Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn Trung học Cơ sở
. Cơ sở lí luận:
Trong chiến lược phát triển giáo dục năm 2009-2020 (Dự thảo lần thứ 14, ngày 30/12/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo) nêu rõ: Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trường toàn cầu hóa: vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Có thể khẳng định rằng giáo dục kĩ năng sống được coi là nhiệm vụ quan trọng của mục tiêu giáo dục nước nhà. Giáo dục kĩ năng sống còn góp phần vào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kĩ năng sống là "Khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kĩ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức
Cũng theo WHO, kĩ năng sống được chia thành 2 loại là kĩ năng tâm lí xã hội và kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
Kĩ năng sống thực chất là “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Kĩ năng sống được hình thành không chỉ trong ngày một ngày hai mà nó là một quá trình từ nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Chính vì thế giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh thay đổi thái độ, dẫn đến thay đổi nhận thức và hành vi, hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần phải được thực hiện linh hoạt không nên cứng nhắc, hoặc ép buộc bắt người học phải nghe và làm theo như một mệnh lệnh. Điều này dẫn đến hiệu quả sẽ không cao và không bền vững. Cần cho người học có cơ hội trình bày quan điểm của mình, được trải nghiệm qua các tình huống thực tế, từ đó các em có thể dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với thực tế cuộc sống, để thích nghi và cùng chung sống.
Thực tiễn cho thấy người có kĩ năng sống tốt sẽ ứng phó tốt với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, ngược lại nếu chúng ta không có kĩ năng sống cơ bản sẽ dẫn đến những hạn chế trong giao tiếp, hành xử với mọi người và nghiêm trọng hơn nó còn dẫn đến những hậu quả xấu làm con người hoang mang, thụ động, cùng quẫn.không tự tin vào bản thân.
MỤC LỤC: NỘI DUNG TRANG I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3. Đối tượng nghiên cứu. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. 2 2 4 4 4 II. Phần nội dung: 1.Cơ sở lý luận. 2.Thực trạng 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 5 5 7 7 8 28 III. Phần kết luận, kiến nghị: 1. Kết luận 2. Kiến nghị 30 31 I. Phần mở đầu: 1. Lí do chọn đề tài: Trong những năm gần đây vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy nhà trường – nơi được coi là môi trường tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh, nhưng giờ đây ở đâu đó trong một số trường học, đó lại là nơi đang xảy ra những hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: đánh nhau, vô lễ, các tệ nạn xã hội....điều này khiến nhiều người không chỉ bất ngờ, mà còn thấy thất vọng, và giảm niềm tin vào môi trường giáo dục. Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các trường học, đội ngũ giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của mục tiêu giáo dục đặt ra là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giúp các em thích nghi tốt với xu hướng phát triển của xã hội trong giai đoạn mới. Hiện nay các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng đã và đang thực hiện các chủ đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm bản thân học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm, hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp các em có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống học tập và trong lao động. Tuy nhiên việc làm này ở một số giáo viên vẫn còn mang tính hình thức - làm cho có, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đạo đức của học sinh bị xuống cấp. Với nhiệm vụ là giáo dục học sinh cách làm người, bộ môn Ngữ văn nói chung, và phần văn bản nói riêng đang giữ một vai trò quan trọng trong việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh. Mỗi giáo viên đều có ý thức và tích cực giáo dục kĩ năng sống cho các em qua từng bài học, tiết học, nhằm giúp các em hiểu được ý nghĩa của văn bản. Từ đó hình thành những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cần có trong cuộc sống cho các em. Do lượng kiến thức trong một tiết nhiều, cùng với tư tưởng “biết là được” mà không quan tâm đến xem học sinh sẽ làm như thế nào của một số giáo viên, nên khi thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn cứng nhắc, chỉ giáo dục theo kiểu vấn đáp. Điều này thể hiện rõ ở việc học sinh biết nhưng khi làm thì khó thực hiện vì thiếu kĩ năng trải nghiệm thực tế. