Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII Lớp 10 (Chương trình chuẩn)

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII Lớp 10 (Chương trình chuẩn)

Khái niệm tư liệu lịch sử và vai trò của việc sử dụng tư liệu lịch sử trong giảng dạy

 Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người và đồng thời nó cũng tồn tại khách quan đối với chúng ta. Vấn đề được đặt ra ở đây là, Lịch sử đã xảy ra và chúng ta nhận thức nó như thế nào? Những căn cứ nào để cho ta nghiên cứu, nhận thức được những gì xảy ra trong quá khứ (tất nhiên là không thể chính xác tuyệt đối). Điều quan trọng nhất của hoạt động nghiên cứu Lịch sử là nhận thức được quá khứ và nhận thức được Lịch sử thông qua việc nghiên cứu lịch sử. Qua đó có thể khái quát thành những quy luật, những bài học lịch sử để phục vụ cuộc sống hiện tại. Do lịch sử đã trải qua, cho nên con người không thể quan sát trực tiếp các sự kiện, quá trình lịch sử đó, do vậy việc nhận thức phải dựa vào nhiểu nguồn sử liệu ( tư liệu lịch sử) khác nhau.

 Việc xác định khái niệm tư liệu lịch sử có rất nhiều quan điểm khác nhau: Nhà sử học người Nga Chi-khơ-mi-rốp cho rằng tư liệu lịch sử là tất cả những gì còn sót lại của cuộc sống đã qua. Trong phương diện Triết học thì tư liệu lịch sử là khái niệm phản ánh đặc tính của hiện vật có thể được để thu nhận tri thức của hiện vật khác. Theo phương diện xã hội, tư liệu lịch sử là một phương tiện để bảo tồn, lưu giữ, truyền bá. Rê-ban cho rằng tư liệu lịch sử là tổng hợp thành quả từ hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương diện xã hội. Trong bách khoa toàn thư, tư liệu lịch sử là những gì phản ánh trực tiếp quá khứ. Xét về mặt lý luận, có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tư liệu lịch sử. Song ta có thể hiểu tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định.

 Qua thực tế giảng dạy và trong phạm vi của đề tài, tôi thiết nghĩ giải thích một cách dễ hiểu nhất, tư liệu lịch sử là các sự kiện, tài liệu mà mỗi giáo viên cần phải sưu tầm để tìm hiểu quá trình lịch sử đang học. Tư liệu càng sinh động, phong phú bao nhiêu thì sự kiện càng cụ thể và càng hay bấy nhiêu. Thiết nghĩ, trong giảng dạy lịch sử, điều kiện cơ bản nhất để tái tạo hình ảnh quá khứ là tư liệu lịch sử. Nếu không có nguồn tư liệu phong phú, không cung cấp được nguồn tư liệu cụ thể chân thực thì dù có vận dụng phương pháp giảng dạy nào đi chăng nữa cũng không thể đạt hiệu quả mong muốn.

 Nói như vậy để thấy rằng, các nguồn tư liệu lịch sử có vai trò cực kỳ quan trọng, như nhà sử học Ba Lan J.iopolski đã viết: Tư liệu luôn là tài sản quý giá nhất của nhà sử học, không có nó ta không thể là nhà sử học. Và nếu xem một công trình nghiên cứu lịch sử là một món ăn thì các nguồn tư liệu chính là những sản phẩm, những gia vị để chế biến nên món ăn đó. Không có nguồn tư liệu thì lịch sử không thể được viết ra "không có cái gì có thể thay thế tư liệu- không có chúng thì không có lịch sử".

