Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình Ngữ Văn 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình Ngữ Văn 2018

Đổi mới giáo dục là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Ngoài việc đổi mới cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh thì việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá là khâu trọng yếu của quá trình dạy học có thể làm xoay chuyển bản chất và quá trình hoạt động của nhà trường. Mục đích của KTĐG kết quả học tập của HS không phải là cho điểm, xếp loại HS, cho lên lớp mà nhằm theo dõi quá trình học tập của HS, nhận định thực trạng, đặt ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học giúp HS tiến bộ, đạt được mục tiêu giáo dục. Mặt khác, đổi mới khâu kiểm tra đánh giá còn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh thúc đẩy HS hứng thú, say mê học tập. Đồng thời, kết quả kiểm tra, đánh giá phản ánh đúng năng lực thật của người học sẽ cung cấp những thông tin phản hồi tích cực giúp cơ quan quản lí giáo dục đưa ra những chiến lược giáo dục phù hợp.

Tuy nhiên, lâu nay việc kiểm tra đánh giá đối với học sinh THPT còn nhiều bất cập. Hầu hết các trường THPT vẫn chủ yếu dựa vào kết quả của các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, thi THPTQG theo hình thức GV ra câu hỏi, HS trả lời vẫn phụ thuộc nhiều vào cách đánh giá chủ quan và cảm tính của giáo viên. Để khắc phục tình trạng trên và phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ của người học thì việc làm cấp bách hiện nay là phải đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã có nhiều đổi mới về kiểm tra, đánh giá cụ thể như sau: Thay đánh giá theo tiếp cận nội dung bằng đánh giá theo tiếp cận năng lực. Các bài kiểm tra không chỉ thực hiện trên giấy vào cuối một chủ đề, một chương, một học kì,...mà được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng (giấy, thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm…) trong suốt quá trình học tập. Kiểm tra đánh giá không hướng nhiều vào mục đích cạnh tranh mà hướng chủ yếu vào sự hợp tác; không chú trọng vào điểm số mà chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo và các chi tiết của sản phẩm để nhận xét. Đánh giá theo cách mới không tập trungvào kiến thức hàn lâm mà tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo.

docx 70 trang Thu Kiều 22/09/2024 2502
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình Ngữ Văn 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1.Lí do chọn đề tài
 1.1. Đổi mới giáo dục là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Ngoài 
việc đổi mới cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh thì việc đổi mới công tác 
kiểm tra đánh giá là khâu trọng yếu của quá trình dạy học có thể làm xoay chuyển 
bản chất và quá trình hoạt động của nhà trường. Mục đích của KTĐG kết quả học 
tập của HS không phải là cho điểm, xếp loại HS, cho lên lớp mà nhằm theo dõi quá 
trình học tập của HS, nhận định thực trạng, đặt ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh 
phương pháp dạy học giúp HS tiến bộ, đạt được mục tiêu giáo dục. Mặt khác, đổi 
mới khâu kiểm tra đánh giá còn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập sáng 
tạo của học sinh thúc đẩy HS hứng thú, say mê học tập. Đồng thời, kết quả kiểm tra, 
đánh giá phản ánh đúng năng lực thật của người học sẽ cung cấp những thông tin 
phản hồi tích cực giúp cơ quan quản lí giáo dục đưa ra những chiến lược giáo dục 
phù hợp.
 Tuy nhiên, lâu nay việc kiểm tra đánh giá đối với học sinh THPT còn nhiều bất 
cập. Hầu hết các trường THPT vẫn chủ yếu dựa vào kết quả của các bài kiểm tra 
thường xuyên, kiểm tra định kỳ, thi THPTQG theo hình thức GV ra câu hỏi, HS trả 
lời vẫn phụ thuộc nhiều vào cách đánh giá chủ quan và cảm tính của giáo viên. Để 
khắc phục tình trạng trên và phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ của 
người học thì việc làm cấp bách hiện nay là phải đổi mới kiểm tra, đánh giá trong 
dạy học. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã có nhiều đổi mới về kiểm 
tra, đánh giá cụ thể như sau: Thay đánh giá theo tiếp cận nội dung bằng đánh giá 
theo tiếp cận năng lực. Các bài kiểm tra không chỉ thực hiện trên giấy vào cuối một 
chủ đề, một chương, một học kì,...mà được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng 
(giấy, thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm) trong suốt quá trình học tập. 
