Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT

Môn Địa lí không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về các sự vật, hiện tượng địa lí các mối quan hệ giữa chúng với nhau mà cũng mang một sứ mạng cao cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh về lòng yêu quê hương đất nước, góp phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế – xã hội nước nhà. Vậy mà thế hệ học sinh thời kỹ thuật số ngày nay lại rất thờ ơ với môn Địa lí. Đối với một số em, địa lí trở thành một môn học đáng chán bởi nó quá khô và khổ. Lâu nay chúng ta đó quen đi theo một lối mòn là dạy cho học sinh “học để thi” chứ không phải “học để biết”, “học để thực hành”, “học để vận dụng vào cuộc sống”. Do đó giờ Địa lí trở nên khô cứng và áp đặt. Hơn nữa chính người thầy cũng không còn hứng thú với những bài giảng đó được đóng khung chi tiết đến từng phút một, lên lớp mà luôn nơm nớp lo âu về việc cháy giáo án, không kịp chương trình, kết quả thi của học sinh không đạt chỉ tiêu thi đua v.v và v.v ... Những nỗi lo ấy đó triệt tiêu năng lực sáng tạo của người thầy.

Việc thay đổi quan điểm dạy học không chạy theo thành tích cùng với những đòi hỏi bức thiết phải đổi mới của xã hội đó dẫn đến hệ quả tất yếu là phải đổi mới phương pháp dạy học. Người giáo viên Địa lí phải thay đổi phương pháp cũng giống như người đầu bếp phải thay đổi cách chế biến “món ăn” sao cho hợp khẩu vị với những học trũ “suy dinh dưỡng” và “biếng ăn”, để chúng thưởng thức môn học một cách vui vẻ và hào hứng. Và với Công nghệ thông tin, người thầy có thể tạo ra những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng, tức là giờ học lý thú mà nếu chỉ sử dụng bảng đen phấn trắng thỡ khú mà thực hiện được. Với các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu và một số phần mềm tiện ích, người thầy có thể làm cho học trò quan tâm hơn đến môn Địa mà không phải ép buộc chúng. Phương pháp dạy học mới với sự trợ giúp của Công nghệ thông tin đó mang đến cho giờ dạy và học Địa lí một không khí mới.

