SKKN Một số giải pháp nhằm giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức lớp chủ nhiệm ban cơ bản ở trường THPT

SKKN Một số giải pháp nhằm giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức lớp chủ nhiệm ban cơ bản ở trường THPT

Những bài báo, những video phản ánh vấn nạn bạo lực học đường; thực trạng một bộ phận giới trẻ với lối sống “nổi loạn”, ăn chơi, sa ngã, vi phạm pháp luật; tội phạm ngày càng “trẻ hóa” với những tình tiết gây án vô cùng đáng sợ, Số đông thường đổ lỗi cho giáo dục bởi vì “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chủ Tịch). Điều đó có đúng chăng? Làm thế nào để có thể giảm bớt, hạn chế được những biểu hiện “đau lòng” đó? Tại sao lại có thực trạng như vậy? Thiết nghĩ, những hành động vi phạm chuẩn mực đức xã hội và pháp luật kể trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là từ tư tưởng, nhận thức sai lệch, tiêu cực của một bộ phận học sinh, thanh niên. Vậy thì ngay từ khi các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường, tất cả các lực lượng giáo dục cần phải chung tay để uốn nắn, dạy dỗ các em, đặc biệt người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức cần phải chủ động hơn nữa trong việc tìm ra các giải pháp để giúp đỡ, giáo dục và cảm hóa các em trở thành người tốt, có ích cho xã hội.

 Chắc hẳn, bất kì thầy cô giáo nào khi làm công tác chủ nhiệm lớp, nhất là lớp thuộc ban cơ bản tốp cuối của nhà trường, cũng đã từng lâm vào cảnh mệt mỏi, đau đầu, có lúc tưởng như “bó tay”, bỏ cuộc trước sự lì lợm, “cứng đầu” của một vài học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức. Và có lẽ, thầy cô cũng đã từng băn khoăn, day dứt, đau lòng bởi vì đã dùng đủ mọi phương cách mà vẫn không thể giáo dục, cảm hóa được một trong số các em, đành “bất lực” nhìn em học sinh đó bỏ học và sống tùy hứng, sa ngã giữa cuộc đời nhiều cám dỗ.

 Vấn đề giáo dục học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức có lẽ đã khá quen thuộc đối với các thầy cô giáo, nhất là người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, đây vẫn luôn là một nhiệm vụ “khó” bởi mỗi học sinh là một cá thể đặc biệt, riêng biệt và chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Làm thế nào để có thể “vực dậy”, “cứu” được những học sinh dường như đã “hỏng hẳn” ấy? Quả thực, đây là một hành trình đầy gian nan, cần 100% tâm huyết, nhẫn nại, bao dung, yêu thương và cũng rất cần năng lực chủ nhiệm của người thầy.

 Dẫu biết kinh nghiệm chủ nhiệm lớp của bản thân còn mỏng, nhưng tôi rất tâm huyết với nhiệm vụ này và cũng đã trải nghiệm thực tế 3 khóa chủ nhiệm, nay xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp “Một số giải pháp nhằm giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức lớp chủ nhiệm ban cơ bản ở trường THPT”.

 

doc 20 trang thuychi01 5311
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức lớp chủ nhiệm ban cơ bản ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Những bài báo, những video phản ánh vấn nạn bạo lực học đường; thực trạng một bộ phận giới trẻ với lối sống “nổi loạn”, ăn chơi, sa ngã, vi phạm pháp luật; tội phạm ngày càng “trẻ hóa” với những tình tiết gây án vô cùng đáng sợ, Số đông thường đổ lỗi cho giáo dục bởi vì “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chủ Tịch). Điều đó có đúng chăng? Làm thế nào để có thể giảm bớt, hạn chế được những biểu hiện “đau lòng” đó? Tại sao lại có thực trạng như vậy? Thiết nghĩ, những hành động vi phạm chuẩn mực đức xã hội và pháp luật kể trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là từ tư tưởng, nhận thức sai lệch, tiêu cực của một bộ phận học sinh, thanh niên. Vậy thì ngay từ khi các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường, tất cả các lực lượng giáo dục cần phải chung tay để uốn nắn, dạy dỗ các em, đặc biệt người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức cần phải chủ động hơn nữa trong việc tìm ra các giải pháp để giúp đỡ, giáo dục và cảm hóa các em trở thành người tốt, có ích cho xã hội.