 

doc 36 trang cuonglanz2a 16424
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII Lớp 10 (Chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
I. Phần mở đầu	 Trang 2 
1. Lí do chọn đề tài	 2
2. Mục đích sáng kiến	 	 2
3. Đối tượng sáng kiến	 3
4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm	 3
5. Phương pháp nghiên cứu	 3
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu	 4
II. Phần nội dung	 4	1. Cơ sở lý luận	 	 4
1.1: Khái niệm tư liệu lịch sử và vai trò của việc sử dụng tư liệu lịch sử trong giảng dậy	 4
1.2: Các loại hình tư liệu lịch sử 	 6
2. Thực trạng của vấn đề	 6
3. Các bước tiến hành sử dụng tư liệu trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII	 7
3.1: Tìm tòi, tập hợp tư liệu	 7
3.2: Chắt lọc nguồn tư liệu, xây dựng ý đồ cho bài giảng sử dụng tư liệu lịch sử đảm bảo thời gian, phù hợp với nội dung từng mục từng phần trong bài giảng	 27
3.3: Vận dụng nguồn tư liệu lịch sử ... 	 28
4. Tác dụng của việc sử dụng tư liệu lịch sử ...	 30
5. Một số lưu ý khi sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học	 31
6. Kết quả áp dụng	 32
III. Phần kết luận	 34	1. Tự nhận xét	 34
2. Đề nghị	 34
IV. Các danh mục tư liệu tham khảo	 35	
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ, con người phải đối diện với những vấn đề phức tạp và để giải quyết được những vấn đề phức tạp ấy, đòi hỏi thế hệ trẻ phải được trang bị đầy đủ không chỉ về mặt kiến thức mà còn về phương pháp luận, phương pháp tư duy và hành động trong thực tiễn, đòi hỏi giáo dục phải đi trước, mở đường cho sự phát triển chứ không phải đi sau, phản ánh sự phát triển của xã hội loài người. Có thể nói, giáo dục - đào tạo đang bị sức ép từ nhiều phía, nhất là sức ép giữa lượng trí thức ngày càng tăng và sự tiếp nhận có giới hạn của con người. Trong khi mặt bằng chất lượng giáo dục – đào tạo trên thế giới còn chênh lệch thì yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo ở nước ta ngày càng trở nên cấp thiết.
Hiện nay, quan niệm dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” đã và đang đạt hiệu quả tốt bởi sự nỗ lực của những người làm công tác giáo dục, những nhà giáo tận tâm không ngừng vận dụng các kỹ thuật dạy học mới, đổi mới phương pháp cho phù hợp với kiểu bài, với đặc trưng bộ môn, biết tích hợp các nội dung vào bài học và vận dụng kiến thức liên môn để làm rõ vấn đề.
Đối với bộ môn Lịch sử, không thể phủ nhận trong sự nghiệp giáo dục, môn Lịch sử ở trường phổ thông đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của nước nhà. Đã có nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môn học và đào tạo được những thế hệ trẻ hiểu và trân trọng những giá trị mà bộ môn đem lại. Nhưng những năm gần đây, thông qua các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh Đại học- Cao đẳng, các cuộc điều tra xã hội học, dư luận xã hội cho thấy nhận thức về lịch sử của thế hệ trẻ còn rất hạn chế, và kết luận phần lớn học sinh không thích học môn Lịch sử, coi đó là môn học phụ với quá nhiều sự kiện khô khan và nhàm chán...
	Năm học 2013-2014, cùng với sự đổi mới trong quy chế thi, hình thức và môn thi tốt nghiệp THPT. Theo đó ngoài hai môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ văn, học sinh được chọn hai môn còn lại trong số các môn Ngoại Ngữ, Hóa, Lý, Sinh, Sử, Địa. Tỉ lệ học sinh chọn môn Lịch sử rất ít, thậm chí có những trường không có học sinh dự thi môn Lịch Sử. Có nhiều lý do để dư luận giải thích cho điều này, song những người làm công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử không thể không khỏi chạnh lòng và suy nghĩ....Làm thế nào để cuốn hút được học sinh yêu thích môn Lịch sử, để môn học trở nên phong phú, đa dạng và hấp dẫn, để người học cảm nhận đang được tiếp cận và khám phá với những điều mới mẻ, tìm hiểu chân lý khoa học góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và tạo niềm yêu thích Lịch sử đối với giới trẻ.
