Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu

Những năm qua, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục đã được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực. Việc số hóa các hoạt động dạy - học và quản lý trong nhà trường đã đem lại nhiều tín hiệu đáng mừng.

Sự bùng nổ của Cuộc cách mạng 4.0 đã đặt ra những yêu cầu tất yếu về xu thế tất yếu phải xây dựng nền giáo dục trong thời đại 4.0. Có thể nói, giáo dục 4.0 có sự thay đổi lớn trong mục tiêu và cách thức đào tạo, chuyển từ truyền thụ kiến thức cho số đông sang khai phóng tiềm năng, thúc đẩy sự sáng tạo, tính độc lập, chủ động trong học sinh. Bằng việc số hóa các phương thức truyền thống, nhà trường đã triển khai ứng dụng sổ liên lạc điện tử, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, giáo án điện tử, bài giảng điện tử,…

Trường THPT Nguyễn Đức Mậu đang từng bước đưa công nghệ, số hóa để thay đổi phương thức giảng dạy, làm sinh động hơn các bài giảng trên lớp. Điển hình trong giai đoạn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệch Covid-19, việc chuyển đổi số trong các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá, nhà trường đã tổ chức triển khai phương thức dạy học trực tuyến hiệu quả đã giúp nhà trường đảm bảo được tiến độ chương trình và công tác dạy - học giữa nhà trường và học sinh.

Thêm vào đó, việc số hóa sổ sách, hồ sơ cũng chứng minh được tính hiệu quả cao khi không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu chuyên môn, nâng cao chất lượng giảng dạy. Việc ứng dụng sổ điểm điện tử Vndu tại trường đang mang lại khá nhiều tiện ích, cụ thể:

  • Giúp phụ huynh được cập nhật kết quả học tập của con em nhanh chóng, kịp thời.
  • Đảm bảo sự chính xác và hạn chế tối đa tiêu cực về điểm số do mọi thao tác nhập, sửa điểm trên sổ điện tử đều được lưu vết và hiển thị.

Việc tính toán, đánh giá, xếp loại học sinh cũng nhanh chóng và tính chính xác cao. Hiệu trưởng nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra sổ điểm, sau đó mới xuất sang học bạ điện tử nên đảm bảo tính chính xác và đúng kỳ hạn.

