Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy phần Địa lí tự nhiên Lớp 12 (Ban cơ bản)

Những vấn đề chung về dạy học tích hợp
a. Khái niệm dạy học tích hợp
Tích hợp (intergration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy.
b. Mục tiêu của dạy học tích hợp
Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Có thể tóm tắt 3 mục tiêu cơ bản của dạy học tích hợp:
- Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau.
- Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn.
- Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.
1. LỜI GIỚI THIỆU Dạy học tích hợp liên môn là một xu thế được các quốc gia trên thế giới và Việt Nam triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Như chúng ta đã biết, mỗi môn học trong Nhà trường phổ thông nói chung cũng như môn Địa lí nói riêng đều đóng vai trò quan trọng giúp hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Trong hệ thống các môn học đó thì Địa lí học với đặc thù vừa là khoa học tự nhiên, vừa là khoa học xã hội đã có mối quan hệ rất chặt chẽ với các khoa học khác, môn học khác. Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí với kiến thức các môn học khác làm cho hiệu quả môn học được nâng cao. Dạy học liên môn là phương pháp quan trọng để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy lôgic sẽ góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học. Cao hơn nữa, qua việc vận dụng kiến thức liên môn học sinh có thể giải quyết những vấn đề và tình huống thực tiễn một cách triệt để. Góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy Địa lí là một môn học khô khan, khó học. Đồng thời làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa các khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường, xã hội, các quy luật tự nhiên. Qua đây, đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Địa lí để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc. Trong quá trình sản xuất và đời sống, vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên bao giờ cũng được đặt ra với tất cả tính chất nghiêm trọng và hầu như không thay đổi của nó. Đặc điểm thiên nhiên nước ta như thế nào? Hiện trạng sử dụng tài nguyên, nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục hạn chế của các nguồn tài nguyên ra sao? Các em cần phải làm gì?... 1 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Địa lí tự nhiên lớp 12 (Ban cơ bản) 7.1.1.1. Những vấn đề chung về dạy học tích hợp a. Khái niệm dạy học tích hợp Tích hợp (intergration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. b. Mục tiêu của dạy học tích hợp Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Có thể tóm tắt 3 mục tiêu cơ bản của dạy học tích hợp: - Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau. - Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn. - Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. c. Các mức độ tích hợp - Tích hợp trong nội bộ môn học: tìm kiếm sự kết nối giữa các nội dung, chủ đề. - Tích hợp đa môn: một chủ đề có thể xem xét trong nhiều môn học khác nhau. - Tích hợp liên môn: phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống. - Tích hợp xuyên môn: tìm cách phát triển ở học sinh những kỹ năng xuyên môn có tính chất chung và áp dụng được ở mọi nơi. - Truyền thống (traditional): Từng môn học được giảng dạy, xem xét riêng lẻ, độc lập không có bất kì sự liên hệ, kết nối nào giống như chụp ảnh cận cảnh từng đoạn – một hướng, một cách nhìn, sự tập trung hạn hẹp vào một môn riêng rẽ. - Kết hợp/ lồng ghép (fusion): Một nội dung nào đó được kết hợp vào chương trình đã có sẵn. 3 những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp. - Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo. b. Đối với giáo viên: Dạy học theo các chủ đề liên môn góp phần giảm tải cho giáo viên trong việc dạy học môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực chuyên môn và vững vàng nghiệp vụ sư phạm. + Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi . + Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. + Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án + Môi trường "Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn. + Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. + Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn. 7.1.1.4. Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí Sử dụng kiến thức liên môn phải đáp ứng được mục tiêu môn học. Sử dụng kiến thức liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học. Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh phải góp phần phát triển năng lực tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh. 5 tìm tòi khám phá tri thức Địa lí cho học sinh qua thơ, văn, cao dao, tục ngữ... Sử dụng kiến thức Lịch sử để tạo sự liên hoàn, tái hiện các hoàn cảnh Lịch sử của một giai đoạn, một đất nước để học dễ dàng giải thích một sự vật hiên tượng nào đó Sử dụng kiến thức GDCD kết hợp với trao đổi đàm thoại giúp học sinh hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng, đồng thời làm rõ các kiến thức Địa lí qua nội dung kinh tế chính trị học, triết học. Việc sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với các phương tiện kĩ thuật để gây hứng thú học tập Địa lí cho học sinh, đồng thời để củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng của học sinh vào các tình huống cụ thể. Như vậy, kiến thức liên môn vừa có chức năng minh họa vừa có chức năng nguồn tri thức, nên trong dạy học Địa lí giáo viên cần phát huy tốt các chức năng này. Vấn đề đặt ra là khi nào sử dụng kiến thức liên môn, sử dụng vào những mục đích gì? Theo tôi, giáo viên có thể sử dụng theo 3 cách sau: Thứ nhất, sử dụng kiến thức liên môn để vào bài, gây hứng thú cho học sinh có thể qua các câu thơ, câu chuyện lịch sử: Ví dụ: Khi dạy bài 11 (Thiên nhiên phân hóa đa dạng) trong phần 1- Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc Nam. Nội dung kiến thức đề cập chủ yếu đến yếu tố khí hậu giữa phần lãnh thổ phía bắc và phần lãnh thổ phía Nam, sự khác nhau về yếu tố khí hậu kéo theo sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác giáo viên sử dụng đoạn thơ sau: “Anh ở trong này chưa thấy mùa đông Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vụ Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam Muốn gửi ra em một chút nắng vàng Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy Có tình thương tha thiết của trong này (Trích “Gửi nắng cho em” - Bùi Văn Dung) Giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau để khai thác kiến thức địa lí qua đoạn thơ. Theo em tác giả đề cập đến mùa đông phương Nam, phương Nam giới hạn từ đến đâu ở lãnh thổ nước ta? khí hậu có đặc điểm gì? Nguyên nhân, sự khác nhau về khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc, Nam. Thứ hai, sử dụng kiến thức liên môn để minh họa hoặc giảng giải nội dung bài học: Khi giáo viên dạy bài mới, đến phần nội dung kiến thức cơ bản ngoài phần nội dung của sách giáo khoa Địa lí trình bày, giáo viên nên bổ sung thêm kiến thức qua môn học khác mà học sinh đã được học. 7 Giáo viên có thể hỏi: Giải thích tại sao nên xây nhà hướng Nam, không nên xây nhà hướng Bắc? Câu thơ này có đúng với mọi địa phương trong cả nước không? - Ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp: “Mùa sướng cao, chiêm ao lấp” “Mạ chiêm thì cấy cho sâu. Mạ mùa phải gửi cành dâu mới vừa” Giáo viên yêu cầu các em giải thích dựa vào kiến thức đã học trong phần khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. 7.1.2.3. Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Địa lí 12 phần Địa lí tự nhiên (ban cơ bản) Vận dụng kiến thức các môn học khoa học tự nhiên và xã hội nhằm chuẩn hóa kiến thức địa lí, đi sâu vào bản chất vấn đề, bổ sung kiến thức cho môn Địa lí. Kiến thức các môn học rất phong phú, trong giới hạn đề tài này tôi sẽ chỉ đưa ra một số kiến thức cơ bản của các môn học này vào dạy học Địa lí như sau: a. Vận dụng kiến thức môn Toán Toán học là một môn khoa học cơ sở, là tiền đề của các môn khoa học khác. Hiện nay, lí thuyết toán học đã được tích hợp vào nhiều môn học nhằm góp phần nâng cao tính chính xác, khoa học, giúp học sinh dễ tiếp thu, tăng khả năng tư duy lôgic. Việc sử dụng toán học trong dạy học hiện nay đang trở thành xu thế phổ biến. Đối với môn Địa lí, toán được cụ thể hóa ra các bài tập, bài thực hành, qua kỹ năng tính toán, xử lý số liệu. Ví dụ: Môn học Bài học – tiết học Nội dung kiến thức, liên môn tiến hành liên môn kĩ năng cụ thể Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới - Phần câu hỏi và bài tập 2, 3, tính ẩm gió mùa toán số liệu để rút ra nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào nam. Toán học Bài 11: Thiên nhiên phân hóa - Phần câu hỏi và bài tập 1. Tính toán đa dạng số liệu để rút ra nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 9
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_vao_giang.docx
NGÂN_SKKN2019.pdf