Vì thế, tôi quyết định chọn vấn đề "sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII". Thiết nghĩ, việc sử dụng tư liệu một cách hợp lý, sinh động, có mục đích sẽ tạo cho bài giảng sự phong phú, người học cảm thấy hứng thú và kích thích sự say mê tiếp cận bộ môn của học trò.
2. Mục đích sáng kiến
 Đề xuất được những biện pháp, cách thức sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII nhằm góp phần làm rõ sự kiện lịch sử một cách lô gic, sinh động và hấp dẫn, nâng cao chất lượng và hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, qua đó bồi dưỡng thêm những kinh nghiệm về mặt phương pháp- cách thức thực hiện, năng lực nghề nghiệp của chính bản thân mình.
3. Đối tượng sáng kiến
Đối tượng của đề tài hướng vào việc tìm hiểu, sử dụng, vận dụng tư liệu lịch sử trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII. Lịch sử lớp 10- chương trình cơ bản.
4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm
	Sáng kiến áp dụng cụ thể vào đối tượng là học sinh lớp 10 tr­êng THPT sè I thµnh phè Lµo Cai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến: Tập trung nghiên cứu một số biện pháp, cách thức sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII, vận dụng vào bài 21, bài 22, bài 23, bài 24 sách giáo khoa Lịch Sử 10- chương trình cơ bản tại trường trung học phổ thông số I thành phố Lào Cai.
- Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian
Kế hoạch thực hiện
Tháng 9,10-2013
Tìm hiểu, nghiên cứu và xác định nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Tháng 11 và 12-2013
Triển khai viết đề cương sáng kiến kinh nghiệm và nội dung phần mở đầu
Tháng 01 và 02-2014
Xác định tiến trình phần nội dung SKKN và triển khai viết phần nội dung SKKN và thực hiện áp dụng vào thực tiễn giảng dạy ở các lớp
Tháng 03/2014
Lấy ý kiến tổng hợp kết quả thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của đề tài. Viết phần kết luận và hoàn thiện SKKN.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm tư liệu lịch sử và vai trò của việc sử dụng tư liệu lịch sử trong giảng dạy
	Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người và đồng thời nó cũng tồn tại khách quan đối với chúng ta. Vấn đề được đặt ra ở đây là, Lịch sử đã xảy ra và chúng ta nhận thức nó như thế nào? Những căn cứ nào để cho ta nghiên cứu, nhận thức được những gì xảy ra trong quá khứ (tất nhiên là không thể chính xác tuyệt đối). Điều quan trọng nhất của hoạt động nghiên cứu Lịch sử là nhận thức được quá khứ và nhận thức được Lịch sử thông qua việc nghiên cứu lịch sử. Qua đó có thể khái quát thành những quy luật, những bài học lịch sử để phục vụ cuộc sống hiện tại. Do lịch sử đã trải qua, cho nên con người không thể quan sát trực tiếp các sự kiện, quá trình lịch sử đó, do vậy việc nhận thức phải dựa vào nhiểu nguồn sử liệu ( tư liệu lịch sử) khác nhau.
	Việc xác định khái niệm tư liệu lịch sử có rất nhiều quan điểm khác nhau: Nhà sử học người Nga Chi-khơ-mi-rốp cho rằng tư liệu lịch sử là tất cả những gì còn sót lại của cuộc sống đã qua. Trong phương diện Triết học thì tư liệu lịch sử là khái niệm phản ánh đặc tính của hiện vật có thể được để thu nhận tri thức của hiện vật khác. Theo phương diện xã hội, tư liệu lịch sử là một phương tiện để bảo tồn, lưu giữ, truyền bá. Rê-ban cho rằng tư liệu lịch sử là tổng hợp thành quả từ hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương diện xã hội. Trong bách khoa toàn thư, tư liệu lịch sử là những gì phản ánh trực tiếp quá khứ. Xét về mặt lý luận, có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tư liệu lịch sử. Song ta có thể hiểu tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định.
