Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Poster trong dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Poster trong dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông

Xu thế phát triển của nền giáo dục thế giới

Trong khoa học giáo dục, chương trình dạy học mang tính “hàn lâm, kinh viện” còn được gọi là giáo dục “định hướng nội dung” dạy học hay ”định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào) đã tồn tại phổ biến trên thế giới cho đến cuối thế kỷ XX và đến những năm gần đây vẫn còn ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Chương trình này chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Vì thế, để khắc phục những nhược điểm của chương trình định hướng nội dung, và cũng là một trong những điểm mới, xu thế chung của chương trình giáo dục phổ thông nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học định hướng phát triển năng lực người học.

Những hạn chế của chương trình dạy học định hướng nội dung đã được khắc phục trong chương trình dạy học định hướng năng lực – đào tạo sản phẩm ra là con người vận dụng tri thức chứ không phải tái hiện tri thức và có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh.

doc 9 trang hoathepmc36 26/02/2022 10514
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Poster trong dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .....
TRƯỜNG ....................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến:
SỬ DỤNG POSTER TRONG DẠY HỌC 
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Tác giả: .............................
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ lịch sử
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: ..............................
Phú Thọ, năm 2021
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Nội dung
1
GV
Giáo viên
2
HS
Học sinh
3
KTĐG
Kiểm tra đánh giá
4
PPDH
Phương pháp dạy học
5
SGK
Sách giáo khoa
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN
1. 1. Xu thế phát triển của nền giáo dục thế giới
Trong khoa học giáo dục, chương trình dạy học mang tính “hàn lâm, kinh viện” còn được gọi là giáo dục “định hướng nội dung” dạy học hay ”định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào) đã tồn tại phổ biến trên thế giới cho đến cuối thế kỷ XX và đến những năm gần đây vẫn còn ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Chương trình này chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Vì thế, để khắc phục những nhược điểm của chương trình định hướng nội dung, và cũng là một trong những điểm mới, xu thế chung của chương trình giáo dục phổ thông nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học định hướng phát triển năng lực người học. 
Sau đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng kết quả đầu ra:
Nội dung
Chương trình định hướng
nội dung
Chương trình định hướng kết quả đầu ra
Mục tiêu
Mục tiêu dạy học được mô tả
không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được
Kết quả học tập cần đạt được
mô tả chi tiết và có thể quan sát đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục
Nội dung
Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn. Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình.
Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết.
Phương pháp dạy học
Giáo viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn.
Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,
Đánh giá
Tiêu chí đánh giá được xây
dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học.
Tiêu chí đánh giá dựa vào kết
quả đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn.
 Những hạn chế của chương trình dạy học định hướng nội dung đã được khắc phục trong chương trình dạy học định hướng năng lực – đào tạo sản phẩm ra là con người vận dụng tri thức chứ không phải tái hiện tri thức và có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh.
1.2. Chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trước những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và xu thế phát triển của chương trình giáo dục phổ thông quốc tế, một trong các định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng lần thứ XI nêu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh việc “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”. Tinh thần và quan điểm cơ bản đó đã được cụ thể hoá trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của BCH TW Đảng (khóa XI): “Phát triển giáo dục đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Tiếp đó là nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội. 
Nằm trong chương trình đổi mới giáo dục, môn Lịch sử cũng như các môn học khác ngày một chuyển mình, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Mục tiêu của nền giáo dục hiện đại là đào tạo ra con người có tư duy logic, phát triển toàn diện cả trí tuệ, thể lực, nghệ thuật. Và theo quan điểm của một số cá nhân, các môn học xã hội, đặc biệt là Lịch sử đơn thuần chỉ đọc chép, học thuộc và không rèn luyện khả năng tư duy khiến học sinh “sợ”, “ghét” học Lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay bộ Giáo dục, các trường phổ thông, các giáo viên đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp đa dạng các phương pháp khiến cho học sinh bắt đầu có hứng thú hơn với môn Lịch sử. Nhiều hình thức tổ chức dạy học mới đã triển khai trong những năm gần đây như: Phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục trải nghiệm, giáo dục STEM....
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN SÁNG KIẾN
 Lí do chọn đề tài
Lịch sử đến với chúng ta rất tự nhiên từ thủa còn trong nôi qua những lời ru của bà, của mẹ, rồi qua những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại vô cùng hấp dẫn. Dù có nhiều điều chưa chính xác nhưng đó là những yếu tố ban đầu về nhận thức lịch sử của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, khi lớn lên, đi học thì dần dần với những đặc trưng riêng của bộ môn và tâm lí học sinh, lịch sử lại trở thành một môn học khô khan, khó ghi nhớ.
