Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí trường Trung học Phổ thông số 1 Sa Pa

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí trường Trung học Phổ thông số 1 Sa Pa

Cơ sở lý luận của vấn đề:

1.1 Môi trường là gì?

 Hiểu một cách khái quát thì môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lí, hoá học, sinh học, địa lý . bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người.

Khái niệm môi trường rất rộng, bao gồm cả hệ thống tự nhiên lẫn nhân tạo. Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và lao động, đã khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép thoả mãn nhu cầu con người.

Trong khoa học theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và các nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống.

 Theo nghĩa hẹp, môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội, trực tiếp liên quan đến cuộc sống con người không xem xét đến tài nguyên trong đó.

 1.2. Giáo dục môi trường.

 Có nhiều định nghĩa giáo dục môi trường, tuy nhiên trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua môn Địa lý ở nhà trường có thể hiểu: Giáo dục môi trường theo định nghĩa là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai.

 1.3 Mục đích của giáo dục môi trường.

 Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là mỗi cá nhân HS được trang bị để nhận thấy được ý nghĩa của việc giáo dục môi trường trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa Lý nhằm xây dựng một môi trường tốt đẹp. Giáo dục môi trường nhằm giúp các em:

 + Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất.

 + Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp tiềm ẩn của môi trường.

 + Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường.

 + Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, GDMT mang lại cho các em cơ hội khám phá môi trường và hiểu biết về các quyết định của con người liên quan đến môi trường. Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành, sử dụng các kĩ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả điều này cho chúng ta niềm hy vọng trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh nhằm xây dựng một môi trường tốt đẹp.

 

