Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông

Từ khóa “Trường học hạnh phúc” đã dần trở nên quen thuộc và quan trọng của ngành Giáo dục. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, làm thế nào để tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng được ngành Giáo dục hết sức chú trọng. Lấy cảm hứng từ mô hình Happy Schoolcủa UNESCO (Tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc), năm học 2018 - 2019, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã ban hành kế hoạch “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”. Với thông điệp: Các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo hãy thay đổi để hướng đến môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, thân thiện với giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng”. Đó là Trường học hạnh phúc – kết quả được tạo bởi các hành vi ứng xử chuẩn mực của những thầy cô có đạo đức trong sáng, lòng yêu nghề và sự tận tâm tận lực với học sinh, tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Trên cơ sở đó, Sở GD- ĐT và Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An đã ban hành nhiều công văn, hướngdẫn việc tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc nhằm giúp CBNGNLĐ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.

Xây dựng “Trườnghọc hạnh phúc”luôn là nỗi trăn trở của mỗi nhà giáo. Đây cũng chính là mục tiêu,nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục đang đặt ra, đòi hỏi từ lãnh đạo, giáo viên đến học sinh đều phải phấn đấu chuyển biến. Chỉ giáo viên thay đổi không làm nên một trường học hạnh phúc. Bởi chỉ giáo viên thay đổi thì không làm nên điều gì mà cần hiệu trưởng thay đổi vì đó mới là người quyết định. Vì vậy tháng 6 năm 2022 Công đoàn Giáo dục Việt Nam cùng Quỹ Hỗ trợ đổi mới Giáo dục Giáo dục phát triển Việt Nam- VIGEF đã tổ chức chương trình “Hiệu trưởng gieo mầm hạnh phúc”. Đặc biệt, Nghệ An là một trong 7 tỉnh (Hà Nội, Hưng Yên, Lào Cai, Ninh Thuận, Khánh Hòa, KonTum) được Quỹ VIGEF tổ chức triển khai công tác tập huấn “Hiệu trưởng- Người gieo mầm Hạnh phúc” giai đoạn 1 của dự án “Trường học Hạnh phúc”từ 16/5/2022 đến 01/11/2022. Thật may mắn, huyện Con Cuông được chọn là một trong bốn đơn vị của tỉnh triển khai tập huấn (cùng với Thành phố Vinh, huyện Nghĩa Đàn, Đô Lương).

docx 53 trang Thu Kiều 12/09/2024 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
 1.1LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................1
 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................3
 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................3
 1.4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................................................3
 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................4
Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................5
 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................................5
 2.1.1 Trường học hạnh phúc................................................................................5
 2.1.2 Các tiêu chí về trường học hạnh phúc ........................................................5
 2.1.3 Các nguyên tắc xây dựng trường học hạnh phúc. ......................................7
 2.1.4 Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp................................................8
 2.1.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm .......................................8
 2.1.6 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT...................................................9
 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................10
 2.2.1.Vài nét về đặc điểm trường THPT Con Cuông ........................................10
 2.2.2 Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp hiện nay tại trường THPT Con Cuông.
 ....................................................................................................................... 11
 2.2.3 Nguyên nhân ............................................................................................14
 2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC TRONG 
 TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP ...........................................................16
 2.3.1 Đổi mới trong việc tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh........................17
 2.3.2 Đổi mới các buổi Họp phụ huynh ..........................................................19
 2.3.3 Tổ chức các buổi sinh hoạt lớp theo chuyên đề nhằm giáo dục kĩ năng sống 
 cho học sinh.......................................................................................................23
 2.3.4 GVCN chủ động, tích cực trong công tác vận động tài trợ giáo dục từ phụ 
 huynh học sinh. .................................................................................................28
 2.4. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP 
 ĐỀ XUẤT.............................................................................................................30
 2.4.1 Mục đích khảo sát.....................................................................................30
 2.4.2. Nội dung khảo sát....................................................................................30 Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Từ khóa “Trường học hạnh phúc” đã dần trở nên quen thuộc và quan trọng 
của ngành Giáo dục. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, làm thế 
nào để tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng được ngành Giáo dục hết sức chú trọng. 