	Chắc hẳn, bất kì thầy cô giáo nào khi làm công tác chủ nhiệm lớp, nhất là lớp thuộc ban cơ bản tốp cuối của nhà trường, cũng đã từng lâm vào cảnh mệt mỏi, đau đầu, có lúc tưởng như “bó tay”, bỏ cuộc trước sự lì lợm, “cứng đầu” của một vài học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức. Và có lẽ, thầy cô cũng đã từng băn khoăn, day dứt, đau lòng bởi vì đã dùng đủ mọi phương cách mà vẫn không thể giáo dục, cảm hóa được một trong số các em, đành “bất lực” nhìn em học sinh đó bỏ học và sống tùy hứng, sa ngã giữa cuộc đời nhiều cám dỗ.
 Vấn đề giáo dục học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức có lẽ đã khá quen thuộc đối với các thầy cô giáo, nhất là người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, đây vẫn luôn là một nhiệm vụ “khó” bởi mỗi học sinh là một cá thể đặc biệt, riêng biệt và chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Làm thế nào để có thể “vực dậy”, “cứu” được những học sinh dường như đã “hỏng hẳn” ấy? Quả thực, đây là một hành trình đầy gian nan, cần 100% tâm huyết, nhẫn nại, bao dung, yêu thương và cũng rất cần năng lực chủ nhiệm của người thầy.
 Dẫu biết kinh nghiệm chủ nhiệm lớp của bản thân còn mỏng, nhưng tôi rất tâm huyết với nhiệm vụ này và cũng đã trải nghiệm thực tế 3 khóa chủ nhiệm, nay xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp “Một số giải pháp nhằm giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức lớp chủ nhiệm ban cơ bản ở trường THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Vận dụng các giải pháp giáo dục đối với những học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức lớp chủ nhiệm ban cơ bản, tôi đặt ra mục tiêu là:
	- Giúp các em hiểu rằng: Các em không bao giờ bị “bỏ mặc”, “bỏ rơi”; cô giáo chủ nhiệm và tập thể lớp luôn đồng hành, dõi theo, quan tâm, giúp đỡ, yêu thương và tôn trọng các em; luôn mong các em nhận thức được sai lầm của mình để chủ động, tự giác “sửa sai”, thay đổi; sự tiến bộ của các em không chỉ giúp cho chính cuộc sống, tương lai của các em tốt đẹp, mà còn là niềm vui của cha mẹ, thầy cô và tập thể lớp.
	- Giúp các em nhận ra năng lực, giá trị của bản thân; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các em tự tin tham gia các hoạt động giáo dục để thể hiện và khẳng định mình; từ đó, các em sẽ tìm thấy hứng thú, niềm vui đến trường, ngày càng gắn bó với lớp và tích cực hơn trong học tập, rèn luyện.
	- Giúp các em xác định được động cơ học tập, mục tiêu nghề nghiệp tương lai; từ đó, có động lực để phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
	- Giúp các em nhận thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, tập thể và xã hội, mà cơ sở để làm được điều đó chính là phải có tư tưởng, thái độ sống tích cực, có trình độ học vấn và phẩm chất đạo đức tốt.
	- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, tạo cơ hội để tập thể lớp ngày càng thêm gắn kết với nhau, có nhiều kỉ niệm đẹp tuổi học trò; xây dựng tập thể lớp giống như một đại gia đình, trong đó mỗi thành viên đều sống có trách nhiệm, trung thực, chủ động, tích cực và luôn tự tin vào giá trị bản thân. Đúng như tinh thần của logo áo đồng phục lớp chủ nhiệm của tôi: “B3 - Đường về nhà”, “B3 - Nơi trái tim không còn khoảng cách”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp nhằm giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức lớp chủ nhiệm ban cơ bản tốp cuối – Lớp 12B3 – Trường THPT Triệu Sơn 3, năm học 2016 - 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu về công tác chủ nhiệm lớp, về tâm lí lứa tuổi học sinh THPT, giải quyết tình huống sư phạm, các module bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp THPT (giáo dục giá trị, kĩ năng sống và hướng nghiệp), các văn bản hướng dẫn liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, tổng hợp, rút ra nội dung bổ trợ cần thiết và vận dụng linh hoạt trong các giải pháp giáo dục.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tìm hiểu về nhóm học sinh lớp chủ nhiệm có tư tưởng, nhận thức yếu, kém thông qua nhiều kênh thông tin: Giáo viên chủ nhiệm cũ, giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp, bạn thân của học sinh, phụ huynh học sinh, phiếu điều tra; kết hợp với hoạt động đến thăm nhà học sinh. Từ đó, biết được hoàn cảnh gia đình, tính cách, sở thích, khuyết điểm, nguyện vọng của từng em; hiểu được nguyên nhân khiến các em trở nên lệch lạc, yếu kém về tư tưởng, nhận thức và tìm ra các giải pháp phù hợp để giúp đỡ, giáo dục.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Căn cứ vào thực trạng khi chưa tác động và kết quả sau một năm vận dụng các giải pháp giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa đối với nhóm học sinh yếu, kém về tư tưởng, nhận thức lớp chủ nhiệm 12B3, năm học 2016 - 2017 để thống kê, xử lý số liệu. Từ đó, đánh giá được tính thiết thực, hiệu quả của các giải pháp giáo dục.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Mọi hoạt động trong đời sống của con người đều bị chi phối bởi chính tư tưởng, nhận thức của bản thân người đó. Giống như ngọn hải đăng nơi biển đêm thăm thẳm, tư tưởng, nhận thức tốt đóng vai trò dẫn đường chỉ lối cho con thuyền cuộc đời của bạn cập đến bến bờ của thành công và hạnh phúc. Còn nếu tư tưởng, nhận thức mà lệch lạc thì sẽ tạo nên một lực cản rất lớn làm chệch hướng con thuyền cuộc đời của bạn, nhẹ thì chênh chao, ngã nghiêng, quẩn quanh trong bóng tối, nặng thì bị đánh chìm giữa đại dương của sự sai lầm, thất bại. Vậy thì tư tưởng, nhận thức bắt nguồn từ đâu? Có phải ai sinh ra cũng đã có được tư tưởng, nhận thức đúng đắn? Thiết nghĩ, tư tưởng, nhận thức không phải tự nhiên mà có, mà nó được hình thành, hun đúc từ nền tảng giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Đối với học sinh THPT, một trong các yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến tư tưởng, nhận thức của các em chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp và các giải pháp giáo dục thiết thực, hiệu quả mà người giáo viên vận dụng.
	Học sinh THPT thường nằm ở độ tuổi từ 15 đến 18. Đây là giai đoạn đầu tuổi thanh niên, thời điểm các em không còn là trẻ con nhưng cũng chưa hẳn là người lớn. Ở lứa tuổi này “ngự trị quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách”(Tài liệu tập huấn về công tác chủ nhiệm trong trường THCS, THPT, tr.10). Các em có nhu cầu khẳng định, thể hiện bản thân, cá tính phát triển mạnh, thích giao lưu kết bạn, tâm hồn mộng mơ, yêu đời, Tuy nhiên, vì sự trải nghiệm cuộc sống của lứa tuổi này chưa nhiều nên dẫn đến việc các em thường nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, dễ có suy nghĩ hời hợt, nông cạn, bồng bột, dễ nản lòng, bỏ cuộc khi vấp phải khó khăn, trở ngại, Một bộ phận học sinh THPT, do sự tác động tiêu cực của nhiều yếu tố, đã có tư tưởng, nhận thức sai lệch, yếu kém. Nếu không có sự sát sao quản lí để giáo dục kịp thời thì các em rất dễ sa ngã và phạm phải những sai lầm đáng tiếc.
