SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh thông qua các hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh tại trường THPT Đặng Thai Mai

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh thông qua các hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh tại trường THPT Đặng Thai Mai

Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Trong xã hội hiện đại ngày nay tiếng Anh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối liên kết cộng đồng, liên kết các mối quan hệ xã hội, hợp tác làm ăn, Theo kết quả khảo sát và ghi nhận, hiện nay tiếng Anh có mặt ở khắp mọi nơi, trong cuộc sống hàng ngày từ việc giao tiếp đến những cơ hội trong học tập, làm việc, mở rộng các mối quan hệ để hợp tác kinh doanh Hơn nữa, Việt Nam đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hóa. Vì vậy, đối với học sinh những thế hệ tương lai của đất nước, việc học và sử dụng thành thạo tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đưa môn tiếng Anh trở thành môn thi bắt buộc dùng để xét tuyển tốt nghiệp THPT và là một môn trong tổ hợp 3 môn khối D khi xét tuyển Đại học của kỳ thi THPT Quốc gia. Hiện nay, tiếng Anh được coi là một trong những môn học trọng tâm trong chương trình giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên, chất lượng học môn Tiếng Anh của học sinh tại trường THPT Đặng Thai Mai từ trước tới nay còn rất thấp. Là môn học có kết quả thi kém nhất so với các môn học khác trong tất cả các kỳ thi ở các quy mô lớn nhỏ. Đáng buồn hơn, so với các trường bạn trong huyện thì kết quả thi bộ môn Tiếng Anh tại trường luôn xếp ở tốp cuối cùng. Nhiều học sinh không nắm được các kiến thức ngữ pháp cơ bản. Các kỹ năng như: nghe, nói, viết của học sinh còn rất kém. Các em ngại nói ngại phát biểu vì còn rụt rè, sợ sai, sợ các bạn cười. Chất lượng học môn tiếng Anh của học sinh còn thấp như vậy, phần vì năng lực học sinh (do chất lượng đầu vào của học sinh thấp) phần vì phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, phần vì các em chưa có môi trường phát huy năng lực ngôn ngữ và sân chơi phù hợp với đặc thù môn học. Do đó việc nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh của nhà trường là rất cần thiết và vô cùng cấp bách.

 

doc 19 trang thuychi01 37441
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh thông qua các hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh tại trường THPT Đặng Thai Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC MÔN TIẾNG ANH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG 
THPT ĐẶNG THAI MAI
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: HĐNGLL
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Trong xã hội hiện đại ngày nay tiếng Anh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối liên kết cộng đồng, liên kết các mối quan hệ xã hội, hợp tác làm ăn,Theo kết quả khảo sát và ghi nhận, hiện nay tiếng Anh có mặt ở khắp mọi nơi, trong cuộc sống hàng ngày từ việc giao tiếp đến những cơ hội trong học tập, làm việc, mở rộng các mối quan hệ để hợp tác kinh doanhHơn nữa, Việt Nam đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hóa. Vì vậy, đối với học sinh những thế hệ tương lai của đất nước, việc học và sử dụng thành thạo tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đưa môn tiếng Anh trở thành môn thi bắt buộc dùng để xét tuyển tốt nghiệp THPT và là một môn trong tổ hợp 3 môn khối D khi xét tuyển Đại học của kỳ thi THPT Quốc gia. Hiện nay, tiếng Anh được coi là một trong những môn học trọng tâm trong chương trình giáo dục phổ thông. 
Tuy nhiên, chất lượng học môn Tiếng Anh của học sinh tại trường THPT Đặng Thai Mai từ trước tới nay còn rất thấp. Là môn học có kết quả thi kém nhất so với các môn học khác trong tất cả các kỳ thi ở các quy mô lớn nhỏ. Đáng buồn hơn, so với các trường bạn trong huyện thì kết quả thi bộ môn Tiếng Anh tại trường luôn xếp ở tốp cuối cùng. Nhiều học sinh không nắm được các kiến thức ngữ pháp cơ bản. Các kỹ năng như: nghe, nói, viết của học sinh còn rất kém. Các em ngại nói ngại phát biểu vì còn rụt rè, sợ sai, sợ các bạn cười. Chất lượng học môn tiếng Anh của học sinh còn thấp như vậy, phần vì năng lực học sinh (do chất lượng đầu vào của học sinh thấp) phần vì phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, phần vì các em chưa có môi trường phát huy năng lực ngôn ngữ và sân chơi phù hợp với đặc thù môn học. Do đó việc nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh của nhà trường là rất cần thiết và vô cùng cấp bách.