	Qua thực tế giảng dạy và trong phạm vi của đề tài, tôi thiết nghĩ giải thích một cách dễ hiểu nhất, tư liệu lịch sử là các sự kiện, tài liệu mà mỗi giáo viên cần phải sưu tầm để tìm hiểu quá trình lịch sử đang học. Tư liệu càng sinh động, phong phú bao nhiêu thì sự kiện càng cụ thể và càng hay bấy nhiêu. Thiết nghĩ, trong giảng dạy lịch sử, điều kiện cơ bản nhất để tái tạo hình ảnh quá khứ là tư liệu lịch sử. Nếu không có nguồn tư liệu phong phú, không cung cấp được nguồn tư liệu cụ thể chân thực thì dù có vận dụng phương pháp giảng dạy nào đi chăng nữa cũng không thể đạt hiệu quả mong muốn.
	Nói như vậy để thấy rằng, các nguồn tư liệu lịch sử có vai trò cực kỳ quan trọng, như nhà sử học Ba Lan J.iopolski đã viết: Tư liệu luôn là tài sản quý giá nhất của nhà sử học, không có nó ta không thể là nhà sử học. Và nếu xem một công trình nghiên cứu lịch sử là một món ăn thì các nguồn tư liệu chính là những sản phẩm, những gia vị để chế biến nên món ăn đó. Không có nguồn tư liệu thì lịch sử không thể được viết ra "không có cái gì có thể thay thế tư liệu- không có chúng thì không có lịch sử".
1.2. Các loại hình tư liệu lịch sử
	Khoa học lịch sử có nguồn tư liệu hết sức phong phú và đa dạng. Tùy theo nội dung phản ánh và tính chất mà người ta thường chia tư liệu lịch sử ra thành các nhóm: tư liệu thành văn, tư liệu vật chất, tư liệu truyền miệng, tư liệu tranh ảnh, phim ảnh.... Nhưng cũng có những sách lại chỉ chia làm hai loại là tư liệu trực tiếp (xuất hiện cùng với sự kiện, thuộc về sự kiện và thường được coi là nguồn tư liệu gốc có giá trị) và tư liệu gián tiếp (là phản ánh lịch sử qua thông tin gián tiếp, với mục đích truyền đạt thông tin- qua tác giả sử liệu, ở đó các sự kiện xảy ra không đồng thời với tư liệu).
	Nhưng dù là loại hình tư liệu nào cũng đều nhằm mục đích làm rõ, sinh động và cụ thể sự kiện lịch sử đang tìm hiểu. Tùy đặc thù từng chương, bài, mục, phần trong bài dạy mà giáo viên có cách vận dụng tư liệu cho phù hợp.
2. Thực trạng của vấn đề
	Việc sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, kích thích sự hứng thú và niềm yêu thích của học trò đối với việc học tập bộ môn, hướng tới một bài giảng dạy học theo hướng tích cực, giáo dục một con người mới đáp ứng được xu thế hội nhập quốc tế.
	Sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học là một khâu hết sức quan trọng trong việc khơi dậy hứng thú học tập, động cơ, sự tập trung chú ý theo dõi bài giảng của học sinh, kích thích tính tích cực học tập của các em. Tư liệu càng cụ thể bao nhiêu, sinh động bao nhiêu, phong phú bao nhiêu thì càng hay bấy nhiêu, nó là điều kiện cơ bản để tái tạo hình ảnh quá khứ. Nếu không có nguồn tư liệu phong phú, cụ thể và chân thực thì dù có sử dụng phương pháp giảng dạy nào cũng khó có có thể đạt hiệu quả như mong muốn.
	Mỗi giáo viên có cách truyền đạt môn Lịch sử khác nhau, một giờ học Lịch sử sẽ trở nên phong phú, đa dạng, hấp dẫn nếu người dạy có sự sáng tạo, lập luận, dẫn dắt người học, để người học cảm nhận đang được tiếp thu kiến thức mới, tìm hiểu chân lý khoa học. Nên quan niệm sách giáo khoa là một nguồn tài liệu, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, tập hợp các tư liệu được chắt lọc, tổ chức thực hiện giúp học sinh được khám phá môn học một cách hứng thú và hiệu quả. Nhưng trên thực tế không phải giáo viên nào cũng làm được như vậy. Một số thường ít quan tâm đến việc sưu tầm, tìm kiếm tư liệu phục vụ cho bài giảng, nặng về cung cấp kiến thức sách giáo khoa khiến giờ học nặng nề, kém sinh động, hiệu quả bài học không cao.