  • Việc sử dụng học bạ điện tử giúp kết nối thông tin đầy đủ và kịp thời giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giữa nhà trường với phụ huynh và học sinh.
  • Giúp Ban giám hiệu nhà trường nắm được tình hình dạy và học kịp thời.
  • Góp phần giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên.
docx 54 trang Thu Kiều 11/09/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU
 ===  ===
 Đề tài:
VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 
 Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
 Nhóm thực hiện:
 1. CHU THỊ TRUNG THU- THPT Nguyễn Đức Mậu
 Tổ : Anh Văn
 Số điện thoại 0978310027
 2. TRẦN THỊ HUẾ - THPT Nguyễn Đức Mậu
 Tổ : Toán-Tin
 Số điện thoại : 0973548882
 3.VŨ THỊ HOÀI - THPT Nguyễn Đức Mậu
 Tổ : KHTN
 Số điện thoại : 0984685731
 Năm học: 2022 - 2023
 0 Là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm, thay vì quản lý học sinh bằng sổ 
liên lạc giấy giữa nhà trường và gia đình, ngoài sổ liên lạc điện tử, giáo viên có thể 
kết nối với toàn bộ phụ huynh trong lớp thông qua các nhóm chat facebook, zalo 
Qua đó, thông tin và tình hình học tập của học sinh được cập nhật nhanh chóng, 
kịp thời; giáo viên và phụ huynh cũng có thể tương tác bất cứ lúc nào để trao đổi 
tình hình học tập của con em.
 Với những lí do nói trên nhóm chúng tôi đã tiến hành chọn nghiên cứu đề 
tài: "Vận dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT 
Nguyễn Đức Mậu”.
 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
 Có nhiều tác giả đã nghiên cứu, đúc rút được nhiều biện pháp nhằm vận 
dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như công tác quản lý. 
Đề cập đến một vấn đề không phải hoàn toàn mới, tuy nhiên nhóm chúng tôi đã 
tìm ra những phương pháp riêng khi thực hiện vận dụng chuyển đổi số, cụ thể:
 - Xác định vai trò, tầm quan trọng của số hóa trong công tác quản lý học 
sinh của giáo viên chủ nhiệm.
 - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, lợi ích và hiệu quả của việc 
vận dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp.
 - Tạo tâm lí hứng thú cho học sinh lớp chủ nhiệm qua quá trình vận dụng 
chuyển đổi số trong các hoạt động của lớp.
 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
 - Góp phần đổi mới các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng 
lực và phẩm chất của học sinh.
 - Đề xuất một số phương pháp áp dụng công nghệ thông tin thông qua hoạt 
động nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục .
 - Thông qua các hoạt động giáo dục khơi dậy ở học sinh tính tích cực, chủ 
động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng.
 - Xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết, gắn bó, sống có trách nhiệm với
nhau
 4. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài tập trung vào vấn đề: Ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ
nhiệm lớp ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu hiện nay một cách hiệu quả nhất.
 5. Phạm vi nghiên cứu.
 Học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu, trong đó tập trung ở hai lớp chủ 
nhiệm: lớp 11A3, 11A4- lớp định hướng ban KHTN, lớp 11A5 - lớp cơ bản định 
hướng ban KHXH và một số lớp ở các trường THPT lân cận trên địa bàn huyện 
Quỳnh Lưu.
 2 B. NỘI DUNG
 I.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lí luận.
 1.1. Vị trí, vai trò của số hóa trong công tác chủ nhiệm.
 1.1.1. Vị trí, vai trò của GVCN trong việc vận dụng chuyển đổi số trong 
công tác chủ nhiệm.
 Giáo dục là một quá trình lâu dài, trong đó người làm giáo dục phải áp dụng 
nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức, giáo dục đến tác động vào từng cá nhân và tập 
thể. Muốn có một tập thể lớp vững mạnh đòi hỏi vai trò công tác chủ nhiệm lớp 
của người giáo viên. Nghĩa là GVCN phải có kế hoạch phù hợp với lớp của mình 
đảm nhiệm. Đây là vấn đề không mới nhưng lại hết sức cần thiết đối với GVCN 
lớp ở trường THPT. Mặt khác vai trò của công tác chủ nhiệm lớp góp phần quan 
trọng vào việc nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, rất cần có sự kết hợp ba 
môi trường đó là: Nhà trường, gia đình và xã hội.
 Ta thường nói rằng: “Tâm hồn học sinh là một tờ giấy trắng mà ai cũng có 
thể vẽ lên đó những nét bút cho dù là nét đẹp hay xấu”. Nói cách khác, học sinh là 
đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào. Đặc biệt trong thời 
đại bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó lại càng dễ dàng. Chính vì vậy người 
giáo viên nói chung và người GVCN ở trường THPT nói riêng phải làm chủ được 
CNTT, phải vận dụng được CNTT vào công tác giáo dục, coi CNTT là công cụ 
đóng vai trò quan trọng góp phần đào tạo thế hệ trẻ và giáo dục học sinh một cách 
toàn diện.
 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của GVCN trong việc vận dụng chuyển đổi 
số trong công tác chủ nhiệm.
 GV chủ nhiệm lớp có chức năng là lãnh đạo, tổ chức, quản lí, giáo dục tập 
thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động GD, các mối quan hệ GD của HS theo 
mục tiêu giáo dục nhân cách HS toàn diện trong tập thể phát triển và môi trường 
học tập thân thiện.
 Người GVCN thực hiện chức năng quản lí khi là đại diện cho Hiệu trưởng, 
Hội đồng nhà trường thực hiện các chủ trương, kế hoạch chung của trường, nhưng 
lại là người lãnh đạo khi phải xác định tầm nhìn cho sự phát triển của HS trong lớp 