Trên thực tế đã có rất nhiều các tài liệu, phần mềm, diễn đàn, video bài giảng... trên mạng Internet giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh. Nhưng do hầu hết các em chưa có ý thức tự học, tự tìm hiểu. Đặc biệt các tài liệu, hình thức học trên mạng là rất đa dạng, phụ thuộc nhiều vào phong cách tác giả. Do vậy, các em không biết bắt đầu học từ đâu, chọn kiến thức nào để học và học như thế nào cho hiệu quả? 
 Với mong muốn giúp học sinh được trau dồi kiến thức, thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Anh. Đồng thời tạo môi trường học tập, rèn luyện khả năng thực hành tiếng Anh hiệu quả cho học sinh. Từ đó kích thích các em có sự đam mê môn học, có ý thức tự học, tự tìm hiểu. Tôi đã rất trăn trở, làm thế nào để tạo ra môi trường học tập phù hợp với đặc thù môn học. Vì vậy, tôi đã đề xuất với BGH thành lập Câu lạc bộ Tiếng Anh của nhà trường và được sự ủng hộ nhiệt tình của BGH, giáo viên, học sinh. Với vai trò là một giáo viên tiếng Anh và chủ nhiệm câu lạc bộ tiếng Anh, tôi ý thức được nhiệm vụ quan trọng của mình trong các hoạt động của câu lạc bộ. Tuy câu lạc bộ mới được thành lập nhưng tôi đã vô cùng trăn trở, nghiên cứu, học hỏi cùng với sự hỗ trợ của đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp khác nhau nhằm tạo hiệu quả trong các hoạt động của câu lạc bộ. Từ đó thu hút nhiều học sinh tham gia câu lạc bộ, đồng thời nâng cao chất lượng học môn tiếng Anh của học sinh trong câu lạc bộ nói riêng và tạo ra hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ học sinh trong nhà trường nói chung.
Từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm: "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh thông qua các hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh tại trường THPT Đặng Thai Mai" 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với mục đích xây dựng môi trường ngôn ngữ nhằm giúp học sinh luyện tập thực hành kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và hào hứng. Tạo cơ hội trải nghiệm sáng tạo, nâng cao sự hứng thú cho học sinh, khuyến khích khả năng tự học. Tạo nơi giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh cho những đối tượng yêu thích, muốn rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp. Giảm bớt căng thẳng sau những giờ học tập của các thành viên câu lạc bộ. Tạo dựng một sân chơi lành mạnh, sôi nổi và bổ ích, nâng cao sử dụng tiếng Anh trong thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm có đối tượng nghiên cứu là các giải pháp hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh tại trường Đặng Thai Mai.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để trình bày sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã phối kết hợp nhiều phương pháp như: Nghiên cứu tài liệu, quan sát, điều tra cơ bản, thực nghiệm so sánh, phân tích kết quả thực nghiệm phù hợp với bộ môn tiếng Anh
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Nghị quyết hội nghị Trung ương VIII khóa XI đề ra mục tiêu: “Đối với giáo dục phổ thông tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng truyền thống đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo và tự học, khuyến khích học tập suốt đời, hoàn thành đào tạo giáo dục phổ thông giai đoạn sau 2015”.[1]
Ngày 8.12.2018 bộ GD và ĐT tổ chức tọa đàm về "Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh trong hệ thống giáo dục." Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh, việc khơi dậy một môi trường mọi người đều thích học tiếng Anh là rất quan trọng.[2]
Môn Tiếng Anh, cũng như mọi môn học khác, căn cứ vào mục tiêu trên để xác định ra nhiệm vụ cụ thể của môn học, tổ chức hoạt động đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước đề ra.
Từ những cơ sở trên, tôi thiết nghĩ việc thành lập và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường THPT Đặng Thai Mai là hết sức cần thiết. Là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học, đồng thời là hoạt động thiết thực giúp học sinh rèn luyện khả năng giáo tiếp bằng tiếng Anh, vui chơi, giải trí lành mạnh, phát triển kỹ năng sống. Và ý tưởng chơi để học, học trong chơi ở câu lạc bộ đã hình thành.
