Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm padlet nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm padlet nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

Trong thời đại ngày nay - thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức - đã tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội. Việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục.

Xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam cũng như trên thế giới là đang chú trọng hình thành và phát triển kỹ năng của học sinh thế kỉ XXI trong đó có kỹ năng công nghệ (computer skills). Còn ở Việt Nam, những năm gần đây, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể về đổi mới chương trình sách giáo khoa đang chú trọng tới hình thành và phát triển “5 phẩm chất và 10 năng lực” trong đó đáng lưu ý là: Kỹ năng Công nghệ; Kỹ năng Tin học. Quyết định 117/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025” viết: “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành giáo dục”. Công văn số 5807/BGD&ĐT – CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trongtrường phổ thông nêu rõ: “nguồn nhân lực sử dụng CNTT là nhân tố có vai trò quyết định đến hiệu quả và thành công trong công tác ứng dụng CNTT trong trường học. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT trong một nhà trường gồm: cán bộ quản lý; giáo viên; nhân viên và học sinh”, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm góp phần không nhỏ trong việc định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS.

Việc áp dụng CNTT vào dạy học không còn xa lạ với tất cả các giáo viên, ở tất cả các môn học và trong công tác chủ nhiệm lớp. Chủ nhiệm là một công việc mang tính chất đặc thù. Nó sẽ tẻ nhạt, nhàm chán, mang tính chất giáo điều, thủ tục hành chính nếu giáo viên theo khuôn mẫu cũ. Nên việc sử dụng CNTT trong công tác chủ nhiệm lớp là hết sức cần thiết.