Kiểm tra đánh giá không hướng nhiều vào mục đích cạnh tranh mà hướng chủ yếu 
vào sự hợp tác; không chú trọng vào điểm số mà chú trọng vào quá trình tạo ra sản 
phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo và các chi tiết của sản phẩm để nhận xét. Đánh 
giá theo cách mới không tập trung vào kiến thức hàn lâm mà tập trung vào năng lực 
thực tế và sáng tạo.
 1.2. Rubric là một công cụ hiệu quả để đánh giá năng lực học sinh học Ngữ văn 
theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong dạy học môn Ngữ văn, bồi dưỡng, phát triển 
năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho người học là yếu tố căn cốt. Năng lực đọc 
hiểu là năng lực tiếp nhận, xử lí thông tin trong văn bản để phục vụ những mục đích 
cụ thể trong học tập hoặc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc sống.
 Đổi mới KTĐG kĩ năng đọc hiểu ở môn văn đòi hỏi công khai các tiêu chí, biểu 
điểm cụ thể, định hướng HS tự đánh giá và đánh giá chéo, bên cạnh việc đánh giá 
của GV nhằm giúp HS tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế 
trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội văn bản, vận dụng những kiến thức từ bài học vào 
cuộc sống, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập.
 1 Xác định cơ sở lí luận, đánh giá thực trạng, đề xuất các giả pháp, và tiến hành 
thực nghiệm sư phạm của việc sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn 
bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình Ngữ văn 2018.
 5.2. Phạm vi nghiên cứu
 - Về nội dung: Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong các bài đọc –hiểu văn 
bản nghị luận lớp 10 theo chương trình Ngữ văn 2018.
 - Về thời gian: thực hiện trong năm học 2021- 2022 và 2022-2023
 6. Phương pháp nghiên cứu
 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 Phương pháp phân tích, hệ thống hóa, các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên 
cứu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài như: khái niệm, cấu trúc ,vai trò và cách thiết 
kế rubric; kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận; yêu cầu của CTGD Ngữ văn 2018 về 
đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10
 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp khảo sát qua google form đối với GV và HS để thu thập thông 
tin về thực trạng sử dụng rubric trong dạy học bộ môn Ngữ văn
 - Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm hoạt động dạy và học của GV và HS 
để đối chiếu kết quả.
 - Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý các kết quả nghiên cứu.
 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài
 - Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 10 là 
cách thức đánh giá đúng yêu cầu đổi mới giáo dục.
 - Rubric mang lại hiệu quả đánh giá cao, chính xác, có thể áp dụng rộng rãi.
 8. Đóng góp mới của đề tài
 - Việc áp dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc –hiểu văn bản nghị luận 10 
theo chương trình Ngữ văn 2018 đang là việc làm khá mới mẻ đối với giáo viên.
 - Đề tài góp phần mang đến cho những giáo viên chưa biết về rubric một 
phương pháp đánh giá mang tính khách quan, chính xác, hiệu quả và giúp những 
giáo viên đã biết về rubric nhưng còn ngại áp dụng cách thiết lập và sử dụng một 
rubric nhanh chóng và đơn giản đặc biệt là trong kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận 
lớp 10.
 3 Đáp ứng tốt Đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng từ 
 các yêu cầu, khoảng70%- khoảng 50%- 40% yêu cầu 
 Nội có mở rộng, 80% các yêu 60%các yêu của đề trở 
 dung có trích cầu , có mở cầu của đề xuống
 nguồn rộng.