Lấy cảm hứng từ mô hình Happy School của UNESCO (Tổ chức Giáo dục khoa học 
và văn hóa của Liên hợp quốc), năm học 2018 - 2019, Công đoàn Giáo dục Việt 
Nam đã ban hành kế hoạch “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, 
người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”. Với thông điệp: Các 
cán bộ quản lý, các thầy cô giáo hãy thay đổi để hướng đến môi trường sư phạm lành 
mạnh, văn minh, thân thiện với giá trị cốt lõi: “Yêu thương, an toàn và tôn 
trọng”. Đó là Trường học hạnh phúc – kết quả được tạo bởi các hành vi ứng xử 
chuẩn mực của những thầy cô có đạo đức trong sáng, lòng yêu nghề và sự tận tâm 
tận lực với học sinh, tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Trên cơ sở đó, Sở GD- 
ĐT và Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An đã ban hành nhiều công văn, hướng dẫn 
việc tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc nhằm giúp CBNGNLĐ 
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.
 Xây dựng “Trường học hạnh phúc” luôn là nỗi trăn trở của mỗi nhà giáo. Đây 
cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục đang đặt ra, đòi hỏi 
từ lãnh đạo, giáo viên đến học sinh đều phải phấn đấu chuyển biến. Chỉ giáo viên 
thay đổi không làm nên một trường học hạnh phúc. Bởi chỉ giáo viên thay đổi thì 
không làm nên điều gì mà cần hiệu trưởng thay đổi vì đó mới là người quyết định. 
Vì vậy tháng 6 năm 2022 Công đoàn Giáo dục Việt Nam cùng Quỹ Hỗ trợ đổi mới 
Giáo dục Giáo dục phát triển Việt Nam- VIGEF đã tổ chức chương trình “Hiệu 
trưởng gieo mầm hạnh phúc”. Đặc biệt, Nghệ An là một trong 7 tỉnh (Hà Nội, Hưng 
Yên, Lào Cai, Ninh Thuận, Khánh Hòa, KonTum) được Quỹ VIGEF tổ chức triển 
khai công tác tập huấn “Hiệu trưởng- Người gieo mầm Hạnh phúc” giai đoạn 1 của 
dự án “Trường học Hạnh phúc” từ 16/5/2022 đến 01/11/2022. Thật may mắn, huyện 
Con Cuông được chọn là một trong bốn đơn vị của tỉnh triển khai tập huấn (cùng 
với Thành phố Vinh, huyện Nghĩa Đàn, Đô Lương).
 Với kiến thức học được, chúng tôi nhận thấy rằng: Nếu lãnh đạo nhà trường 
có tầm nhìn, phong cách làm việc cởi mở, tận tâm, khoan dung và tâm lý; giáo viên, 
nhân viên nể phục, kính trọng, thì chắc chắn giáo viên sẽ tự tin, yêu đời, muốn làm 
việc và cống hiến. Muốn xây được một môi trường hạnh phúc, trước tiên bản thân 
mỗi nhà trường cần phải xây dựng được các lớp học hạnh phúc. Ở mỗi lớp học, có 
thể nói GVCN là người có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình rèn luyện nhân cách 
của học sinh. Một người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) giỏi sẽ góp phần xây dựng 
nên một tập thể lớp vững mạnh, nhiều tập thể lớp vững mạnh sẽ xây dựng nên một 
nhà trường vững mạnh, đem lại niềm hạnh phúc cho mọi người. Tuy nhiên, công tác 
chủ nhiệm hiện nay còn nhiều hạn chế đã dẫn đến một số tồn tại, khuyết điểm phổ 
biến.
 1 Lãnh đạo Công đoàn ngành, Phòng GDĐT và 45 hiệu trưởng các trường trên huyện Con Cuông 
tại buổi tập huấn.
 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Sáng kiến kinh nghiệm này cung cấp những kinh nghiệm riêng trong công tác 
chủ nhiệm lớp với mục đích: Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT nhận 
thấy rõ hơn vai trò, ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp và chỉ rõ những hạn chế yếu 
kém của công tác này hiện nay. Đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm, các biện pháp 
mà chúng tôi đã tiến hành đổi mới có hiệu quả đối với học sinh tại trường THPT 
Con Cuông trong thời gian qua tới các đồng nghiệp nhằm tạo một luồng gió mới làm 
thay đổi công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tích cực. Hơn nữa, trên cơ sở áp dụng 
đề tài, nhiều GVCN sẽ có nhiều sáng tạo, cải tiến các biện pháp và chia sẻ cho các 
GVCN khác, từ đó sẽ tạo làn sóng “ giáo viên tích cực- sáng tạo” giúp cho học sinh 
thấy có ý thức phát huy năng lực bản thân để tham gia ngày càng tích cực hơn vào 
các hoạt động tập thể trong quá trình học tập ở trường phổ thông từ đó hạn chế những 
biểu hiện tiêu cực từ các em, tạo cho các em niềm vui, hạnh phúc khi tới trường.