chủ nhiệm với tư cách là người đứng đầu một tập thể lớp, đưa tập thể lớp phát triển 
thành một tập thể phát triển và thân thiện. Quan niệm trên đã phản ánh sự thống 
nhất giữa:
 - Chức năng quản lí và chức năng giáo dục,
 - Tổ chức các hoạt động GD và các quan hệ của HS theo định hướng phát 
triển toàn diện nhân cách
 - Giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân,
 4 - Thông qua nhóm Zalo do nhà trường lập, GVCN sẽ công khai báo cáo 
thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng, có thể có những đề 
xuất để nhà trường có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình giáo dục.
 - Sử dụng CNTT để lập kế hoạch năm học dựa trên kế hoạch, nhiệm vụ giáo 
dục, dạy học chung của nhà trường.
 - Thông qua nhóm Zalo tìm hiểu các thông tin, phân loại học sinh lớp chủ 
nhiệm (hoàn cảnh gia đình, đặc điểm HS về các mặt học lực, đạo đức, sức khỏe
dự báo và diễn biến trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh), trong đó 
đặc biệt quan tâm đến học sinh là con gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt 
khó....
 - Thông qua nhóm Zalo GVCN sẽ xây dựng một đội ngũ cán bộ tự quản, 
thông qua đội ngũ tự quản để nắm bắt các thông tin chính xác, kịp thời, qua đó 
xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm hiệu quả.
 - Thông qua chuyển đổi số, với khả năng của mình, GVCN lấy thêm các 
tư liệu từ các trang mạng chính thống để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội 
dung, hoạt động giáo dục toàn diện (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo 
chương trình, hoạt động sinh hoạt dưới cờ, giờ sinh hoạt lớp, hoạt động tư vấn 
trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề)
 - Thông qua trang Vnedu để thực hiện đánh giá kết quả giáo dục và học tập 
của HS lớp chủ nhiệm trong suốt quá trình cũng như khi sơ kết, tổng kết năm học. 
Thông qua sổ liên lạc điển tử để phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình học tập của 
học sinh, từ đó có liên lạc, trao đổi định hướng cho phù hợp.
 1.2.1. Nhiệm vụ và quyền của học sinh THPT trong chuyển đổi số trong 
giáo dục.
 1.2.1.1. Nhiệm vụ của học sinh THPT trong chuyển đổi số.
 Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục 
của nhà trường. Tuy nhiên trong chuyển đổi số, yêu cầu học sinh luôn phải:
 - Rèn luyện bản thân, luôn chuẩn bị cho bản thân trách nhiệm cũng như kĩ 
năng số hóa để thực hiện các nhiệm vụ được được giao trong quá trình học tập.
 - Biết cách sử dụng smartphone với các chức năng như quay phim, chụp
ảnh.
 - Biết sử dụng các chức năng cơ bản của máy tính, một số phần mềm đơn
giản như Powerpoint, biết tìm kiếm tư liệu trên Internet cũng như sử dụng các 
phần mềm chỉnh sửa, biên tập video. Học sinh có thể sử dụng máy tính cá nhân 
hoặc máy tính của phòng máy nhà trường trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.
 - Biết lập và sử dụng các trang mạng xã hội để tăng tương tác cho các sản 
phẩm. Cụ thể, mỗi lớp mở một group chat trên Message và một địa chỉ mail để trao
 6 tạo không gian học tập truyền thống qua việc mua hoặc thuê mướn các mặt bằng 
cho cơ sở giáo dục đào tạo. Học sinh, bằng việc linh động thời gian học tập, không 
gian học tập của bản thân nên cũng giảm chi phí di chuyển đến các cơ sở đào tạo.
 Việc lựa chọn các khóa học trực tuyến phù hợp với điều kiện kinh tế của bản 
thân cũng là cách thức học sinh có thể giảm chi phí học tập. Từ đó có thể gia tăng 
cơ hội học tập cho học sinh. Ngoài ra với việc lưu trữ thông tin trên môi trường 
internet sẽ giúp học sinh giảm thiểu chi phí cho việc mua sắm các học liệu cần 
thiết.
 1.2.1.3. Hành vi không được làm ở học sinh THPT trong chuyển đổi số.
 - Học sinh không sử dụng điện thoại và các phần mềm ứng dụng khác để 
xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên 
của nhà trường, người khác và học sinh khác.
 - Không sử dụng CNTT, máy điện thoại thông minh để gian lận trong học 
tập, kiểm tra.
 - Không sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên 
lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
 - Không tuân thủ các quy định về an ninh hệ thống CNTT của Nhà nước, 
của Ngành và của đơn vị.
 - Truy cập, cung cấp, phát tán thông tin bất hợp pháp.
 - Tiết lộ kiến trúc hệ thống, thuật toán của hệ thống an ninh CNTT.
 - Sửa đổi trái phép kiến trúc, cơ chế hoạt động của hệ thống CNTT.
 - Sử dụng các trang thiết bị CNTT của đơn vị phục vụ cho mục đích cá
nhân.
 - Các hành vi khác làm cản trở, phá hoại hoạt động của hệ thống CNTT.
 - Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy
định của pháp luật.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Tình hình vận dụng chuyển đổi số ở trường THPT Nguyễn Đức
Mậu.
 Những năm trước đây, khi internet, điện thoại còn hạn chế, sổ liên lạc giấy
cùng với buổi họp cuối kỳ dường như là phương thức giao tiếp duy nhất giữa cha 
mẹ học sinh và giáo viên. Song với hình thức này, phải mất cả tháng thậm chí là 
vài tháng, phụ huynh mới có thể nắm được tình hình học tập, rèn luyện của con em 
mình.
 Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của khoa học, sự bùng nổ thông 
tin toàn cầu, cách liên lạc đã có sự chuyển biến lớn.
 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_chuyen_doi_so_vao_cong_tac_ch.docx
  • pdfCHU THỊ TRUNG THU - TRẦN THỊ HUẾ - VŨ THỊ HOÀI - THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU - CHỦ NHIỆM.pdf