Sáng kiến kinh nghiệm Tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo thư viện

Sáng kiến kinh nghiệm Tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo thư viện

Bản thân tôi được giao làm công tác thư viện không lâu, qua thời gian làm việc, tôi nhận thấy thư viện trường học là một bộ phận cở sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh họat văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh.

Tuyên truyền là hoạt động phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay. Hoạt động tuyên truyền được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Hoạt động tuyên truyền là phương thức tác động tới tâm lý của con người nhằm điều khiểu ý thức, quan điểm và hành động của con người theo mục tiêu được đặt ra từ trước.

Trong công tác thư viện, hoạt động tuyên truyền được sử dụng chủ yếu trong công tác đưa sách tới bạn đọc. Đây là tổ hợp các hoạt động tác động tới tâm lí của người đọc, tạo nên sự hấp dẫn của sách với bạn đọc.

 Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường xưyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều.

 

doc 14 trang tuyettranh 24/12/2022 5731
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo thư viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh Phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.Sơ yếu lý lịch
- Họ và tên: Trần Thị Bạch yến
- Ngày tháng năm sinh: 07/10/1984
- Năm vào nghành: 2011
- Ngày vào đảng: 08/01/2010
- Đơn vị công tác: Trường THCS Cổ Đô
- Trình độ chuyên môn: Đại học.
- Hệ đào tạo: Từ xa.
- Ngoại ngữ: Anh C.
- Tin học: Tin B.
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TUYÊN TRUYỀN, GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN BẠN ĐỌC SỬ DỤNG SÁCH, BÁO THƯ VIỆN
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Bản thân tôi được giao làm công tác thư viện không lâu, qua thời gian làm việc, tôi nhận thấy thư viện trường học là một bộ phận cở sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh họat văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh. 
Tuyên truyền là hoạt động phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay. Hoạt động tuyên truyền được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Hoạt động tuyên truyền là phương thức tác động tới tâm lý của con người nhằm điều khiểu ý thức, quan điểm và hành động của con người theo mục tiêu được đặt ra từ trước.
Trong công tác thư viện, hoạt động tuyên truyền được sử dụng chủ yếu trong công tác đưa sách tới bạn đọc. Đây là tổ hợp các hoạt động tác động tới tâm lí của người đọc, tạo nên sự hấp dẫn của sách với bạn đọc.
	Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường xưyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều.
Nhận thức được vai trò sách, báo trong nhà trường cũng như nhu cầu sử dụng sách, báo ngày càng tăng của giáo viên và học sinh. Cán bộ thư viện nhà trường không ngừng học hỏi trau dồi, mở rộng, nâng cao kiến thức nắm vững kỹ thuật nghiệp vụ thư viện nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo viên và học sinh đối với sách, báo và thông tin khoa học. Bản thân đã có những biện pháp cải tiến trong các khâu nghiệp vụ thư viện như; kết hợp với Đoàn đội tổ chức kể chuyện theo sách, điểm sách, trưng bày sách nhân các ngày lể lớn... nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất cơ sở vật chất trọng yếu và trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường, tổ chức tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện. Nhằm truyền tải đến giáo viên và học sinh những tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập trong nhà trường, lôi cuốn bạn đọc nhiều hơn nữa vào việc sử dụng sách báo thư viện, kích thích sự ham mê đọc sách, báo, xem sách là người bạn đồng hành không thể thiếu được trong giảng dạy và học tập của mình. 
Chính vì vậy, để phát huy một cách tốt nhất chức năng của thư viện là trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường thì việc tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện là một khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác thư viện. Làm tốt khâu nghiệp vụ này là người cán bộ quản lý thư viện đã góp phần lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Tạo ra môi trường giáo dục hết sức thuận lợi, giúp cho các em đến với một sân chơi bổ ích và lý thú. Từ sân chơi này, các em có thể tự mình khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, bài báo hoặc rèn luyện cho mình phương pháp tự học chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo. Chính vì vậy mà tôi chọn sáng kiến về “Một vài kinh nghiệm về tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện cấp THCS” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lý luận:
Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất bật kỳ một hư viện nào. Hoạt động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ người đọc tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu.
