Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp hoạt động ngoại khóa nhằm tăng hứng thú học phần văn học dân gian cho học sinh Lớp 10
Tình trạng giải pháp đã biết:
a. Giải pháp đã, đang áp dụng tại tổ chuyên môn của nhà trường:
* Trong nhà trường đã và đang có những sáng kiến kinh nghiệm thiết thực nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh như:
- Nguyễn Phương Lan ( 2013) : “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực”.
- Nguyễn Thị Minh Ngọc ( 2012): “ Sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy sau một số bài học nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh 12”.
- Lã Hồng Minh ( 2011): “ Tích hợp ngoại khóa nhằm tăng hứng thú học tập phần Văn học dân gian cho học sinh lớp 10”.
* Còn lại hoạt động dạy học chủ yếu vẫn tuân theo quy định, mang tính định hướng chung, chưa thành giải pháp, đề tài nghiên cứu cụ thể, như :
- Tổ chức thảo luận theo chuyên đề để có những thiết kế giáo án phù hợp.
- Kết hợp linh hoạt một số kĩ thuật dạy học hiện đại cùng thiết bị trợ giảng, để giờ học được sinh động.
- Phát huy năng lực của cá nhân giáo viên trong việc tạo tính sinh động, hấp dẫn, thuyết phục trong các giờ học.
b. Ưu khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị.
* Ưu điểm: Các giải pháp đã, đang được áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn tại trường vẫn phát huy được ưu diểm truyền thống đó là:
- Đảm bảo chức năng của văn học: nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ.
- Cung cấp đầy đủ kiến thức, kĩ năng bộ môn đảm bảo cho việc học sinh thi cử.
- Đã tạo được sự hứng thú của học sinh.
* Khuyết điểm: những giải pháp trên chủ yếu áp dụng trong khung thời gian của tiết học chính khóa. Việc khơi gợi hứng thú cũng như tư duy độc lập, tính sáng tạo của học sinh chưa thực sự trọn vẹn ; học sinh được làm việc nhưng không nhiều. Hoạt động ngoại khóa tuy dã được áp dụng tích hợp nhưng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ ở cá nhân giáo viên. Minh chứng cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa ở sáng kiến năm 2011 chưa được cụ thể.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG -------@&?------- “TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN CHO HỌC SINH LỚP 10 Họ và tên tác giả: Lã Hồng Minh Chức vụ: Giáo viên Tổ chuyên môn: Văn – GDCD Đơn vị công tác:Trường THPT số 2 Bảo Thắng Bảo Thắng, ngày 15 tháng 4 năm 2014 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “ Tích hợp hoạt động ngoại khóa nhằm tăng hứng thú học phần Văn học dân gian cho học sinh lớp 10” Mã số: . (do thường trực HĐSK tỉnh ghi) 1. Tình trạng giải pháp đã biết: a. Giải pháp đã, đang áp dụng tại tổ chuyên môn của nhà trường: * Trong nhà trường đã và đang có những sáng kiến kinh nghiệm thiết thực nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh như: - Nguyễn Phương Lan ( 2013) : “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực”. - Nguyễn Thị Minh Ngọc ( 2012): “ Sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy sau một số bài học nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh 12”. - Lã Hồng Minh ( 2011): “ Tích hợp ngoại khóa nhằm tăng hứng thú học tập phần Văn học dân gian cho học sinh lớp 10”. * Còn lại hoạt động dạy học chủ yếu vẫn tuân theo quy định, mang tính định hướng chung, chưa thành giải pháp, đề tài nghiên cứu cụ thể, như : Tổ chức thảo luận theo chuyên đề để có những thiết kế giáo án phù hợp. Kết hợp linh hoạt một số kĩ thuật dạy học hiện đại cùng thiết bị trợ giảng, để giờ học được sinh động. Phát huy năng lực của cá nhân giáo viên trong việc tạo tính sinh động, hấp dẫn, thuyết phục trong các giờ học. b. Ưu khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị. * Ưu