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy việc kết hợp nhiều cách để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tiết giảng dạy văn bản bộ môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết, và đem lại hiệu quả khá tốt. Đặc biệt nó giúp các em có cơ hội để trình bày những quan điểm tư tưởng của mình một cách sâu sắc. Với cách giáo dục này giáo viên sẽ biết học sinh hiểu vấn đề đến đâu, mặt khác các em hiểu vấn đề đặt ra trong bài học sâu sắc hơn. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS” với mong muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm để các giáo viên cùng tham khảo. Khi dạy một văn bản thông thường chúng ta có thể giáo dục cho học sinh nhiều kĩ năng sống, nhưng một kĩ năng sống vô cùng quan trọng nó giúp giáo viên thực hiện đúng mục tiêu giáo dục kĩ năng sống theo các trụ cột mà UNESCO đề ra đó là “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Ở đề tài này tôi nghiêng về giáo dục cho học sinh các cách trải nghiệm thực tế. Từ những vấn đề trong bài học tôi liên hệ với những vấn đề đang xảy ra trong đời sống để các em trình bày quan điểm của mình. Từ đó tôi định hướng cho học sinh có cách giải quyết đúng đắn và tích cực hơn cho phù hợp với thực tế. Những cách tôi thực hiện chỉ là những kinh nghiệm mang tính cá nhân trong quá trình giảng dạy. Chính vì vậy không thể tránh được những hạn chế, tôi mong nhận được nhiều sự đóng góp kinh nghiệm của các đồng chí để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Đề tài đưa ra là tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo của học sinh trong giảng dạy. Qua những hoạt động trải nghiệm, các em yêu thích hơn và có hứng thú hơn với môn học. Từ đó cải thiện chất lượng môn Ngữ văn nói riêng và kết quả học tập của các em nói chung. Khi đặt ra đề tài: “Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS”, tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giúp các em yêu thích môn học và đạt kết quả cao trong học tập. Các em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách hiệu quả, đồng thời giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một vài kinh nghiệm tích hợp kĩ năng sống trong dạy học văn bản môn Ngữ văn trong trường THCS. 4. Giới hạn của đề tài: Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ tích hợp giáo dục một số kĩ năng sống trong quá trình dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn. Phạm vị nghiên cứu: Học sinh các khối lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 tại trường THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa huyện Krông Ana tỉnh Đắc Lắc. Thời gian nghiên cứu trong vòng 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận: Tìm hiểu các thông tin về các phương pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các buổi tập huấn bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ. - Phương pháp quan sát: Thông qua các tiết học ở trên lớp, tôi quan sát hứng thú học tập của học sinh, đồng thời kết hợp so sánh với các phương pháp khác để từ đó chọn ra phương pháp phù hợp đem lại hiểu quả cao. - Phương pháp đàm thoại: Tôi thường xuyên trao đổi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các em về các phương pháp mình đưa ra có phù hợp không để có sự điều chỉnh cho phù hợp - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Dựa vào kết quả kiểm tra nói và viết của học sinh để đánh giá phương pháp mình đưa ra sau đó đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận: Trong chiến lược phát triển giáo dục năm 2009-2020 (Dự thảo lần thứ 14, ngày 30/12/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo) nêu rõ: Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trường toàn cầu hóa: vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Có thể khẳng định rằng giáo dục kĩ năng sống được coi là nhiệm vụ quan trọng của mục tiêu giáo dục nước nhà. Giáo dục kĩ năng sống còn góp phần vào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kĩ năng sống là "Khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kĩ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức Cũng theo WHO, kĩ năng sống được chia thành 2 loại là kĩ năng tâm lí xã hội và kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết. Kĩ năng sống thực chất là “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Kĩ năng sống được hình thành không chỉ trong ngày một ngày hai mà nó là một quá trình từ nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Chính vì thế giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh thay đổi thái độ, dẫn đến thay đổi nhận thức và hành vi, hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần phải được thực hiện linh