Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Vật lý 8
Lý do chọn đề tài
Môn vật lý ở trường trung học cơ sở là một trong số những môn học quan trọng nhất. Học vật lý là học cách nghiên cứu, giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế một cách chính xác, logic. Học sinh được làm việc nhiều từ việc phát hiện những kiến thức mới đến việc vận dụng kiến thức vào làm bài tập thực tế. Động lực thúc đẩy học sinh hoạt động học tập tích cực là quá trình nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm sẵn có. Học sinh lớp 8 là khối lớp vẫn còn nhiều bỡ ngỡ ở cấp trung học cơ sở, các em tiếp nhận kiến thức qua nghiên cứu bài ở nhà, qua việc quan sát kênh hình, kênh chữ, qua phương pháp truyền thụ của giáo viên. Do đó mỗi giáo viên phải giúp học sinh tiếp thu những kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái, tổ chức các hoạt động học tập giúp các em thấy hứng thú và tự giác tích cực độc lập trong việc tiếp thu những kiến thức mới cũng như việc vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi xin trình bày một số giải pháp dạy học theo hướng tích hợp nhằm khơi gợi hứng thú và tăng cường tính tích cực chủ động, giáo dục toàn diện cả đức trí thể mỹ cho học sinh.
Lịch sử đề tài
Trong thực tế đã có nhiều giáo viên nghiên cứu về phương pháp khơi gợi hứng thú và tăng cường tính tích cực chủ động cho học sinh, song việc dạy học theo hướng tích hợp còn hạn chế, bên cạnh đó do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bài tập định tính và câu hỏi thực tế đã bị xem nhẹ, thậm chí dường như đã bị lãng quên trong các giờ học vật lý, điều đó dẫn đến một thực trạng đáng buồn là giờ học vật lý trở nên khô khan, rời rạc xa dời thực tế, khả năng vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống của một bộ phận lớn học sinh hiện nay thực sự yếu kém. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đại bộ phận học sinh rất lúng túng khi gặp bài tập định tính và câu hỏi thực tế cũng như bài tập mangtính tích hợp.
Bản thân tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh hứng thú, tích cực chủ động làm tốt các bài tập mang tính tích hợp, bài tập định tính và câu hỏi thực tế nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu đưa ra một số giải pháp mà tôi bắt đầu áp dụng đề tài này từ học kì II năm 2018 – 2019 trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như học sinh đại trà màtôi được đảm nhận.
8 Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 8 Môn: Vật lý Cấp học: THCS Tác giả: Nguyễn Thế Vinh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội Năm học: 2019 - 2020 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Môn vật lý ở trường trung học cơ sở là một trong số những môn học quan trọng nhất. Học vật lý là học cách nghiên cứu, giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế một cách chính xác, logic. Học sinh được làm việc nhiều từ việc phát hiện những kiến thức mới đến việc vận dụng kiến thức vào làm bài tập thực tế. Động lực thúc đẩy học sinh hoạt động học tập tích cực là quá trình nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm sẵn có. Học sinh lớp 8 là khối lớp vẫn còn nhiều bỡ ngỡ ở cấp trung học cơ sở, các em tiếp nhận kiến thức qua nghiên cứu bài ở nhà, qua việc quan sát kênh hình, kênh chữ, qua phương pháp truyền thụ của giáo viên. Do đó mỗi giáo viên phải giúp học sinh tiếp thu những kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái, tổ chức các hoạt động học tập giúp các em thấy hứng thú và tự giác tích cực độc lập trong việc tiếp thu những kiến