Vì vậy công tác tuyên truyền thu hút bạn đọc phải gắn liền với việc dạy và học. Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện nhà trường.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Phạm vi và thời gian thực hiện:
Đối tượng nghiên cứu: Thư viện trường THCS Cổ Đô và bạn đọc (giáo viên và học sinh).
Thời gian nghiên cứu: 2 năm học 2010-2011, 2011-2012.
Nội dung nghiên cứu: một vài kinh nghiệm về tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện cấp THCS làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Những nét khái quát về trường THCS Cổ Đô.
* Trường có bề dày thành tích trong việc dạy và học.
* Thư viện có phòng đọc cho giáo viên, phòng đọc học sinh, phòng kho.
* Thư viện trường THCS Cổ Đô có 3106 đầu sách
* Thư viện trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2012
Thực trạng công tác bạn đọc ở trường THCS Cổ Đô
Thuận lợi:
- Phụ trách thư viện nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẻ, thường xuyên quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn đổi mới hình thức phục vụ vì vậy bạn đọc rất ham muốn đến thư viện.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền sách, điểm sách theo chủ đề, tổ chức làm báo tường trong các ngày lễ lớn (26/3; 20/11) 
- Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất, kêu gọi xã hội hóa trong giáo dục được lượng góp phần xây dựng thư viện chuẩn Quốc gia. Luôn quan tâm đến công tác tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc.
	Hạn chế :
- Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung sách, báo và tài liệu hằng năm ít, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
1. Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc.
Với lượng sách, tài liệu không nhỏ, nhà trường luôn quan tâm đến công tác thư viện, việc giới thiệu và tuyên truyền sách, báo cho giáo viên và học sinh chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện, nó được đặt lên hàng đầu. Đây là việc làm phải thường xuyên, khoa học, hợp lý nhằm giới thiệu những cuốn sách, bài báo có nội dung phục vụ thiết thực cho dạy và học nhất là quá trình thực hiện cải cách giáo dục.
Chính vì vậy theo tôi để phát huy tối đa của việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc người cán bộ quản lý thư viện phải thực hiện được những bước như sau:
 Bước 1: Lựa chọn sách, báo phù hợp
Việc lựa chọn sách, báo có tác dụng rất lớn cho công tác tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc. Muốn làm tốt công tác này người cán bộ thư viện phải nắm bắt nhu cầu, yêu cầu bạn đọc các sự kiện liên quan đến bạn đọc. Như chúng ta cũng đã biết trong nhà trường nhiệm vụ chính của thầy và trò là giảng dạy và học tập. Vì vậy sách, báo tuyên truyền, giới thiệu có nội dung phù hợp phục vụ cho nhiệm vụ trên. Sách được giới thiệu và tuyên truyền là những sách được mọi người quan tâm, có tính thời sự, sách còn mới, có giá trị cao làm được như vậy chúng ta mới thu hút bạn đọc tự đến với sách, kích thích bạn đọc tự tìm tòi tài liệu để thỏa mản nhu cầu tìm kiếm thông tin của mình.
 Ví dụ:
- Với đối tượng là những em học sinh khá, giỏi cán bộ thư viện có thể giới thiệu cho các em những sách nâng cao, mở rộng thêm kiến thức .
- Với đối tượng là học sinh trung bình, yếu thì ngoài những sách giáo khoa để học trên lớp thì người cán bộ thư viện giới thiệu cho các em các sách bài tập, các sách tham khảo để các em luyện tập, bổ sung, củng cố lại kiến thức của mình.
