Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) tại trường Tiểu học Phan Bội châu – huyện Krông Ana tỉnh Đak Lak
Cơ sở lý luận
Để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường công cụ chủ yếu vẫn là tài liệu sách, báo. Sách, báo chỉ có thể quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác hoạt động thư viện của nhà trường .
Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông.
Điều 1: Chương I Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về quy chế tổ chức và hoạt động Thư viện trường phổ thông cũng đã nhấn mạnh: “ Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học Thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Thư viện còn giúp các em học sinh xây dựng phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách, báo Thư viện ”.
Quyết định số 01/2003/QĐ-BD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”.
Công văn số 11185/GDTH,ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện - chuẩn thư viện trường phổ thông.
Căn cứ công văn số 255/PGD&ĐT-GDTH ngày 13 tháng 12 năm 2017 về việc tập huấn nâng cao năng lực quản lý thư viện trường học.
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017 - 2018. Cũng như thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT Krông Ana, dựa trên cơ sở đó ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện và kế hoạch xây dựng thư viện Thân thiện (Room To Read) làm sao giúp các thành viên trong nhà trường thấy được giá trị và tầm quan trọng của thư viện có như vậy thì thư viện mới duy trì tồn tại và phát triển lâu dài đúng với nghĩa của nó.
Với tầm quan trọng như vậy, Thư viện ngày càng phải cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất, về nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt là đầu tư các hoạt động phong trào thư viện trường học. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài nói trên. Với mong muốn xây dựng một Thư viện hoàn chỉnh, hiện đại thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
I . PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong những năm qua cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục cũng đã có những bước chuyển mình tích cực với quyết tâm đổi mới để đưa chất lượng giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó nổi bật nhất là “Việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể thiếu các yếu tố: Nội dung giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện và cơ sở vật chất trường học. Mỗi chúng ta đang sống và làm việc chắc chắn rằng ai ai cũng có những ước mơ, hoài bão, những suy nghĩ ý kiến của chính mình. Song có một câu châm ngôn làm tôi nhớ mãi “Ai nắm bắt được nhiều thông tin người đó sẽ chiếm ưu thế hơn so với người khác”. Quả vậy, trong thời buổi cơ chế thị trường như hiện nay con người hơn nhau ở chỗ ai nắm bắt được nhiều thông tin hơn tức người đó sẽ chiến thắng. Vậy thì câu hỏi đặt ra bây giờ là, những thông tin đó tìm kiếm ở đâu ? Để trả lời cho câu hỏi đó không ai hết chính thư viện là nơi sẽ đáp ứng toàn bộ yêu cầu, nguyện vọng tìm kiếm thông tin của con người một cách chính xác, nhanh chóng. Thư viện là một công cụ để chứng minh cho điều đó. Trường tiểu học Phan Bội Châu, huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk đã và đang tiếp tục tích cực dấy lên phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trong toàn ngành giáo dục. Thư viện trường cũng đã có những bước đổi mới rõ nét theo những nội dung trên song cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn như chưa đáp ứng được nhu cầu tự học tập, mở rộng kiến thức cũng như chưa đáp ứng hết nhu cầu giải trí của học sinh, đặc biệt là chưa tạo được môi trường đọc sách có sức hấp dẫn đối với học sinh. Vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn nội dung “Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội châu – huyện Krông Ana Tỉnh Đak Lak” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn góp một phần vào việc phát triển môi trường đọc tại trường tiểu học Phan Bội Châu . 