điểm: Các giải pháp đã, đang được áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn tại trường vẫn phát huy được ưu diểm truyền thống đó là: - Đảm bảo chức năng của văn học: nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. - Cung cấp đầy đủ kiến thức, kĩ năng bộ môn đảm bảo cho việc học sinh thi cử. - Đã tạo được sự hứng thú của học sinh. * Khuyết điểm: những giải pháp trên chủ yếu áp dụng trong khung thời gian của tiết học chính khóa. Việc khơi gợi hứng thú cũng như tư duy độc lập, tính sáng tạo của học sinh chưa thực sự trọn vẹn ; học sinh được làm việc nhưng không nhiều. Hoạt động ngoại khóa tuy dã được áp dụng tích hợp nhưng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ ở cá nhân giáo viên. Minh chứng cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa ở sáng kiến năm 2011 chưa được cụ thể. Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần thiết thực trong việc nâng cao hứng thú, lòng say mê bộ môn Ngữ văn trong đó có VHDG, bản thân tôi đã suy nghĩ, có ý tưởng tiếp tục cải tiến sáng kiến : “ Tích hợp ngoại khóa nhằm tăng hứng thú học tập phần Văn học dân gian cho học sinh lớp 10” để thực hiện. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: - Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, tình yêu đối với cuộc sống, con người và quê hương đất nước ;tăng cường hứng thú, khơi gợi tư duy, sáng tạo, tình cảm trong sáng của học sinh đối với bộ môn Văn; giúp học sinh có kĩ năng đọc – hiểu ( tiếp cận, cảm nhận ) những tác phẩm VHDG theo đúng đặc trưng thể loại. - Nhằm hỗ trợ cho công tác giáo dục kĩ năng sống cho HS – một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong năm học; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn Ngữ văn và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. b. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng. - Hình thức tổ chức, phạm vi áp dụng: không bị bó hẹp trong khung thời gian, đa phần không áp dụng trong các tiết học chính khóa; tích hợp dễ dàng với các môn học khác. - Nội dung : + Sáng kiến cải tiến có bổ sung thêm một số hình thức ngoại khóa thiết thực. + Kiến thức văn học đã được chuyển thể linh hoạt bằng nhiều hình thức. Ngoài kiến thức văn học, học sinh được tích hợp với kiến thức lịch sử, địa lí, âm nhạc, hội họa, mỹ thuật và cả sân khấu. - Rèn kĩ năng sống: việc rèn kĩ năng sống cho HS sẽ tự nhiên, thiết thực, không mang tính sách vở, lí thuyết như trong các giờ học chính khóa. Khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa văn học, ngoài hiểu sâu kiến thức các em được là chính mình - con người xã hội. Kĩ năng hợp tác sẽ được phát huy tối đa trong hoạt động này. - Có thể nói, đây là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần không nhỏ trong việc khơi gợi sự hứng thú, tư duy sáng tạo, tình cảm trong sáng của các em đối với bộ môn Văn (đặc biệt là phần văn học dân gian). c. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: - Nghiên cứu lý luận chung về phương pháp dạy học hiện đại. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá góp phần nâng cao công tác giảng dạy môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT số 2 Bảo Thắng. - Tích hợp hoạt động ngoại khóa VH GD: bên cạnh mục đích tăng hứng thú học phần văn học dân gian,văn học nói chung trong chương trình THPT mà còn nhằm giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh một cách tích cực. - Nội dung của giải pháp: Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến bao gồm 04 phần: 1. Cơ sở lí luận: 1.1Giải pháp dựa trên cơ sở lí luận của Phương pháp dạy học “tích hợp” và hoạt động ngoại khóa. 1.2. Tiếp theo, giải pháp chỉ rõ tầm quan trọng của