Nếu thực hiện tốt các giải pháp hoạt động của câu lạc bộ Tiếng Anh thì chất lượng học môn Tiếng Anh của học sinh câu lạc bộ sẽ được nâng cao. 
2.2. Thực trạng
2.2.1. Giới thiệu khái quát về trường
Trường THPT Đặng Thai Mai được thành lập ngày: 20/08/2001, theo quyết định số: 2109/QĐ-UB của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá. Trường nằm ngay trên đường quốc lộ 1A, thuộc km 12 từ thành phố Thanh Hóa xuống phía Nam, thuộc địa bàn xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nơi đa số phụ huynh học sinh làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Các em học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính ở nhà. Ban đầu trường hoạt động theo mô hình trường bán công, chất lượng đầu vào của học sinh thấp, chủ yếu là học sinh trung bình, yếu. Mặc dù ngày 31 tháng 5 năm 2010 chủ tịch tỉnh Thanh hóa có quyết định chuyển đổi trường THPT Đặng Thai Mai sang hình thức công lập nhưng chất lượng đầu vào của học sinh vẫn còn thấp so với các trường trong huyện.
Trường hiện có 27 lớp, đã trang bị 6 loa pluetooth phục vụ cho học bộ môn tiếng Anh, nhà trường chưa có phòng học tiếng Anh chuyên biệt. Cơ sở vật chất chưa đầy đủ cho việc học môn Tiếng Anh của nhà trường.
Phần lớn học sinh nhà trường là con em nông thôn, điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, bố mẹ chỉ lo đi làm ăn phó mặc con em mình cho nhà trường dạy dỗ điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
2.2.2 Thực trạng trước khi nghiên cứu
Môn Tiếng anh là môn học khó, yêu cầu học sinh phải chăm chỉ và có năng khiếu về ngôn ngữ nên đa số học sinh có tâm lý ngại học. Nhiều em còn rụt rè, không mạnh dạn, sợ sai và thụ động khi nói tiếng Anh trước thầy cô, các bạn. Hơn nữa, phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mực tới môn học nên việc nâng cao chất lượng môn học vô cùng khó khăn.
Thực trạng chất lượng học bộ môn tiếng Anh trong các năm vừa qua của đại đa số học sinh trường THPT Đặng Thai Mai còn rất kém. Mặc dù các em đã học bốn năm tiếng Anh ở cấp THCS nhưng khi vào lớp 10 nhiều em không biết viết và nói một từ tiếng Anh, hay không biết phân biệt các từ loại: danh từ, động từ, tính từ. Theo khảo sát thực tế tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên của môn tiếng Anh ở trường THPT Đặng Thai Mai chỉ dưới 55% trung bình các cuộc thi như: tuyển sinh vào lớp 10, khảo sát chất lượng giữa kì, cuối kì, THPT Quốc gia,... Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh với bạn bè, thầy cô còn yếu. Phần lớn các em còn ngại nói, ngại giao tiếp do tâm lý sợ sai, sợ bạn bè cười. 
Sau khi thành lập câu lạc bộ, với số lượng 112 thành viên ở cả ba khối 10, 11 và 12. Với sự trợ giúp của các giáo viên trong tổ bộ môn Tiếng Anh, tôi đã tiến hành làm một bài kiểm tra khảo sát đối với các thành viên của câu lạc bộ ở các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Và kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát chất lượng môn tiếng Anh học sinh câu lạc bộ đầu năm học 2018 - 2019 (112 thành viên)
Xếp loại
Nghe
Nói
Đọc
Viết
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
Giỏi
7
6,25
5
4,46
11
9,82
9
8,04
Khá
18
16,07
16
14,29
20
17,86
18
16,07
TB
37
33,03
33
29,46
41
36,61
38
33,93
Yếu
50
44,65
58
51,79
40
35,71
47
41,96
Qua bảng trên, ta thấy học sinh trung bình, khá, giỏi chiếm tỷ lệ thấp ở cả 4 kỹ năng. Còn học sinh yếu còn chiếm tỷ lệ rất cao từ khoảng 35% đến 52% ở cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
2.3. Những giải pháp trong hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh tại trường THPT Đặng Thai Mai
Qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa và việc tìm tòi, học hỏi hoạt động của các Trung tâm Anh ngữ tôi nhận thấy nhiệm vụ quan trọng của mình là “phải” xây dựng được một sân chơi tiếng Anh lành mạnh, bổ ích để các em có cơ hội phát triển khả năng của mình, được tham gia vào những hoạt động tích cực, được chủ động, được sáng tạo. 