 Nói to rõ, tự Nói to, rõ, tự Nói nhỏ, thiếu Nói không
 Kỹ năng tin, thuyết tin, giao lưu tự tin, ít giao rõ lời, thiếu 
 Trình phục, có người nghe. lưu người tự tin, không 
 bày giao lưu nghe giao lưu 
 người nghe người nghe
 Trả lời Trả lời đúng Trả lời đúng Trả lời đúng Trả lới đúng
 các câu tất cả các câu 2/3 số câu 1/2 số câu hỏi dưới 1/2 số 
 hỏi hỏi hỏi câu hỏi
Tham 100% thành Khoảng từ Khoảng 60% Khoảngdưới
gia thực viên tham 80% thành thành viên 40% thành 
hiện gia thực hiện viên tham tham gia viên tham 
 giathực hiện thựchiện gia
 ĐIỂM TỔNG
 - Rubric định tính/tổng hợp (Holistic rubric): cung cấp mô tả tổng hợp 
ứng với mỗi mức trên thang đánh giá.
 Bảng 1.2.Rubric định tính /tổng hợp
 Mức chất Thang Mô tả mức chất lượng Điểm
 lượng điểm
 Xuất sắc 9-10 Bố cục rõ ràng, trình bày đẹp, sáng sủa , không 
 mắc lỗi chính tả ,diễn đạt mượt mà, ấn tượng. Nội 
 dung đáp ứng tốt yêu cầu của đề ,lập luận chặt chẽ, 
 thuyết phục, có liên hệ, mở
 rộng, bài viết sâu sắc.
 Tốt 7-8 Bố cục rõ ràng, sáng sủa, còn ít lỗi chính tả, diễn 
 đạt trôi chảy. Nội dung đáp ứng khoảng70%- 
 80% yêu cầu của đề, có mở
 rộng, liên hệ, lập luận có cơ sở.
 Đạt yêu cầu 5-6 Bố cục rõ, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt trúc 
 trắc. Nội dung đáp ứng khoảng 50%-
 60% yêu cầu của đề
 5 - Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được những định hướng mà HS hoặc 
GVcần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp họ tự đánh giá và cùng đánh giá.
 1.1.4.2 Quy trình thiết kế rubric
 Quy trình thiết kế một rubric đánh giá gồm 6 bước:
 - Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng của kiến thức nội dung bài học.
 - Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học theo cấp độ nhận thức, nhiệm vụ 
công việc.
 - Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá:
 + Liệt kê các tiêu chí và thảo luận để lựa chọn, phân loại tiêu chí, từ đó 
xác định các tiêu chí cần thiết.
 + Bổ sung thông tin cho từng tiêu chí.
 + Phân chia các mức độ của mỗi tiêu chí. Các mức độ phân bậc này cần 
mô tả chính xác mức độ chất lượng tương ứng.
 + Gắn điểm cho mỗi mức độ, điểm cao nhất ứng với mức cao nhất.
 - Bước 4. Lập bảng rubric
 - Bước 5: Áp dụng thử
 - Bước 6: Điều chỉnh rubric cho phù hợp dựa trên thông tin phản hồi từ 
việc áp dụng thử.
 - Bước 7: Sử dụng rubric cho hoạt động đánh giá và tự đánh giá hoặc đánh 
giá đồng đẳng đối với HS và GV.
 1.1.4.3 Tiêu chuẩn đánh giá một rubric tốt
 Bảng 1.3.Tiêu chuẩn đánh giá một rubric tốt
 Phạm trù Các tiêu chí đánh giá phản ánh đầy đủ nội dung, mục tiêu học tập 
 đánh giá không?
 Hướng dẫn có các mức độ khác nhau được đặt tên và giá trị điểm số
 Mức độ
 phù hợp không?
 Các thông tin có mô tả rõ ràng, thể hiện theo một chuỗi liên kết và
 Tiêu chí
 đảm bảo cho sự phát triển của HS không?