doc 32 trang cuonglanz2a 8792
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí trường Trung học Phổ thông số 1 Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh môc
Trang
PhÇn THø NHÊT : ®Æt vÊn ®Ò
 1. Lý do chọn đề tài
 2. Mục đích nhiệm vụ đối tượng nghiên cứu
 3. Phạm vị giá trị sử dụng
 4. Thời gian nghiên cứu
 5. Phương pháp nghiên cứu
02 – 05
05-06
06
06
06
PHẦN THỨ HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lí luận của vấn đề
 2. Thực trạng của vấn đề
 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 4. Hiệu quả của SKKN
07 – 09
09 – 14
14 – 28
28 – 30
PHẦN III : KẾT LUẬN
 1. Kết luận
 2. Kiến nghị
30
30- 31 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
CHỮ 
VIẾT TẮT
1
Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN
2
Giáo dục môi trường
GGMT
3
Trung học phổ thông
THPT
4
Học sinh
HS
5
Giáo viên
GV
6
Giáo dục bảo vệ môi trường
GDBVMT
7
Giáo dục đào tạo
GD-ĐT
8
Bảo vệ môi trường
BVMT
Phần thứ nhất : ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài:
Môi trường là không gian Địa lý bao quanh Trái Đất có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Môi trường có chức năng chính là là không gian sinh sống cảu con người và sinh vật. Là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa dựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất
Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đờ sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mĩ.
Giữa môi trường và con người chúng ta có mối quan hệ mật thiết với nhau và từ khi con người sinh ra đó là mối quan hệ hòa thuận. Cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người và theo thời gian dân số ngày một tăng lên, nhu cầu của con người ngày càng phức tạp hơn. Sự hiểu biết về môi trường không đầy đủ khiến cho mối quan hệ trở nên “mâu thuẫn”, nhận thức đó đã dẫn đến một loạt các sự cố về môi trường .( Hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô zôn, trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường bão lũ, hạn hán.....). Tình hình đó đã đặt ra cho toàn nhân loại một thảm họa, để khắc phục thảm họa đó các cuộc hội thảo, hội nghị ở tầm cỡ quốc tế đã diễn ra:
- Từ ngày mồng 5 đến ngày 16 tháng 6 năm 1972 hội nghị quốc tế về môi trường và con người được tổ chức tại Stốc khôm(Thụy Điển ).
- Từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 10 năm 1975, IEEP đã tổ chức hội thảo hội thảo quốc tế về giáo dục môi trường ( GDMT ) tại Bêôgrat.
- Tháng 11 – 1976 hội thảo môi trường ở châu Á được tổ chức tại Băng Cốc ( Thái Lan ).
- Ngày 14 đến ngày 26 tháng 10 năm 1977 hội nghị quốc tế về GDMT được tổ chức tại Tbilisi ( Gru dia ).
- Từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 8 năm 1987 UNESCO và UNEP tổ chức hội nghị quốc tế về GDMT tại Matxcơva.
 	Tất cả những kì hội nghị, hội thảo trên mặc dù diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau nhưng đều có một điểm chung là nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người và sinh quyển trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. GDMT đã vượt ra khỏi biên giới chính trị, tư tưởng của các quốc gia trên thế giới.
 Ở Việt Nam bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ- TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Bộ Chính trị về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/ QĐ - TT ngày 17/10/2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án : “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” Ngày 31/01/2005 Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ra chỉ thị “ Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam” về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng về môi trường, bảo vệ môi trường, bằng hình thức phù hợp trong các môn học thông qua các môn học và thông qua hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường - xanh- sạch- đẹp phù hợp với các trường.
Hiện nay, GDBVMT là nhiệm vụ của môn học ở trường phổ thông. Nội dung môn học Địa lý ở phổ thông có nhiều thuận lợi trong việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép tích cực với nội dung môn học. Giáo dục học sinh hiểu được sự cần thiết của bảo vệ môi trường, từ đó học sinh có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trưòng.
Trong thực tế giảng dạy bộ môn khoa học Địa lý có nhiều giáo viên chưa nhận thức sâu sắc vấn đề trên, từ đó học chưa tích cực tìm ra biện pháp tốt để đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trong quá trình dạy môn học.
Các hình thức và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy Địa lý còn thấp hiệu qảu bài dạy chưa cao. Nhiều học sinh chưa rõ khái niệm về môi trường, từ nhận thức chưa tốt đó các em chưa có hành vi tốt để bảo vệ môi trường.
 Bên cạnh đó còn có tình trạng học sinh cho rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chính quyền hoặc của người lớn. Thực trạng đó đã làm hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế nước nhà, gây ra tác hại cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy vấn đề tìm ra những biện pháp để bảo vệ môi trường ở địa phương, đất nước và toàn cầu đang cần được quan tâm.
