SKKN Áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là: sử dụng phần mềm Setera để giảng dạy Địa lí
Địa lí là môn học gắn liền với thực tiễn, cung cấp những kiến thức rất hữu ích trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn Địa lí vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhưng lại là môn khó thăng tiến trong xã hội và vì môn học thuộc lòng nên dẫn đến học sinh ngại học. Điều đó làm cho học sinh không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về Địa lí. Việc học đối phó, miễn cưỡng học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên. Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao.
Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên Địa lí là phải cho các em thấy tầm quan trọng của môn học, truyền cho các em niềm say mê, yêu thích, thậm chí khao khát muốn chiếm lĩnh tri thức Địa lí và đặc biệt phải giúp các em tìm ra con đường đi đến các tri thức đó. Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là : sử dụng phần mềm Setera để giảng dạy Địa lí .
Việc sử dụng phần mềm Setera trong nội dung bài giảng ngoại khóa bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh, tạo niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí khối lớp 11.
Phần mềm này rất đặc biệt vì nó giúp giáo viên dạy học và làm trắc nghiệm. Thầy cô có thể sử dụng phần mềm này để dạy học sinh về vị trí địa lý của các nước trên thế giới, các con sông, cờ của các nước v.v
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 1 Đối tượng nghiên cứu 1 Phương pháp nghiên cứu 1 2. NỘI DUNG 2 2.1. Cơ sở lí luận 2 2.2. Thực trạng vấn đề 3 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 4 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15 - Kết luận 15 - Kiến nghị 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 1. MỞ ĐẦU - Lý do chọn đề tài Địa lí là môn học gắn liền với thực tiễn, cung cấp những kiến thức rất hữu ích trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn Địa lí vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhưng lại là môn khó thăng tiến trong xã hội và vì môn học thuộc lòng nên dẫn đến học sinh ngại học. Điều đó làm cho học sinh không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về Địa lí. Việc học đối phó, miễn cưỡng học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên. Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên Địa lí là phải cho các em thấy tầm quan trọng của môn học, truyền cho các em niềm say mê, yêu thích, thậm chí khao khát muốn chiếm lĩnh tri thức Địa lí và đặc biệt phải giúp các em tìm ra con đường đi đến các tri thức đó. Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là : sử dụng phần mềm Setera để giảng dạy Địa lí . Việc sử dụng phần mềm Setera trong nội dung bài giảng ngoại khóa bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh, tạo niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí khối lớp 11. Phần mềm này rất đặc biệt vì nó giúp giáo viên dạy học và làm trắc nghiệm. Thầy cô có thể sử dụng phần mềm này để dạy học sinh về vị trí địa lý của các nước trên thế giới, các con sông, cờ của các nước v.v Điểm đặc biệt của phần mềm nằm ở chỗ, nếu trong khi trả lời trắc nghiệm sai quá 3 lần, chương trình sẽ đưa ra đáp án giúp người học. Ví dụ khi học sinh chọn sai vị trí của một quốc gia nào đó trên bản đồ, quá 3 lần, chương trình sẽ tự động nhấp nháy vị trí của quốc gia đó. Tương tự như vậy khi làm trắc nghiệm về màu cờ của các nước. Với phần mềm này thầy cô sẽ có những giờ học lý thuyết thật sự lôi cuốn. - Mục đích nghiên cứu Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng phần mềm nói chung và phần mềm Setera nói riêng trong dạy học Địa lí là hợp lí, có hiệu quả. Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua trắc nghiệm hình ảnh về vị trí địa lí và các đối tượng liên quan của các nước trên thế giới. Giúp giáo viên và học sinh trau dồi thêm vốn kiến thức về các quốc gia thông qua hình ảnh, bản đồ. - Đối tượng nghiên cứu Giáo viên giảng dạy môn địa lí lớp 11. - Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp sưu tầm tài liệu. + Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy . NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực trong xã hội là một điều tất yếu. Ngành Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua, công nghệ thông tin được ứng dụng nhiều trong quản lý, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, với thực tiển hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ở một số trường còn hạn chế. Vì vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, chất lượng đội ngũ. Đây là một trong những nguy cơ dẫn đến tụt hậu về khoa học công nghệ trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học: Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 Về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa chỉ rõ: “Trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo”. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001Chỉ thị về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập...”. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học Địa lý ở cấp Trung học phổ thông, bậc Giáo dục thường xuyên là việc làm rất cần thiết. Nó không những tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận các phương tiện thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại mà còn phát huy được tính độc lập trong học tập của học sinh. Trong lĩnh vực dạy học Địa lý hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin chủ yếu là khai thác các phần mềm Địa lý như Mapinfo, PC - Fact...Thông qua các phần mềm này, giáo viên Địa lý có thể khai thác và lựa chọn thông tin cần thiết để sử dụng cho bài giảng đạt hiệu quả cao, đồng thời mở rộng vốn kiến thức và tăng hứng thú học tập cho học sinh. 2.2. Thực trạng vấn đề: Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quan năm ở vị trí thuận lợi là ở trung tâm huyện. Tuy nhiên phần lớn học sinh đến từ các xã cách Trung tâm từ 30 – 50 km. Do điều kiện các nhà trường Trung học cơ sở vật chất còn thiếu, đời sống của nhân dân còn khó khăn nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin của học sinh còn hạn chế. Một số giáo viên trình độ vi tính còn thấp nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa hiệu quả. - Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg; - Hiện nay tại đơn vị trang bị phòng máy kết nối mạng Internet, máy chiếu và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Tận dụng cơ hội đó, tập thể giáo viên Trung tâm GDTX Quan Hóa dấy lên phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Qua thời gian tìm tòi học hỏi, từ một môi trường không có giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng đến nay có gần 90% giáo viên đứng lớp và giáo viên bộ môn đều có các tiết dạy sử dụng bài giảng điện tử và ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy chính khóa cũng như ngoại khóa. Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép phần mềm trong giảng dạy để hình thành khái niệm, kiến thức Địa lí đều đảm bảo các nguyên tắc trên, nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới. 2.3. Giải pháp để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Tình hình nghiên cứu Cùng hướng nghiên cứu với đề tài này đã có một số đề tài, sách đề cập đến: - Bài viết : Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học khó khăn và thách thức ; - Nội dung Bồi dưỡng thường xuyên bậc Trung học cơ sở : sử dụng một số phần mềm dạy học Đề tài “ sử dụng phần mềm Setera để giảng dạy Địa lí ” mà tôi trình bày ngoài việc đề cập đến vấn đề nghiên cứu cách sử dụng phần mềm Setera, ý nghĩa của nó để giảng dạy phần kiến thức liên quan cụ thể còn đề cập đến việc áp dụng phần mềm này góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh. 2.3.2. Khái