SKKN Sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

SKKN Sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

 Ở nước ta, trong quá trình cải cách giáo dục – đào tạo, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục – đào tạo đã thay đổi nhiều lần cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Tuy nhiên, những thay đổi về phương pháp còn quá ít, quá chậm. Phương pháp đang được sử dụng phổ biến trong các trường học chủ yếu là thuyết giảng có tính chất áp đặt của thầy, coi nhẹ hoạt động tích cực, chủ động của trò.

Đối với môn lịch sử, thực tế cho thấy rằng những năm gần đây, việc dạy lịch sử ở trường phổ thông đã có những bước tiến đáng kể về nhận thức, nội dung, phương pháp dạy học. Song vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. Kết quả các kì thi vào Đại học khối C những năm gần đây đã làm cho dư luận xôn xao và một số người đi đến kết luận là chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay quá kém.Minh chứng gần đây nhất là cuộc phỏng vấn của phóng viên chuyên mục chuyển động 24h đối với 40 em học sinh độ tuổi từ 9 đến 15 tuổi tại thủ đô Hà Nội về cùng một câu hỏi: vua Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối liên hệ như thế nào? Kết quả thu được là 37/40 học sinh cho rằng đó là hai nhân vật khác nhau, cụ thể là: hai cha con, hai anh em họ, là bạn chiến đấu, hay Quang Trung là Trần Quốc Tuấn, Quang Trung là Nguyễn Du.3 học sinh còn lại dù biết đó là cùng một người nhưng lại có cách giải thích hoàn toàn sai lệch. Những câu trả lời trên khiến cho các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường không khỏi giật mình tự hỏi con em mình đang học lịch sử như thế nào? Và một lần nữa câu trả lời của các em lại khiến cho nhiều người phải xót xa cụ thể: khi lên lớp học sinh học sinh được nghe giáo viên giảng và đọc cho chép, khi kiểm tra thì hoặc là chia bài ra học rồi nhìn bài của nhau, hoặc là tự bịa ra hoặc là dở tài liệu chép. Trong số các ý kiến của các em tôi đặc biệt lưu tâm đến ý kiến cho rằng “ việc học lịch sử ở trường phổ thông là không cần thiết vì giáo viên khi lên lớp cũng chỉ giảng lại trong sách giáo khoa một cách khô khan, các em có thể tự tìm hiểu những kiến thức đó qua mạng internet sẽ dễ hiểu hơn và chủ động hơn trong việc học”

 

doc 15 trang thuychi01 21044
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu:
1.1. .Lí do chọn đề tài
 Ở nước ta, trong quá trình cải cách giáo dục – đào tạo, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục – đào tạo đã thay đổi nhiều lần cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Tuy nhiên, những thay đổi về phương pháp còn quá ít, quá chậm. Phương pháp đang được sử dụng phổ biến trong các trường học chủ yếu là thuyết giảng có tính chất áp đặt của thầy, coi nhẹ hoạt động tích cực, chủ động của trò.
Đối với môn lịch sử, thực tế cho thấy rằng những năm gần đây, việc dạy lịch sử ở trường phổ thông đã có những bước tiến đáng kể về nhận thức, nội dung, phương pháp dạy học. Song vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. Kết quả các kì thi vào Đại học khối C những năm gần đây đã làm cho dư luận xôn xao và một số người đi đến kết luận là chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay quá kém.Minh chứng gần đây nhất là cuộc phỏng vấn của phóng viên chuyên mục chuyển động 24h đối với 40 em học sinh độ tuổi từ 9 đến 15 tuổi tại thủ đô Hà Nội về cùng một câu hỏi: vua Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối liên hệ như thế nào? Kết quả thu được là 37/40 học sinh cho rằng đó là hai nhân vật khác nhau, cụ thể là: hai cha con, hai anh em họ, là bạn chiến đấu, hay Quang Trung là Trần Quốc Tuấn, Quang Trung là Nguyễn Du....3 học sinh còn lại dù biết đó là cùng một người nhưng lại có cách giải thích hoàn toàn sai lệch. Những câu trả lời trên khiến cho các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường không khỏi giật mình tự hỏi con em mình đang học lịch sử như thế nào? Và một lần nữa câu trả lời của các em lại khiến cho nhiều người phải xót xa cụ thể: khi lên lớp học sinh học sinh được nghe giáo viên giảng và đọc cho chép, khi kiểm tra thì hoặc là chia bài ra học rồi nhìn bài của nhau, hoặc là tự bịa ra hoặc là dở tài liệu chép.... Trong số các ý kiến của các em tôi đặc biệt lưu tâm đến ý kiến cho rằng “ việc học lịch sử ở trường phổ thông là không cần thiết vì giáo viên khi lên lớp cũng chỉ giảng lại trong sách giáo khoa một cách khô khan, các em có thể tự tìm hiểu những kiến thức đó qua mạng internet sẽ dễ hiểu hơn và chủ động hơn trong việc học”
