Tam luận Đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại hội nghị cán bộ công chức

Tam luận Đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại hội nghị cán bộ công chức

Tham mưu BGH tập trung xây dựng trường lớp xanh, sạch đep, an toàn, lành mạnh, xây dựng môi trường mở gắn với hoạt động của trẻ. Đổi mới hình thức tổ chức trong các hoạt động. Luôn luôn chú trọng việc lồng ghép nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

Trong quá trình tổ chức hoạt động chơi – tập tôi luôn chú trọng việc lấy trẻ làm trung tâm. Ở đó, cô giáo chỉ có vai trò là người hướng dẫn, gợi ý cách chơi theo trình tự hợp lý còn trẻ sẽ là người thực hiện, tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau để trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”.

docx 3 trang Phúc Hảo 11/05/2024 2510
Bạn đang xem tài liệu "Tam luận Đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại hội nghị cán bộ công chức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM LUẬN VỀ ĐỒI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC 
Kính thưa tất cả các đồng chí đại biểu! 
Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi tới các đồng chí lời chúc sức khỏe, thành đạt, chúc cho năm học 2022 - 2023 gặt hái được nhiều thành công.
 Sau khi nghe bản báo cáo tổng kết năm học 2021 - 2022 và dự thảo phương hướng nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 mà đoàn chủ tịch vừa thông qua, bản thân tôi hoàn toàn đồng tình và nhất trí cao. Cá nhân tôi, xin có một số ý kiến tham luận về việc “đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm”. 
Quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy lấy trẻ làm trung tâm, bản thân đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 1. Những thuận lợi 
- BGH nhà trường luôn quan tâm, khuyến khích, động viên kịp thời, đầu tư tốt nhất về cơ sở vật chất cho việc dạy và học, nên trong giai đoạn 1 trường đã nhận giấy khen của sở GD &ĐT Lâm Đồng.
- Trường có đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên nòng cốt về chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm nhiệt tình trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. 
- Nhiều trẻ ngoan, có ý thức hợp tác tốt với giáo viên trong các giờ học. 
- Luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các bậc phụ huynh. 
- Bản thân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
2. Những khó khăn khi thực hiện đổi phương pháp dạy học 
- Một số trẻ dân tộc thiểu số còn hạn chế về mặt ngôn ngữ giao tiếp (trẻ còn sử dụng tiếng mẹ đẻ tiếng M’ Nông, tiếng Mông). Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều. Số lượng trẻ ở điểm chính trong 1 lớp quá đông so với điều lệ.
- Nhiều trẻ chưa từng được học các lớp nhà trẻ, lớp 3-4 tuổi, chưa chủ động trong các giờ hoạt động. 
- Số lượng trẻ chậm nói, trẻ không chú ý, trẻ tăng động trong lớp ngày một tăng cũng ảnh hưởng rất lớn khi tồ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Một số hoạt động chưa tìm ra cách tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ. Từ những khó khăn trên tôi đã phối hợp với nhà trường, cùng với các tổ chuyên môn, giáo viên trong trường, bản thân tôi đã đưa ra những giải pháp cụ thể như sau: 
3. Giải pháp
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường trong ngoài lớp học xanh sạch đẹp, an toàn gắn với môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
Tham mưu BGH tập trung xây dựng trường lớp xanh, sạch đep, an toàn, lành mạnh, xây dựng môi trường mở gắn với hoạt động của trẻ. Đổi mới hình thức tổ chức trong các hoạt động. Luôn luôn chú trọng việc lồng ghép nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
Trong quá trình tổ chức hoạt động chơi – tập tôi luôn chú trọng việc lấy trẻ làm trung tâm. Ở đó, cô giáo chỉ có vai trò là người hướng dẫn, gợi ý cách chơi theo trình tự hợp lý còn trẻ sẽ là người thực hiện, tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau để trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”.
Giải pháp 2. Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường thông qua việc tổ chức hội thi chuyên đề.
Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi). Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ. Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.
 Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.
Giải pháp 3. Tăng cường khai thác, vận dụng các nguyên vật liệu sẵn có đặc trưng của vùng miền để thu hút trẻ tham gia hoạt động 
  Phối hợp với phụ huynh trong việc ủng hộ nguyên liệu tái chế để làm ĐDĐC vừa có tác dụng giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, vừa tạo cơ hội cho trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi hoạt động để trẻ được thoải mái sáng tạo theo ý tưởng của mình. Bên cạnh đó khi trẻ được hoạt động với các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vừa giúp hình thành và nuôi dưỡng tình cảm yêu quê hương của trẻ vừa giúp cô giáo và phụ huynh phối hợp chặt chẽ hơn khi cùng nhau tìm kiếm nguyên vật liệu, bên cạnh đó giúp giảm tải được rất nhiều kinh phí.
Giải pháp 4. Tích cực đẩy mạnh công tác XHH giáo dục nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ trong công tác xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, đặc biệt quan tâm đến việc phụ huynh đóng góp ngày công cũng như nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cũng như khuyến khích cha mẹ trẻ được tham gia hoạt động giáo dục, đánh giá và giám sát chất lượng giáo dục.
Mặc dù nhà trường đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất nhưng do nguồn ngân sách hạn hẹp, nguồn lực của địa phương hạn chế nên cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, tôi suy nghĩ mình không thể cứ trông chờ vào nguồn hỗ trợ đầu tư của nhà nước mà cần phải chủ động huy động sự vào cuộc của toàn xã hội để cải tạo, nâng cấp điều kiện về cơ sở vật chất phòng học, các công trình phụ trợ như làm mái vòm, công trình vườn rau, góc chơi của bé, thư viện thân thiện... nhằm tạo môi trường giáo dục tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, trường đạt chuẩn quốc gia, đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
Giải pháp 5. Tăng cường tổ chức giao lưu chuyên môn, chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với các đơn vị trường bạn. Tư vấn cho GV thường xuyên tổ chức các hoạt động dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm theo phương pháp trải nghiệm.
Đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn theo cụm nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét về chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên nhà trường, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Sinh hoạt giao lưu cụm trường là một trong những biện pháp tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong từng trường, giúp trẻ phát triển thể lực, đáp ứng nhu cầu vận động và tạo điều kiện cho trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn và gửi tới các đồng chí đại biểu, các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân trong trường lời chúc sức khỏe – hạnh phúc. Chúc cho Hội Nghị ngày hôm nay thành công tốt đẹp! Xin trân trọng cảm ơn!
	 Người tham luận

Tài liệu đính kèm:

  • docxtam_luan_doi_moi_phuong_phap_giao_duc_lay_tre_lam_trung_tam.docx