3. Các bước tiến hành sử dụng tư liệu trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII (sách giáo khoa Lịch sử 10- chương trình cơ bản)
3.1. Tìm tòi, tập hợp tư liệu
	Có nhiều nguồn tư liệu lịch sử để phục vụ cho bài giảng của giáo viên, song trong phạm vi của sáng kiến, căn cứ vào đặc thù bài học và đối tượng học sinh, tôi xin nêu ra hai loại hình tư liệu lịch sử phổ biến được sử dụng trong giảng dạy lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đó là tư liệu tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu và tư liệu thành văn. Cụ thể như sau:
	a. Đối với bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI- XVIII.
	- Tư liệu thành văn:
	 + Lê Uy Mục (1505-1509): Sao nhãng triều chính, "đêm đêm cùng cung nhân uống rượu vô độ, ai say thì giết". Giết các công thần, tôn thất có ý không ủng hộ mình, tính hung hãn đến nỗi một sứ thần Trung Quốc đã phải gọi y là "vua quỷ". Vì vậy người trong hoàng tộc hợp quân giết Uy Mục và lập Tương Dực.
	+ Lê Tương Dực: Hoang dâm vô độ, thường bắt phụ nữ cởi truồng chèo thuyền cho mình đi chơi trên Hồ Tây. "Nhà vua tính hiếu dâm như tướng lợn, loạn vong không còn lâu nữa."
	+ Bọn quý tộc ngoại thích dựa thế nhà vua, kết thành bè đảng "phàm súc vật, hoa màu của dân gian đều cướp cả, nhà dân ai có đồ lạ, vật quý thì đánh dấu để lấy."
	+ Mạc Đăng Dung (1527-1529): Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Dương) là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Tể tướng thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến. Mạc Đăng Dung sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483. Thời trẻ, Mạc Đăng Dung có sức khoẻ phi thường, tướng mạo khôi ngô. Ông xuất thân từ một thanh niên nghèo, làm nghề đánh cá, trong một dịp đi thi võ ở kinh đô đã trúng Đô lực sĩ và được sung vào Châu túc vệ chuyên cầm dù đi theo vua. Mạc Đăng Dung tiến rất nhanh trên con đường hoan lộ, năm 1511 mới 29 tuổi đã được phong tước Vũ xuyên bá. Năm 1516, Mạc Đăng Dung được cử làm Trấn thủ Sơn Nam với chức Phó tướng tả đô đốc. Trải qua 3 đời vua Lê, Mạc Đăng Dung được phong Thái sư Nhân quốc công rồi đến An hưng vương. Lợi dụng lúc vua Lê Cung Hoàng ươn hèn, tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai đem quân về kinh đô ép vua nhường ngôi, lập lên triều Mạc.
	+ Hướng dẫn học sinh đánh giá khách quan về sự kiện Mạc Đăng Dung yêu cầu vua Lê nhường ngôi và lập ra triều Mạc
	+ Đánh giá về chính sách của nhà Mạc trong giai đoạn đầu, sách Đại Việt sử kí toàn thư mô tả: "Từ đấy người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về...Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên."
	+ Khi giảng về cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh- Nguyễn, tư liệu về diễn biến góp phần làm rõ kết quả và khắc sâu kiến thức cho học sinh.
	 Chiến tranh Nam- Bắc triều: Quân Nam triều nhiều lần đánh ra Bắc nhưng không làm thay đổi tình thế. Bắc triều (nhà Mạc) liên tiếp mở nhiều cuộc tiến công vào đất Thanh-Nghệ. Suốt hơn 10 năm (1570-1583) nhà Mạc đem quân đánh vào 13 lần biến vùng bờ biển từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa thành bãi chiến trường. Già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói la liệt. Cuối 1583, sau khi củng cố lực lượng, Nam triều quyết định đem quân đánh ra Bắc, lớn nhất là năm 1592, Bắc triều bị thua to mất Thăng Long, chiến tranh kết thúc, nhà Mạc sụp đổ.