 Sở dĩ có kết quả như vậy là có nhiều nguyên nhân. Chúng ta điều biết rằng, “số lượng học sinh thi vào các trường khối C hiện nay rất ít (khoảng 15-20%), song chỉ khoảng ½ trong số đó thực sự có khả năng và hứng thú với các môn khoa học xã hội. Còn lại đa số các em học kém toàn diện, không thể thi được các khối A B D đành thi vào khố C. Chính vì vậy mới có nhiều điểm 0 và những sai xót khó hiểuRõ ràng kết quả đó không phản ảnh đúng chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Nhưng dù sao nó đã chỉ cho các nhà quản lí giáo dục và giáo dục lịch sử thấy rằng hiệu quả dạy học bộ môn ở các trường phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra” 
Nguyên nhân của tình trạng chậm đổi mới phương pháp dạy học lịch sử có nhiều nhưng chủ yếu do những nguyên nhân cơ bản sau:
- Trước hết, là do quan niệm chưa đúng về bộ môn.
- Thứ hai, những tác động tích cực của cơ chế thị trường cũng làm cho chất lượng dạy môn lịch sử chưa tốt.
- Thứ ba, việc đào tạo giáo viên lịch sử cho các trường phổ thông trung học hiện nay có tác động không nhỏ tới chất lượng dạy học bộ môn. Giáo viên lịch sử THPT hiện nay được đào tạo từ nhiều nguồn nhưng không được kiểm tra, đánh giá kỉ lưỡng nên chất lượng giáo viên không đều. 
-Thứ tư, hiện tượng bảo thủ, lạc hậu về phương pháp dạy học cũng làm cho hiệu quả dạy học bộ môn chưa cao.
 Sự phát triển của xã hội cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đòi hỏi con người có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng... Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn điện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và cá nhân, từ học chế đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương thức, cách thức giáo dục thích hợp hơn. Tuy nhiên, để tìm được những cách thức đào tạo phù hợp, cần phải làm sáng tỏ bản chất việc học mới có thể tìm tòi được những cách dạy phù hợp, có hiệu quả nhất. Tình hình nói trên về phương pháp dạy học học lịch sử rõ ràng là không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển giáo dục. Tuy nhiên, để góp phần biến đổi thực tế đó, không thể nôn nóng, chủ quan, cực đoan, duy ý chí, cần phải có một quan niệm tổng thể, đồng thời phân tích kĩ những hoàn cảnh khách quan, những thực tế của dạy học hiện nay đặt ra một yêu cầu cấp thiết phải đi tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông vừa căn bản, vừa thiết thực và vừa có tính khả thi đó là phương pháp dạy học theo nhóm thuyết trình mà bản thân tôi đã áp dụng có hiệu quả. Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG .
1.2. Mục đích:Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
1.3. Đối tượng nghiên cứu: phương pháp thuyế trình nhóm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông :
1.4.Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu vấn đề này tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp: thực nghiệm sư phạm; khảo sát, kiểm tra đánh giá....
 2.Nội dung :
2.1. Phương pháp thuyết trình nhóm trong dạy học ở trường phổ thông:
Công cuộc cải cách phương pháp dạy học đã được tiến hành từ rất lâu ở nước ta, với những phương pháp mới mẽ trong quá trình dạy học, nhưng có một phương pháp dạy học hiện đại chưa được thực hiện phổ biến trên thực tế, đó là dạy học theo nhóm thuyết trình. Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu dạy học theo nhóm thuyết trình là một vấn đề cần thiết trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay. Khuynh hướng chung tồn tại nhiều năm qua trong trường phổ thông là dạy theo lối thuyết giảng một chiều, giáo viên “dội” kiến thức xuống, học sinh thụ động tiếp nhận. Để khắc phục tình trạng này, hiện nay các trường bắt đầu thay đổi cách truyền thụ, tổ chức cho học sinh học nhóm, giúp các em biết trao đổi có nhu cầu tự học.