việc tích hợp hoạt động ngoại khóa đối với việc dạy học phần văn học dân gian trong nhà trường. Giải pháp đề cập đến các đặc trưng của văn học dân gian để khẳng định một thực tiễn : Văn học dân gian thực sự thích hợp với việc tích hợp hoạt động ngoại khóa trong quá trình dạy và học. Giải pháp đã chỉ rõ: Việc áp dụng hoạt động ngoại khoá sẽ giúp học sinh tiếp cận với những tác phẩm văn học dân gian một cách khoa học hơn. Học sinh được rèn kĩ năng sống cơ bản, năng lực hành động, năng lực thích ứng – năng lực giao tiếp và năng lực tự khẳng định. 2.Thực trạng của vấn đề Trong phần thực trạng, giải pháp nêu rõ những khó khăn mà các thầy cô dạy Ngữ Văn trong nhà trường đang đối mặt: Nhiều học sinh chưa say mê bộ môn và học văn chưa tự giác, chưa tích cực, thiếu sự sáng tạo. 3.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 3.1.Giải pháp đề cập đến một số kinh nghiệm về mặt kỹ năng, yêu cầu trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian trong nhà trường. 3.2. Giải pháp đã đưa ra một số hình thức ngoại khóa văn học dân gian dưới dạng cuộc thi. 4.Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa VHDG. Tác giả cũng đã chứng minh cho tính khả thi và hiệu quả của giải pháp bằng một số hoạt động cụ thể. Sau cùng là phần phân tích, đánh giá hiệu quả của giải pháp. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp. - Giải pháp có tính thiết thực, tính khả thi cao, dễ áp dụng, phù hợp qua các năm học. Giải pháp áp dụng không chỉ đối với VHDG mà có thể áp dụng cho văn học viết của nền văn học Việt Nam cũng như văn học nước ngoài. - Đối tượng áp dụng: + Trong năm học 2013 – 2014: HS khối 10. + Trong các năm học tiếp theo: có thể áp dụng cho HS khối 11,12, thậm chí GV có thể tham gia để hoạt động ngoại khóa thêm thuyết phục. + Giải pháp phù hợp với tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. Qua việc tích hợp HĐNK; tổ chức chương trình ngoại khoá Văn học dân gian trong phạm vi lớp, khối 10 tại trường THPT số 2 Bảo Thắng, bản thân tôi dưới sự hỗ trợ của các giáo viên trong tổ chuyên môn, đã thu nhận được những hiệu quả chủ yếu như sau: * Đối với bộ môn Ngữ Văn: việc tích hợp hoạt động ngoại khóa văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng rất phù hợp với hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. * Đối với giáo viên: - Giáo viên được bồi dưỡng thêm vốn sống thực tế và vốn kiến thức chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy văn học dân gian. - Kích thích tinh thần tự bồi dưỡng và niềm say mê đối với nghề. * Đối với học sinh: - Học sinh yêu thích môn Văn và thực sự có cảm hứng đặc biệt đối với văn học dân gian. - Các em được tự khám phá, thể hiện khả năng của mình đối với tác phẩm văn chương. - Nhờ có được chất liệu thực tế sống động từ ngoại khoá nên khi viết văn, viết bài thu hoạch, bài viết của các em phong phú hơn và diễn đạt tốt hơn. - Hoạt động ngoại khoá còn tích hợp được việc rèn luyện kĩ năng nói, và kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Các em có khả năng trình bày vấn đề lưu loát trước tập thể. - Theo khảo sát sau tiết ngoại khoá và sau chương trình : có khoảng 90% học sinh thích giờ ngoại khoá. 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu. - Bản thân tác giả. - Các giáo viên trong tổ Văn – GDCD: đóng vai trò người hỗ trợ giải pháp. 6. Tài liệu kèm theo gồm: + Bản mềm ( file điện tử) nội dung sáng kiến: 01 bản + Bản giấy có đóng bìa báo cáo tóm tắt sáng kiến: 01 bản. Bảo Thắng, ngày 15 tháng 04 năm 2013 Người báo cáo Lã Hồng Minh
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_hoat_dong_ngoai_khoa_nham_tan.doc
- Bao cao TT ca nhan. Minh.doc
- Dơn đề nghị công nhận sáng kiến.doc