	 Chiến tranh Trịnh- Nguyễn: Gần nửa thế kỷ đánh nhau 7 lần dữ dội không có kết quả, nhân dân khổ cực quân sĩ hao tổn, chán nản, hai họ ngừng chiến.
	- Tư liệu hình ảnh: 
	+ Khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỷ XVI
	+ Lãnh thổ sau cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn
b. Đối với bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI-XVIII.
	- Tư liệu thành văn
	+ Nông nghiệp: Nhiều người nuớc ngoài có mặt thời đó đã rất ngợi ca sự trù phú của đất đai. Giáo sĩ Marini trong tập ký sự về Đường ngoài đã để hẳn một chương để mô tả "sự màu mỡ của Vương quốc" này ("Vương quốc xứ Đàng ngoài"). Marini viết: "Đất đai màu mỡ và không lúc nào nghỉ sản xuất. Nhân dân rất hiểu giá trị của ruộng đất nên không bỏ hoang và những người nội trợ giỏi, sau khi thu hoạch mùa màng xong, lập tức lại cày bừa ngay và gieo hạt. Và như vậy mỗi năm họ thường thu được 2, 3 vụ. Ở những nơi nào không trồng lúa được thì họ trồng cây ăn quả và thu hoạch lớn. Cây cối tươi tốt đến nỗi lúc nào cũng chỉ thấy một màu xanh tựa như một khu rừng với một mùa xuân vĩnh viễn".
	Về giống lúa, theo ghi chép của Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII: Vùng châu thổ sông Hồng có 8 giống lúa chiêm, 27 giống lúa mùa, 29 giống lúa nếp. Nông nghiệp Đàng Trong có 26 giống lúa nếp, 23 giống lúa tẻ.
"Tháng tư hàng năm lúa chín đầy đồng, gặt hái không kịp, mỗi mẫu thu hoạch từ 90 đến 120 gánh lúa."
	Theo giáo sĩ Bo-ri: "Đất đai màu mỡ và sinh lợi....đến nỗi hàng năm họ gặt lúa 3 lần, thu hoạch được một lượng thóc phong phú đến mức không ai cần lao động thêm để kiếm sống....quanh năm họ có nhiều hoa quả, những thứ lạ như dưa bở, dưa chuột, dưa hấu, mít, sầu riêng, dừa, trầu cau, bắp cải, thuốc lá, mía....đồng ruộng của họ đầy những gà vịt nhà và gà rừng."
	+ Thủ công nghiệp
	 Nghề thủ công cổ truyền: 
	Tơ: Năm 1644, người Hà Lan mua ở Đàng Ngoài 644 tạ tơ. 1645 mua 800 tạ tơ chở đi Nhật và 120 tạ tơ chở sang châu Âu. Hàng năm người Bồ Đào Nha cũng đặt hàng vạn lạng bạc cho chúa Trịnh để mua tơ.....
	Dệt: Một thương nhân nước ngoài hỏi người thợ dệt: "Tơ lụa được sản xuất với một số lượng lớn, bao gồm đủ loại như lụa trắng, lụa màu, the, lĩnh, nhiễu, đoạn...kỹ thuật dệt mềm mại, vừa đẹp, vừa tốt... chị có làm được không? " Người thợ dệt đáp:"Làm được"
	+ Nghề mới xuất hiện:
	Làm đường trắng: Lái buôn phương Tây khen đường của nước ta tốt nhất trong khu vực, là một mặt hàng bán rất chạy. "Đường trắng và mịn, đường phên tinh khiết, trong suốt, chất lượng tốt. Trước kia họ chỉ làm đủ dùng trong xứ, nhưng vì các lái buôn Trung Quốc đem lại cho họ nhiều nguồn tiêu thụ, nên họ đã tăng lò nấu đường lên đến mức có thể đủ hàng để chở 80 thuyền..."