 - Khái niệm: Dạy học chia nhóm thuyết trình được hiểu là cách dạy học, trong đó các học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó. 
- Mục đích: Giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh. Phát triển nhân cách học sinh. 
- Nguyên tắc: Chia nhóm để học tập không chỉ là việc học sinh ngồi cạnh nhau một cách cơ học, cùng nhau trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau, chia sẽ hiểu biết, kinh nghiệm mà còn ở mức độ cao hơn, đảm bảo 5 nguyên tắc sau: 
+ Phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực. 
+ Tương tác “mặt đối mặt” trong nhóm học sinh. 
+ Trách nhiệm cá nhân cao.
+ Sử dụng những kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội. 
+Rút kinh nghiệm tương tác nhóm. 
- Điều kiện: Cách chia nhóm trong học tập tại lớp sao cho thích hợp và đạt hiểu quả cao, cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
 + Thành lập nhóm học tập phải phù hợp với từng môn học, từng chương, từng chủ đề, phù hợp với trình độ học lực và các điều kiện thực tế khác.
 + Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ và nội dung của một cuộc thảo luận học tập tại lớp.
 + Tạo không khí cởi mở, thoả mái trong tiến trình chia nhóm thảo luận. 
+ Để có thể hiểu kĩ năng học tập theo nhóm, cần làm rõ đặc thù của hoạt động học tập theo nhóm của học sinh: 
+Hoạt động học tâp tự lực của học sinh,
+ Hoạt động học tâp theo nhóm của học sinh Học sinh,
+ Chủ thể hoạt động học tập,
+ Chủ thể hoạt động học tập, giao tiếp,
+ Đối tượng hoạt động,
+ Hệ thống kiến thức, quan hệ, kết cấu,
+ Kết quả hoạt động
 + Hệ thống tri thức, kĩ năng kĩ xảo bộ môn, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức 
+Phương Pháp hoạt động 
+ Phương pháp nhận thức, tổ chức, phương pháp giao tiếp, hợp tác.
+ Tính chất hoạt động Tự lực cá nhân Tự lực, hợp tác, tập thể 
+ Mô hình giáo viên – học sinh ’
+ Đối tượng hoạt động học sinh – giáo viên ’ ’
+ Đối tượng hoạt động học sinh – học sinh
Từ bảng so sánh cho thấy, hoạt động học tập theo nhóm, cùng lúc học sinh phaỉ tiến hành 3 nhóm hoạt động học tập là: học tập, tổ chức và giao tiếp. Vì vậy, trong hoạt động học tập theo nhóm, học sinh có thể đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc. Ngoài kết quả về học tập, học sinh còn hình thành năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt động hợp tác, đời sống tình cảm của học sinh cũng được phát triển trên cơ sở sự chia sẽ, đồng cảm, giúp đỡ nhau trong học tập.
 Về lí thuyết, để có thể học theo nhóm có hiệu quả, học sinh phải được hình thành một loạt kĩ năng, đó là kĩ năng học theo nhóm học tập. 
Về cấu trúc, trong hoạt động học tập theo nhóm, ngoài các hành động học tập-nhận thức còn có các hành động giao tiếp, tổ chức.
 Chính vì vậy, việc dạy học hợp tác theo nhóm là hết sức cần thiết. Hơn thế nữa, nó còn có những lý do khách quan ở nước ta hiện nay như: Đổi mới phương pháp dạy học – dạy học theo nhóm để giải quyết sự bất cập trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong hoàn cảnh mới; đổi mới phương pháp dạy học – dạy học theo nhóm để đáp ứng yêu cầu đào tạo của xã hội; đổi mới phương pháp dạy học – dạy học theo nhóm để phù hợp với mục tiêu, định hướng đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ GD& ĐT ban hành
Cách thức một giáo viên tổ chức lớp học có ảnh hưởng lớn đối với cả dạy và học. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức có liên quan tới triết lí của nhà trường hoặc của giáo viên, mục đích chương trinhg giảng dạy, phương pháp dạy và học, và mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. 