	Học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức là những học sinh thường xuyên vi phạm nội quy trường học; vì không xác định được động cơ học tập đúng đắn nên có tâm lí chán học, trên lớp không chú ý nghe giảng, không ghi bài, không thực hiện các hoạt động học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô giáo; nói năng không đúng chuẩn mực, có thái độ lì lợm, trêu ngươi, khiêu khích bạn bè và thầy cô. Các em thường tùy ý bỏ giờ, bỏ tiết, nghỉ học vô lí do để đi chơi, giao du với các thành phần bất hảo ngoài xã hội, dễ sa ngã vào các thú tiêu khiển vô bổ cũng như các tệ nạn xã hội. Học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức thường không có sự gắn kết với tập thể, lảng tránh các hoạt động phong trào; cãi lời thầy cô, xem nhẹ lời khuyên bảo của cha mẹ; dễ dàng vi phạm quy chế thi, gây gỗ, đánh nhau trong và ngoài trường học; lệch lạc về tư tưởng, quan điểm sống theo hướng tiêu cực, đôi khi sa đà vào yêu đương đến mức quá giới hạn, Trường học nào cũng có một bộ phận học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức. Tuy số lượng không nhiều nhưng lại có sức ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động giáo dục của tập thể lớp, của nhà trường. Bởi vậy, việc tìm ra các giải pháp giáo dục học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức là một trọng trách lớn, là niềm trăn trở thường trực đối với tất cả thầy cô giáo làm công tác giáo dục, trong đó trực tiếp và trước hết là giáo viên chủ nhiệm lớp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Lớp 12B3 thuộc ban cơ bản, bao gồm những học sinh có điểm đầu vào thấp nhất; bên cạnh đó, lại còn tiếp nhận thêm học sinh lưu ban, học sinh yếu kém từ các lớp ban khoa học tự nhiên. Nề nếp của lớp thường xuyên bị phá vỡ bởi nhóm học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức. Tình trạng bỏ giờ, bỏ tiết, nghỉ học vô lí do để đi chơi điện tử của nhóm học sinh này diễn ra thường xuyên. Điểm kém kèm theo lời phê về ý thức học tập yếu kém trở đi trở lại trên các loại sổ theo dõi nề nếp và học tập của lớp, của nhà trường. Không chỉ vậy, buổi nào đi học thì các em sẽ gây ra chuyện như: Sử dụng điện thoại trong giờ học, không ghi bài và học bài, không làm bài tập, lì lợm và cãi bướng với thầy cô; các giờ kiểm tra thì tìm cách sử dụng tài liệu, quay cóp, Khi giáo viên chủ nhiệm liên lạc với phụ huynh học sinh để phối hợp giáo dục thì hoặc là các em nói dối theo chiều hướng “Con chỉ vi phạm chút xíu mà cô giáo khó tính vẽ chuyện”, hoặc là các em tìm cách giấu không cho bố mẹ biết, gửi giấy mời phụ huynh thì các em không đưa cho bố mẹ, gọi điện thoại thì các em chặn số, Có học sinh thường xuyên nghỉ học vô lí do, bỏ nhà đi mấy ngày thì gia đình mới tìm được, nhưng lúc nào cũng phải trông chừng kẻo có cơ hội học sinh đó lại bỏ đi tiếp; một số em có nguy cơ bỏ học.
	Vì lớp chủ nhiệm 12B3 có nhiều học sinh “chưa ngoan”, không chỉ hạn chế về năng lực học tập mà còn có tư tưởng, nhận thức lệch lạc nên các thầy cô giáo giảng dạy ở lớp rất vất vả, nhiều khi “ức chế”, còn cô giáo chủ nhiệm cũng vô cùng “áp lực”. Nhóm học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức này thường xuyên làm gián đoạn, phá vỡ không khí học tập của lớp, làm ảnh hưởng đến quá trình phấn đấu của cả tập thể. Cũng vì nhóm học sinh này mà thi đua nề nếp của cả lớp luôn đứng ở thứ áp chót, bởi vì số lượt vi phạm nội quy nhà trường quá nhiều. Điều đó khiến cho những học sinh chăm ngoan và có trách nhiệm với lớp bất bình, nhiều khi không muốn thi đua nữa, bởi công sức phấn đấu của cả tập thể luôn có nguy cơ bị “đổ xuống sông, xuống bể”.