2.3.1. Tích cực tham gia các cuộc thi tiếng Anh trực tuyến trên Internet 
	Tôi luôn khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi trực tuyến trên mạng Internet một cách tự nguyện với mong muốn giúp cho học sinh tự tin, chủ động và sáng tạo hơn trong việc học tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng học bộ môn tiếng Anh tại trường THPT Đặng Thai Mai, đồng thời tạo sân chơi hữu ích cho học sinh tự luyện tiếng Anh và tiếp cận với Internet như một phương thức học tập mới, hiệu quả. 
Với vai trò là chủ nhiệm câu lạc bộ tiếng Anh, tôi thường xuyên lên mạng tìm hiểu các cuộc thi tiếng Anh trực tuyến. Sau khi tìm hiểu các cuộc thi đó, tôi xem xét và lựa chọn những cuộc thi phù hợp với năng lực học sinh trường tôi như cuộc thi: Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc; Cuộc thi kiến thức Toán, Khoa học, Xã hội bằng tiếng Anh. 
Để tham gia mỗi cuộc thi, tôi đã hướng dẫn chi tiết bằng văn bản các thao tác tạo tài khoản dự thi, thao tác tham gia cuộc thi trực tuyến và yêu cầu học sinh tham gia dự thi mỗi em phải tự đăng ký một tài khoản dự thi với thông tin chính xác để dự thi theo từng tuần. Các em có thể thi trên máy tính tại trường hoặc máy tính gia đình, điện thoại thông minh ở nhà.
Để theo dõi việc tham gia cuộc thi của học sinh có thường xuyên hay không, tôi phân công một nhóm học sinh trong câu lạc bộ có nhiệm vụ kiểm tra và báo cáo tình hình tham gia thi của các bạn theo từng tuần. Dựa trên kết quả báo cáo theo từng tuần đó, tôi sẽ có phần thưởng (phần thưởng được lấy từ quỹ hoạt động của câu lạc bộ) cho một bạn có thành tích cao nhất trường (số điểm cao nhất, thời gian trả lời câu hỏi ngắn nhất) theo từng tuần của cuộc thi. Đối với các bạn được khen thưởng tôi sẽ kiểm tra lại kết quả có chính xác không để đảm bảo tính công bằng. 
Sau mỗi cuộc thi, câu lạc bộ sẽ tổng kết những việc đã làm được, chưa làm được. Tìm ra nguyên nhân chưa làm được từ đó đưa ra giải pháp thực hiện cho cuộc thi sau được hiệu quả hơn.
Đầu tháng 9 năm học 2018-2019, tôi phối hợp cùng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trường THPT Đặng Thai Mai phát động cho học sinh tham gia cuộc thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ 2 năm 2018. Cuộc thi được các thành viên câu lạc bộ tiếng Anh, học sinh nhà trường hào hứng tham gia.
Hình ảnh học sinh tham gia cuộc thi Olympic Tiếng Anh
ở phòng thực hành Tin học
Hình thức các cuộc thi trực tuyến đều dưới dạng trắc nghiệm có giới hạn thời gian. Qua cuộc thi các em đã được tiếp cận với nhiều dạng bài tập khác nhau, nội dung câu hỏi phong phú. Qua đó, học sinh đánh giá được toàn diện, chính xác năng lực bản thân trên cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đồng thời, thông qua các cuộc thi, bản thân tôi có cơ hội nhìn nhận lại, đánh giá lại kết quả giảng dạy của mình để rút ra kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh cho học sinh trong nhà trường. 
2.3.2. Liên tục thay đổi, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của câu lạc bộ nhằm tránh sự nhàm chán. 
Để tạo nhiều hứng thú cho học sinh tham gia câu lạc bộ, giúp học sinh nhận thức rằng câu lạc bộ tiếng Anh thực sự là nơi lý tưởng nhất cho việc trau dồi kiến thức bộ môn, chia sẽ nhưng kinh nghiệm trong việc học tiếng Anh, rèn luyện kỹ năng nghe, nói và tham gia các hoạt động văn thể bổ ích khác. Với vai trò là chủ nhiệm câu lạc bộ, ngoài việc củng cố và duy trì cơ cấu tổ chức thì cần thiết phải có những cải tiến và đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động của câu lạc bộ.