 - Việc dạy học chia nhóm được chia làm ba bước sau: 
+ Bước 1: Giáo viên dựa trên nội dung các tri thức cần truyền thụ cho học sinh, đề ra nhiệm vụ nghiên cứu, giải quyết vấn đề, có thể là câu hỏi hoặc yêu cầu hoạt động. Các chỉ dẫn cần thiết được đưa ra phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
 + Bước 2: Thảo luận theo nhóm để giải quyết vấn đề. Việc thảo luận này phải đạt được mục đích là mọi thành viên trong nhóm điều phải hiểu được vấn đề và biết giải quýêt vấn đề, sao cho khi giáo viên kiểm tra, hoặc nhóm khác kiểm tra mọi thành viên đều phải trả lời được. trong quá trình thảo luận, các nhóm có thể trao đổi với nhau với giáo viên. 
+ Bước 3: Kiểm tra, đánh giá, thể thức hoá các tri thức thu nhận. Đây là công việc của giáo viên. Trong bước này các học sinh trong lớp có thể đặt ra các vấn đề để cùng nhau giải quyết. buổi học giáo viên có những nhận định, đánh giá về thái độ làm việc, kết quả thu được, và kết luận về những tri thức, cả tri thức sự vật và tri thức phương pháp.
 - Có ba cách tổ chức nhóm như sau:
2.1.1. Cách thứ nhất là thảo luận nhóm: 
 Phương pháp này có thể chia làm 4 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị thảo luận. Giai đoạn này có 5 bước: Chia nhóm: Chia ngẫu nhiên hay chủ định (tuỳ theo mục đích sư phạm hay yêu cầu của vấn đề học tập), số lượng thường từ 4 đến 6 em; Đặt tên nhóm; Phân công trách nhiệm: nhóm trưởng, thư ký, thành viên (tuỳ theo đặc thù bộ môn hay yêu cầu của vấn đề mà giao nhiệm vụ); Chỉ định vị trí làm việc của các nhóm; Chuẩn bị dụng cụ học tập: phụ thuộc vào sơ sở vật chất từng lớp.
- Giai đoạn 2: Làm việc chung cả lớp
Trong giai đoạn này giáo viên cần nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, hướng dẫn làm việc theo nhóm (các chỉ dẫn cần thiết được đưa ra phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh).
- Giai đoạn 3: Làm việc theo nhóm. 
Giai đoạn này có 2 bước:
+ Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân làm việc;Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm: sôi nổi có trật tự, có ghi chép cẩn thận và chọn lọc, tổng hợp ý kiến, 
+ Giáo viên cần quan sát, uốn nắn lệch lạc điều chỉnh cho đúng hướng thảo luận.
- Giai đoạn 4: Thảo luận, tổng kết trước lớp. 
Giai đoạn này có 2 bước:
+ Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả: Thảo luận chung: các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ xung ý kiến của nhóm bạn; 
+ Giáo viên tổng kết và đặt vấn đề tiếp theo.
 Cứ thế quay vòng các nhóm và chỉ dừng lại khi giáo viên thu nhận được tất cả các ý kiến của tất cả các nhóm, tóm tắt lại và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả của từng nhóm và cả lớp. Giáo viên cần chú ý khen và động viên. 
Hình 1: Mô hình nhóm 4-5 HS: 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
 2.1.2. Cách thứ hai là thảo luận ghép đôi:
 Đây là hình thức thảo luận trước hết diễn ra ở hoạt động của hai học sinh ngồi cạnh nhau. Sau khi có kết quả nhóm này ghép với hai người ngồi đối diện để tạo thành nhóm 4 người, tiếp tục thảo luận và sau đó tiếp tục ghép hai nhóm 4 người để có nhóm 8 người thảo luận. Ghép hai nhóm 8 người thành nhóm 16 người thảo luận... Cuối cùng là nhóm lớn nhất (toàn lớp) thảo luận (nếu lớp có số học sinh lẻ thì linh động có một nhóm 3 người).
