SKKN 5 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học Luận Thành, thường xuân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

SKKN 5 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học Luận Thành, thường xuân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Phát triển Giáo dục-Đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát triển nguồn nhân lực, một trong những yếu tố cơ bản để phát triển xã hội.

Từ quan điểm đó, Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 2 của Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã “Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội”

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học có ý nghĩa quan trọng, là bậc học nền tảng của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc học này có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, và thể chất cho trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam XHCN. Như vậy, muôn đạt được kết quả này.Việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo. Nghị quyết 29 “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định: Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, trong đó đội ngũ các thầy cô giáo ở các nhà trường nói chung và trong trường tiểu học nói riêng quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục.

Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, yêu cầu đổi mới giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo Thường Xuân có những bước phát triển, song về chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo còn bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội. Về đội ngũ giáo viên thì: “còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; thiếu động lực tự học và đổi mới; chưa bắt kịp yêu cầu của đổi mới giáo dục Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiệm vụ quan trọng cho ngành Giáo dục và Đào tạo là khắc phục những yếu kém trên.Trước tiên phải chăm lo đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, lực lượng quyết định chất lượng giáo dục và đào tao.

 

doc 20 trang thuychi01 9462
Bạn đang xem tài liệu "SKKN 5 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học Luận Thành, thường xuân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC LUẬN THÀNH, THƯỜNG XUÂN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Người thực hiện: Lê Đình Xuân
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng.
 Đơn vị công tác: Trường TH Luận Thành
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
 1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
2.3. Các SKKN hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
15
 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
3.1. Kết luận
15
3. 2. Kiến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài
Phát triển Giáo dục-Đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát triển nguồn nhân lực, một trong những yếu tố cơ bản để phát triển xã hội.
Từ quan điểm đó, Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 2 của Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã “Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội”
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học có ý nghĩa quan trọng, là bậc học nền tảng của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc học này có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, và thể chất cho trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam XHCN. Như vậy, muôn đạt được kết quả này.Việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo. Nghị quyết 29 “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định: Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, trong đó đội ngũ các thầy cô giáo ở các nhà trường nói chung và trong trường tiểu học nói riêng quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục.
Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, yêu cầu đổi mới giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo Thường Xuân có những bước phát triển, song về chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo còn bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội. Về đội ngũ giáo viên thì: “còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; thiếu động lực tự học và đổi mới; chưa bắt kịp yêu cầu của đổi mới giáo dục Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiệm vụ quan trọng cho ngành Giáo dục và Đào tạo là khắc phục những yếu kém trên.Trước tiên phải chăm lo đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, lực lượng quyết định chất lượng giáo dục và đào tao.
Trong những năm qua, Trường Tiểu Luận Thành đã chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên, nhưng nhìn chung chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo ngày càng cao theo xu thế hiện đại. Một bộ phận giáo viên còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa có trách nhiệm cao, chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa chú trọng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng ở Trường Tiểu học Luận Thành là việc làm rất cần thiết.
Trăn trở với suy nghĩ đó, tôi đã chọn nghiên cứu với tên đề tài “ 5 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học Luận Thành, Thường Xuân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học Luận
Thành, Thường Xuân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học Luận thành 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp nghiên cứu lý luận, 
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn phương pháp bổ trợ
 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyết định - đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Vấn đề đặt ra là: để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và hội nhập cần có những nhà giáo như thế nào? Những phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên như thế nào để đảm bảo cho đổi mới giáo dục và hội nhập thành công? Với vai trò to lớn như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay là công việc hết sức quan trọng. Công việc này không phải chỉ của riêng ngành giáo dục mà đang được sự quan tâm lớn của Đảng, nhà nước và của toàn xã hội.
Đối với nhà trường, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng đội ngũ giáo viên, thì công tác bồi dưỡng phải được nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt. Chúng ta đặc biệt chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng của nhà trường vì vai trò, ý nghĩa lớn lao của công việc này:
Việc bồi dưỡng giáo viên mang tính chiến lược, đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, lâu dài để xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường, của ngành. Mặt khác, công tác bồi dưỡng còn mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới chương trình, phương pháp dạy học,
Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả mọi giáo viên, nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trong nhà trường.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế" và “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". 