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu Giúp cho các thành viên trong nhà trường khẳng định vai trò, tầm quan trọng của thư viện, tôn vinh giá trị của sách, xây dựng văn hóa đọc và tôn vinh những người tham gia quá trình sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác, xuất bản, phát hành, lưu giữ và quảng bá sách. Giúp cho cán bộ, giáo viên và học sinh có thói quen thích đọc sách, đam mê tự nghiên cứu tìm tòi tài liệu tham khảo để phục vụ việc giảng dạy và học tập trong nhà trường, Có khả năng chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện trong thời đại thông tin hiện đại, phục vụ bạn đọc ngày càng đa dạng hóa và tốt hơn. Nguồn tài liệu của thư viện được bạn đọc biết đến nhiều hơn, luân chuyển nhiều hơn đồng thời bạn đọc sẽ biết và quý trọng sách báo, tài liệu nhiều hơn. Nhiệm vụ Phải tuyên truyền rộng rãi đến các thành viên trong nhà trường về tầm quan trọng và sự cần thiết của mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng, thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh để bạn đọc thấy được tầm quan trọng của thư viện đối với đời sống của con người. 3. Đối tượng nghiên cứu. Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) trường tiểu học Phan Bội Châu. 4. Giới hạn của đề tài. Đề tài “Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) thực hiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu” 5. Phương pháp nghiên cứu. a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm Phương pháp lấy ý kiến đóng góp Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm c) Nhóm phương pháp thống kê toán học Phương pháp khảo sát tình hình thực tế của trường, trường bạn Phương pháp phỏng vấn. Phương pháp quan sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. II. PHẦN NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận Để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường công cụ chủ yếu vẫn là tài liệu sách, báo. Sách, báo chỉ có thể quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác hoạt động thư viện của nhà trường . Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông. Điều 1: Chương I Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về quy chế tổ chức và hoạt động Thư viện trường phổ thông cũng đã nhấn mạnh: “ Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học Thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Thư viện còn giúp các em học sinh xây dựng phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách, báo Thư viện ”. Quyết định số 01/2003/QĐ-BD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”. Công văn số 11185/GDTH,ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện - chuẩn thư viện trường phổ thông. Căn cứ công văn số 255/PGD&ĐT-GDTH ngày 13 tháng 12 năm 2017 về việc tập huấn nâng cao năng lực quản lý thư viện trường học. Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017 - 2018. Cũng như thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT Krông Ana, dựa trên cơ sở đó ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện và kế hoạch xây dựng thư viện Thân thiện (Room To Read) làm sao giúp các thành viên trong nhà trường thấy được giá trị và tầm quan trọng của thư viện có như vậy thì thư viện mới duy trì tồn tại và phát triển lâu dài đúng với nghĩa của nó. Với tầm quan trọng như vậy, Thư viện ngày càng phải cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất, về nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt là đầu tư các hoạt động phong trào thư viện trường học. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài nói trên. Với mong muốn xây dựng một Thư viện hoàn chỉnh, hiện đại thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. 2 Thực trạng thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu * Ưu điểm Được sự chỉ đạo sát sao, sự quan tâm đặc biệt của ban giám hiệu nhà trường, tập thể hội đồng sư phạm, ban đại diện hội cha mẹ học sinh, học sinh toàn trường đồng tâm cùng chung tay góp sức ủng hộ. Đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện, tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh. Được Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp phòng đọc, bổ sung vốn tài liệu và sự phối hợp tích cực của các đoàn thể, tổ cộng tác viên thư viện để tôi thực hiện tốt mọi kế hoạch của thư viện đã đề ra. Thư viện được cơ cấu bố trí 2 phòng ở vị trí khá thuận tiện cho việc qua lại của học sinh và giáo viên, cán bộ công nhân viên chức khi đến thư viện mượn sách, báo, tài liệu tham khảo. Nhà trường đã trang bị cho thư viện một bộ máy vi tính kết nối mạng nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, và tra cứu mạng. Trong năm cũng đã bổ sung một số đầu sách tương