Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh qua giờ dạy Ngữ Văn

Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh qua giờ dạy Ngữ Văn

Trường THCS Đông Ngàn nằm ở trung tâm thị xã, có nhiều thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế và giáo dục. Phường Đông Ngàn có 6 khu phố: Trần Phú, Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Hồng Phong, Xuân Thụ, Phù Lưu với khoảng 10 nghìn nhân khẩu.Nhân dân chủ yếu sống bằng kinh doanh, thương mại và dịch vụ, sản xuất nông nghiệp chỉ còn ít và mang tính nhỏ lẻ. Do đó, đa số người dân có thu nhập khá, đời sống khá cao nên công tác giáo dục được quan tâm và ngày càng có điều kiện phát triển.

Đa số học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống

đẹp.

Giáo viên trẻ, giàu nhiệt huyết, tận tụy và chịu khó tìm tòi những kiến thức từ thực tiễn, từ sách báo và bạn bè đồng nghiệp để góp phần giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.

 

docx 28 trang Trần Đại 27/04/2023 7752
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh qua giờ dạy Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Mục lục
1
Dang mục các chữ viết tắt
2
Phần I: Đặt vấn đề
3
Phần II : Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh qua giờ dạy Ngữ văn.
6
1. Thực trạng công tác giảng dạy tại trường THCS Đông Ngàn
6
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy 
8
2.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu tâm lý đối tượng học sinh
8
2.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
9
2.3. Biện pháp 3: Đưa học sinh quay về những giá trị truyền thống
9
3. Thực nghiệm sư phạm
11
3.1. Mô tả cách thức thực nghiệm
11
3.1.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu tâm lý đối tượng học sinh 
11
3.1.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá 
13
3.1.3. Biện pháp 3: Đưa học sinh quay về những giá trị đạo đức truyền thống
15
3.2. Kết quả đạt được
21
3.3. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm
22
4. Kết luận
23
5. Kiến nghị, đề xuất
24
5.1. Đối với tổ/nhóm chuyên môn
24
5.2. Đối với lãnh đạo nhà trường
25
5.3. Đối với Phòng GD & ĐT
25
Phần III: Tài liệu tham khảo
25
Phần IV. Minh chứng về hiệu quả của giải pháp
26
Phần V. Cam kết
28
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nội dung
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
VD
Ví dụ
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Việt Nam – Hai tiếng tự hào. Dân tộc anh hùng ấy đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài lịch sử, nền văn hiến của những con người máu đỏ, da vàng lại càng được tô đẹp thêm; hun đúc nên thế hệ những người Việt Nam dù trải qua biết bao biến cố nhưng vẫn giữ được giá trị đạo đức truyền thống cho đồng bào mình. Đó làlễ phép với ông bà, cha mẹ, người trên; chăm chỉ, cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động; giàu lòng nhân nghĩa, thủy chung trong cuộc sống. Cao hơn nữa là tình yêu quê hương, Tổ quốc.Những cội rễ của niềm tự hào này, khi được được nhân rộng và lan tỏa, sẽ khiến ta luôn tự hào mỉm cười chào thế giới: “Tôi là người Việt Nam!”.
	Ngẫm về những gì đã trải qua trong những năm đầu dạy học, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh qua giờ dạy ngữ văn?
Cuộc sống của chúng ta được khởi nguồn từ tuổi trẻ. Khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường là lúc để con người vừa trưởng thành, vừa xác định mục tiêu, định hướng cho tương lai và trí tuệ, nhân cách của chúng ta cũng hình thành từ đó.
Điều 29 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) về mục tiêu của giáo dục phổ thông đã xác định rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Như vậy, điều đầu tiên cần chú trọng đó chính là giáo dục đạo đức, tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. 
Là một giáo viên dạy ngữ văn tôi luôn mong muốn cùng các em phát huynhững giá trị sống tốt đẹp bởi bề dày văn hóa, truyền thống mới chính là khởinguồn của thành công, là căn nguyên của hạnh phúc và cũng là cội rễ niềm 
tự hào của một con người, một gia đình, một tổ chức cũng như một quốc gia.