- Hay đối với giáo viên ngoài những sách nghiệp vụ, sách giáo khoa để phục vụ cho công tác giảng dạy thì cán bộ thư viện còn giới thiệu cho giáo viên những sách tham khảo để giáo viên có tài liệu nghiên cứu nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
Tóm lại, hiệu quả cuối cùng của việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo như thế nào phụ thuộc rất lớn đến công việc lựa chọn sách, báo tài liệu của thư viện.
 Bước 2: Lựa chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền 
Phương pháp và hình thức tuyên truyền sách báo có tác động trực tiếp rất lớn đến bạn đọc. Theo tôi với đối tượng các em là học sinh phương pháp tối ưu cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách, báo tuyên truyền bằng miệng là hiệu quả nhất. Phương pháp này gần gũi với việc lên lớp của giáo viên, nó tác động trực tiếp đến bạn đọc, gây hứng thú đọc sách, khắc phục đựợc một phần tình trạng thiếu sách hiện nay. 	Phương pháp này rất thông dụng có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ở nơi đâu, thời gian nhiều hay ít.
 Ví dụ:
- Đối với học sinh ta áp dụng việc giới thiệu mỗi tuần một cuốn sách cho các em vào 15 phút đầu của các tiết thư viện. Đồng thời cán bộ thư viện phối hợp với các giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các buổi ngoại khóa giới thiệu sách, các cuộc thi kể chuyện theo sách, thi vui đọc sách ... cho các em nhân các ngày lễ lớn...
Trích một bài tuyên truyền - giới thiệu sách tháng 1 năm 2013 của trường THCS Cổ Đô:
	“Viết về quê hương nhà thơ Đỗ Trung Quân đã có câu 
“Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu!
Quê hương là gì hả mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều!”
Chúng ta, ai cũng có một quê hương để thương, để nhớ, cái thương, nhớ của mỗi người với quê hương có thể khác nhau do thời gian lịch sử, hoàn cảnh gắn bó, nhưng những gì là thực tế vốn có của quê hương đều là dấu ấn khắc sâu trong tâm trí trong mỗi con người
Hôm nay, khi đang được sống những ngày khải hoàn của đất nước chúng ta không khỏi nhìn lại quá khứ hào hùng của dân tộc và thể hiện trách nhiệm của bản thân và lòng biết ơn trân thành nhất đối với những cống hiến, về sự hy sinh của thế hệ cha anh đi trước để có được thành quả như ngày hôm nay. Được bày tỏ khát vọng, bằng cảm xúc từ đáy lòng mình viết về một vùng quê có truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng là đam mê của những người cầm bút nói chung.
 	Đến với hội thi nhân viên thư viện giỏi hôm nay, Trường THCS Cổ Đô xin trân trọng giới thiệu tới quý vị một trong những cuốn sách được viết bằng niềm khát vọng ấy. Đó là cuốn sách có tựa đề “Điểm sáng Cổ Đô” 
Đây là cuốn sách của tác giả Phan Đà, viết về chính vùng quê mình sinh ra và lớn lên với cả một quá trình phát triển, cuốn sách khổ 13 x 19 không quá dày nhưng cũng đủ khắc hoạ về Cổ Đô bề dày lịch sử, những nét văn hóa rất riêng, truyền thống cách mạng hào hùng trong nhiều câu chuyện về những tấm gương thật sự đáng để cho các thế hệ chúng ta noi theo.
“Tác giả Nguyên là bí thư Huyện uỷ Ba Vì - Hội nhà văn Hà Nội, các tác phẩm đã in như “Quê hương lời ru”,” Sứ đoài thơ”, “Tiếng hát Ba Vì” và “Trái muộn”. Nhưng có lẽ lắng đọng và đi vào lòng người nhiều hơn cả là “Điểm sáng Cổ Đô” sách do nhà xuất bản thanh niên ấn hành 1998.