hoạt không nên cứng nhắc, hoặc ép buộc bắt người học phải nghe và làm theo như một mệnh lệnh. Điều này dẫn đến hiệu quả sẽ không cao và không bền vững. Cần cho người học có cơ hội trình bày quan điểm của mình, được trải nghiệm qua các tình huống thực tế, từ đó các em có thể dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với thực tế cuộc sống, để thích nghi và cùng chung sống. Thực tiễn cho thấy người có kĩ năng sống tốt sẽ ứng phó tốt với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, ngược lại nếu chúng ta không có kĩ năng sống cơ bản sẽ dẫn đến những hạn chế trong giao tiếp, hành xử với mọi người và nghiêm trọng hơn nó còn dẫn đến những hậu quả xấu làm con người hoang mang, thụ động, cùng quẫn...không tự tin vào bản thân. 2. Thực trạng: Nhiều năm học trước, tôi dự giờ nhiều tiết dạy của giáo viên môn Ngữ văn và nhận thấy rằng: Tuy các giáo viên đều thực hiện tốt phần liên hệ giáo dục để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhưng chỉ dừng lại ở phần lí thuyết như: “Qua tình huống trên em cần phải làm gì”? hay “Học xong văn bản trên em rút ra bài học gì cho mình?”. Với cách hỏi này của giáo viên học sinh trả lời đúng như suy nghĩ của giáo viên là đã hoàn thành tốt phần kiểm tra của mình. Chính vì vậy học sinh ít được tham gia vào những hoạt động trải nghiệm cụ thể. Học sinh khi được giáo dục kĩ năng sống chỉ dừng lại ở mức độ biết, vì vậy khi gặp những tình huống phát sinh trong cuộc sống các em thường rất lúng túng. Mặt khác trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Một số vấn đề đặt ra trong bài học còn xa, khó với nhận thức ở lứa tuổi của các em. Vì vậy các em chưa biết giải quyết thế nào cho thỏa đáng, phù hợp với tình huống đặt ra, nên việc giáo dục kĩ năng sống còn bị hạn chế. Đứng trước thực trạng đó đòi hỏi người giáo viên phải có hướng dạy mới. Từ đó tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp này để tạo cho các em có những suy nghĩ đúng đắn, tích cực khi đưa ra nhận xét về các vấn đề mà bài học muốn đề cập tới. Biết vận dụng những bài học vào trong thực tiễn cuộc sống, để từ đó sống tích cực hơn, đúng đắn hơn, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cùng chung sống với mọi người, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, không ngừng học tập rèn luyện để trở thành công dân có ích của xã hội. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp: Những giải pháp, biện pháp được nêu trong sáng kiến nhằm giúp học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể, qua đó phát triển năng lực thực tiễn và tiềm năng sáng tạo của mình góp phần hình thành và phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện cho học sinh.Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà đặc biệt là thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào nội dung chương trình dạy học văn bản môn Ngữ văn là việc làm cần thiết. Thông qua các hoạt động trải nghiệm bản thân học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm, hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp các em có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống học tập và trong lao động. b. Nội dung và hình thức của thực hiện giải pháp: Bản thân tôi tự nhận thấy muốn hình thành kĩ năng sống cho người học thì mỗi giáo viên cần có những kĩ năng sống cơ bản và hoàn thiện. Mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi về mặt nhân cách, đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị, theo đúng chuẩn mực xã hội, để luôn xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo dục kĩ năng sống không chỉ là dạy học sinh biết, mà còn phải cho học sinh sự thuyết phục từ chính những việc làm, nhân cách của mình. Có như vậy thì hiệu quả giáo dục mới cao. Qua dự giờ giáo viên trong trường cũng như thực tế kinh nghệm giảng dạy của bản thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình giảng dạy văn bản cụ thể như sau: b.1. Đặt câu hỏi vấn đáp Đây là cách giáo viên hay sử dụng trong quá trình giảng dạy hiện nay. Sử dụng phương pháp này giáo viên sẽ dựa vào nội dung của bài rồi đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời. * Ví dụ 1 : Khi dạy bài “Quê hương” của Tế Hanh( SGK –NV8- tập II). GV: Có thể đặt câu hỏi như sau: Sau khi học xong văn bản em nhận thức được điều gì? HS có thể trả lời: Qua văn bản giúp em hiểu được tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng của nhà thơ. Qua đây nhắc nhở chúng ta tình yêu quê hương đất nước là tình cảm không thể thiếu được đối với mỗi con người. Mỗi chúng ta cần trân trọng phát huy tình cảm đó bằng những hành động cụ thể để góp phần xây dựng quê hương