	Với lòng nhiệt huyết yêu nghề cùng tinh thần quyết không lùi bước trước những khó khăn thử thách, nên ngay khi tiếp nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp (thay đồng nghiệp chuyển công tác), bản thân tôi đã nghiên cứu và đưa ra được những giải pháp nhằm “vực dậy” lớp chủ nhiệm, hướng đến mục tiêu xây dựng một tập thể vững mạnh, đoàn kết, sống trách nhiệm, chan hòa, yêu thương và luôn tự tin vào giá trị bản thân; đặc biệt là có được những giải pháp thiết thực nhằm giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa nhóm học sinh yếu kém về tư tưởng, nhận thức, giúp các em tiến bộ từng ngày.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu kĩ lưỡng và nắm vững mọi thông tin về cá nhân học sinh có tư tưởng, nhận thức yếu kém
	Ngay khi nhận được quyết định chủ nhiệm lớp (thay đồng nghiệp chuyển công tác), tôi đã chủ động tìm hiểu về nhóm học sinh lớp chủ nhiệm có tư tưởng, nhận thức yếu kém thông qua nhiều kênh thông tin: Giáo viên chủ nhiệm cũ, giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp, bạn thân của học sinh, phụ huynh học sinh, phiếu điều tra; kết hợp với hoạt động đến thăm nhà học sinh. Từ đó, biết được hoàn cảnh gia đình, tính cách, sở thích, khuyết điểm, nguyện vọng của từng em; hiểu được nguyên nhân khiến các em trở nên lệch lạc, yếu kém về tư tưởng, nhận thức để rồi tìm ra các giải pháp giúp đỡ, giáo dục phù hợp.
Dưới đây là kết quả của quá trình tìm hiểu đối với từng cá nhân học sinh yếu, kém về tư tưởng, nhận thức lớp chủ nhiệm 12B3:
TT
Họ tên học sinh
Biểu hiện của tư tưởng, nhận thức yếu, kém
Nguyên nhân cơ bản
Tính cách
Sở thích, năng lực
1
Trình Văn Chiến
- Là học sinh lưu ban.
- Nghiện game, thường xuyên bỏ giờ, nghỉ học vô lí do để đi chơi game.
- Cãi bướng, trêu ngươi với thầy cô, gây sự với bạn bè; trong giờ học thường không ghi bài; lúc nào cũng bơ phờ thiếu ngủ.
- Có nguy cơ bỏ học.
- Bố mẹ mải mê kinh doanh nên rất ít khi quan tâm và quản lí con. 
- Bố thường dùng đòn roi khi con phạm lỗi. 
- Bố mẹ không tin tưởng con.
- Xem việc chơi game là niềm vui tinh thần, là nơi thể hiện bản thân.
- Tính tình cục cằn, thô lỗ, không kiểm soát được cảm xúc và hành vi.
- Đam mê bóng đá. Chơi giỏi các môn thể thao: Bóng đá, bóng chuyền.
- Có năng lực học tập, lao động.
2
Trần Văn Công
- Ham chơi lười học, thường xuyên giả mạo chữ kí của phụ huynh để xin nghỉ học, luôn tìm cách chặn số điện thoại của cô giáo chủ nhiệm trong máy của phụ huynh.
- Ăn nói tùy hứng trong giờ học, hay nói leo, nói đế, pha trò cười không đúng lúc. 
- Thường xuyên đi học muộn, ăn mặc, tác phong không đúng quy định.
- Bố nghiện rượu, mẹ quá hiền nên không giáo dục và quản lí được con.
- Giao du với một nhóm thanh niên bất hảo, chơi bời lêu lổng, tư tưởng lệch lạc.
- Không xác định được động cơ học tập. 
- Tính tình trẻ con, vô tư, hay nói hay cười, đôi khi quá trớn.
- Sống hòa đồng, dễ gần gũi. 
- Rất thương mẹ.