đối đảm bảo về số lượng và chất lượng. * Mặt yếu, hạn chế: Trong phòng đọc chưa có sự đầu tư về mặt hình thức nhìn không sinh động, bắt mắt, không lôi cuốn ,thu hút được học sinh. Bạn đọc là học sinh bậc tiểu học các em còn nhỏ nên rất tinh nghịch, hiếu động thích làm theo ý mình, rất khó khăn trong việc giữ gìn bảo quản sách báo, tài liệu. Các em chưa có thói quen tự đến thư viện. Ở lứa tuổi này các em rất tinh nghịch, ham chơi, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách sẽ giúp gì cho mình. Thời gian học 2 buổi/ngày, giờ ra chơi ngắn nên thời gian các em đến thư viện rất ít không đủ thời gian để đọc. Từ thực tế đó tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi trường bạn tìm ra một số giải pháp, biện pháp xây dựng Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội Châu như sau: 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a) Mục tiêu của giải pháp Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội Châu nhằm hưởng ứng theo công văn số 255/PGD&ĐT-GDTH ngày 13 tháng 12 năm 2017 về việc tập huấn nâng cao năng lực quản lý thư viện trường học. Nhận thấy sự cần thiết thực tế của nhà trường, để đáp ứng theo tinh thần công văn hướng dẫn đã được tập huấn.Tạo hứng thú sự tìm tòi lạ mắt cho học sinh nhằm tuyên truyền giới thiệu tầm quan trọng của sách đối với tất cả các thành viên trong nhà trường, tạo không khí vui vẻ với tinh thần tự nguyện đề nâng cao tầm quan trọng của sách báo và bổ sung nguồn tri thức trong đời sống xã hội. Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) trên toàn tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện Krông Ana nói riêng đang nhân rộng mô hình để trở thành một nét sinh hoạt văn hoá, văn minh của những người yêu mến sách báo cần được duy trì và quảng bá rộng hơn trong nhà trường, xã hội và rất cần sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữa của lãnh đạo các cấp, nhà trường để mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) là nhu cầu không thể thiếu được trong các trường tiểu học ngày nay. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Vì một trong những mô hình thư viện mới nên cần phải có sự đầu tư để phát triển rất nhiều. Như mua sắm cơ sở vật, kinh phí đầu tư, nhân công nhân lực để làm rất tốn kém, với khả năng kinh phí như trường tiểu học Phan Bội Châu phải đầu tư một lúc như dự án đưa ra thì thực sự nhà trường không có khả năng đầu tư. Nắm bắt được tình hình thực tế của đơn vị nên ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch đưa ra ý tưởng xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường xin được xây dựng dần dần, mỗi năm một ít. Tôi phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường cùng nhau tham khảo, chia sẻ ý tưởng chung tay góp sức vận động tuyên truyền đến mọi thành viên trong trường về sự cần thiết, lợi ích của việc xây dựng mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) để cùng nhau thực hiện. Từng bước xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) hoàn thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu, tôi đã áp dụng và thực hiện các bước như sau: * Giai đoạn 1: Năm học: 2017- 2018; Tu sửa, nâng cấp phòng đọc (trang trí vẽ phòng đọc) phân loại tài liệu dán nhãn màu, bổ sung tài liệu * Giai đoạn 2: Năm học: 2018-2019; Mua giá kệ, thảm trải. tiếp tục bổ sung tài liệu, hoàn thiện thư viện Giai đoạn 1 Năm học 2017 - 2018: các bước thực hiện như sau. - Khảo sát thực tế thư viện trường tiểu học Lý Tự Trọng, Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, tham khảo lấy số liệu, cách thức thực hiện. - Kế hoạch xây dựng trong năm học 2017 - 2018 Bản thiết kế ý tưởng vẽ trang trí trong phòng đọc thư viện. (Vẽ 3 mặt bức tường còn 1 mặt bức tường để trống kê kệ sách ) - Phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội, Giáo viên Mỹ thuật cùng nhau thực hiện trang trí phòng đọc. - Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) được đưa vào hoạt động, phát động phong trào quyên góp và ủng hộ sách cho thư viện. - Phân loại dán nhãn màu cho sách. Bước 1. Khảo sát thực tế thư viện trường tiểu học Lý Tự Trọng, Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, tham khảo lấy số liệu, cách thức thực hiện. Tôi đã chủ động sắp xếp thời gian liên lạc với trường tiểu học Lý Tự Trọng để xin được tham khảo và học hỏi các khâu thực hiện, giá cả