niệm phần mềm dạy học - Phần mềm dạy học là những phần mềm cho phép mô phỏng, minh họa nhiều quá trình, hiện tượng trong xã hội, trong thực tế mà chúng ta không thể quan sát trực tiếp được trong điều kiện vốn có của nhà trường, không thể hoặc khó có thể thực hiện nhờ các phương tiện khác... Phần mềm dạy học có thể biểu thị thông tin rất đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau như dạng văn bản, đồ thị, bản đồ, các thí nghiệm mô phỏng, một đoạn phim. Các tài liệu liên quan trọng Phần mềm dạy học thường đã được các nhà lập trình, nhà nghiên cứu giáo dục chọn lọc, thiết kế, sắp xếp một cách tối ưu giúp phát huy thế mạnh của môn học. Việc sử dụng các Phần mềm dạy học là hết sức cần thiết nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, hỗ trợ cho người học tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, phát huy hiệu quả sử dụng máy vi tính góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Phần mềm dạy học cho phép giáo viên lựa chọn các tài liệu cần cho từng phần của bài học,có khả năng trình bày một cách trực quan, tinh giảng, dễ hiểu. Giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung của bài học. - Các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập Địa lý. + Seterra – Phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập môn Địa lí. Phần mềm này rất đặc biệt vì nó giúp giáo viên dạy học và làm trắc nghiệm. Thầy cô có thể sử dụng phần mềm này để dạy học sinh về vị trí địa lý của các nước trên thế giới, các con sông, cờ của các nước v.v Điểm đặc biệt của phần mềm nằm ở chỗ, nếu trong khi trả lời trắc nghiệm sai quá 3 lần, chương trình sẽ đưa ra đáp án giúp người học. Ví dụ khi học sinh chọn sai vị trí của một quốc gia nào đó trên bản đồ, quá 3 lần, chương trình sẽ tự động nhấp nháy vị trí của quốc gia đó. Tương tự như vậy khi làm trắc nghiệm về màu cờ của các nước. Với phần mềm này thầy cô sẽ có những giờ học lý thuyết thật sự lôi cuốn. + Learn Euro là game giúp học sinh nhận biết tên nước và vị trí đại lý các nước trong khu vực Châu Âu. Game có nhiều màu sắc sinh động và khá vui. Đây cũng là một cách vui nhộn giúp các em học sinh trong việc học môn Địa lý. + Solar System 3D Simulator 3 Mô phỏng hệ Mặt trời. Phần mềm Solar System 3D Simulator là mô phỏng hệ mặt trời. Đây một phần mềmmiễn phí rất hay, vô cùng hữu ích cho các em học sinh lứa tuổi THCS và THPT. + Phần mềm dạy địa lý NASA World wind. NASA World Wind là một phần mềm giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về trái đất. Đây là một công cụ trực quan tuyệt vời để giảng dạy địa lý cho học sinh. NWW là một phần mềm 3D, do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cung cấp miễn phí tại địa chỉ Dữ liệu hình ảnh được thu thập từ vệ tinh nhân tạo và tàu con thoi. Dung lượng chương trình khá lớn. 2.3.3. Phần mềm Setera: Giao diện chính của phần mềm: Với phần mềm Seterra, người học sẽ được học, được tìm hiểu, luyện tập kiến thức dưới dạng làm những bài tập. Có 3 dạng bài tập chính đó là: - Tìm vị trí nước hoặc thủ đô, trung tâm, thành phố của một nước của một châu lục nào đó hay tìm các châu lục trên thế giới - Trả lời các câu hỏi về thủ đô của một nước nào đó như: Hà Nội là thủ đô của nước nào? Hay Thủ đô của Nhật Bản là gì? - Tìm quốc kỳ của một nước. Để bắt đầu, chúng ta lựa chọn một châu lục nào đó trong danh sách phía bên trái, ví dụ chọn Europe. Khi đó trong bản đồ thế giới nhỏ phía trên, vùng này được đổi sang màu xanh sáng. Bên phải danh sách các châu lục là một danh sách các bài tập, các test, danh sách bao gồm đầy đủ các bài tập về tìm vị trí địa lí, thủ đô hay cờ của một nước thuộc vùng đã chọn này. Đặc biệt, nếu trong vùng này có một số nước lớn, vùng lớn, trong danh sách bên phải sẽ có rất nhiều bài tập kèm theo với các nước, vùng lớn này như tìm vị trí Bang, vị trí các thành phố lớn, các thành phố trong một vùng, Có thể