Khó có thể làm được điều đó khi mà vấn đề giáo dục môi trường trong xã hội, mỗi học sinh chưa nhận thức được vấn đề này trong quá trình tích hợp vào kiến thức từng môn học. Vấn đề giáo dục môi trường được áp dụng cụ thể cho HS tất cả các bậc học là môn Khoa học tự nhiên và xã hội (Bậc Tiểu học) và môn Giáo dục công dân, Địa lí và các môn học khác có liên quan đến môi trường (Bậc THCS và bậc THPT).
 Bên cạnh đó còn có tình trạng học sinh cho rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chính quyền hoặc của người lớn. Thực trạng đó đã làm hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế nước nhà, gây ra tác hại cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy vấn đề tìm ra những biện pháp để bảo vệ môi trường ở địa phương, đất nước và toàn cầu đang cần được quan tâm.
Trong quá trình dạy học, vấn đề tích hợp các nội dung của môn Địa lý hay sử dụng các kiến thức kĩ năng của các môn học khác vào việc dạy học Địa lý của mình là vấn đề cần quan tâm hiện nay. Tích hợp trong dạy học Địa lý là vận dụng tổng hợp các kiến thức kĩ năng của các phân môn trong chương trình Địa lý vào việc nghiên cứu tổng hợp về địa lý một châu lục. Mặt khác tích hợp cũng còn là việc sử dụng các kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liên quan đến Địa lý. Việc tích hợp vấn đề giáo dục môi trường trong dạy học Địa lý là vấn đề cần quan tâm, giúp học sinh nhận thức đúng về môi trường trong thời đại mới.
Cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật, tri thức giảng dạy trong nhà trường là những kiến thức cơ bản, hiện đại sát thực tế là cơ sở để tạo cho các thế hệ trẻ làm hành trang bước vào thế hệ mới. Việc giáo dục môi trường trong bài dạy Địa lý trang bị những hiểu biết rèn luyện kĩ năng và cung cấp cơ hội cho học sinh THPT phát triển khả năng tích hợp kiến thức vận dụng vào thực tế địa phương. Từ đó các em có thể tiến hành tích hợp giáo dục môi trường có hiệu quả trong môn Địa lý. 
Thực tế trong những năm giảng dạy tại trường THPT SỐ 1 SA PA bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực hoá hoạt động học tập luyện tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. 
Một thực tế tại địa phương trên địa bàn Thị trấn nhỏ hẹp một khu du lịch sinh thái dựa vào tiềm năng tự nhiên Vườn Quốc Gia Hoàng Liên, khí hậu ôn đới núi cao, với vài danh lam thắng cảnh đã thu hút lượng khách tới du lịch. Song hành yếu tố tích cực thì yếu tố tiêu cực đồng hành đó là vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương, lượng rác thải nhiều, vút rác bừa bãi làm ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mĩ cảnh quan đô thị nơi đây. Nguyên nhân đây chính là nhận thức của người dân tại địa phương chưa có thói quen và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Bản thân tôi luôn lồng ghép tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với việc giáo dục môi trường trong môn Địa lý. Tuy vậy trước yêu cầu mới của GD - ĐT, với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp đã thúc bách tôi trong việc làm thế nào để môi trường chúng ta luôn trong sạch, vận dụng liên hệ vào môn Địa lý để học sinh nhận thức được Giáo dục môi trường trong các môn học. Đồng thời cũng là giáo dục học sinh của mình biết bảo vệ quê hương “ Xanh- Sạch – Đẹp” Phát triển bền vững. Giáo dục học sinh có trách nhiệm tuyên truyền BV MT. Với lí do trên tôi chọn đề tài SKKN: " Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí trường THPT SỐ 1 SAPA"
2. Mục đích, nhiệm vụ đối tượng nghiên cứu.
2.1 Mục đích:
	Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sử dụng vào từng nội dung, từng hoàn cảnh cụ thể , để tạo ra sự hứng thú học tập của học sinh, phát huy tính độc lập suy nghĩ và tính chủ động sáng tạo tự chủ của học sinh.
	Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc BVMT ở địa phương nói riêng và toàn thế giới nói chung.
	Thông qua việc tiến hành đề tài ở 1 số khối lớp 10, 11,12 trong một số tiết học cụ thể trường THPT Số 1 SAPA.
2.2 Nhiệm vụ:
	Nghiên cứu cơ sở lý luận của “Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa Lý trường THPT SỐ 1 SAPA”
	Đưa ra một số nguyên tắc khi tích hợp GDBVMT.
	Nghiên cứu các hình thức GDBVMT trong chương trình địa lý THPT.
2.3 Đối tượng:
	 GV và HS trong quá trình giảng dạy và học tập môn Địa lý tại trường THPT SỐ 1 SAPA.
3. Phạm vi - giá trị sử dụng: 
3.1 Phạm vi nghiên cứu:
	Áp dụng cho mộ số bài chương trình Lớp 10( Bài 8,9,10,12,15,41,42) Lớp11 (bài 2,3,4) Lớp 12 ( Bài 6.7.8.9. 14,15, 21,23)
3.2 Giá trị sử dụng: 	
	Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho GV cùng nhóm bộ môn ở các cấp học khác nhau, đồng thời GV các nhóm bộ môn khác cũng có thể tham khảo.
	HS có thể nghiên cứu nhằm hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.
