đắn. Trong cảm nhận tác phẩm văn học, người đọc phải dùng liên tưởng, tưởng tượng để hình dung, để hiểu ý đồ, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng nhà văn trong tác phẩm, bởi vì nhà văn đã dùng liên tưởng, tưởng tượng làm phương tiện, cách thức, thủ pháp nghệ thuật để sáng tác tác phẩm văn học. Quá trình tiếp xúc, tiếp thu một giờ giảng văn trên lớp của học sinh phải nhờ vào tài năng, kĩ năng của người thầy qua các thao tác đọc, phân tích, bình giảng, nhận xét để bằng các giác quan, học sinh có thể hiểu tác phẩm qua hệ thống ngôn ngữ, hình tượng, các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm. Sự dẫn dắt của người thầy rất quan trọng, vì thế thầy muốn dẫn dắt học sinh bước vào khám phá tác phẩm thì trước hết phải hiểu tác phẩm, thâm nhập vào tác phẩm một cách tự nhiên, thoải mái và có khả năng phân tích, đánh giá tác phẩm và qua sự cảm thụ của mình hướng cho học sinh cảm thụ cái hay, chỗ độc đáo của tác phẩm để từ đó từng bước hiểu ra vấn đề nhà văn đặt ra và giải quyết trong tác phẩm. Đề cập đến bản chất của giờ giảng văn, GS Đặng Thai Mai cho rằng: “giảng văn trước hết là theo dõi trong nếp áng văn tất cả cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật của một tác giả. Hiểu như vậy giảng văn trước hết là chỉ ra sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa kĩ thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn chương”( Giảng văn Chinh phụ ngâm - Đặng Thai Mai - ĐHSPI HN; 1992). Vậy thì muốn chỉ ra sự thống nhất ấy trong tác phẩm rõ ràng lao động của giáo viên dạy văn vừa phải có tính nghệ thuật vừa phải có tính sư phạm. Mà tính nghệ thuật của giờ giảng văn tất nhiên lại phải phụ thuộc vào tài năng của giáo viên và trình độ, khả năng của học sinh. Như trên đã nói, tiếp xúc với tác phẩm văn chương, học sinh cần có sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, rõ ràng mới có thể cảm nhận được cái hay của tác phẩm, cái tài của tác giả. Việc đó theo tôi hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu của học sinh qua tài năng dẫn dắt của giáo viên. Vậy thì việc đầu tiên theo tôi người thầy dạy văn cần phải làm đó là phải bằng mọi cách tác động vào tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Sự tác động ấy có thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể đó là giọng đọc thiết tha diễn cảm khi phân tích tác phẩm trữ tình, giọng đọc hài hước dí dỏm khi tiếp cận tác phẩm trào phúng, giọng đọc đanh thép mạnh mẽ khi thể hiện thái độ căm thù, giọng đọc nhẹ nhàng ấm áp khi diễn tả tình cảm yêu thương... hoặc có thể đó còn là một hệ thống câu hỏi phù hợp, đúng lúc gõ vào trí tuệ học sinh, bắt học sinh phải suy nghĩ, phải căng thẳng chút ít để phán đoán mở hướng hiểu, cách khai thác vấn đề. Qua một số năm giảng dạy bộ môn văn ở trường THPT, tôi thấy rằng để có được một giờ giảng văn trọn vẹn quả thật là khó bởi vì đó là cả một nghệ thuật. Giờ giảng văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự sáng tạo trong phát hiện tìm tòi trong khi đó thời gian rất eo hẹp. Đã thế lớp học có ít nhất hơn 30 học sinh, thầy chỉ có một mà trò thì quá nhiều, sự liên tưởng, tưởng tượng không đồng đều ở học sinh. Tất cả chừng ấy yếu tố cũng đủ để chúng ta hiểu rằng khó có thể cầu toàn đối với một giờ giảng văn. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không thể có được những giờ dạy, bài giảng thành công. Với những gì đã làm, đã học tập ở đồng nghiệp và tiếp xúc với các khoá học sinh, tôi thấy rằng chúng ta có thể giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy sáng tạo khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương qua một số vấn đề, một số thao tác sau đây: 1. Trong giờ học văn, trước khi giảng giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời dẫn kết hợp với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm thế thoải mái, giúp học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phẩm, vào bài dạy một cách hứng thú. Có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm, giọng đọc của tác giả, hoặc nghệ sĩ, một vài hình ảnh minh hoạ hoặc các tài liệu quý hiếm giúp học sinh hiểu sâu thêm tác phẩm. Ví dụ: - Dạy bài “ Ai đã dặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta có thể dẫn dắt học sinh bằng lời giới thiệu, lời dẫn về con sông Hương của Huế ở vẻ đẹp tự nhiên, văn hoá, lịch sử; hoặc cho học sinh nghe đoạn nhạc “Dòng sông ai đã đặt tên?” kết hợp trình chiếu một số hình ảnh về sông Hương, xứ Huế và hỏi cảm nhận của học sinh về dòng Hương. - Dạy bài “ Sóng ” của Xuân Quỳnh, ta có thể bắt đầu bằng một đoạn bài hát về biển, một bài thơ có cùng chủ đề hoặc một trò chơi từ đó gợi dẫn về vấn đề cơ bản cần tìm hiểu trong tác phẩm. - Dạy bài “Đàn ghi ta của Lor – ca” có thể cho học sinh khởi động bằng cách nghe bài hát Cây đàn ghi ta của Lor – ca để tạo tâm thế và để học sinh cảm nhận được phần nào về Lor – ca. Phần tìm hiểu về hình tượng Lor - ca có thể trình chiếu một vài hình ảnh biểu tượng cho văn hóa Tây Ban Nha để học sinh hiểu rõ hơn những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, siêu thực trong bài. Ví dụ: hình ảnh đàn ghi ta, hình ảnh đấu sĩ và bò tót, hình ảnh áo choàng đỏ gắt, hình ảnh hoa li - la, thiếu nữ di gan 2. Trong giờ Đọc văn, giọng đọc của giáo viên như trên đã nói là rất quan trọng. Với giọng đọc của mình, giáo viên có thể đã và đang truyền thụ được cái hồn của tác phẩm cho học sinh. Qua giọng đọc của thầy, học sinh đã có thể thấy mở ra trong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy những gì cần lĩnh hội. Đọc đúng, đọc diễn cảm đòi hỏi sự luyện tập công phu của người thầy. Nhiều đoạn thơ, đoạn văn thầy không cần giảng, bình mà chỉ đọc đã có thể mở ra cho trò bao nhiêu điều thú vị. Tuy nhiên không chỉ có thầy đọc mà thầy phải có trách nhiệm tập luyện cho học sinh thói quen đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản bởi vì đọc chính là khâu đầu tiên giúp học sinh cảm nhận tác phẩm văn chương bằng chính giọng đọc của mình để cảm thụ đúng tác phẩm, cảm thụ cái hay của tác phẩm thông qua sự ngân vang của nó trong cảm xúc, là yếu tố quan trọng cho học sinh đến được và dần hiểu tác phẩm văn chương. Một giờ giảng văn mà cả thầy lẫn trò đều có giọng đọc tốt sẽ truyền được cảm xúc của mình từ tác phẩm cho học sinh trong lớp. 3. Giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp và sử dụng có hiệu quả. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ Đọc văn là hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp thu, làm chủ kiến thức. Thậm chí, bằng hệ thống câu hỏi có chất lượng, người thầy có thể khơi gợi sự sáng tạo của các em, làm cho giờ dạy trở nên hấp dẫn và có hiệu quả hơn rất nhiều. * Để giúp các em phát huy tính sáng tạo của mình, trong giờ đọc – hiểu tác phẩm, giáo viên nên xây dựng, sử dụng hệ thống câu hỏi sáng tạo. Đây là loại câu hỏi yêu cầu học s
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_nham_giup_hoc_sinh.doc