 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 - Nghiên cứu một số hoạt động cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp như: tìm 
hiểu nắm bắt thông tin học sinh; giáo dục học sinh; tổ chức sinh hoạt lớp; tổ chức 
họp phụ huynh.
 - SKKN được thực hiện ở lớp 10A3 mà chúng tôi chủ nhiệm và 32 lớp của 
các thầy cô giáo tại trường THPT Con Cuông năm học 2022 - 2023.
 1.4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định cần làm rõ 3 nhiệm vụ sau
 1/ Chỉ ra các văn bản pháp quy để thấy việc thực hiện đề tài là phù hợp với 
chủ trương của ngành giáo dục Việt Nam; sự chỉ đạo của công đoàn ngành và sở 
giáo dục Nghệ An.
 2/ Làm rõ thực trạng công tác chủ nhiệm lớp hiện nay tại trường THPT và sự 
cấp thiết phải tiến hành đổi mới công tác này.
 3/ Nêu ra các giải pháp có tính khả thi về đổi mới công tác chủ nhiệm lớp 
trong đó tập trung vào các hoạt động thường xuyên của GVCN như điều tra tìm hiều 
thông tin học sinh; sinh hoạt lớp; họp phụ huynh.
 3 Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Trường học hạnh phúc
 Vào những năm đầu thập niên thứ 2 thế kỷ 21, Liên hợp Quốc kêu gọi các 
quốc gia cần coi hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của con người, là thước đo chính xác 
cho tiến bộ xã hội và các mục tiêu chính sách công của các nước trên toàn cầu và đã 
quyết định lấy ngày 20-3 hàng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Giáo dục thế giới, 
nhất là các nước Châu Á-Thái Bình Dương, đã lập tức đưa ra ngay câu hỏi: hạnh 
phúc cá nhân của học sinh sao không thể lấy nó làm thước đo thành tích và chất 
lượng các nhà trường? Xuất phát từ mục đích của nhà trường là thúc đẩy sự phát 
triển toàn diện và đem lại hạnh phúc cho người học nên mô hình trường học hạnh 
phúc đã ra đời.
 Theo GS Đặng Tự Ân - GĐ Quỹ VIGEF, trường học hạnh phúc là ngôi trường 
mà ở đó học sinh được phát triển toàn diện, trở thành chính mình và các em được 
che chở bởi môi trường học tập an toàn, thân thiện và nhiều tình thương.
 Giáo sư Hà Vĩnh Thọ (nguyên Giám đốc Trung tâm Tổng hạnh phúc Quốc 
gia Bhutan) đã nói: “Có thể hiểu, trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học 
đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc 
phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo và học sinh (HS). Trường học hạnh 
phúc là nơi để thầy cô và các em học sinh có cơ hội gần gũi, giao tiếp với nhau thông 
qua sự sẻ chia, thấu cảm và yêu thương; cũng là mái nhà chung, ở đó mỗi ngày học 
sinh đến trường là mỗi ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh 
phúc. Đôi khi hạnh phúc cũng chỉ là những việc làm hữu ích thầm lặng, những niềm 
vui nho nhỏ, những nụ cười, những ánh mắt thân thương”.
2.1.2. Các tiêu chí về trường học hạnh phúc
 UNESCO đã đưa ra một mô hình “Trường học hạnh phúc (tên tiếng Anh: 
Happy School”) xoay quanh 3P: People (con người), Process (Hệ thống), Place 
(Môi trường).
People (Con người): Để có một trường học hạnh phúc thì cần chú trọng xây dựng 
những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực giữa người với người. 
Cụ thể là giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên 
với ban giám hiệu nhà trường, giữa giáo viên với phụ huynh.
Process (Hệ thống): Các quy trình, chính sách, hoạt động được thiết kế để vận 
hành ngôi trường ấy có hợp lý hay không. Thật khó để học trò hạnh phúc khi mà
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_truong_hoc_hanh_phuc_qua_cong.docx
  • pdfHà Thị Hiền-Hoàng Như Lâm-Nguyễn Thị Cẩm Tú.pdf