xem được kết quả những bài đã làm trước đó bằng cách chọn nút , khi đó tự các bạn có thể đánh giá được mình có tiến bộ hay không. Phần mềm này còn được hỗ trợ một số ngôn ngữ thông dụng ngoài tiếng Anh như tiếng: Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Để chọn ngôn ngữ khác, chọn nút , sau đó chọn ngôn ngữ trong phần Language: 2.3.4. Sử dụng phần mềm Setera giảng dạy theo các bài trong sách giáo khoa Địa lí 11. a. Các bài sử dụng riêng giao diện: Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Parts of the World: các châu lục trên Thế giới. Large Countries: các nước lớn. The World’s 25 Largest Cities: 25 thành phố lớn nhất thế giới. World: Islands: các đảo. World: Mountains and Volcanos: núi và núi lửa trên thế giới. World: Oceans, Seas and Lakes: Đại dương, biển và hồ. World: Rives: Sông. World: Flags: quốc kỳ Bài 5, tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi. Bài 5, tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La tinh Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa kỳ Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU) b. Các bài sử dụng chung phần Châu Á (Asia) Bài 5,Tiết 3 : Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á: “Asia – The middle East: countries” (các nước khu vực Trung Đông) và “The Fomer Soviet Union: countries” (Các nước thuộc Liên bang Xô viết cũ). Bài 8: Liên bang Nga: “The Fomer Soviet Union: countries” (Các nước thuộc Liên bang Xô viết cũ) Bài 9: Nhật Bản: Asia: Japan: Regions (các vùng Nhật Bản) Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc): “Asia: China: Province Capitals Quiz”, “Asia: China: Province Capitals”, Asia: China: Provinces “ Bài 11: Khu vực Đông Nam Á: “Asia: South East Asia: Cities”, “Asia: South East Asia: Countries” c. Thực hành * Khởi động giao diện: Lựa chọn châu Á trong danh sách phía bên trái, khi đó, có thể thấy trong danh sách phía bên phải có đầy đủ các bài tập: như tìm các nước, thủ đô, thành phố, quốc kỳ các nước của châu Á. Và Trung Quốc là một nước lớn tại châu này nên có thêm một số bài test như tìm vị trí các tỉnh, trung tâm lớn, Ngoài ra còn các bài test cho một số vùng như: vùng Trung Đông, vùng Đông Nam Á Asia Countries: tên nước, quốc gia khu vực Châu Á. Asia Capitals: tên thủ đô các nước Châu Á. Asia Capitals Quiz: câu hỏi trắc nghiệm về thủ đô các nước Châu Á. Asia Cities: tên thành phố các nước Châu Á. Asia Flags: quốc kì các nước Châu Á. South East Asia: Cities: các thành phố khu vực Đông Nam Á. South East Asia: Countries: các nước khu vực Đông Nam Á. The Fomer Soviet Union: countries: Các nước thuộc Liên bang Xô viết cũ. The middle East: countries: các nước khu vực Trung Đông. Asia: Rivers: các con sông Châu Á. China: Province Capitals Quiz: câu hỏi trắc nghiệm các thành phố Trung Quốc. China: Province Capitals: các thành phố Trung Quốc. China: Provinces: các tỉnh Trung Quốc. Japan: Regions: các vùng Nhật Bản. *. Tìm tên các nước Châu Á: “Asia: Countries”: khi đó xuất hiện màn hình lớn, đó chính là bản đồ châu Á. Trên thanh menu có dòng thông báo : hãy click chuột vào nước Liên bang Nga. Còn toàn bộ các nước thuộc châu Á đều có màu xanh trên bản đồ lớn phía dưới menu. Lúc này, hãy bắt đầu làm bài tập bằng cách nhìn trên bản đồ châu Á, xem nước Liên bang Nga nằm ở vị trí nào, nếu ngay trong lần kích chuột đầu tiên, bạn kích chuột vào đúng vị trí nước này trên bản đồ, màu sắc của nước này trên bản đồ sẽ được thay đổi từ xanh thành trắng và điểm số đạt 100%: Dòng thông báo phía trên thanh menu sẽ được đổi sang tên một nước khác của châu Á. Nếu kích chuột lần thứ 2 đúng, màu sắc của nước đó sẽ được đổi thành màu vàng nhạt và điểm số đạt 50%. Nếu kích chuột lần thứ 3 đúng, màu sắc của nước đó sẽ được đổi thành màu vàng đậm hơn điểm số đạt 33%.. Nếu kích chuột đến lần thứ 3 mà bạn vẫn chưa tìm đúng được nước có tên như trên thanh menu đưa ra, phần