thức mới cũng như việc vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi xin trình bày một số giải pháp dạy học theo hướng tích hợp nhằm khơi gợi hứng thú và tăng cường tính tích cực chủ động, giáo dục toàn diện cả đức trí thể mỹ cho học sinh. Lịch sử đề tài Trong thực tế đã có nhiều giáo viên nghiên cứu về phương pháp khơi gợi hứng thú và tăng cường tính tích cực chủ động cho học sinh, song việc dạy học theo hướng tích hợp còn hạn chế, bên cạnh đó do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bài tập định tính và câu hỏi thực tế đã bị xem nhẹ, thậm chí dường như đã bị lãng quên trong các giờ học vật lý, điều đó dẫn đến một thực trạng đáng buồn là giờ học vật lý trở nên khô khan, rời rạc xa dời thực tế, khả năng vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống của một bộ phận lớn học sinh hiện nay thực sự yếu kém. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đại bộ phận học sinh rất lúng túng khi gặp bài tập định tính và câu hỏi thực tế cũng như bài tập mang tính tích hợp. Bản thân tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh hứng thú, tích cực chủ động làm tốt các bài tập mang tính tích hợp, bài tập định tính và câu hỏi thực tế nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu đưa ra một số giải pháp mà tôi bắt đầu áp dụng đề tài này từ học kì II năm 2018 – 2019 trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như học sinh đại trà mà tôi được đảm nhận. Mục đích nghiên cứu Xây dựng một hệ thống các bài tập định tính, bài tập tích hợp liên môn và hiện tượng vật lý thực tiễn có thể vận dụng vào bài giảng trong chương trình vật lý 8 phương pháp khơi gợi hứng thú, tăng cường tính tích cực chủ động cho học sinh Vận dụng hệ thống các bài tập định tính và hiện tượng thực tiễn ở trên vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan tới việc dạy học theo hướng tích hợp nhằm khơi gợi hứng thú, tăng cường tính tích cực chủ động cho học sinh. Mô tả thực trạng dạy và học vật lý hiện nay, phân tích, đánh giá thực trạng đó. Đề xuất các biện pháp, giải pháp, khuyến nghị. Phương pháp nghiên cứu Tham khảo tài liệu, thu thập tài liệu. Phân tích, tổng kết kinh nghiệm. Điều tra trực tiếp thông qua các giờ dạy Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Các bài dạy trong chương trình vật lý 8 Đối tượng nghiên cứu Đề tài áp dụng đối với hai nhóm đối tượng: + Giáo viên dạy vật lý lớp 8 + Học sinh lớp 8 bao gồm học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Điểm mới nhất trong kết quả nghiên cứu. Sáng kiến đã hệ thống được một số giải pháp dạy học theo hướng tích hợp nhằm khơi gợi hứng thú, nâng cao tính tích cực chủ động, giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh cùng các ví dụ cụ thể minh chứng cho mỗi giải pháp. Sáng kiến đã đưa ra được một hệ thống các câu thơ, bài thơ lục bát được sử dụng để hỗ trợ việc dạy và học các bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lý 8 cùng các biện pháp sử dụng các câu thơ này một cách linh hoạt, sáng tạo. Sáng kiến có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên khi dạy vật lý lớp 8. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 8 Cơ sở lí luận Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Để làm được điều đó thì vật lý đóng một vai trò hết sức quan trong. Vật lý học là một trong những môn khoa học về tự nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của nó là nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên tìm nguyên nhân, khám phá ra các định luật nhằm phục vụ lợi ích của con người. Vật lý là cơ sở cho nhiều ngành kỹ thuật. Những thành tựu của vật lý và kỹ thuật phục vụ rất nhiều cho cuộc sống của con người trên mọi mặt. Chính vì vậy, hơn ai hết giáo viên dạy vật lý là người phải suy nghĩ: Làm thế nào để khơi gợi hứng thú, tích cực hoá hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh. Dạy học tích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh. Với cách dạy này, người thầy không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà giữ vai trò điều hành các hoạt động của các lớp học, tức là có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, giúp các em tự tìm kiếm thông tin theo chủ đề có tính chất khái quát và chuyên sâu; tích cực, chủ động thu nhận kiến thức để có thể vận dụng vào thực tiễn, bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh, tạo hứng thú và động lực cho việc học. Thực trạng của việc dạy và học vật lý ở trung học cơ sở Môn vật lý là một trong những môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Trong quá trình giảng dạy vật lý tôi nhận thấy nhìn chung giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh những kiến thức để các em thi lấy điểm cao, hoặc quá nặng nề về tính toán trong vật lý, giáo viên chưa truyền cho học sinh niềm yêu thích, ham mê tìm hiểu và giải thích các hiện tượng vật lý thực tế, chưa hiểu mối quan hệ giữa vật lý với cuộc sống và các giá trị lịch sử xã hội, ý thức bảo vệ môi trường còn thấp dẫn đến hiện tượng một bộ phận học sinh không muốn học vật lý, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của vật lý. Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hằng ngày. CHƯƠNG II: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Tích hợp kiến thức văn thơ vào dạy học vật lý: Sử dụng thơ lục bát là thể thơ đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam, một thể thơ dễ thuộc dễ nhớ vào trong các khái niệm và hiện tượng vật lý thực tế. Không giống thơ Đường, chỉ thông dụng trong giới trí thức tức là các nhà Nho thuở trước, hai thể thơ của Việt Nam, đặc biệt là thơ lục bát, được phổ cập trong mọi giai tầng xã hội. Lý do là thơ lục bát không bị bó buộc bởi các luật lệ chặt chẽ về niêm và đối như thơ Đường. Thêm nữa, vì không bị giới hạn về khuôn khổ số câu nên thể lục bát thường được sử dụng để thuật chuyện, một trong những hình thức giải trí không thể thiếu của người xưa. Trong dòng văn chương bình dân, lục bát hầu như là thể thơ độc nhất được sử dụng trong kho tàng ca dao đồ sộ của dân tộc. Đối với người xưa, ngoài tính cách giải trí, ca dao còn được mang mục đích giáo huấn con em. Thật vậy, thời trước rất ít người được cắp sách đến trường, nên phương tiện để dạy dỗ các em về luân lý và các kinh nghiệm sống được gói ghém trong văn chương truyền khẩu gồm ca dao, tục ngữ, và truyện cổ. Thêm nữa, lục bát là thể thơ thường được dùng trong các lối hát dân gian như quan họ, trống quân, hát chèo, hát đúm, hát xẩm, hát ru em, hát gặt lúa, hát giã gạo, hát đưa đò, hát phường vải, hát chầu văn, và hò ...chúng ta khó thể tưởng tượng được một người Việt Nam mà không biết đến thơ lục bát, không thuộc nằm lòng vài bài thơ lục bát. Việc sử dụng thơ lục bát trong dạy và học vật lý sẽ giúp giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn. Các khái niệm hiện tượng vật lý vốn khô khan khi được truyền tải bằng thơ lục bát giúp các em học sinh lĩnh hội một cách tự nhiên, dễ ghi nhớ qua đó mà nâng cao hứng thú học tập, hiểu bài một cách sâu sắc. Dưới đây là một vài cách sử dụng hiệu quả thơ lục bát trong dạy và học vật lý. Cách 1: Cho học sinh ghi nhớ các kết luận