Nội dung và hình thức hoạt động của câu lạc bộ được tôi thay đổi và làm mới liên tục như: diễn kịch, chơi trò chơi, viết thư, viết thiệp chúc mừng nhân các ngày lễ lớn, các cuộc hội thoại nhóm, và thảo luận bài tập theo khối không chỉ đơn thuần là các chương trình vui chơi giải trí...Sự đa dạng về nội dung, hình thức hoạt động của câu lạc bộ tạo tâm lý mới mẻ, tránh sự nhàm chán, những mô thức học ngoại ngữ theo sách vở không còn nữa. Tham gia các hoạt động này, các em có cơ hội để nâng cao cả bốn kỹ năng trong việc học tiếng Anh (nghe, nói, đọc và viết). Môi trường vừa học, vừa chơi này tạo điều kiện để các em giao lưu, kết bạn và học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đây cũng là sân chơi lành mạnh giúp các em tận dụng tối đa vốn tiếng Anh của mình trong giao tiếp. Nhận thức được tầm quan trọng, tôi cùng các giáo viên trong tổ luôn chú trọng, đề cao cải tiến, đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động của câu lạc bộ trong tất cả các khâu, từ khâu chuẩn bị, biểu diễn cho đến khâu tổng kết.
	Trong năm vừa qua, câu lạc bộ đã tổ chức được nhiều các hoạt động như: diễn được vở kịch " Thầy bói xem voi "bằng tiếng Anh, cuộc thi "Nhanh như chớp" nhân dịp lễ Giáng Sinh, cuộc thi viết thư gửi điều ước tới ông già Nô-en, cuộc thi hùng biện làm thế nào để bảo vệ môi trường nơi bạn đang theo học, cuộc thi làm thiệp chúc mừng gửi tới thầy cô, bạn bè, bố mẹ nhân những dịp đặc biệt như ngày 20/10, 25/12, New Year, 8/3...
	* Đối với hoạt động diễn kịch "Thầy bói xem voi" bằng tiếng Anh nhân dịp chào mừng ngày 20/11/2018.
	- Công tác chuẩn bị:
	+ Tôi phân nhiệm vụ cho từng học sinh. Mỗi học sinh sẽ làm một trong các nhiệm vụ như: viết kịch bản, tìm nhân vật phù hợp để đóng các vai, thuê trang phục phù hợp, làm đạo cụ cho vở kịch, trang trí sân khấu....
	+ Tôi lên lịch tập cụ thể cho từng tuần và thường xuyên đôn đốc kiểm tra các em, chỉnh sửa phát âm, ngữ điệu trong mỗi lời hội thoại.
	+ Trước khi biểu diễn, tôi đã mời tổ chuyên môn tham gia buổi tổng duyệt và nhận được những lời góp ý phù hợp giúp cho vở kịch hoàn thiện hơn. 
	- Buổi biểu diễn: 
	+ Trong lúc các em biểu diễn, tôi luôn tập trung chú ý tới biểu cảm, đặc biệt là cách phát âm, ngữ điệu lên xuống trong mỗi câu hội thoại để chỉ ra cho các em thấy được ưu điểm để các em phát huy và hạn chế để các em khắc phục.
	- Công tác tổng kết
	+ Tôi luôn đề cao công tác tổng kết. Sau buổi biễu diễn một hôm, tôi tập hợp các thành viên câu lạc bộ để nhận xét, góp ý những việc các em đã làm được và chưa làm được của từng em. Chỉ ra nguyên nhân tại sao các em vẫn phát âm sai và cách khắc phục những từ đã sai bằng cách về nhà nghe và đọc lại cho đúng thông qua từ điển Cambrige trên Internet.
Hình ảnh công tác chuẩn bị vở kịch "Thầy bói xem voi"
Thông qua hoạt động này, các em đã biết cách làm việc theo nhóm, tăng thêm vốn từ mới, biết cách sử dụng các mẫu câu khi miêu tả sự vật, sự việc nào đó. Ngoài ra các em còn được rèn luyện kỹ năng nghe nói qua các lời hội thoại của mỗi nhân vật. Việc hóa thân vào các nhân vật để diễn xuất bằng ngôn ngữ tiếng Anh nhằm khuyến khích các em thỏa sức thể hiện năng khiếu riêng của mình. Hoạt động này thật sự là mới mẻ, tạo hứng thú cho các em học tập môn tiếng Anh.