mềm sẽ tự động đổi màu sắc của nước đó thành một màu xanh khác. Và khi bạn kích chuột vào, màu sắc của nước này sẽ bị đổi thành màu đỏ và điểm số đạt 25%: Để biết được kết quả làm bài của những lần trước chọn nút “High scores” ở góc trên bên trái, khi đó chúng ta sẽ biết được những lần trước chúng ta làm được bao nhiêu phần trăm trong bài test này. Bên cạnh nút này là phần hiển thị kết quả làm bài tính theo phần trăm và thời gian làm bài. Sau khi hoàn thành toàn bộ bài test này, phần mềm cũng sẽ tự động đưa ra bảng kết quả này. *. Tìm thủ đô “Asia: Capitals”. Vào màn hình chính của chương trình, chúng ta sẽ vẫn thấy phần lớn màn hình là bản đồ của châu Á. Tuy nhiên, trên thanh menu phía trên sẽ là chọn một thủ đô nào đó, chẳng hạn như , thủ đô của mỗi nước đều được đánh dấu bằng một hình tròn màu trắng: Thực hiện bài test này cũng giống như làm bài tìm vị trí các nước, chúng ta sẽ kích chuột vào thủ đô được đưa ra trên thanh menu, và màu sắc của thủ đô sẽ được thay đổi theo số lần ta kích chuột sai, cho đến khi tìm đúng thủ đô. Chuyển sang bài test trả lời câu hỏi bằng cách chọn “Asia: Capital Quiz”. Khi đó, chương trình sẽ đưa ra hai loại câu hỏi dạng: “The capital of Philippines is” hoặc “Manila is the capital of”. Phía dưới câu hỏi sẽ có 4 phương án trả lời, bạn sẽ trả lời bằng cách lựa chọn 1 trong số 4 phương án đó. Nếu chọn đúng, đáp án sẽ được chuyển sang màu xanh. Nếu chọn sai, đáp án vừa chọn sẽ chuyển sang màu đỏ, phần mềm sẽ tự động chuyển sang câu hỏi khác khi bạn tìm được đáp án đúng. *. Bài test tìm quốc kỳ: Chúng ta chọn “Asia: Flags”. Phần này, thanh menu phía trên cũng giống những phần trước, và câu thông báo sẽ đưa ra tên các nước, phía dưới màn hình chính có 19 quốc kỳ của 19 nước thuộc châu Á. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Việc sử dụng các phương tiện dạy học của giáo viên bộ môn địa lí ở trường trước hết là đã giúp cho các em : tự nhận thức được giáo viên sử dụng phương tiện dạy học tạo sự hứng thú trong học tập cho các em là cần thiết, khi các em nhận thức được sự hứng thú trong học tập là cần thiết thì các em sẽ có những mong đợi (về phương tiện, phong cách, cách tổ chức lớp học) đối với giáo viên trong quá trình lên lớp. Các em cũng nhận thức được việc hứng thú học tập môn địa lí sẽ giúp các em: có sự say mê trong tìm tòi kiến thức địa lí, tiếp theo là các em sẽ có kết quả học tập tốt, kiến thức xã hội ngày càng phong phú, hoàn thiện được hệ thống chương trình THPT, học địa lí một cách tự giác, thường xuyên sưu tầm tư liệu địa lí. Gần tuyệt đại đa số ý kiến của các em cho rằng phương tiện dạy học do giáo viên sử dụng trong bài giảng sẽ tạo được hứng thú học tập cho các em. Trong các phương tiện dạy học, sử dụng phần mềm Setera là một trong các phương tiện học sinh yêu thích. Đối với giáo viên, phần mềm nàyhỗ trợ GV dễ giảng bài và dễ truyền đạt kiến thức về vị trí địa lý, tên thủ đô, quốc kỳ của các nước trên thế giới và các châu lục; giúp cho giáo viên rèn luyện được kỹ năng bản đồ cho học sinh; kiểm tra, đánh giá được khả năng quan sát, ghi nhớ được tri thức của học sinh. Đối với học sinh, giáo dục một số phẩm chất tốt cho học sinh như tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát, giúp học sinh nằm vững được kiến thức và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đối với phương pháp dạy học, phần mềm này phù hợp với nhiều hình hình hức tổ chức dạy học như theo lớp, cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Đồng thời phát huy tính tích cực của hình thức tổ chức dạy học: góp phần làm tăng khả năng tư duy trừu tượng của học sinh, gắn tri thức lí thuyết với lí thuyết giúp các em tiếp thu bài tốt hơn. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ - Kết luận Việc nâng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ap_dung_mot_trong_nhung_bien_phap_de_tao_hung_thu_hoc_t.doc