4. Thời gian thực hiện và triển khai SKKN:
	Từ 05/09/2013 đến hết ngày 25/05/2014
5.Phương pháp nghiên cứu:
	Phương pháp thử nghiệm
	Phương pháp điều tra.
	Phương pháp thảo luận.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
1.1 Môi trường là gì?
 Hiểu một cách khái quát thì môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lí, hoá học, sinh học, địa lý. bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người.
Khái niệm môi trường rất rộng, bao gồm cả hệ thống tự nhiên lẫn nhân tạo. Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và lao động, đã khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép thoả mãn nhu cầu con người.
Trong khoa học theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và các nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống. 
 Theo nghĩa hẹp, môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội, trực tiếp liên quan đến cuộc sống con người không xem xét đến tài nguyên trong đó.
 1.2. Giáo dục môi trường.
 	 Có nhiều định nghĩa giáo dục môi trường, tuy nhiên trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua môn Địa lý ở nhà trường có thể hiểu: Giáo dục môi trường theo định nghĩa là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai.
 1.3 Mục đích của giáo dục môi trường.
 	 Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là mỗi cá nhân HS được trang bị để nhận thấy được ý nghĩa của việc giáo dục môi trường trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa Lý nhằm xây dựng một môi trường tốt đẹp. Giáo dục môi trường nhằm giúp các em:
 + Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất.
 + Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp tiềm ẩn của môi trường.
 + Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường.
 + Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, GDMT mang lại cho các em cơ hội khám phá môi trường và hiểu biết về các quyết định của con người liên quan đến môi trường. Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành, sử dụng các kĩ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả điều này cho chúng ta niềm hy vọng trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh nhằm xây dựng một môi trường tốt đẹp.
 * Các mục tiêu Giáo dục môi trường.
 	- Nhận thức: Giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân đạt được một nhận thức và nhạy cảm đối với môi trường và những vấn đề có liên quan.
- Kiến thức: Giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân tích luỹ được nhiều kinh nghiệm khác nhau và có sự hiểu biết cơ bản về môi trường và những vấn đề có liên quan.
- Thái độ : Giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân hình thành được những giá trị và ý thức quan tâm vì môi trường cũng như động cơ thúc đẩy trong việc tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường.
- Kĩ năng: Giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân có được các kĩ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về môi trường.
- Tham gia: Tạo cơ hội cho các đoàn thể xã hội và cá nhân tham gia một cách tích cực ở mọi cấp trong việc giải quyết những vấn đề về môi trường.
 1.4 Giáo dục môi trường ở Việt Nam.
 	- Năm 1962, Bác Hồ khai sinh " Tết trồng cây”, cho đến nay, phong trào này ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm 1991, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có chương trình trồng cây hỗ trợ phát triển GD - ĐT và bảo vệ môi trường ( 1991 - 1995 ).
+ Từ năm 1986 trở đi, cùng với các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường, các tài liệu về môi trường đã xuất hiện.
 + Thông qua việc thay sách giáo khoa ( 1986- 1992 ) các tài liệu chuyên ban và thí điểm tác giả sách giáo khoa đã chú trọng đến việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào sách, đặc biệt là môn Sinh, Địa, Hoá, Kĩ thuật.
+ Trong" Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000" giáo dục môi trường được ghi nhận như một bộ phận cấu thành.
+ Từ năm 1995, dự án giáo dục môi trường trong nhà trường của Bộ GD - ĐT do UNDP tài trợ nhằm vào các mục tiêu cơ bản. 
 	- Hỗ trợ xây dựng một bản chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia về giáo dục môi trường tại Việt Nam.
 	- Tăng cường năng lực của Bộ GD - ĐT trong việc truyền đạt những nội dung và phương pháp giáo dục môi trường vào các chương trình đào tạo giáo viên.
 	- Xây dựng các hoạt động giáo dục môi trường cụ thể để thực hiện ở các cấp Tiểu học đến Trung học.
- Các mục tiêu trên được thể hiện ở mức độ chi tiết và cụ thể hơn thông qua dự án VIE 98/018.
2. Thực trạng vấn đề giáo dục môi trường và tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lý ở bậc THPT.
	Ô nhiễm môi trường là một vấn đề nóng bỏng hiện nay gây bức súc dư luận xã hội cả nước, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, sự tồn tại và phát triển của thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết của các cấp quản lý, còn là trách nhiệm của cả hệ thông chính trị và của toàn xã hội. Nhất là thế hệ trẻ cần được quan tâm giáo dục để bảo vệ môi trường