thông qua các câu thơ lục bát Ví dụ 1: Vận tốc của tàu hỏa là 36 km/h và vận tốc của một xe đạp là 5m/s. Hãy cho biết tàu hỏa hay xe đạp đi nhanh hơn? 36km/h=10m/s>5m/s. Nên tàu hỏa đi nhanh hơn. Sau khi làm xong bài tập này giáo viên đặt câu hỏi các em rút ra bài học kinh nghiệm gì thông qua bài tập vừa rồi. Các em học sinh có thể trả lời được là muốn biết chuyển động nào nhanh hơn phải so sánh vận tốc và trước khi so sánh phải đổi về cùng một đơn vị. Giáo viên có thể đọc bài thơ sau đây: Muốn biết chuyển động chậm nhanh Phải xem vận tốc ai dành phần hơn Tưởng dễ nhưng chớ khinh nhờn Trước khi so sánh đổi đơn vị kìa. Ví dụ 2: Kết luận về sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng Áp suất chất lỏng đặt lên Đáy, thành, mọi vật ở bên trong bình Ví dụ 3: Kết luận về sự tồn tại của áp suất khí quyển Áp suất khí quyển đặt lên Mọi phương, mọi vật ở trên địa cầu (Trái Đất) Ví dụ 4: Định luật về công Lợi lực lại thiệt đường đi Lợi đường thiệt lực, hơn gì công đâu! Cách 2: Trả lời một số hiện tượng vật lý thực tế bằng thơ lục bát Ví dụ 5: Vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khuỵ xuống? Nhảy xuống ta phải khụy chân Là do quán tính phần thân chưa ngừng Bàn chân chạm đất đã dừng Nếu mà chẳng khụy không chừng gẫy xương. Ví dụ 6: Ngồi xe nhớ thắt an toàn Phòng khi phanh gấp thân toan lộn nhào. Ví dụ 7: Trường học của em gần đường sắt. Quan sát trên đường ray thường đặt nhiều thanh tà vẹt nằm ngang. Em hãy tìm hiểu và cho biết thanh đó có tác dụng gì? Đường sắt thật lắm thanh ngang Giảm bớt áp lực ray mang trên mình Ví dụ 8: Tại sao kim, khoan dùi đục đột thường được làm nhọn đầu? Kim khoan dùi đục nhọn đầu Giúp tăng áp suất đâm sâu dễ dàng Ví dụ 9: Em hãy giải thích tại sao máy kéo nặng nề có thể di chuyển dễ dàng trên nền đất mềm trong khi ô tô nhẹ hơn máy kéo nhiều lần lại bị sa lầy trên chính quãng đường đó? Tại sao máy kéo nặng nề Chạy trên nền đất chẳng hề lún sâu Nhờ rộng bánh xích chứ đâu (diện tích bị ép lớn) Áp lực giảm xuống trên đầu mét vuông (áp suất giảm) Ví dụ 10: Ai cũng biết nằm trên đệm mút lại thấy êm ái dễ chịu hơn là nằm trên phản bằng gỗ? Hãy giải thích tại sao? Đệm mút có thể biến hình Theo phần tiếp xúc thân mình nằm trên Diện tích bị ép tăng lên Áp suất giảm bớt, thấy êm hơn giường Ví dụ 11: Lúc cất cánh và trước khi hạ cánh, người phục vụ trên máy bay phân phát cho hành khách kẹo để nhằm mục đích gì? Lên cao đột ngột ù tai Áp suất khí quyển khác sai ít nhiều Nhai kẹo, giải pháp mỹ miều Cân bằng áp suất là điều nên theo Ví dụ 12: Vì sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? Lỗ nhỏ trên nắp ấm trà Giúp cho không khí đi ra đi vào Nước ơi nước chảy đi nào Trong, ngoài khí áp tiêu hao nhau rồi Ví dụ 13: Tại sao trên núi cao không thể luộc chín trứng theo cách thông thường? Biết nhiệt độ sôi của nước giảm theo áp suất khí quyển và trứng chỉ chín khi nước sôi ở 1000C. Càng cao khí loãng càng nhiều Áp suất giảm xuống là điều hiển nhiên Nhiệt sôi của nước thấp liền Cố chi luộc trứng cho phiền thêm ra Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm, dẫn đến nhiệt độ sôi của nước giảm (không còn là 1000C nữa) mà trứng chỉ chín được khi nước sôi ở 1000C. Ví dụ 14: Cái kim bằng thép thả vào trong nước thì chìm? Vì sao? Vậy tại sao cái tàu bằng thép lớn hơn kim rất nhiều lần lại nổi trên mặt nước? Kim thép có trọng lượng riêng Lớn hơn của nước nên liền chìm thôi Tàu lớn nhưng rỗng mấy nơi Trung bình tỉ trọng giảm vơi đi nhiều Cách 3: Sử dụng thơ lục bát để đặt câu hỏi khi kiểm tra bài cũ, kiểm tra định