Có nhiều lần đi trên đường tôi vô tình bắt gặp những bạn học sinh mặc áo đồng phục nhưng nói lời chưa hay, tôi nhìn thấy nhiều hình ảnh các em học sinh đang phì phèo điếu thuốc, những nhóm tụ tập đánh nhau hay đáng buồn là nhiều bạn vô lễ với ông bà cha mẹ, thiếu lễ độ với thầy cô, vô cảm với những người gặp nạn... ngay bên cạnh chúng ta thôi, những hình ảnh đó, việc làm đó đang tồn tại. 
Hình 1: Học sinh hút thuốc lá điện tử nơi công cộng.
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục, tình hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức của HS là khá nghiêm trọng. Có đến 8% HS tiểu học thực hiện hành vi quay cóp trong thi cử và tỉ lệ gia tăng ở các cấp học trên: HS THCS là 55% và HS THPTlà 60%. Hành vi nói dối cha mẹ cũng gia tăng theo cấp học: tiểu học là 22%, trung học cơ sở là 50%, trung học phổ thông là 64% . Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 1.600 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học trong một năm học, tính trên phạm vi toàn quốc, trung bình xảy ra khoảng 5 vụ/ngày.
Hình 2: Vấn nạn bạo lực học đường.
Vậy chúng ta – những người làm giáo dục phải làm gì để “cứu” lấy những giá trị đạo đức đang dần thoái hóa trong một bộ phận học sinh hiện nay?
Với tư cách là một giáo viên dạy văn, tôi đã, đang và sẽ hướng học sinh tới việc “Khám phá vẻ đẹp con người và nhận ra giá trị của con người qua các hình ảnh, nhân vật trong truyện, nhận ra giá trị phản nhân văn để hướng đến vẻ đẹp của chân, thiện, mỹ” 
Giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo đức tốt đẹp như lòng yêu nước, chữ hiếu, tính cần cù, trọng nhân nghĩa, kính thầy, ham học hỏi, có tác dụng củng cố, phát triển quan hệ xã hội, tạo ra sức mạnh cho con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống hiện tại để phát triển xã hội và hoàn thiện nhân cách. Những nét đẹp truyền thống đó được kết tinh trong hình ảnh một con người, một danh nhân văn hoá thế giới, vị cha già của dân tộc Việt Nam – lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời mình, Bác Hồ luôn nêu một tấm gương sáng trong việc nâng niu, gìn giữ những gì mà cha ông ta để lại. Bác Hồ luôn biết gạn đục khơi trong, gạt bỏ mọi nhân tố tiêu cực của quá khứ để giữ lại và phát huy những tinh hoa của dân tộc và nhân loại trong mọi lĩnh vực của đời sống. Vì vậy mà những tư tưởng đạo đức của Người đã gắn liền với thực tiễn chiến đấu, lao động, tu dưỡng và học tập của nhân dân ta, trở thành nền tảng đạo đức của xã hội. Bởi lịch sử đã cho thấy lúc nào đó, ai đó lãng quên lịch sử hào hùng của dân tộc thì người đó đã đánh mất chính mình và mất đi một động lực để phát triển. 
 Hình 3: Giữ gìn sự thanh khiết “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
PHẦN II: TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH QUA GIỜ DẠY NGỮ VĂN
1. Thực trạng công tác dạy học
1.1. Thuận lợi:
Trường THCS Đông Ngàn nằm ở trung tâm thị xã, có nhiều thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế và giáo dục. Phường Đông Ngàn có 6 khu phố: Trần Phú, Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Hồng Phong, Xuân Thụ, Phù Lưu với khoảng 10 nghìn nhân khẩu.Nhân dân chủ yếu sống bằng kinh doanh, thương mại và dịch vụ, sản xuất nông nghiệp chỉ còn ít và mang tính nhỏ lẻ. Do đó, đa số người dân có thu nhập khá, đời sống khá cao nên công tác giáo dục được quan tâm và ngày càng có điều kiện phát triển.
Đa số học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống 
đẹp.