“Tác giả lôi cuốn người đọc thông qua cách viết thật đơn giản, mộc mạc, chân tình, những tự sự trầm bổng như du dương, đưa ta ngược dòng thời gian của những thập kỷ đã qua bởi cách bố cục rất hợp lý, ông khéo léo đưa văn hoá phong thuỷ ngay từ trang đầu, từ dải núi hình rồng, đặc biệt cái rốn rồng vốn quanh năm nước trong và ngọt, nhà nhà hằng ngày lấy nước về ăn, ai nấy đều học hành tấn tới, tưởng như huyền thoại mà lại là thực tế, khiến người đọc tò mò mà suy đoán và càng khó dứt được khi thấy mọi vấn đề đang được mở ra.
Trong “Điểm sáng Cổ Đô” một số độc giả nhận ra văn phong có gì đó rất mới đó là lối viết rì rầm như kiến bò, có chỗ hóm mà lạnh, có chỗ hơi phẳng phiu dìu dịu khiến người đọc cảm phục sao mà nghĩ lắm, biết lắm mà sâu lắng đến thế. Đó cũng thể hiện công phu nghiêm túc vừa trải nghiệm, tìm tòi tư liệu có từ cổ chí kim của tác giả.
Trong cuốn sách này, tác giả như cho ta thấy một bức tranh đa sắc màu về Cổ Đô với những nét văn hóa đặc trưng và các đặc sản vùng miền - như dệt lụa, bún Cổ Đô, ngô kiều mộc, những đức tính cần kiệm, tài hoa vốn có của người Cổ đô, những áng văn thơ, nhạc, hoạ đặc biệt là ở Cổ Đô có làng họa mà hiếm nơi nào có được. Cách viết nhấn nhá khiến người đọc tưởng mà không tưởng và không thể bỏ được.Đặc biệt câu chuyện kể về Bác Hồ kính yêu cùng cán bộ và nhân dân Cổ Đô bắt sâu chống hạn vui đến chừng nào,chuyện về người bí thư xã Tân Lập thời ấy được tiếp chuyện Bác ra sao? và những bằng chứng sống bằng da bằng thịt ấy hôm nay còn cảm xúc như thế nào, làm người đọc vui đến trào nước mắt. 
 ( Hình ảnh Đ/c Bí thư xã Tân Lập)
Trong “Điểm sáng Cổ Đô” có một số câu chuyện được lột tả vừa dí dỏm, chân chất, có khi xúc động đến nghẹn ngào mà gạt nước mắt. 
 	Như Danh nhân lục bộ thượng thư Nguyễn Bá Lân thành tài có phải do cách dạy dỗ từ người Cha không? Cái tài ứng phó khi người Cha đưa “Chà Lam” cho con được ông ứng đối một cách thông minh để hiểu ngược lại là “Làm Cha” thì quả là vừa tài vừa đức và biết bao câu chuyện đến thán phục khác của ông được tác giả bắt người đọc không muốn dứt câu chuyện bởi sự hóm hỉnh, lý thú có chỗ đến nín thở rồi thở phào vì tài ba của Nguyễn Bá Lân.
Câu chuyện về danh nhân Nguyễn Sư Mạnh được sinh ra trong bối cảnh, hoàn cảnh ra sao? Khi sang xứ Trung Quốc ông thể hiện thái độ của người Việt như thế nào? Có ai dám đứng trước vua Minh mà phanh bụng “phơi chữ” như ông, lý do nào khiến ông trở thành “Lưỡng quốc thượng thư” của hai đất nước như công danh lưu truyền đến hôm nay. chuyện thì rất thật, viết thì rất hay, bạn có thể nghe nhà sử học Lê Văn lan chia sẻ đôi điều về danh nhân Nguyễn Sư Mạnh.