 Thân thiện
 Ngôn ngữ có rõ ràng, dễ hiểu đối với HS không?
 với HS
 Thân thiện Có dễ sử dụng với GV không?
 với GV
 Tính phù Có thể đánh giá sản phẩm công việc được không? Nó có thể được sử 
 hợp dụng dể đánh giá nhu cầu không? HS có thể xác định dễ dàng những 
 lĩnh vực phát triển cần thiết không?
 1.1.4.4 Một số lưu ý khi xây dựng rubric
 7 giáo dục là lựa chọn hợp lý.
 1.2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận
 1.2.1. Khái niệm đọc hiểu
 Đọc hiểu là một phạm trù khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy văn học. 
Hoạt động đọc hiểu sinh thành từ việc đọc, giải mã các kí hiệu ngôn từ để tìm ra các 
lớp ý nghĩa của văn bản, là quá trình khám phá, phát hiện ý nghĩa xã hội, con người, 
thời đại trong cấu trúc hình tượng thẩm mĩ của tác phẩm. Hiểu là kết quả, là mục đích 
cuối cùng và cao nhất của hành động đọc. Từ hiểu ý nghĩa văn bản mà vận dụng kiến 
thức từ văn bản vào đời sống, làm thay đổi thế giới quan của người đọc. Hiểu một 
văn bản văn học không có tiêu chuẩn chính xác mà chỉ có tiêu chí chiều sâu, mức độ 
hiểu văn bản sâu sắc đến đâu là tùy thuộc vào nền tảng tri thức, vốn sống của người 
đọc
 1.2.2. Kĩ năng đọc hiểu
 Kĩ năng đọc hiểu gồm kĩ năng đọc và kĩ năng hiểu. Trong đó, kĩ năng đọc là sự 
vận dụng thành thạo các thủ pháp và thao tác đọc để tiếp nhận (hoặc làm người khác 
tiếp nhận) được nội dung thông tin như: nhận biết kí hiệu chữ viết, từ ngữ, câu văn, 
văn bản, phát âm thành tiếng hay không thành tiếng Kĩ năng hiểu là sự vận dụng 
thành thạo các thủ pháp và thao tác ghi nhớ, liên hệ, suy ý để hiểu nội dung văn bản 
thông qua quá trình đọc văn bản. Ở cấp độ cao, đọc hiểu là một hệ thống thủ pháp 
và các thao tác tích hợp, vận dụng toàn bộ hiểu biết, kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng 
để hiểu một văn bản.
 1.2.3 Đặc trưng của văn nghị luận
 1.2.3.1 Khái niệm văn nghị luận
 Theo Từ điển Tiếng việt định nghĩa: “Nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ về 
một vấn đề nào đó. Văn nghị luận là thể văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích 
giải quyết một vấn đề”.
 Như vậy, văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái 
độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề văn học, chính trị, 
đạo đức, lối sống và được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn 
với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phụcDo đó văn bản nghị 
luận sẽ bao hàm những đặc trưng cơ bản trong quá trình đọc - hiểu
 1.2.3.2 Đặc trưng của văn nghị luận:
 a. Tính lập luận chặt chẽ.
 Văn nghị luận là đưa ra lí lẽ, lập luận, lập luận cần có sự lôgic hệ thống và tính 
chặt chẽ. Chặt chẽ được hiểu trong hệ thống lập luận: luận điểm, luận cứ, luận chứng 
phải thống nhất. Từng yếu tố một trong lập luận không được mâu thuẫn với nhau, 
tất cả phải phục vụ cho luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề. Thêm nữa chặt chẽ còn 
trong cách hành văn, văn nghị luận cần có sự cứng mềm nhất định như một nghệ 
thuật lập luận để thuyết phục.
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_rubric_trong_danh_gia_ki_nang.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ LOAN-LÊ THỊ DUNG-NGUYỄN QUANG TRUNG TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2.pdf