Giáo viên trẻ, giàu nhiệt huyết, tận tụy và chịu khó tìm tòi những kiến thức từ thực tiễn, từ sách báo và bạn bè đồng nghiệp để góp phần giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.
1.2. Khó khăn:
Trong vòng xoáy của công cuộc cải tiến để hoà nhập Quốc tế, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể cùng với việc quan tâm tạo điều kiện cho con em được học ở những ngôi trường phát triển chất lượng cao. Do vậy nhà trường không thu hút được số học sinh giỏi trong phường, chất lượng đầu vào bị sụt giảm đáng kể. Hơn nữa, có nhiều gia đình phụ huynh vì công việc buôn bán đòi hỏi nhiều thời gian, để các em ở với ông bà hoặc cho các con mải miết đi học thêm, nên không có nhiều thời gian bên cạnh, chia sẻ và giáo dục các con chu đáo . Nhiều học sinh học yếu, chưa ngoan, ham chơi điện tử, chưa tự giác trong học tập. Một số bộ phận không ít học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài. Một bộ phận có tâm lý sống thực dụng, ham chơi, đua đòi. Có quá nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, dễ dàng thu hút các em như: mạng xã hội, những cuộc vui, tụ tập bạn bè ... khiến một bộ phận học sinh đang dần xa rời những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc.
Học sinh đang mất dần hứng thú đối với môn ngữ văn - môn học giáo dục nhân cách con người, môn học dạy HS cách làm người. Đôi khi chúng ta có thể bắt gặp một vài em học sinh ngủ gật trong giờ văn; cũng không mấy ngạc nhiên khi nhìn thấy học sinh đem những môn khác ra học lén lút trong giờ văn; càng không khỏi xót xa khi cái cảnh thầy dạy thì cứ dạy, trò ghi ghi chép chép mà tâm hồn thì cứ “treo ngược cành cây”.
Giáo viên tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ và giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh là vấn đề cần phải nhìn nhận nghiêm túc và có sự quan tâm đặc biệt từ phía gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Bởi nếu chúng ta biết hướng về cội nguồn, biết bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống, đó chính là nội lực cho sự phát triển bền vững của xã hội hiện tại và cả trong tương lai.
2. Biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức truyền thống qua giờ dạy ngữ văn
2.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu tâm lý đối tượng học sinh
Nhà tâm lý học người Hunggari - Gôiôsơ Elêna ví tuổi thiếu niên như “một xứ sở kỳ lạ”. Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kỳ quặc, khi thì nóng nực như ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa xuân hoa nở ngát hương, có cả mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Nhưng hai mùa này không phải bao giờ cũng tuần tự nối theo nhau, vả lại mùa đông lắm khi lại đột nhập vào giữa mùa hạ, còn mùa thu thì đôi khi lại đột nhập vào mùa xuân. Cư dân ở vùng này khi thì rất vui vẻ ồn ào, khi thì bỗng nhiên lại trầm ngâm lặng lẽ; khi thì họ có những hành động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng trở nên sợ sệt và yếu đuối; khi thì họ quá tự tin và kiêu ngạo, khi thì họ khiêm tốn và kín đáo; đôi khi họ lại rất buông tuồng và trâng tráo. Trong xứ sở kỳ lạ này không có trẻ con mà cũng chẳng có người lớn.
Cũng vì vậy mà lứa tuổi thiếu niên thường được xem xét như là giai đoạn "nổi loạn và bất trị", giai đoạn xáo trộn mạnh mẽ trong tình cảm và hành vi.
Phong cách giáo dục dân chủ sẽ có xác suất cao nhất dẫn tới hành vi bình thường, lành mạnh của thiếu niên. Thiếu niên hành động có trách nhiệm, độc lập và tự kiểm soát bản thân. Ngược lại, những thiếu niên được nhận phong cách giáo dục độc đoán có thể sẽ trở thành người phụ thuộc và hay lo lắng sự có mặt của những nhân vật có quyền lực hoặc là trở thành người xấc xược và xâm kích.
Nếu giáo dục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh thì sẽ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán nản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên.