- Chơi giỏi môn thể thao bóng đá.
- Thích và có năng khiếu nuôi gà chọi, nuôi chim cảnh.
- Nấu ăn ngon.
3 
Lê Bá Thành
- Ham chơi, nghiện game, thường xuyên bỏ giờ, nghỉ học vô lí do để đi chơi game.
- Thường xuyên không ghi bài trong giờ học, không học bài và làm bài tập được giao, ý thức học tập hạn chế và lực học yếu.
- Thường xuyên đi học muộn, ăn mặc, tác phong không đúng quy định.
- Bố mẹ hiền lành, khá rụt rè trong giao tiếp. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố đi phụ hồ trong miền Nam, mẹ làm giúp việc ở Hà Nội, em Thành là con một, lại chỉ có một mình ở nhà nên không có ai sát sao quản lí, và cũng không có sự phối hợp giáo dục.
- Dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, dễ tiêm nhiễm thói hư tật xấu.
- Tính tình hiền lành, sống thân thiện, tình cảm.
- Chơi giỏi môn thể thao bóng đá.
- Có năng lực lao động, chăm chỉ và tự giác trong các nhiệm vụ trực nhật, trực tuần.
4
Lương Văn Minh
- Ham chơi, nghiện game, khi nào lười đi học thì gọi điện cho bố mẹ nói dối ốm để phụ huynh gọi về xin phép cô giáo chủ nhiệm cho em nghỉ học.
- Bề ngoài tỏ ra hiền lành để người khác tin tưởng; thường xuyên nói dối để bố mẹ tin; dễ bị bạn xấu lôi kéo, rủ rê
- Trong giờ học thường không ghi bài; lúc nào cũng bơ phờ thiếu ngủ.
- Bố mẹ đều đi làm theo công trình xa nhà, rất tin, chiều và bênh con. Phối hợp với cô giáo để quản lí, giáo dục con chỉ mang tính hình thức.
- Một mình em Minh ở nhà, không ai sát sao quản lí, nhắc nhở.
- Không xác định được động cơ học tập.
- Tính tình vui vẻ, thân thiện, hòa đồng với bạn bè.
- Tuy nhiên, đối với bố mẹ lại rất hay nói dối để bố mẹ tin.
- Có năng lực học tập.
- Có năng khiếu về văn nghệ.
5 
Lê Công Tuấn
- Thường xuyên nói leo, nói đế trong giờ học.
- Trong giờ học thường không ghi bài; không học và làm bài tập được giao.
- Thường xuyên lén sử dụng điện thoại trong giờ học để lên mạng facebook giao lưu, kết bạn và sa đà yêu đương.
- Có nguy cơ bỏ học.
- Bố mẹ rất chiều con, thường đáp ứng mọi sở thích, nhu cầu của con.
- Do em Tuấn có ngoại hình cao to, ưa nhìn nên thích “thể hiện sự phong độ, nam tính” bằng việc giao lưu, yêu đương sa đà.
 - Có tư tưởng phiến diện rằng không cần học cũng thành công, định bỏ học nhiều lần để đi làm.
- Tính tình vui vẻ, thân thiện, hòa đồng.
- Rất tự hào, yêu quý gia đình của mình.
- Có năng khiếu về văn nghệ.
- Có sở trường, sở thích nấu ăn rất ngon.
6
Nguyễn Tài Dũng
- Vì kết quả học tập hạn chế và ý thức yếu, kém nên bị điều chuyển từ lớp ban KHTN xuống ban cơ bản.
- Luôn tỏ vẻ ta đây là dân “anh chị”; thái độ ngang bướng và thách thức; đã từng gây sự, đánh bạn.
- Thường xuyên lén sử dụng điện thoại trong giờ học.
- Có nguy cơ bỏ học.
- Bố quá hiền lành nên không có uy để dạy bảo con; mẹ thì hay bao che lỗi của con và bênh con.
- Giao du với thành phần phức tạp ngoài xã hội.
- Tính tình lì lợm, ngang bướng.
- Có khả năng chơi bóng đá.
- Thích tìm hiểu, nghiên cứu về các thiết bị điện, điện thoại.