mình ngày càng phát triển. Là học sinh em sẽ thể hiện tình cảm của mình bằng cách học thật giỏi để góp phần xây dựng quê hương đất nước đẹp giàu. Em sẽ luôn ghi nhớ quê hương là cái nôi sinh ta ra, và nuôi ta khôn lớn trưởng thành nên không được quên tình cảm đó. * Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh ( SGK Ngữ văn 8- tập II) Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Qua văn bản giúp em hiểu được điều gì về Bác? Em học tập được gì từ Bác? Học sinh: Qua văn bản giúp em hiểu được tinh thần lạc quan, yêu đời, tình yêu thiên nhiên thiết tha của Bác. Đặc biệt bài thơ còn cho em thấy tình yêu nước thiết tha của Bác. Bác đang toàn tâm, toàn ý lo cho sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Bác luôn vượt lên chính mình, vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng, để lo cho nước cho dân. Qua đây em nhận thức được cuộc sống của chúng ta luôn có những thuận lợi và khó khăn. Mỗi chúng ta phải sống bằng tinh thần lạc quan, và luôn giữ vững niềm tin, ý chí, phải có tình yêu với quê hương, đất nước, nhân loại. Có như vậy thì dù cuộc sống có khó khăn đến đâu chúng ta cũng sẽ vượt qua được. Cũng giống như Bác được hy sinh vì nước, vì dân là nguyên nhân chính để Bác thấy cuộc đời mình thật là vui, và có ý nghĩa, giúp Bác vượt qua những khó khăn về vật chất. Ưu điểm của cách này là dễ thực hiện và có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng học sinh, kể cả học sinh yếu kém. Giáo viên sẽ không cần chuẩn bị nhiều. Học sinh chỉ cần nắm chắc nội dung của bài là có thể liên hệ được. Với cách này giáo viên cũng sẽ hình thành cho học sinh những kĩ năng sống nhất định Hạn chế của cách này là dễ gây nhàm chán cho học sinh, vì chưa kích thích được sự thích thú, sự tìm tòi, khám phá, nên với cách này thường không khắc sâu kiến thức cho học sinh. b.2. Sử dụng hình ảnh Với cách này tôi sẽ sử dụng một số hình ảnh có liên quan đến nội dung của bài để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh giúp học sinh được tương tác. Các em sẽ được thể hiện ý tưởng của mình và xem xét ý tưởng của người khác. Được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác thông qua việc trình bày quan điểm của mình qua các hình ảnh minh họa cho nội dung của bài. Từ đó mà thay đổi hành vi của mình cho phù hợp *Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Mẹ tôi” của Et- môn- đô A- mi-xi ( SGK Ngữ văn 7- tập I) đến phần liên hệ giáo dục tôi sẽ cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau: Hình 1: Khiêng mẹ và đồ đạc vứt ra đường Hình 2: Bà mẹ đi nhặt phế liệu sau ba ngày bị nhốt và bỏ đói Hình 3: Có ba đứa con trai bố mẹ vẫn phải ra chùa ở nhờ Hình 4: Tranh biếm họa về lòng bất hiếu của con với bố mẹ Giáo viên: Những hình ảnh trên cho em thấy điều gì? Học sinh: Qua những hình ảnh trên cho ta thấy hoàn cảnh khốn khổ, đáng thương của những người làm bố làm mẹ cả một đời tần tảo nuôi con nhưng lúc về già lại bị đối xử tệ bạc. Qua đây cũng cho thấy những đứa con thật là bất hiếu, sống không có tình người. Mỗi chúng ta không khỏi cầm xót xa và căm phẫn khi được chứng kiến những hình ảnh này. Giáo viên: Từ nội dung của văn bản và qua những bức tranh đó em có suy nghĩ gì? Học sinh: Hành động của bạn En-ri-cô và những đứa con đối xử với cha mẹ như trong hình ảnh là những hành động đáng lên án và bị pháp luật trừng trị. Mỗi chúng ta cần phải hiểu rằng cha mẹ là những người đã sinh ra ta, và hy sinh cả cuộc đời vì chúng ta. Nếu không có cha mẹ thì không có chúng ta. Bổn phận của chúng ta là phải phụng dưỡng, biết ơn cha mẹ suốt đời đó mới đúng là đạo lí làm người, đúng với truyền thống của dân tộc ta. Chúng ta luôn phải ghi nhớ câu nói của tác giả “Tình yêu thương và kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Ông bà ta xưa cũng từng dạy ta rằng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Ví dụ 2 . Khi dạy văn bản “Sông núi nước Namv” (SGK Ngữ văn 7- tập I) Giáo viên: Sau khi học xong văn bản đến phần liên hệ giáo dục tôi sẽ cho học sinh quan sát các hình ảnh sau: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi Hình 5: Hình ảnh các bạn trẻ biểu tình đòi Trung Quốc rút khỏi giàn khoan HD981 trả lại Trường Sa, Hoàng Sa cho Việt Nam Hình 6: Buổi chào cờ của các bạn học sinh thể hiện lòng yêu nước Giáo viên : Những hình ảnh đó nói lên điều gì? Học sinh: Các bạn trẻ đang thể hiện tình yêu tổ quốc khi Trung Quốc muốn xâm chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Giáo viên: Vậy em sẽ làm gì sau khi học xong văn bản này và xem những hình ảnh
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_ki_nang_song_trong_d.doc