Ngay từ năm 1960 vấn đề bảo vệ môi trường đã được đặt ra nghiêm túc và đã được nghiên cứu để tích hợp vào chương trình dạy học ở các trường THPT nhưng với mức độ còn hạn chế. Đầu thập kỉ 80 nội dung GDMT đã được tích hợp vào chương trình giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp, trong đó môn Địa Lý được coi là phù hợp nhất. Tuy nhiên chương trình GDMT ở trường THPT nói riêng và các cấp bập học khác nói chung chưa thống nhất. Các phương pháp GDMT còn nặng về cung cấp kiến thức hơn là hình thành thái độ xúc cảm, hành vi quan tâm đến môi trường và vì môi trường cho học sinh.
Thực tế học sinh THPT trường số 1 Sa Pa vẫn còn đang thờ ơ chưa có ý thức bảo bệ môi trường các em chưa nhận thức được môi trường sống xung quanh của các em có những biến đổi gì ? Hàng ngày các em ăn quà vẫn vút rác bừa bãi, hay nhìn thấy trực tiếp cảnh cháy rừng vườn quốc gia Hoàng Liên, lũ quét thì các em chỉ suýt soa lên cháy rừng rồi, lũ rồi. Chứ không biết hậu qủa khôn lường của hiện tượng cháy rừng, lũ quét.
Qua quá trình giảng dạy tại trường THPT. Tôi tiến hành khảo sát năm học 2012 - 2013 kết quả đánh giá học sinh khối 12 trong môn học Địa lí với vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong bài 24 – Lớp 12 Ban cơ bản.
" Vấn đề phát triển và phân bố thuỷ sản, lâm nghiệp" Bài 24 - Địa Lí 12.
* Hoạt động tích hợp : Đi về đâu.
* Vị trí tích hợp: 1. Tài nguyên rừng. 
 Hiện nay tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt nhiều nơi. (10 phút) 
Giúp học sinh hiểu được vấn đề tài nguyên rừng hiện nay bị cạn kiệt bị tàn phá nặng nề mà nguyên nhân chính là sự tác động của con người. Việc chặt phá rừng quá mức dẫn tới tài nguyên rừng bị suy giảm, từ đó làm cho đất đai ngày càng xấu đi và hậu quả tất yếu là vấn đề cuộc sống chậm cải thiện đặc biệt ở các vùng núi.
 * Chuẩn bị: - GV phô tô tờ rời số 1 
- Học sinh tìm một số tranh ảnh tài liệu liên quan đến vấn đề tài nguyên rừng Việt Nam. ( Tranh ảnh tại địa phương vườn quốc gia HOÀNG LIÊN).
Khu vực vườn quốc gia Hoàng Liên thường xuyên xảy ra cháy. Trong ảnh là đám cháy hồi đầu năm 2010 (Ảnh: Phạm Ngọc Triển)
Cháy rừng vườn quốc gia Hoàng Liên ngày 22/02/2014
 Lực lượng cứu hộ phòng chống cháy rừng.
Thông tin tờ rời số 1: ( Kèm theo)
 * Phương pháp tiến hành: ( trò chơi)
 - GV yêu cầu 2 học sinh cạnh nhau cùng trao đổi và vạch các mũi tên nối các ô ở tờ rời số 1 theo một trình tự tiếp nối hợp lí.
 - Chọn một số tờ rời đã hoàn thành nhanh nhất dán lên bảng và tổ chức học sinh cả lớp phối hợp với giáo viên xác định các hướng tiếp nối đúng- sai, hoàn thiện một số tờ rơi có các mũi tên nối hợp lí. Các em vừa theo dõi vừa trao đổi, sửa chữa trên tờ rơi cá nhân.
 - GV chốt lại toàn bộ sơ đồ đúng bằng bảng phụ (Kèm theo). 
 Thông tin tờ rơi số 1: Em hãy nối mũi tên vào sơ đồ sau thể hiện việc chặt phá rừng quá mức gây ra những hậu quả nào?
Tờ rơi số 1
Khô hạn
Năng suất gỗ giảm sút
Tăng cường
rửa trôi
Xói mòn
đất
Chặt phá rừng
 quá mức
Thiếu củi
đun
Thiếu thức
ăn gia súc
Chăn nuôi 
động vật giảm
Thiếu phân chuồng
Giảm độ phì nhiêu
Năng suất thấp và không ổn định
Cần phải khai thác rừng
 hợp lí và có kế hoạch
Chuẩn xác kiến thức tờ rời số 1 
Năng suất gỗ giảm sút
 Khô hạn
Tăng cường
rửa trôi
Xói mòn
đất
Thiếu củi
đun
Chặt phá rừng
 quá mức
Thiếu thức
ăn gia súc
Chăn nuôi 
động vật giảm
Thiếu phân chuồng
Giảm độ phì nhiêu
Năng suất thấp và
không ổn định
Cần phải khai thác rừng 
hợp lí và có kế hoạch
	Vậy qua trò chơi khảo sát thực tế ở bài học trong tiết học tôi nhận thấy việc GDVBMT cho học sinh nhận thức được vai trò của môi trường là quan trọng và cần thiết, tạo được sự chuyển biến nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Với vấn đề giáo dục môi trường, giáo viên cần bổ sung kiến thức cho học sinh hiểu biết các hoạt động của giáo dục môi trường. 
Trong thực tiễn sư phạm, mỗi môi trường thuộc về một vùng địa lí cụ thể, nằm trong bối cảnh văn hoá đó có một môi trường giáo dục cụ thể. Điều quyết định việc lựa chọn đúng những nội dung và phương pháp phù hợp. Việc xác định và lựa chọn đúng những vấn đề môi trường có liên quan trực tiếp học sinh sẽ giúp thu hút các em tham gia một cách tự nhiên vào quá trình giải quyết các vấn đề. 
Các hoạt động giáo dục môi trường sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh sử dụng các kĩ năng đã có, hình thành và vận dụng các kĩ năng mới.
Về thái độ hành vi, các hoạt động giáo dục sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh hiểu được giá trị của môi trường và vai trò cá nhân trong việc gìn giữ môi trường cho hôm nay và ngày mai. Điều này khích lệ thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường. Việc thay đổi thái độ c

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_moi_truong_trong_day.doc