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: "Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. 
Bồi dưỡng chuyên môn là bồi dưỡng kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng sư phạm năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đáp ứng dạy học các môn học từ lớp một đến lớp 5 theo yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng các yêu cầu của đối tượng học sinh, yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập.
Giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chú trọng bồi dưỡng cho GVTH đổi mới cách đánh giá học sinh.
Thông qua bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên có một phương pháp, một thói quen và nhu cầu tự học, tự nghiên cứu, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. 
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường Tiểu học Luận Thành - Thường Xuân- Thanh Hóa trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng về tình hình đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Luận Thành tính đến thời điểm hiện tại.
Tổng số cán bộ, Giáo viên, nhân viên: 39 đồng chí. Trong đó giáo viên đứng lớp lầ 33 đồng chí, chiếm 84,6%.
+ Giáo viên nữ 28, chiếm 71,7%.
+ Giáo viên là người dân tộc 6, chiếm 15.3%
Tỉ lệ giáo viên/ lớp là 1,17 so với trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 là chưa đủ, nên củng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giáo dục.
Vê trình độ đào tạo.
Đội ngũ cán bộ giáo viên trường TH Luận Thành
 + Thạc sỹ: 01 đồng chí, chiếm tỷ lệ: 3.9% 
 +Đại học:27 đồng chí, chiếm tỷ lệ: 69.2% 
 + Cao đẳng: 03 đồng chí, tỷ lệ: 7.6%
 +Trung cấp : 08 đồng chí, tỷ lệ 20.5%.
Trình độ chính trị: 04 đồng chí, tỷ lệ 0.2%. 
 Đánh giá chung về tình hình đội ngũ:
 Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn đạt 79,4%.
 Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, tận tâm với nghề, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cơ sở vật chất trường học đầy đủ khang trang, thiết bị trường học được đầu tư, mua sắm đảm bảo cho công tác dạy học và học. Số giáo viên được đào tạo trên chuẩn ngày một cao, phương pháp dạy học từng bước được đổi mới.
Xong vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa tận tâm với nghề, chưa chiụ khó học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng chính trị chưa ổn định, tiếp cận công nghệ thông tin còn chậm, chưa đổi mới phương pháp dạy học nên hiệu quả công việc được giao chưa đạt hiệu quả.
2.2.2. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở Trường TH Luận Thành.
Trong những năm qua trường Tiểu học Luận Thành đã nhận thức rõ tầm quan trọng của bồi dưỡng đội ngũ trong việc nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục đào tạo. Chính vì vậy đã đạt được những thành tích nhất định trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên như:
- Ban giám hiệu đã căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, xác định đúng nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môm tương đối phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, chủ yếu bồi dưỡng thông qua các hình thức như:
Động viên, khuyến khích, sắp xếp bố trí giáo viên tham gia các lớp đào tạo tại chức, ngắn hạn, dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn.
Tổ chức tập huấn PPDHTC cho GV
 Công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiên cứu khoa học, viết SKKN là việc làm thường xuyên và bổ ích. Qua đó giúp GV tự hoàn thiện mình đáp ứng yêu cầu ngày càng cao công việc
 Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo, hội giảng để trao đổi rút kinh nghiệm về giảng dạy, đổi mới phương pháp, theo phương pháp dạy học tích cực.
Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, đây là hoạt động cơ bản thường xuyên và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học; dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học và sử dụng đồ dùng dạy học.
 GV đang làm ĐD học trong buổi tập huấn	GV hăng say làm ĐDDH
GV chuẩn bị ĐDDH trước khi lên lớp
Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng cho 100% giáo viên về phương pháp giảng dạy các môn học theo hướng tích hợp các môn học và giáo dục môi trường, kỹ năng sống, Dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan mạch, trên cơ sở đó định hướng cho GV tích cực đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng, hiệu quả các giờ lên lớp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Hình ảnh trong buổi tập huấn dạy học Mĩ thuật theo PP Đan Mạch
Hình ảnh trong buổi tập huấn dạy học Mĩ thuật theo PP Đan Mạch
Những hạn chế trong công tác bồi dưỡng giáo viên ở trường Tiểu học Luận Thành.