7
Trần Thị Nương
- Trên lớp thường lầm lì, ít nói, hầu như không giao tiếp với bạn bè, không tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Sa đà vào yêu đương, thích ăn diện.
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn; bố đã mất, mẹ hiền lành và thường xuyên đi làm giúp việc xa nhà; ở nhà với em trai cũng khá nghịch ngợm nên không có ai quản lí và giáo dục.
- Cú sốc tâm lí khi bố mất đã khiến em mất phương hướng, nghĩ rằng không còn ai hiểu và thương mình như bố.
- Tính tình hiền hòa, sống nội tâm.
- Có năng lực học tập.
- Rất khéo tay khi làm các mon đồ handmade.
8
Đào Thị Ngọc Anh
- Ham chơi, đua đòi, thích ăn diện
- Hay nói dối để nghỉ học đi chơi, nói dối để xin tiền đi mua sắm.
- Lười học; thường xuyên lén sử dụng điện thoại trong giờ học.
- Bố mẹ rất quan tâm, tâm lí và lo lắng cho con; chủ động liên lạc với GVCN để phối hợp quản lí, giáo dục. Nhưng em Ngọc Anh lại ở với bà nội từ bé nên được nuông chiều; bà rất hay bao che cho lỗi lầm của cháu đối với cả bố mẹ và GVCN.
- Tính tình vui vẻ, hòa đồng, sôi nổi, thân thiện.
- Sống tình cảm.
- Có năng lực học tập.
- Mạnh mẽ, năng động, giao tiếp tốt.
9
Lê Thị Thu
- Nghiện facebook, thường xuyên sử dụng lén điện thoại trong giờ học để giao lưu, kết bạn và sa đà vào yêu đương.
- Từng bị bạn xấu rủ rê, bỏ nhà đi 3 ngày, sau đó gia đình mới tìm thấy; tuy nhiên, gia đình lúc nào cũng phải canh chừng bởi vì chỉ cần sơ hở là em lại bỏ nhà đi. Sự việc lặp lại tới 3 lần.
- Có nguy cơ bỏ học.
- Bố nghiện rượu, hay chửi mắng và đánh đập vợ con; mẹ hiền lành, cam chịu, nên không quản lí và giáo dục được con.
- Bản thân em luôn tỏ thái độ căm ghét bố, hai bố con mâu thuẫn với nhau và em thường xuyên bị đánh. Em chán cảnh gia đình nên muốn bỏ nhà đi.
- Giao du và bị bạn xấu rủ rê, lôi kéo.
- Tính tình bộc trực, thẳng thắn.
- Sống tình cảm, rất thương mẹ.
- Có năng lực học tập.
- Có sở thích nấu ăn rất ngon.
	Tìm hiểu về đối tượng học sinh có tư tưởng, nhận thức yếu kém lớp chủ nhiệm 12B3, tôi nhận thấy, các em đều có điểm chung là rất cô đơn, cô độc, không có bạn thân thực sự, không đặt niềm tin vào bất kì ai, tự mặc định mình đã “hư hỏng” nên không cần cố gắng hoặc nghĩ rằng dù cố gắng cũng chẳng được ghi nhận; sự ương bướng, lì lợm,“nổi loạn”, “phá phách” của các em chỉ là vỏ bọc để che lấp đi tâm hồn bị tổn thương, khao khát sự quan tâm và mong muốn được tôn trọng. Các em dành hầu hết thời gian để lên mạng “sống ảo”, để chìm đắm trong thế giới game online, hoặc lêu lổng quán xá. Các em thiếu môi trường vui chơi lành mạnh, thiếu người “đồng hành” luôn dõi theo để vừa động viên, khích lệ, vừa nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. Các em cần một điểm tựa tinh thần, cần được cho “cơ hội” để “sửa sai” và khẳng định bản thân. Ai có thể giúp được các em? Chắc chắn, trực tiếp và thân thuộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_giup_do_giao_duc_cam_hoa_hoc_sinh.doc
  • docbia.doc
  • docmuc luc, tai lieu tham khao, danh muc skkn duoc danh gia.doc