kì, dẫn dắt bài học. Ví dụ 15: Em hãy đọc và nêu ý nghĩa vật lý của bài thơ sau Phân biệt chuyển động đứng im Nhìn quanh vật đó mà tìm mốc so Khoảng cách em chớ có đo Quan tâm vị trí mới lo đứng dời Lấy ví dụ minh họa cho bài thơ trên? Ví dụ 16: Em hãy đọc và nêu ý nghĩa vật lý của bài thơ sau Sâu dưới mặt thoáng càng nhiều Áp suất càng lớn là điều hiển nhiên Trong cùng chất lỏng đứng yên Bằng nhau áp suất đương nhiên sâu cùng Ý nghĩa vật lý của bài thơ trên là: Càng xuống sâu dưới mặt thoáng của chất lỏng thì áp suất càng lớn. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, những điểm nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu so với mặt thoáng) thì có áp suất bằng nhau. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ hình minh họa. Từ ý nghĩa vật lý bài thơ trên em hãy giải thích tại sao khi lặn con người luôn có cảm giác tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng lên? Ví dụ 17: Bốn nghìn mét dưới nước sâu Trăm năm nằm đó xác tàu cô đơn Tính áp suất do nước biển tác dụng lên xác tàu Titanic bị đắm năm 1912 ở độ sâu 4000m so với mặt nước biển? Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3 Ví dụ 18: Biển Chết Nghe tên Biển Chết hãi ghê Nhưng mà đến đó chẳng hề sợ đâu Nước biển rất mặn từ lâu Con người cứ nổi, chìm sâu không thành Bài thơ trên nói về Biển Chết. Em hãy cho biết Biển Chết nằm ở đâu và tại sao con người khi đến biển chết dù biết bơi hay không vẫn luôn nổi trên mặt nước Biển Chết? Do nước biển rất mặn nên trọng lượng riêng của nước biển ở đây rất lớn, lớn hơn trọng lượng riêng của cơ thể con người chính vì vậy mà con người luôn nổi trên mặt Biển Chết. Tích hợp kiến thức thể dục thể thao vào dạy học vật lý Ví dụ 19: Thành tích tốt nhất của em trên đường chạy 100m là bao nhiêu giây? Hãy tính vận tốc trung bình của em trên quãng đường ấy và so sánh với các bạn cùng lớp xem ai chạy nhanh hơn, ai chạy chậm hơn? Ví dụ 20: Trong bóng đá, khi một hậu vệ muốn cản phá tiền đạo đối phương đang mở tốc độ xuống bóng rất nhanh thì thường dùng vai chèn vào tiền đạo đó và lấy sức nâng người ấy lên. Tại sao làm thế lại khiến tiền đạo đối phương không thể gia tăng vận tốc? Hướng dẫn: Khi nâng cơ thể đối phương lên người hậu vệ đã làm giảm bớt lực tác dụng giữa chân với mặt đất, tức là giảm lực ma sát đóng vai trò lực tăng vận tốc của đối phương. Ví dụ 21: Trong các cuộc đua maratong hay đua xe đạp, ta thường thấy có một số vận động viên thường bám sát sau đối thủ của mình, chỉ khi gần tới đích họ mới cố vượt lên phía trước? Vì sao vậy? Hướng dẫn: Để làm giảm ma sát của gió. Ví dụ 22: Quan sát một vận động viên ném tạ xích ta thấy lúc đầu vận động viên thường quay dây xích rất nhanh để quả tạ chuyển động tròn quanh người, sau đó bất ngờ buông tay thả dây xích cho nó chuyển động tự do. Động tác đó nhằm mục đích gì? Hướng dẫn: Động tác quay tạ của vận động viên làm cho quả tạ chuyển động nhanh với vận tốc lớn, khi thả dây xích do có quán tính lớn mà quả tạ có thể văng rất xa. Ví dụ 23: Tại sao dùng sào nhảy, các nhà thể thao có thể nhảy được tới ba, bốn mét? Hướng dẫn: Nhảy cao tức là biến đổi động năng (có được do nhún chân) thành thế năng. Động năng ban đầu càng lớn thì biến đổi thành thế năng càng lớn tức là càng cao. Do đó muốn nhảy được cao người ta phải chạy lấy đà để tăng thêm động năng ban đầu. Nếu không dùng sào, chân người nhảy chỉ biến đổi được một phần nhỏ động năng của người đó (thu được trong khi chạy lấy đà) thành thế năng. Thế năng của người nhảy ở vị trí cao nhất phần lớn do công của chân đẩy người