Tầm nhìn chiến lược về sự phát triển giáo dục của nhà trường còn hạn chế.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của Ban giám hiệu chưa đa dạng các hình thức bồi dưỡng thiếu tính chủ động, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, thiếu tính sáng tạo, nặng về lý thuyết, thiếu kĩ năng thực hành nên hiệu quả chưa cao.
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên chưa kịp thời, chưa được quan tâm đúng mức. Kinh phí giành cho bồi dương chuyên môn nghiệp vụ không có.
Vẫn còn có cán bộ giáo viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực nghề nghiệp; khắc phục những hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. 
Một số báo cáo viên (giảng viên bồi dưỡng ) chưa đủ khả năng xử lý các tình huống sư phạm do người học đề cập khi có nhu cầu.
Thiếu tài liệu bồi dưỡng, nhất là những tài liệu, văn bản chỉ đạo mới, thiếu trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng.
 Nhà trường thiếu giáo viên văn hóa và thiếu giáo viên đặc thù.
Điều kiện và hoàn cảnh gia đình có nhiều đồng chí còn gặp khó khăn như bố mẹ già, con nhỏ, trong công tác xa nhà, tuổi cao, điều kiện kinh tế còn khó khăn.
Những hạn chế trên đều ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Chính vì vậy có rất nhiều khó khăn gặp phải, khi nhà trường tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên. Muốn khắc phục được những hạn chế trên đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường và mỗi cán bộ giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch sát với đặc điểm tình của đơn vị, triển khai một cách khoa học đồng thời khắc phục những khó khăn của từng cá nhân để thực hiện được tốt công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ mới.
2.3. Năm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường Luận Thành Luận Thành, Thường Xuân.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Luận Thành, cùng với kinh nghiệm của bản thân, tôi đã tìm tòi và áp dụng 5 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên , để nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm đáp ưng ứng nhu cầu giáo dục trong thời kỳ mới.
2.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
Hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục về số lớp, số HS, số giáo viên cán bộ và cơ cấu nhân sự các tổ chức trong nhà trường. Trên cơ sở nắm bắt số học sinh và nhu cầu giáo viên, trình độ giáo viên, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế của từng cán bộ giáo viên trong nhà trường để lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Dự báo phát triển đội ngũ GV là căn cứ quan trọng để nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
* Tổ chức rà soát, đánh gia phân loại giáo viên: 
Đây là công việc cần thiết trước khi xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng GV. Việc đánh giá xếp loại chính xác sẽ là căn cứ để nhà trường xây dựng kế hoạch BD phù hợp với từng nhu cầu, khả năng, trình độ của GV đồng thời giúp Ban giám hiệu lựa chọn chính xác đội ngũ GV cốt cán các tổ khối - nhân tố chủ đạo trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng tại đơn vị. Công tác này được tiến hành thường xuyên trong năm học. Căn cứ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, mỗi GV trong nhà trường sẽ tiến hành tự đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn, qua đó cán bộ quản lí nắm bắt được các điểm mạnh điểm yếu của từng GV và nhu cầu cần bồi dưỡng cho đội ngũ. Đây chính là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV đạt hiệu quả.
* Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng:
Chủ động xây dựng nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học.
Để việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường TH Luận Thành đạt hiệu quả chất lượng tốt, tránh được lãng phí, trước hết phải điều tra tình hình đội ngũ theo yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo, cả về số lượng và chất lượng (trình độ chuyên môn, nhu cầu môn học...). Như những việc điều tra ở trên đã nêu ra.