Vậy nên, hãy tôn trọng nhân cách của mỗi học sinh, nắm bắt tâm lý, gần gũi với học sinh hơn trong những giờ giải lao, quan tâm và trò chuyện với các em, hiểu hoàn cảnh của từng em để có phương hướng cụ thể, linh hoạt. Thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo 
đức cần kịp thời khích lệ để thúc đẩy các em vươn lênhơn nữa. 	
2.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá 
Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tạo cho học sinh tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng – giáo viên cần biết cách tự điều chỉnh bản thân: giọng nói có cao độ, khi nhẹ nhàng lúc nhấn nhá sao cho phù hợp, lượng kiến thức không quá nặng, lượng câu hỏi vừa phải, học sinh có giây phút được suy ngẫm và đắm chìm trong cảm xúc của tác phẩm, được suy nghĩ về một vấn đề mà các em muốn tự mình khám phá và lắng đọng trong tâm tưởnghoạt động của giờ học trong tâm thế không miễn cưỡng, một phía mà phải linh hoạt và cho học sinh quyền được bày tỏ suy nghĩ, tự khám phánhững chân trời kiến thức mới. Giáo viên đặt những câu hỏi hoặc kể những mẩu chuyện liên hệ thực tế khơi gợi hứng thú, tò mò cho học sinh. Nói như nhà văn Tạ Duy Anh thì “ bản chất của việc học văn là khám phá những bí mật về vẻ đẹp, khám phá những bí mật về con người, khám phá sự kì lạ của ngôn ngữ khi đó mỗi giờ học văn giống như một cuộc thám hiểm vào những miền đất mới luôn hứa hẹn vô số bất ngờ, thú vị”. Người thầy tốt sẽ là người cùng các em đi đến những miền đất ấy.
Và đặc biệt, trong mỗi tiết học giáo viên phải gây cho học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn trước những đối tượng, sự vật, sự việc... nhận ra thông điệp mà bài học đề cập, phản ánh. Đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn, giúp cho học sinh biết cùng vui trước một niềm vui của nhân vật, cùng buồn khi cảm nhận nỗi đau mà nhân vật đang gánh chịu; biết yêu – ghét đúng đối tượng; biết ca ngợi và tôn vinh những giá trị tốt đẹp, biết phê phán những hành động tiêu cực. Từ đó, góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. 
Trong quá trình học tập, sẽ có những nhiệm vụ học tập khó khăn được đặt ra. Nhiều bạn học sinh có nhiều cố gắng, tiến bộ trong môn học hoặc tích cực giúp đỡ bạn bè, thầy cô. Để động viên và khích lệ kịp thời, tạo động lực cho học sinh cần có những món quà nhỏ cho các em. 
2.3. Biện pháp 3: Đưa học sinh quay về những giá trị đạo đức truyền thống
a. Phương thức Thể nghiệm, tương tác và tích hợp: Tổ chức hoạt động tạo cơ 
hội cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác.Qua đó tích hợp với việc giáo đức đạo đức truyền thống cho HS, giúp HS nhận thức được bài học đạo đức trong các tiết.
Trong những giờ học, giáo viên kết hợp với học sinh tổ chức các phần thi như: “Kiến thức văn học” qua trò “rung chuông vàng”, “hóa thân nhân vật”, “đuổi hình bắt chữ” về những câu ca dao, tục ngữ hoặc thi thuyết trình trong các tiết học tập làm văn... Học sinh sẽ thật sự hứng thú khi các em được thể hiện mình trên sân khấu, trước thầy cô, trước các bạn, có cơ hội thể hiện những năng lực của mình: năng lực tư duy, năng lực cảm thụ tác phẩm, năng lực thuyết trình, diễn xuất, múa – hát. Để giờ học văn có thêm những phút giây sôi nổi, một luồng gió mát xua tan căng thẳng.