Danh nhân là tinh hoa của đất nước, là những ngôi sao sáng chói, tiêu biểu cho truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc thấy được phần nào những biểu hiện tốt đẹp về truyền thống của quê hương, những tấm gương cao đẹp về lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần dũng cảm, xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, về con đường trau dồi đạo đức, tài năng và trí thông minh sáng tạo, cũng như phẩm chất lao động cần cù, giản kiệm của ông cha ta xưa kia. Nhất là trong lúc này chúng ta đang nêu cao tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đọc “Điểm sáng Cổ Đô” hẳn độc giả khó cầm nổi lòng mình khi bắt gặp hình ảnh cán bộ, liệt sỹ như Nguyễn Văn Cát và Nguyễn Thị Xuyên khi bị quân giặc dùng xiên sắt dò tìm hầm bí mật. Chị Xuyên bị xiên thẳng vào vai xiên xoáy sâu vào da thịt mà chị vẫn phải nghiến răng cùng đồng đội cố lau sạch giọt máu của chính mình khỏi mũi xiên để kẻ thù không phát hiện ra hầm bí mật và đồng đội của mình.
Những thanh niên như Nguyễn văn Năng, Phan Văn Quang đặc biệt là Nguyễn Văn Đạt, bản thân không đủ cân, không đủ tuổi đánh giặc, cha là liệt sỹ, chỉ có một mình với mẹ già mà anh nhất nhất viết đơn xin ra trận mạc, để rồi Mẹ anh - bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thử từng tiễn chồng con lên đường đánh giặc mà mòn mỏi đợi chờ chồng con không có ngày trở lại, Mẹ chỉ còn thấy chồng, con trên nền cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.
Một làng xã nhỏ bé thôi mà có 15 bà mẹ Việt Nam anh hùng đồng nghĩa với ngần ấy câu chuyện về sự hy sinh mất mát của các anh các chị, mỗi người một vẻ đẹp riêng về sự cống hiến cao cả, máu của các anh các chị đã điểm tô cho làng quê Cổ Đô nói riêng và Ba Vì , đất nước nói chung về những tấm gương cho mỗi chúng ta noi theo.
Hãy đọc “Điểm sáng Cổ Đô” bạn sẽ cùng được tác giả cho ta sống lại một thời hào hùng, đó là những nỗi đau của kiếp nguyên sinh, tình yêu quê hương đất nước, đó là cảm xúc bị đè nén để rồi được giải toả đó là các con số về tham gia hoạt động cách mạng, về những cống hiến của địa phương với tiền tuyến,những con số thương binh, liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng ... mà ít ai có thể nghĩ đến.
Cuốn Điểm sáng Cổ Đô” không phải tác giả viết văn để kể lể ,liệt kê tô điểm ,thêu dệt nên vẻ đẹp Cổ Đô mà muốn nêu một sự thật về những thành công,chiến thắng phải bắt đầu từ cái gì ?
 	Đọc “Điểm sáng Cổ Đô” Của tác giả Phan Đà nhiều chỗ như muốn bật khóc nhưng không tuyệt vọng, nhân vật ông kể có thể phải đi đến tột cùng thậm chí là hy sinh nhưng không bi luỵ, người đọc dõi theo mà cảm, mà phục, mà noi theo, đâu đó tự soi lại mình trong cuộc sống phồn thịnh hôm nay để thấy mình đã và đang làm gì, có thể không được chứng kiến nhưng mình hiểu, mình phải sống như thế nào bằng sự cống hiến, tin yêu và thật tình người.
 	Bạn hãy một lần đọc “Điểm sáng Cổ Đô” sẽ như đưa ta ngược dòng thời gian với ký ức, như cuộc phưu lưu của chú dế mèn trong ký ức tuổi thơ, những trang viết tưởng như không có gì hay hơn, thú hơn về nét văn hóa, chốn văn vật một thời, qua ngòi bút của Phan Đà - một chốn góc quê thật bình dị, vui cái thú vui trầm lặng, giản đơn, tao nhã thân tình, người đất Cổ luôn sống giản dị cho cuộc đời mình nhưng luôn cầu kỳ - tinh tế trong những cái giản dị ấy. hãy nghe cảm nhận của tác giả khi viết về vùng đất quê hương.