lên theo phương thẳng đứng. Vì vậy một nhà thể thao nổi tiếng về nhảy cũng chỉ nhảy cao được hơn hai mét. Khi nhảy sào, người nhảy đã khéo sử dụng con sào biến đổi được hầu hết động năng khi chạy lấy đà thành thế năng. Như vậy, dùng sào nhảy ngoài sức đẩy của chân, người nhảy còn tận dụng được động năng của mình, và sử dụng được tay đẩy mình lên cao thêm, cho nên có thể nhảy cao được tới ba, bốn mét. Ví dụ 24: Vì sao một vận động viên nhảy xa lại chạy lấy đà rồi mới nhảy, không đứng tại chỗ mà nhảy? Hướng dẫn: Nếu người đó chạy lấy đà rồi mới nhảy, thì trước khi nhảy người đó đã có một vận tốc nhất định nào đó. Khi đó người này có lực quán tính do có đà kết hợp với lực bật nhảy của chân sẽ làm cho người này nhảy đi xa hơn rất nhiều so với bật nhảy tại chỗ. Ví dụ 25: Tại sao lúc rơi xuống, các vận động viên nhảy cao và nhảy xa phải co hai chân lại? Hướng dẫn: Nhờ co hai chân ở giai đoạn cuối bước nhảy, vận động viên tạo thêm được đường để hãm, và nhờ thế giảm bớt được lực va xuống đất. Tích hợp kiến thức lịch sử, kiến thức về chủ quyền biển đảo nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Trong tình hình vấn đề biển đảo đang có những diễn biến phức tạp thì việc lồng ghép nội dung giáo dục tinh thần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh hải, giáo dục tinh thần tự hào dân tộc thông qua các câu chuyện về danh nhân đất Việt là một trong những nhiệm vụ cấp bách không chỉ của riêng môn học nào. Ví dụ 26: Thay vì bài tập: “Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển.Tại một thời điểm nào đó áp kế đặt ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,06.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ áp suất 1,03.106N/m2. Hỏi tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Tính độ sâu của tàu ngầm ở 2 thời điểm trên? ” Giáo viên có thể cho bài tập này: “Hai tàu ngầm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đang thử nghiệm di chuyển ở dưới biển. Tại một thời điểm nào đó áp kế đặt ngoài vỏ tàu Trường Sa chỉ áp suất 0,206.106 N/m2 còn áp kế đặt ngoài vỏ tàu Hoàng Sa chỉ áp suất 0,103.106N/m2. Cho trọng lượng riêng nước biển là 10300N/m3” Hỏi tàu ngầm nào đang lặn sâu hơn? Tính độ sâu của hai tàu ngầm ở thời điểm trên? Thông qua bài tập này học sinh sẽ thấy được rằng Việt Nam cũng đang có những nhà khoa học đang nghiên cứu để chế tạo tàu ngầm, và cũng có thể một lần nữa khẳng định: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” Ví dụ 27: Đọc các câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi? Câu chuyện thứ nhất: “Một hôm Vinh đem một trái bưởi ra bãi tha ma làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bỗng quả bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép bãi người ta đào để ngăn trâu bò khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp và sâu không xuống mà cũng không với tay lấy lên được. Bọn trẻ tưởng thế là mất đồ chơi. Nhưng Vinh nghĩ một lát, rồi mới hớn hở rủ bạn đi mượn vài chiếc gầu giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Nhưng lát sau thấy Vinh cúi xuống cầm quả bưởi lên, chúng rất sửng sốt phục tài Vinh. Hóa ra thì trước đây Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi trên mặt ao, Vinh đã lấy cành tre khều vào và đem ra bãi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên.” Câu chuyện thứ hai: “Ngày xưa, vua quan Trung Quốc thường cậy thế nước lớn, coi thường nước ta, cho nước ta là man di, mọi rợ. Một lần sứ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day.docx
- Vật_lý-_Nguyễn_Thế_Vinh-THCSTháiThịnh.pdf