các loại như cách thức vẽ phòng đọc, giá vẽ tính bình quân, kích thước giá kệ, nơi mua thảm trải, giá kệ Chưa dừng lại tôi tiếp tục tham khảo tham quan mô hình thư viện của trường tiểu học Hoàng Văn Thụ để nắm bắt tình hình giá cả và cách thức thực hiện nào phù hợp với thực tế của trường mình để áp dụng. Qua thời gian tham khảo và nghiên cứu tôi cảm thấy rất áp lực về giá cả, do các trường được nhận sự trợ giúp đầu tư của dự án chi trả còn trường phải tự túc như trường tiểu học Phan Bội Châu tôi thấy rất khó khăn và khó thực hiện. Nhưng không phải thấy khó khăn trước mắt mà chùn bước. Rất may mắn cho trường thời gian gần đó trường được đón đoàn kiểm tra toàn diện của phòng Giáo dục & Đào tạo. Qua quá trình kiểm tra đánh giá bộ phận thư viện cũng được nghe nhận xét của đồng chí trưởng đoàn về bộ phận thư viện, ưu điểm thì tiếp tục phát huy, tồn tại thì khắc phục kịp thời và có gợi ý các khâu nghiệp vụ của thư viện đã làm tốt còn nhìn phòng đọc buồn và không hấp dẫn thu hút được học sinh thư viện xem lại cách trang trí phòng đọc. Sau buổi họp kết luận kiểm tra đó tôi đã suy nghĩ rất nhiều và đã mạnh dạn đưa ra đề xuất thuyết phục cách làm chia ra làm hai giai đoạn năm học 2017 – 2018 Tu sửa, nâng cấp phòng đọc (trang trí vẽ phòng đọc) phân loại tài liệu dán nhãn màu, bổ sung tài liệu. Giai đoạn 2 Năm học: 2018-2019; Mua giá kệ, thảm trải. tiếp tục bổ sung tài liệu, hoàn thiện thư viện được lãnh đạo đồng ý phê duyệt kế hoạch đã xây dựng. Bước 2. Kế hoạch xây dựng trong năm học 2017 - 2018 (Bản thiết kế ý tưởng vẽ trang trí trong phòng đọc thư viện) Tôi đã phối hợp và bàn bạc cùng với đồng chí Phan Thị Nguyệt Kiều giáo viên Mĩ thuật của trường, tổng phụ trách Đội, rất may cho tôi là đồng chí Kiều lại là một trong số những đồng chí đã tham gia trong đoàn vẽ trang trí phòng đọc (RoomTo Read) cho các trường của dự án tài trợ nên đồng chí nắm được cơ bản cách trang trí phù hợp với mô hình quy định. Chúng tôi trực tiếp xuống phòng đọc lên kế hoạch cụ thể cho bản vẽ bức nào vẽ cao mấy mét dài bao nhiêu, bức tường nào vẽ cái gì, chỗ nào là điểm nhấn của thư viện,bức tường nào vẽ góc sáng tao, góc trò chơi, góc tra cứubao nhiêu màu sơn, mỗi màu mua số lượng là bao nhiêu, cọ lớn, nhỏ, bút vẽ màu, xô hũ pha màu, dụng cụ trong quá trình trang trí phòng đọc, chỉ vẽ trang trí 03 bức tường còn 01 bức để trống sau này kê kệ sách (chiều dài 6m, cao 3m x 2 bức, 1 bức 3 x 3m trừ cửa sổ = 45 mét vuông) Vật liệu sơn nước màu xanh lá = 7 hộp, xanh da trời = 4 hộp, đỏ = 03 hộp, vàng = 02 hộp, tím = 01 hộp, trắng = 03 hộp, nâu = 04 hộp, hồng = 02 hộp. Tổng cộng 26 hộp sơn nước; Cọ 5 phân 03 cây, cọ 3 phân 05 cây; bút vẽ, cọ nhỏ 2 bộ (dụng cụ + sơn = 3.500.000đ dự trù chưa tính phát sinh, chưa tính công làm) Bước 3. Thư viện phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội, Giáo viên Mĩ thuật cùng nhau thực hiện trang trí phòng đọc. Có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường, sự phối hợp nhiệt tình của đồng chí giáo viên Mỹ thuật, các đồng chí bên đoàn thanh niên chúng tôi đã thống nhất và bắt tay vào làm việc. Thời gian bắt đầu làm từ ngày thứ 6 cuối tuần của tháng 11 Bản vẽ đã thống nhất ý tưởng của thư viện, vẽ chính là đồng chí Kiều giáo viên mỹ thuật, các đồng chí đoàn viên và thư viện vẽ phụ và tô màu các mảng vẽ dưới sự chỉ đạo của đồng chí giáo viên Mỹ thuật. Sau ba ngày ròng rã với sự nhiệt tình tham gia của 5 đồng chí làm không nghỉ trưa, không về nhà mua cơm hộp ăn tại phòng, ăn xong lại làm tiếp, tôi cảm thấy rất cảm động và biết ơn vì các đồng chí rất nhiệt tình và say xưa trong công việc vẽ xong bức này lại có thêm động lực để vẽ thêm bức khác, nhìn những bức vẽ ngộ nghĩnh dần dần xuất hiện và hoàn thành cả đội vẽ rất phấn khởi, nhìn không gian phòng đọc mới mở ra tận mắt chứng kiến chính bàn tay của những người thợ không chuyên vẽ lên những bản vẽ bắt mắt, gần gũi thân thiện với các em học sinh chúng tôi cảm thấy rất tự hào về những gì mà mình đã làm được cho nhà trường, cho các em học sinh. (5 người x 3 ngày = 15 công) Bước 4. Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) được đưa vào hoạt động, phát động phong trào quyên góp và ủng hộ sách cho thư viện. Sáng thứ hai đầu tuần, sau khi chào cờ, tổng phụ trách Đội thông báo khánh thành phòng đọc mới, quán triệt một số nội dung để các em vào phòng đọc phải bảo quản giữ gìn vệ sinh chung. Để dép ở ngoài, không được để tay lên các bức vẽ, không được bôi bẩn, tẩy xóa lên tường, quy định chỗ ngồi đọc sách, góc trò chơi, góc tra cứu, góc sáng tạo, khuyến khích các em sưu tầm tranh ảnh, các bài vẽ đẹp được điểm cao, bài thi chữ viết đẹp để trưng bày lên các góc quy định trong thư viện, hướng dẫn cho các em biết chỗ ngồi đọc sách và chỗ ngồi vẽ, tra cứu, trò chơi... Tiếp tục kêu gọi các thành viên trong nhà trường ủng hộ sách cho thư viện “góp một cuốn sách để đọc được nhiều cuốn sách hay” mỗi thành viên ít nhất một cuốn/người thời gian nhận từ ngày thông báo đến ngày tổ chức ngày hội đọc sách 23 tháng 4 năm 2018. Học sinh nộp theo lớp, lớp trưởng tổng hợp nộp về thư viện. Cán bộ giáo viên nộp theo tổ khối, tổ trưởng tổng hợp nộp về thư viện. 5. Phân loại dán nhãn màu cho sách. Vì là thư viện vẫn đang hoạt động bình thường chỉ là trang trí lại phòng đọc của thư viện nên hàng ngày cán bộ thư viện vẫn mang truyện thay đổi để cho các em đọc bình thường còn phần kệ sách mới chưa bổ sung kịp mà phải sang năm học 2018 – 2019 mới có kệ mới nên thư viện tranh thủ trong ba tháng nghỉ hè phối hợp với các đoàn thể kiểm kê, phân loại dán nhãn màu từng loại, bổ sung những mảng sách còn thiếu để hoàn thành các khâu cuối cùng của thư viện thân thiện (Room To Read) trong giai đoạn 1. c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Để xây dựng được mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội Châu được các thành viên trong nhà trường quan tâm và ủng hộ hết mình thì trước hết, cán bộ thư viện phải hiểu biết và khẳng định công việc chính của mình là làm gì, làm như thế nào, phải làm sao để thu hút tất cả các thành viên trong nhà trường đều đồng tình tham gia. Trước tiên người cán bộ thư viện phải năng nổ nhiệt tình, biết cố vấn, biết tham mưu có tính thuyết phục để các thành viên trong nhà trường thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải làm để theo kịp trường bạn và theo như công văn hướng dẫn đã được tập huấn ngày 27, 28 tháng 12 năm 2017 tại trung tâm Giáo dục thường xuyên Tỉnh Đắk Lắk. Tất cả mọi người cùng chung tay góp sức mới thành công. Cán bộ thư viện phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng trình tự các bước, phân công công việc cho các thành viên ai làm gì, bộ phận nào chịu trách nhiệm mảng nào, phần kinh phí xin từ đâu, khoảng bao nhiêu phải tham mưu xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường có ý kiến chỉ đạo thì công việc sẽ có hiệu quả cao thu được kết quả tốt nhất. Các giải pháp phải gắn liền với nhau theo trình tự các bước, hợp tình, hợp lý, phù hợp với thực tế nguồn kinh phí của nhà trường thì mới thu được kết quả cao và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của tất cả các thành viên trong nhà trường. Bởi vậy các giải pháp nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau (trong quá trình thực hiện). Nếu thiếu một trong các giải pháp thì không thể xây dựng được thành công “Thư viện thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội Châu”. d ) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu * Kết quả khảo nghiệm: Cụ thể trước đây khi chưa trang trí phòng đọc theo mô hình thư viện thân thiện (Room To Read), thực sự các em chưa ý thức tự giác và tự nguyện đến thư viện, các em đến thư viện với tâm thế như bắt buộc. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN BẠN ĐỌC ĐẾN THƯ VIỆN ĐỌC SÁCH NĂM HỌC 2016 - 2017 NĂM HỌC 2017 - 2018 Học sinh 75 - 80% 90 - 100% Giáo viên 90% 100% * Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Từ sau khi mô hình phòng đọc mới được đưa vào sử dụng các em rất thích đến thư viện thậm chí có em không phải lịch đọc của lớp mình các em cũng lén vào để được đọc sách, ngồi ngắm nhìn những khung cảnh như thật đang hiện hữu có bên mình và được trải nghiệm thế giới bên ngoài... Đến nay thư viện nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ giáo viên và học sinh. Số lượt bạn đọc tại chỗ là gần 90% học sinh toàn trường. So cùng kỳ năm trước tăng trung bình số lượng bạn đọc tăng lên đáng kể lượng sách được lưu thông thường xuyên, sách được quyên góp ủng hộ cũng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Phong trào đọc sách trong nhà tr
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mo_hinh_thu_vien_than_thien_r.doc