	Nghề làm đồng hồ: Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, các giáo sĩ phương Tây đã dùng đồng hồ làm món quà dâng các chúa. Một người ở xã Đại Hào huyện Đăng Xương (Thừa Thiên) tên là Nguyễn Văn Tú được sang Hà Lan hai năm, học được nghề làm đồng hồ. Ông không chỉ học được cách làm mà còn cải tiến được nó. Cả gia đình ông đều biết làm đồng hồ song vẫn không tạo ra được một phường chuyên để phát triển hơn nữa. Dù vậy ông vẫn được coi là người Việt Nam đầu tiên biết chế tạo đồng hồ máy.
	Có câu chuyện kể lại như sau: Theo Đại Nam thực lục (tiền biên) thì đời chúa Nguyễn Phúc Chu, những người thợ ở Đàng Trong đã chế được loại đồng hồ tự động đánh chuông gọi là Tự minh chung. Loại đồng hồ này có điểm đặc biệt là nó chia làm 24 giờ. Thời gian này, các cố đạo trên đường đi tìm nơi rao giảng đạo, họ đến nước ta và dĩ nhiên phải làm mọi cách để lấy lòng chính quyền nước sở tại. Một trong những cách lấy lòng ấy là họ đã tặng quà bằng những chiếc đồng hồ chạy bằng máy móc, gọn nhẹ và chính xác. Chiếc đồng hồ do cha cố tặng cho chúa Nguyễn Phúc Chu một ngày nọ bị hỏng hóc, chạy cà rịch cà tang, Chúa bực mình lắm, bèn giao cho một người thợ Tây (tên dịch là Từ Tâm Bá) và một người thợ Tàu là Tài Phú đem về sửa. Hai người này mày mò mãi mà vẫn không sửa được. Còn các quan lại của ta thì dĩ nhiên là bó tay “chào thua” trước chiếc đồng hồ sản xuất theo kỹ thuật tiên tiến của phương Tây. Cuối cùng những người dân ở vùng Thuận Hóa mới giới thiệu cho Chúa một cụ già 74 tuổi. Cụ tên là Nguyễn Văn Tú, người xã Đại Hòa, huyện Đăng Xương (nay là huyện Triệu Hải - Bình Trị Thiên). Đến gặp Chúa, cụ thưa:
	- Gia đình chúng tôi xin nhận sửa chiếc đồng hồ này. Có lẽ cũng không khó lắm.
	Chúa Nguyễn Phúc Chu ngạc nhiên:
	- Gia đình à? Sao lại là gia đình:
	Cụ Tú cúi đầu từ tốn đáp:
	- Bẩm Chúa, đúng như vậy ạ.
	Thế là cụ cầm chiếc đồng hồ mang về sửa. Chỉ hai ngày sau, công việc hoàn thành. Đem trả lại đồng hồ Chúa lúc bấy giờ là cả một đoàn người, có người em cụ là Nguyễn Văn Thi, người con là Nguyễn Văn Duy, người con rể là Lương Văn Dũng. Cụ trình với Chúa:
	- Tất cả gia đình chúng tôi đều biết sửa và chế tạo ra đồng hồ.
	Để chứng minh cho lời nói của mình, ngoài chiếc đồng hồ cũ của Chúa đã sửa hoàn chỉnh, cụ còn tặng thêm một chiếc đồng hồ mới. Đặc biệt chiếc đồng hồ do gia đình cụ chế tạo, ngoài việc đánh chuông báo giờ thì nó còn báo thức từng ngày trong tháng. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn có nói rõ: "Hễ gặp ngày nào thì hai bên hiện ra chữ, hết vòng thì trở lại, thật là tuyệt diệu."
	+ Thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị
	Kẻ Chợ : Thương nhân Hà Lan Bê-rơn mô tả: "Thành phố Ca Cho (Kẻ Chợ) có thể so sánh với nhiều thành phố ở châu Á nhưng lại đông dân hơn. Nhất là những ngày mồng một và rằm âm lịch, là những ngày phiên chợ...các con đư

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tu_lieu_lich_su_trong_day_hoc.doc
  • docĐƠN VÀ BC SKKN 2014.doc