Khi tổ chức những hoạt động trên, giáo viên đã góp phần nâng cao vốn sống, nâng cao giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh qua mỗi bài học, mỗi câu chuyện trong các tác phẩm văn học cũng như trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, giáo viên cần đồng hành cùng học sinh từ khâu lên kế hoạch, tập luyện, đến khi diễn ra sự kiện, nếu có thể, chúng ta hãy tham gia vào một số tiết mục của các em. Học sinh từ đó sẽ có cảm nhận được tôn trọng, được tin tưởng, sẽ trở nên tự tin hơn vào khả năng của mình. Đó cũng là cơ hội để giáo viên chúng ta gần hơn với học sinh, hiểu học sinh hơn, và yêu nghề hơn.
b. Xây dựng văn hóa đọc, giáo dục sự cảm thụ văn học cho học sinh
	Hiện nay, điện thoại thông minh đang là vật dụng thân thiết, xuất hiện thường trực với các bạn học sinh. Sự có mặt có nó ít nhiều đã làm giảm đi văn hóa đọc sách của người Việt Nam nói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng. Tính hai mặt của điện thoại ai cũng nhìn thấy rõ. Lợi hay hại tùy thuộc vào người sử dụng. 
Tuy nhiên, có nhiều lưu ý về việc sử dụng điện thoại ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và cảm thụ văn học. Sử dụng chưa đúng cách, lạm dụng điện thoại, dùng cả trong giờ học, chỉ để tán gẫu, chơi game, lướt web, dùng làm công cụ sao chép tài liệu trên mạng, lười sáng tạo.Làm giảm đi sự chia sẻ giữa người với người, khiến con người ngày càng trở nên vô cảm. Điện thoại thông minh còn là một trong những phương tiện làm gia tăng hành động vượt khỏi chuẩn mực đạo đức của học sinh. 
Vậy điều cần làm ngay lúc này là xây dựng cho học sinh văn hóa đọc, tạo không gian đọc sách. Giáo viên có thể giới thiệu những cuốn sách hay, khuyến khích học sinh về nhà đọc sách. 
Giáo viên có thể mang sách đến cho học sinh mượn, cùng học sinh xây dựng tủ sách lớp học giúp học sinh thấy được những lợi ích khi đọc sách qua đó giúp học sinh hạn chế sử dụng điện thoại thông minh và những phương tiện công nghệ thông tin.
c. Phương thức Khám phá: Tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác.
d. Phương thức Cống hiến: Tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự khác.
Xây dựng những dự án học tập như thắp nến tri ân, đền ơn đáp nghĩa góp phần bồi dưỡng những giá trị đạo đức truyền thống cho HS.
3. Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mô tả cách thức thực hiện
3.1.1. Biện pháp: Tìm hiểu tâm lý đối tượng học sinh
- Đối tượng được tổ chức thực nghiệm: Lớp 8A và lớp 7C trường Trung học cơ sở Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh với 70 học sinh.
- Để hiểu hơn về tâm lý học sinh: 
+ Cần phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm rõ tình hình các bạn trong
 lớp. Lập nhóm trao đổi giữa một số giáo viên bộ môn để cùng học hỏi kinh 
nghiệm đứng lớp phù hợp với đối tượng học sinh.
+ Tham gia nhóm lớp để cùng chia sẻ, nắm bắt thông tin từ phía gia đình học sinh.
+ Tham gia nhóm học sinh để cùng đồng hành, tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh.
+ Phát “phiếu chia sẻ” cho học sinh để tìm hiểu về những khó khăn các em đang gặp phải trong việc học tập môn Ngữ văn.
 PHIẾU CHIA SẺ
(Cùng chia sẻ để cảm thấy tốt hơn nhé ^^ )
1. Em thường gặp những khó khăn nào khi học tập môn văn so với những môn khác?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Khi học chương trình Ngữ văn các em cảm thấy khó khăn nhất ở phần kiến thức nào?
 Có mong muốn gì với cô giáo?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Trong tiết học, em 
nhận ra được những giá trị đạo đức truyền thống nào cần tu dưỡng?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 4. Em đã vận dụng những phẩm chất đạo đức truyền thống đó vào đời sống chưa? Em thấy bản thân mình cần thay đổi điều gì trong quá trình học tập môn 
văn?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
“Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càn

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_giao_duc_dao_duc_truyen_tho.docx