 Hình 2: Mô hình ghép nhóm: 1 1 1 1 1 3 3 3 3 3 2 2 2 2 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 5 5 5 5 5 4 4 4 4 4 
2.1.3. Cách thứ ba là thảo luận chung toàn lớp (nhóm lớn):
 Là hình thức do giáo viên chủ trì điểu khiển, học sinh đóng góp ý kiến của mình. Trong kiểu thảo luận này, giáo viên nên tập trung giải quyết lần lượt từng vấn đề và chuẩn bị kỹ lưỡng hệ thông câu hỏi gợi mở, định hướng nêu vấn đề giúp học sinh thảo luận.” Vậy, Vai trò của giáo viên phải như thế nào?Trong dạy học hiện đại, đặc biệt với dạy học bằng cách chia nhóm tại lớp, vai trò của người giáo viên hết sức quan trọng. Giáo viên không còn là người truyền đạt những kiến thức có sẵn, cung cấp chân lí có sẵn mà vừa là người tổ chức, định hướng, hướng dẫn; vừa là người nghe, người phân xử, người cố vấn, động viên, cổ vũ hoạt động của các nhóm; làm việc theo nguyên tắc dân chủ, hợp tác, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau. Người giáo viên phải làm sao tạo cho học sinh những điều kiện thuận lợi nhất để học tập trong nhóm, giúp họ cảm thấy tự tin phát huy cao năng lực trí tuệ của mình nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập. Giáo viên phải biết cách đặt ra vấn đề, nêu câu hỏi và phải biết khơi gợi, động viên, cổ vũ kịp thời thì học sinh mới có nhiều câu trả lời xuất sắc, nhiều ý kiến đóng góp có giá trị. Như vậy, giáo viên phải vừa là một người đạo diễn có tài, vừa là một trọng tài khoa học đáng tin cậy của học sinh.
2.2.Cơ sở lí luận của việc sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm trong dạy học lịch sử:
Trong quá trình dạy môn lịch sử, để tích cực hoạt động nhận thức của học sinh, biến người học từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức, việc tổ chức cho học sinh học theo nhóm là một biện pháp quan trọng. Tuy nhiên, để học sinh thực sự hoạt động tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức và để nâng cao hiệu quả giờ học, việc tổ chức học sinh học theo nhóm phải theo một qui trình hợp lí,và không phải bài học lịch sử nào, mục nào, chương nào trong chương trình sách giáo khoa cũng có thể thực hiện phương pháp dạy theo nhóm. Điều này giáo viên cần nên phân biệt và biết cách vận dụng phương pháp sao cho bài dạy đó tùy theo nội dung và điều kiện học tập cụ thể để nâng cao khả năng tự học của học sinh đúng theo các bước, phù hợp với từng bài học, từng mục, từng vấn đề cần thiết phải thực hiện của bài học lịch sử. Khi đã vận dụng phương pháp này, giáo viên phải cần đặt ra câu hỏi khi xem xét lựa chọn hoạt động nhóm của một vấn đề bao gồm: 
- Mục tiêu của hoạt động nhóm là gì?
- Hoạt động này có phù hợp với số lượng học sinh trong nhóm không?
- Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian?
- Tất cả học sinh tham gia có thu được lợi ích từ hoạt động này?
- Tóm tắt hoạt động này mất bao nhiêu thời gian?...
2.3. Thực trạng của việc dạy học theo nhóm trong dạy học lịch sử tại trường Tĩnh Gia 3:
 Trước đây tôi vốn công tác tại một trường phổ thông thuộc khu vực thành phố vì vậy việc sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm diễn ra thường xuyên và đạt hiệu quả khá cao do nhà trường có điều kiện cơ sở vật chất khá tốt, học sinh ở thành phố có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin sớm, học sinh ở thành phố năng động...
 Khi chuyển về công tác tại trường THPT Tĩnh Gia 3, tìm hiểu về phương pháp giảng dạy của giáo viên trong trường nói chung và trong bộ môn lịch sử nói riêng thì việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm thuyêt trình còn rất hạn chế, thậm chí là không sử dụng hoặc chỉ là hoạt động nhóm trong các tiết thao giảng, dự giờ....thực trạng trên có nhiều lí do như: Giáo viên đã quen với lối thuyết giảng truyền thống, ngại sử dụng phương pháp mới, học sinh đã quen với lối đọc chép nên thụ động, trong khi cơ sở vật chất nhà trường khá đầy đủ nhưng ít khi được sử dụng...