doc 44 trang Mai Loan 12/04/2025 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Mục lục .........................................................................................................1
Lời giới thiệu................................................................................................2
Mô tả bản chất sáng kiến............................................................................4
 1. Vai trò của ICT trong dạy học Địa lí................................................4
 1.1. ICT trong dạy học...........................................................................4
 1.2. Vai trò ICT trong dạy học Địa lí.....................................................4
 2. Sử dụng ICT trong dạy học...............................................................6
 2.1. Đặt vấn đề.......................................................................................6
 2.2. Nội dung .........................................................................................7
 2.2.1. CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy và học...........................7
 2.2.2. CNTT hỗ trợ cho kiểm tra đánh giá .............................................8
 2.2.3. Ưu điểm của ứng dụng CNTT trong dạy học và 
 kiểm tra đánh giá ...................................................................................8
 2.2.4. Thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học....................................9
 2.2.5. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT trong dạy học .....10
 3. Hình thành kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin...........................10
 3.1. Sử dụng ICT trong học tập ...........................................................10
 3.1.1. Tác dụng của ICT trong học tập................................................10
 3.1.2. Các hình thức sử dụng ICT trong học tập .................................13
 3.1.3. Giải pháp ứng dụng ICT hỗ trợ học tập.....................................14
 3.1.4. Những vấn đề chung sử dụng ICT trong học tập ......................16
 3.2. Sử dụng ICT trong thiết kế bài giảng ..........................................18
 3.2.1. Quan niệm về thiết kế bài giảng................................................18
 3.2.2. Các bước thiết kế bài giảng Địa lí .............................................18
 3.2.3. Các bước ứng dụng ICT vào thiết kế bài giảng.........................19
 3.2.4. Một số lưu ý ..............................................................................19
 3.3. Thiết kế bài giảng bằng chương trình PowerPoint.......................20
 3.4. Kĩ năng khai thác phần mềm tin học...........................................21
 3.4.1. Phần mềm Encarta ....................................................................22
 3.4.2. Phần mềm Violet.......................................................................29
 3.4.3. Phần mềm Dbmap.....................................................................34
 3.5. Kĩ năng sử dụng phần mềm mapinfo để biên vẽ các bản đồ 
 phục vụ dạy học..........................................................................35
 3.6 Kĩ năng khai thác thông tin trên mạng internet............................38
Phần kết luận .............................................................................................42
Tài liệu tham khảo.....................................................................................43
 1 Là một giáo viên của trường THPT, tôi rất quan tâm đến thực tiễn dạy học 
Địa lí phổ thông, mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu khả năng ứng dụng công nghệ 
thông tin để đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường THPT góp phần đẩy 
nhanh quá trình đổi mới dạy học. Được trường THPT A tạo điều kiện, tôi đã tiến 
hành nghiên cứu cũng như tiến hành thực nghiệm sư phạm và quyết định chọn đề 
tài: “Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT”
TÊN SÁNG KIẾN: Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
 - Họ và tên: Đinh Thị Thảo
 - Địa chỉ: Phúc Yên – Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0989491705
 - Email: dinhthithao.gvxuanhoa@vinhphuc.edu.vn
LĨNH VỰC ÁP DỤNG: Đối với giáo viên dạy môn Địa lí tại các trường THPT
NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG: Ngày 07/09/2019
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: các trường THPT phải được trang bị 
hệ thống máy tính và kết nối mạng internet.
ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CÓ THỂ THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
THEO Ý KIẾN TÁC GIẢ: 
- Đối với giáo viên: sẽ nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin, giảng dạy sẽ trực 
quan hơn. 
- Đối với học sinh: sẽ phát huy khả năng phát triển năng lực tự học, tìm tòi, khám 
phá đối với công nghệ và truyền thông.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI:
THPT: trung học phổ thông
CNTT: công nghệ thông tin
GD&ĐT: giáo dục và đào tạo
GV: giáo viên
SGK: Sách giáo khoa
 3 khô cứng và áp đặt. Hơn nữa chính người thầy cũng không còn hứng thú với 
những bài giảng đó được đóng khung chi tiết đến từng phút một, lên lớp mà luôn 
nơm nớp lo âu về việc cháy giáo án, không kịp chương trình, kết quả thi của học 
sinh không đạt chỉ tiêu thi đua v.v và v.v ... Những nỗi lo ấy đó triệt tiêu năng lực 
sáng tạo của người thầy.
 Việc thay đổi quan điểm dạy học không chạy theo thành tích cùng với 
những đòi hỏi bức thiết phải đổi mới của xã hội đó dẫn đến hệ quả tất yếu là phải 
đổi mới phương pháp dạy học. Người giáo viên Địa lí phải thay đổi phương pháp 
cũng giống như người đầu bếp phải thay đổi cách chế biến “món ăn” sao cho hợp 
khẩu vị với những học trũ “suy dinh dưỡng” và “biếng ăn”, để chúng thưởng thức 
môn học một cách vui vẻ và hào hứng. Và với Công nghệ thông tin, người thầy có 
thể tạo ra những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng, tức là giờ học lý thú mà nếu chỉ sử 
dụng bảng đen phấn trắng thỡ khú mà thực hiện được. Với các phương tiện dạy 
học hiện đại như máy tính, máy chiếu và một số phần mềm tiện ích, người thầy có 
thể làm cho học trò quan tâm hơn đến môn Địa mà không phải ép buộc chúng. 
Phương pháp dạy học mới với sự trợ giúp của Công nghệ thông tin đó mang đến 
cho giờ dạy và học Địa lí một không khí mới.
1.2.2. Ứng dụng ICT trong dạy học Địa lý
 Sử dụng máy vi tính và công nghệ truyền thông đa phương tiện trong dạy 
học địa lí phát huy nhiều hiệu quả. Giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh học 
tập chứ không đơn giản chỉ là người phát thông tin và đầu học sinh. Học sinh có 
thể lấy thông tin từ nhiều nguồn phong phú khác nhau như sách, Internet, CD-
ROM,
 Với nhiều tính năng, thiết kế bài giảng sử dụng máy tính và công nghệ truyền 
thông đa phương tiện có vai trò to lớn đối với quá trình dạy và học:
 - Giúp cho học sinh thông hiểu và nắm vững kiến thức địa lí: Máy tính và 
multimedia có khả năng trình bày nội dung có tính chất khái niệm dưới nhiều hình 
thức sống động: hình ảnh, âm thanh, mô hình động,nhờ đó học sinh có thể hiểu 
được cơ cấu tạo thành nền tảng các đối tượng, hiện tượng địa lí, tự mình hiểu được 
những nguyên tắc và khái niệm cơ bản, từ đó nắm vững được kiến thức địa lí.
 - Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn: Máy tính và Multimedia tác động 
trực tiếp đồng thời vào thị và thính giác trong quá trình lĩnh hội kiến thức sẽ giúp 
học sinh ghi nhớ nhanh và lâu bền hơn. Từ thực nghiệm khoa học, người ta đã tổng 
kết các mức độ tiếp nhận thông tin bằng con đường cảm giác với sự hỗ trợ của 
phương tiện dạy học như sau:
 Bảng 1: Mức độ tiếp thu kiến thức qua con đường cảm giác
 Phương thức tiếp thu Mức độ tiếp thu
 Vị giác 1%
 Xúc giác 1.5%
 Khứu giác 3.5%
 Thính giác 11%
 Thị giác 83%
 5 tìm kiếm, thu nhận và xử lý thông tin để đạt tới một mục tiêu đặt ra. Nắm bắt được 
nhu cầu bức thiết của xã hội, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có những thay đổi căn bản 
về định hướng giáo dục trong những năm gần đây. Đổi mới phương pháp dạy học, 
phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh là một trong những vấn đề cơ 
bản/then chốt của việc đổi mới giáo dục, mà biểu hiện cụ thể nhất của nó là đưa 
công nghệ thông tin vào hỗ trợ giải quyết vấn đề. Với vai trò đào tạo ra một thế hệ 
làm chủ đất nước trong tương lai – một thế hệ năng động, sáng tạo – thì mỗi thầy 
cô giáo chúng ta phải làm gì để tạo ra một thế hệ như xã hội yêu cầu.
 2.2. Nội dung
 2.2.1. Công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy 
và học 
 - CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và 
hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, 
phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có 
nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng 
loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công 
nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, 
với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu 
truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học 
sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học 
sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm 
nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú 
trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển 
từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ 
dàng hơn. 
 - Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục 
cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, 
SketchPad/Geomaster SketchPad,Maple/Mathenatica,ChemWin,LessonEditor/Vio
Let  hệ thống WWW, Elearning và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác. Do 
sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong 
tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học 
nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, 
thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học 
tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên 
tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà 
việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm 
được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần 
“bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với 
những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi 
học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu 
hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những 
khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh 
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_ict_trong_day_hoc_dia_li_tai.doc
  • docxBìa SKKN.docx