Lịch sử là một môn khoa học xã hội với đặc trưng là có khối lượng kiến thức lớn, nhiều sự kiện. Muốn học tốt bộ môn này không chỉ đòi hỏi học sinh nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức, bởi vậy học lịch sử không chỉ đơn thuần là học thuộc mà cũng đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo. Vì vậy, giáo viên luôn mong muốn và tìm mọi cách để lịch sử thật gần với các học sinh, không khô khan với những sự kiện, những con số Việc đổi mới trong phương pháp dạy và học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá của giáo viên đã phần nào giúp học sinh trong việc học tập lịch sử và có hứng thú học tập hơn. Đó có thể là những tiết học mà học sinh được hóa thân thành các nhân vật lịch sử như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung hay thậm chí hóa thân thành những nhà phát kiến địa lí, lãnh chúa, nông nô Hay đó là khi học sinh cùng diễn lại một sự kiện lịch sử Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, viết và diễn kịch về nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai Học sinh còn được thỏa sức sáng tạo khi thay vì về học thuộc những nội dung giáo viên cho ghi, nội dung trong sách giáo khoa, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về thiết kế các poster, sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài học 
Qua những hoạt động thực tiễn đó, tôi nhận thấy rằng việc học lịch sử qua poster thật sự mang lại hiệu quả cao, bởi lẽ học sinh rất nhiều bạn thích vẽ, và muốn thể hiện được nội dung bài học bằng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ thì học sinh phải hiểu được nội dung bài học, và qua đó kiến thức lịch sử được khắc sâu hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp “Sử dụng poster trong học tập lịch sử ở trường phổ thông”.
2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Poster là một trong những loại hình quảng cáo xuất hiện sớm nhất và bắt đầu phát triển như một công cụ trung gian cho Truyền thông thị giác (visual communication) vào khoảng đầu thế kỉ thứ XIX. Tuy nhiên, việc thiết kế và sử dụng poster trong dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào. Các sách nghiên cứu và tài liệu chỉ đưa ra một số biện pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng bằng sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ. Trong thực tế, việc sử dụng tranh vẽ của học sinh trong học tập lịch sử mới chỉ xuất hiện phổ biến ở một số trường như trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, trường phổ thông liên cấp Wellspring 
2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về khoa học và thực tiễn như sau:
Phát huy được năng lực của học sinh, đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi trong mọi hoàn cảnh.
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng đã thực sự mang lại làn gió mới trong các giờ học lịch sử. Học sinh đã hứng thú hơn khi được tự mình trải nghiệm, được rèn khả năng hoạt động nhóm, được hóa thân vào các nhân vật lịch sử, sống trong môi trường lịch sử để tưởng tượng, trải nghiệm và suy ngẫm, qua đó rút ra những bài học lịch sử đáng quý.
2.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môn lịch sử, poster trong dạy học lịch sử.
Phạm vi:Đề tài chỉ nghiên cứu việc sử dụng poster trong dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: sử dụng trong quá trình tổng hợp lại tất cả các dữ liệu, thông tin đã tìm được và tiến hành phân tích, tổng hợp rút ra được những nhận xét, kết luận khoa học, khách quan về đề tài tìm hiểu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
+ Phương pháp chuyên gia: Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia về phương pháp dạy học lịch sử ở Khoa lịch sử, trường đại học sư phạm Hà Nội, ý kiến của đồng nghiệp về các phương pháp dạy học mới. 
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp điều tra giáo dục.
+ Phương pháp phỏng vấn.
2.6. Nội dung nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề, tôi tập chung nghiên cứu những nội dung sau:
- Khái niệm poster, các loại poster được dùng trong dạy học lịch sử
- Thực trạng việc sử dụng poster trong dạy học lịch sử
- Đề xuất các biện pháp sử dụng poster trong dạy học lịch sử
- Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng poster trong dạy học lịch sử.
2.7. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Trong những năm vừa qua thực hiện chủ trương của Đảng và Bộ Giáo dục đào tạo “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục”, rất nhiều chương trình tập huấn, các cuốn sách đã được xuất bản về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực tự học của học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học. Nhiều giáo viên đã áp dụng thử nghiệm các phương pháp mới vào dạy học và đạt được kết quả tốt, trong đó có việc sử dụng poster trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên theo khảo sát của tác giả, các poster còn được sử dụng một cách hạn chế và chủ yếu nhằm mục đích minh họa kiến thức. Vì vậy tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về poster và các biện pháp sử dụng hiệu quả poster trong một giờ học lịch sử, thực nghiệm trên nhiều lớp học và đã thu được kết quả khả quan. Học sinh hứng thú với giờ học, kết quả kiểm tra nhận thức của học sinh cuối giờ tốt, học sinh không những đạt được ở mức độ biết mà còn hiểu và vận dụng được kiến thức để sáng tạo những cái mới, có thể ứng dụng trong cuộc sống sau này.
III. MỤC TIÊU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thiết kế và đưa ra một số phương pháp sử dụng poster trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Các bạn có nhu cầu xem bản đầy đủ vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0349587232 hoặc Zalo: https://zalo.me/0349587232 nhé! Cảm ơn các bạn!

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_poster_trong_day_hoc_lich_su_o_truong_pho_thong.doc