Điều tra, khảo sát tập hợp các nhu cầu đào tạo bồi dưỡng bắt đầu từng GV và toàn bộ GV của trường. Những thông tin cần thu thập, tổng hợp về nhu cầu đào tạo bồi dưỡng :
- Nội dung đào tạo bồi dưỡng 
- Đối tượng đào tạo bồi dưỡng 
- Trình độ đào tạo bồi dưỡng 
- Thời gian thực hiện 
- Phạm vi thực hiện 
* Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng: 
Công tác kế hoạch hoá là một công tác quan trọng của mỗi cấp quản lý giáo dục. Muốn làm tốt công tác kế hoạch hoá bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường việc đầu tiên phải làm là cán bộ quản lý phải nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên. Đề ra được phương án bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phù hợp và sát thực với cơ sở thì các cấp quản lý giáo dục phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp và sát thực. Có kế hoạch tốt sẽ quyết định tốt đến hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng. Kế hoạch sẽ được triển khai thực hiện một cách toàn diện, kế hoạch phải được xây dựng từ trong hè, đặc biệt là từ đầu năm học.
 Xây dựng kế hoạch tổng thể phải dựa trên cơ sở:
- Kế hoạch bồi dưỡng của Bộ giáo dục và Đào tạo. 
- Kế hoạch bồi dưỡng của Sở giáo dục và Đào tạo. 
- Phương hướng nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo. 
- Điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương (Đội ngũ giáo viên: Nhu cầu, khả năng, hứng thú), cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng ... Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và yêu cầu thực tiễn của giáo dục địa phương theo nhiệm vụ năm học hàng năm có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp.
Trong kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phải thể hiện các nội dung về phát triển đội ngũ : Xây dựng đội nghũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới.
 Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ phải đảm bảo các nội dung :
- Mục tiêu
- Chỉ tiêu
- Biện pháp thực hiện 
- Điều kiện (các nguồn lực) thực hiện 
- Thời gian thực hiện, v.v... 
 Trong chu trình quản lý, kế hoạch hoá là giai đoạn đầu quan trọng nhất, vì thế cán bộ quản lý phải nhận thức được tầm quan trọng và nắm bắt được thông tin làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, xây dựng các điều kiện nội và ngoại lực, tìm phương pháp và biện pháp thực hiện, lựa chọn phương án tối ưu. Khi xây dựng kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cần phải thấy hết các yếu tố phức hợp và tương tác, đánh giá đúng vị trí và tầm quan trọng của từng cá thể đơn lẻ, của từng bộ phận. 
Xây dựng kế hoạch tổng thể bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên giúp cho cán bộ quản lý nhà trường chủ động về thời gian, sắp xếp kế hoạch hoạt động của nhà trường, chủ động đề ra mục tiêu và đánh giá mục tiêu đã đạt được và sẽ chủ động về mặt kinh phí giành cho từng chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Thực tế xuất phát điểm của công tác bồi dưỡng giáo viên chính từ kế hoạch phát triển giáo dục. Thực chất bồi dưỡng giáo viên là một bộ phận góp phần làm cho giáo dục phát triển. Khi kế hoạch phát triển giáo dục trong một giai đoạn được định hình thì định hướng và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải tuân thủ theo. 
Sau khi nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về số lượng và chất lượng, nhà trường xây dựng kế hoạch báo cáo Phòng giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
 Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn hoá và trên chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu:
- Số giáo viên cần bồi dưỡng để nâng chuẩn giáo viên cao cấp (theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
 - Số giáo viên cần bồi dưỡng để nâng trình độ trên chuẩn.
 - Số giáo viên cần bồi dưỡng để tiếp tục thực hiện thay sách giáo khoa mới.
 - Số giáo viên bồi dưỡng về nghiệp vụ tay nghề...
Báo cáo Phòng giáo dục về kế hoạch bồi dưỡng để xin hỗ trợ các điều kiện (kinh phí, thời gian, báo cáo viên.
Chuẩn bị các điều kiện, các phương tiện cho bồi dưỡng: Địa điểm tổ chức, mua sắm tài liệu, thiết bị, đồ dùng, máy tính, máy chiếu; Hợp đồng giảng viên, GV hướng dẫn; Kinh phí; Sắp xếp thời gian để thực hành bồi dưỡng	
Thực hiện xã hội hoá giáo dục, huy động đóng góp của các tổ chức ngoài trường, trong trường, cá nhân người học hỗ trợ, giúp đỡ vật chất, tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
2.3.2. Biện pháp 2: Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
a) Bồi dưỡng tại chỗ
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_5_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_chuyen_mon_cho.doc