Đọc “Điểm sáng Cổ Đô” người đọc cứ thêm mê mải theo từng áng văn để lắng mình với sóng nước Hồng Hà, mê mẩm mùi hương hoa sữa và đắm say trước những đổi thay quê nhà.
“Điểm sáng Cổ Đô”, những câu chuyện có cả sự hoài niệm,một Cổ Đô xưa, một ngày xưa đong đầy nỗi nhớ với miền ký ức không trở lại, như một cơn gió, một làn hương, một vị giác cho người ta yêu mãi mảnh đất này. Đọc “Điểm sáng Cổ Đô” mỗi người đều thấy mình tự hào về người con đất Việt, không chỉ người Cổ Đô kiêu hãnh mà tất cả chúng ta đều kiêu hãnh và tự hào về miền lịch sử đã cho chúng ta ngày hôm nay, đặc biệt cho thế hệ trẻ.”
- Đối với giáo viên: có thể giới thiệu các cuốn sách mới, sách hay trên thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các cuộc họp, hội nghị...
- Cán bộ thư viện có thể cập nhật thông tin hay, có giá trị thông qua phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, mạng Internet để giới thiệu kịp thời đến các em hoặc đưa vào bảng kiến thức hay của nhà trường để bạn đọc tham khảo.
Kết hợp việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo cán bộ thư viện trưng bày các sách mới, sách hay ở tủ trưng bày sách trong thư viện để bạn đọc tiện theo dõi.
Ngoài cán bộ thư viện là người nòng cốt trong các buổi giới thiệu sách thì các cộng tác viên của thư viện gồm giáo viên và học sinh là mạng lưới tuyên truyền, giới thiệu sách báo hiệu quả là những người cùng cán bộ thư viện truyền tải thông tin đến bạn đọc một cách nhanh nhất.
 2.Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo thư viện
Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo không chỉ bạn đọc nắm được kỹ năng đọc sách báo đơn giản mà nhằm mục tiêu giáo dục nhất định. Thư viện cần xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm, thậm chí đối với từng giáo viên và học sinh cá biệt. Muốn làm tốt công tác này cán bộ thư viện phải xác định rõ các nhiệm vụ sau đây:
- Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách, báo gì?
Đối với thư viện trường học muốn phát huy tốt tác dụng của thư viện, người cán bộ thư viện cần hướng dẫn chu đáo bạn đọc các loại sách báo phục vụ trực tiếp yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ... sát, hợp với chương trình học tập trong nhà trường, các loại sách báo nhằm mở rộng kiến thức góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra còn có các loại sách phục vụ việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong, ý trí và tình cảm lành mạnh của học sinh. 
- Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo bạn đọc 
Ở từng lứa tuổi, từng đối tượng bạn đọc có nhu cầu sử dụng sách, báo khác nhau. Nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc thì người cán bộ thư viện mới hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách phù hợp đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Với học sinh cán bộ thư viện hướng dẫn các em cụ thể, trực tiếp vào các môn học của các em.
 Ví dụ:
- Đối với học sinh khối 6, 7 các em muốn sử dụng các loại sách truyện như thế nào? tài liệu tâm sinh lý ra sao?
- Đối với học sinh khối 8, 9 ta nên hướng dẫn các em sử dụng các loại sách sách gì để học cũng như để tham khảo?
Ngoài ra thư viện kết hợp với giáo viên từng bộ môn để nắm được yêu cầu và có kế hoạch phục vụ liên tục, chu đáo các đối tượng, cần giúp các em biết sử dụng thư viện, sử dụng hệ thống tra cứu thư viện, biết cách đọc sách, coi sách là người thầy thứ hai của mình.
Sau đ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tuyen_truyen_gioi_thieu_va_huong_dan_b.doc