* Đối với cuộc thi "Nhanh như chớp" nhân dịp lễ Giáng Sinh.
	Tương tự cũng giống như vở kịch thầy bói xem voi tôi luôn đề cao và chú trọng tới công tác chuẩn bị cho cuộc thi để cuộc thi diễn ra thành công và hiệu quả.
- Công tác chuẩn bị:
+ Tôi đã chọn 12 thành viên xuất sắc và chia thành bốn nhóm lên tham gia cuộc thi.
+ Tôi và đồng nghiệp cùng tổ chuyên môn đã thiết kế 20 hình ảnh liên quan đến chủ đề Giáng Sinh.
+ Tôi phổ biến thể lệ của cuộc thi. Nhiệm vụ của mỗi đội là quan sát hình đoán nghĩa ( 20 hình). Đội nào trả lời nhanh và chính xác sẽ được cộng 5 điểm. Đội nào trả lời sai sẽ bị trừ 2 điểm và nhường quyền trả lời cho đội khác. Phần thưởng sẽ dành cho đội về nhất, về nhì và về ba.
ENGLISH CLUB’S ACTIVITY
Một số hình ảnh trong cuộc thi "Nhanh như chớp"
Với những câu đố nhanh với nhiều hình ảnh gần gũi, hấp dẫn và ý nghĩa, các em sẽ liên hệ với sự hiểu biết của bản thân để trả lời bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Hoạt động này không chỉ có ích cho các em ở khía cạnh tiếng Anh, mà còn rèn luyện IQ, khả năng tư duy.
* Thường xuyên khích lệ các em viết những lời chúc hay bằng tiếng Anh lên thiệp tự làm gửi cho bạn bè, người thân nhân dịp các ngày lễ như Tết, Giáng sinh, Ngày nhà giáo Việt Nam, Ngày của Mẹ cũng như Ngày của Cha... Các em sẽ tự tay mình thiết kế và viết những thông điệp yêu thương để gửi tặng ông bà, ba mẹ, thầy cô cũng như bạn bè. Hoạt động này giúp tăng cường khả năng viết tiếng Anh của các em. Khi viết, các em được yêu cầu sử dụng vốn từ vựng phong phú, phù hợp cũng như các cấu trúc ngữ pháp chính xác.
Hình ảnh một số thiệp chúc mừng của học sinh
* Thiết kế các bài hội thoại theo nhóm với nhiều chủ đề khác nhau. Đây là một hoạt động có sự đòi hỏi các em phải làm việc theo nhóm một cách nghiêm túc. Tìm hiểu nội dung đoạn hội thoại theo chủ đề thông qua các clip trên Youtobe hoặc qua các trang web liên quan đến tiếng Anh.
Tự các em phải hình thành cho mình được các kỹ năng đặt câu hỏi với bạn và cách trả lời các câu hỏi mà bạn muốn biết. Nhiệm vụ này làm tăng tính đoàn kết của các thành viên trong câu lạc bộ, các em sẽ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, không ngại sai, không sợ xấu hổ.
Hình ảnh học sinh hội thoại theo nhóm
* Bên cạnh các hoạt động vui chơi giải trí, tôi đã tiến hành kết hợp hoạt động thi làm bài tập theo nhóm. Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đối với môn tiếng Anh trong chương trình THPT.
Hình ảnh học sinh cùng nhau thảo luận bài tập
* Để tránh sự nhàm chán, tẻ nhạt trong các hoạt động của câu lạc bộ. Tôi cùng sự hỗ trợ của tổ nhóm chuyên môn tăng cường kiểm tra, đánh giá việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh theo hình thức chia theo khối học. Tôi cho các em cập nhật từ vựng theo các chủ đề được học trong sách giáo khoa phù hợp với năng lực của học sinh theo từng khối. Như đối với khối 10 cho các em sưu tầm các từ vựng liên quan đến chủ đề: Các môn thể thao, bảo vệ môi trường, động vật, di tích lịch sử,... 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_hoc_mon_tieng.doc