2.4. Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm thuyết trình trong dạy học lịch sử
 Trong năm học vừa qua ( 2016 – 2017) tôi đã tiến hành thử nghiệm tại hai lớp 10A1 và 10A4 ở trường THPT Tĩnh Gia 3, huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa. Mỗi lớp gồm 42 học sinh. Mỗi lớp tôi chia thành 4 nhóm, tương đương với 4 tổ, mỗi nhóm đại diện 6 học sinh. Tôi tiến hành dạy một tiết, phần lịch sử Việt Nam,BÀI 16: THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TỪ THẾ KỈ I ĐẾN THẾ KỈ X và chọn mục 1,2,3,4 .
 Trước khi dạy bài này, tôi đã giao việc cho từng nhóm học sinh về nhà đọc trước sách giáo khoa, và chuẩn bị bài thuyết trình trên phần mềm powerpoint, đến tiết học chỉ việc tiến hành bài học. Cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Trình bày về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( cụ thể trong bài thuyết trình cần làm rõ các nội dung sau: vài nét sơ lược về Hai Bà Trưng; nguyên nhân;diễn biến; kết quả; ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng).
Nhóm 2 :Trình bày về cuộc khởi nghĩa Lí Bí (cụ thể trong bài thuyết trình cần làm rõ các nội dung sau: vài nét sơ lược về Lí Bí; nguyên nhân; diễn biến; kết quả; ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lí Bí).
Nhóm 3: Trình bày về cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ ( cụ thể trong bài thuyết trình cần làm rõ các nội dung sau: vài nét sơ lược về Khúc Thừa Dụ; nguyên nhân; diễn biến; kết quả; ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Nhóm 4: Trình bày về cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền (cụ thể trong bài thuyết trình cần làm rõ các nội dung sau: Vài nét sơ lược về Ngô Quyền; nguyên nhân; diễn biến; kết quả; ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền.)
Các nhóm tự phân công việc tìm tài liệu, soạn bài trên powerpoint; thuyết trình, chuẩn bị các câu hỏi và câu trả lời. Lưu bài trong ÚSB, hoặc gửi lên Email
. Bàn ghế, bảng, máy chiếu đầy đủ tại phòng học. Thời luợng cho bài học là 45 phút.
 Trước tiên Tôi dẫn dắt, giới thiệu bài học và hướng dẫn cho học sinh học phần I. Khái quát các cuộc đấu tranh từ thế kỉ I đến thế kỉ X , phần này tôi thực hiện trong 5 phút.
 Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày phần thuyết trình của mình, mỗi nhóm trình bày trong 5 phút.
Trong khi đại diện các nhóm trình bày bài thuyết trình , các học sinh còn lại chú ý lắng nghe để góp ý, bổ sung và đặt câu hỏi.
Sau khi các nhóm trình bày xong phần nội dung thuyết trình Tôi dành 10 phút cho các nhóm thảo luận, bổ sung, góp ý, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi giữa các nhóm với nhau và câu hỏi của giáo viên. Đồng thời giáo viên hướng dẫn để học sinh tìm hiểu đúng vấn đề.
 Tôi dùng 5 phút để kiểm tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và 5 phút còn lại để đánh giá và kết luận
. Kết quả, bài dạy được hoàn thành, tôi thu được kết quả: học sinh đạt yêu cầu tăng 15,2%, khá và giỏi tăng 7, 6% so với kiểu dạy học chỉ thiên về thuyết trình, giảng giải, học sinh thụ động, nghe và ghi chép.
Trong học kì II, tôi cũng áp dụng phương pháp trên trong BÀI 19: CÁC CUỘCKHÁNG CHIẾN CHỐNG, NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV.
Ở nội dung này tôi cũng chia cả lớp thành 4 nhóm, nhưng có điều chỉnh một chút các thành viên giữa các nhóm với nhau.
Công việc của mỗi nhóm cụ thể như sau:
Nhóm 1: Trình bày về cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê ( Nêu vài nét sơ lược về Lê Hoàn; Hoàn cảnh, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê)
Nhóm 2: Trình bày về cuộc kháng chiến chống thời Lí (Vài nét sơ lược về Lý Thường Kiệt, Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí)
Nhóm 3: Trình bày ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần (nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên thời Trần).
Nhóm 4: Trình bày 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_thuyet_trinh_nhom_trong_day_hoc_lic.doc
  • docBIA.doc