docx 54 trang Thu Kiều 26/09/2024 6916
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm padlet nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5
 ----------  ---------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
SỬ DỤNG PHẦN MỀM PADLET NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
 CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Nhóm tác giả:
 1.Trần Thị Hòa - Trường THPT Diễn Châu 5 
 Email: hoahdc5@gmail.com
 SĐT: 0982347723
 2.Lương Thị Dung - Trường THPT Diễn Châu 5
 (Hiện là GV trường THPT Nguyễn Xuân Ôn từ 16/3/2023) 
 Email: dungsdc5@gmail.com
 SĐT: 0984903233
 3.Nguyễn Thị Hồng Phương - Trường THPT Diễn Châu 5 
 Email: phuongtu178@gmail.com
 SĐT: 0379261604
 Nghệ An, tháng 4/2023 DANH MỤC VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin 
THPT : Trung học phổ thông 
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm 
PPDH : Phương pháp dạy học 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
 - Tìm hiểu phần mềm Padlet.
 - Các giải pháp về ứng dụng phần mềm Padlet trong công tác chủ nhiệm lớp 
ở trường THPT
 - Khảo sát và đánh giá thực trạng vận dụng phần mềm Padlet của giáo viên 
chủ nhiệm trường trung học phổ thông Diễn Châu 5, tỉnh Nghệ An.
 - Thực nghiệm và đánh giá kết quả.
 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 a. Đối tượng nghiên cứu:
 - Phần mềm Padlet.
 - Các lớp ở cấp THPT.
 b. Phạm vi nghiên cứu:
 - Giới hạn nội dụng: ứng dụng phần mềm Padlet trong công tác chủ nhiệm 
lớp ở trường THPT. Vận dụng phần mềm Padlet cho giáo viên chủ nhiệm qua công 
tác chủ nhiệm lớp trong đề tài nghiên cứu bao gồm: vận dụng vào việc kết nối giữa 
học sinh – phụ huynh; ứng dụng Padlet trong công tác quản lý và giáo dục học 
sinh; ứng dụng Padlet trong đổi mới sinh hoạt lớp.
 - Địa bàn nghiên cứu: Học sinh trường THPT Diễn Châu 5, tỉnh Nghệ An.
 - Thời gian nghiên cứu: Trong năm học: 2022 – 2023 .
 1.5. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu lý thuyết, lí luận.
 Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về công tác chủ nhiệm 
và phần mềm Padlet cho công tác chủ nhiệm học sinh THPT để xây dựng cơ sở lý 
luận của đề tài.
 - Nghiên cứu thực tiễn :
 + Phương pháp điều tra thực trạng
 + Phương pháp phân tích, so sánh.
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 + Phương pháp thu thập số liệu và xử lí toán học.
 - Tham khảo, trò chuyện, trao đổi, tiếp thu ý kiến của giáo viên và học sinh, 
học hỏi kinh nghiệm những người đi trước.
 1.6. Tính mới và đóng góp mới của đề tài
 - Chưa có một tác giả nào đề cập và cụ thể hoá chi tiết về ứng dụng phần 
mềm Padlet trong công tác chủ nhiệm.
 2 của thời đại, phù hợp với bối cảnh xã hội rộng lớn và phức tạp. Phát triển năng lực 
cho học sinh còn nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nhân cách con người toàn 
diện trong thế kỉ XXI.
 1.2. Cơ sở thực tiễn
 1.2.1. Vai trò phần mềm CNTT trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
 Sự ra đời của công nghệ thông tin là sự tích hợp đồng thời các tiến bộ về 
công nghệ và tổ chức thông tin, đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát 
triển của giáo dục nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng. Công nghệ thông tin 
và đặc biệt là các phần mềm ứng dụng đã giúp cho giáo viên và học sinh rất nhiều, 
rất nhanh chóng và hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, 
công nghệ thông tin tạo điều kiện giáo viên chủ nhiệm tổ chức, quản lí và điều 
hành lớp chủ nhiệm một cách linh động và thuận tiện. GVCN, học sinh và phụ 
huynh tương tác, chia sẻ, trao đổi ở mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có phương tiện kết nối 
và internet. Đồng thời, công nghệ thông tin hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm thúc 
đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn 
khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian. Từ đó, giúp 
con người trao đổi, chia sẻ, kết nối với nhau một cách hiệu quả. Công nghệ thông 
tin còn giúp cho giáo viên tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm hết sức 
sinh động, hấp dẫn thu hút và phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Từ đó, các 
em tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn.
 1.2.2. Thực trạng ứng dụng phần mềm CNTT nói chung và phần mềm 
Padlet nói riêng trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Diễn Châu 5
 Để tìm hiểu về việc sử dụng phần mềm CNTT trong đó có phần mềm Padlet 
trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã thực hiện cuộc 
khảo sát lấy ý kiến của GV và HS trường THPT Diễn Châu 5.
 * Mục đích khảo sát
 - Khảo sát giáo viên:
 + Khảo sát thực trạng sử dụng phần mềm CNTT nói chung và phần mềm 
Padlet nói riêng trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT: mức độ sử dụng, những 
khó khăn gặp phải.
 + Tìm hiểu về phương pháp sử dụng phần mềm CNTT nói chung và phần 
mềm Padlet nói riêng trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT nhằm phát huy 
tính chủ động, tích cực, hứng thú cho học sinh.
 - Khảo sát học sinh:
 + Tìm hiểu mức độ sử dụng phần mềm CNTT trong đó có phần mềm Padlet.
 + Tìm hiểu thái độ và hiểu biết của học sinh đối với phần mềm CNTT trong 
đó có phần mềm Padlet.
 + Tìm hiểu hiệu quả việc sử dụng phần mềm CNTT trong đó có phần mềm Padlet
 4 Qua kết quả khảo sát trên bản thân GV đã thấy được tầm quan trọng của ứng 
dụng phần mềm CNTT trong công tác làm GVCN lớp, đa số GV đều thấy được sự 
cần thiết của việc ứng dụng phần mềm CNTT trong công tác làm GVCN lớp 
(79,2%), bên cạnh việc nhận thức được vai trò đó thì một số GV còn thỉnh thoảng 
hoặc chưa ứng dụng phần mềm CNTT vào công tác chủ nhiệm lớp (45,8%). Điều 
đó cho thấy: hiện nay công tác chủ nhiệm đã được chú ý nhiều, nhất là việc ứng 
dụng phần mềm tin học. Tuy nhiên, khi ứng dụng phần mềm CNTT thì một số 
GVCN còn ngại vì trình độ tin học còn hạn chế, ngại tiếp xúc với các phương tiện 
hiện đại, còn có phần ngại đổi mới nên việc ứng dụng phần mềm CNTT trong 
giảng dạy, trong công tác chủ nhiệm,mang tính chất hời hợt, làm cho có, chưa 
mang lại hiệu quả. Một số giáo viên chủ nhiệm còn lười học hỏi, ngại tiếp cận và 
tìm hiểu những phần mềm, những công nghệ mới để áp dụng vào công việc. Đặc 
biệt, phần lớn giáo viên chưa biết hoặc biết mà chưa sử dụng phần mềm Padlet vào 
công tác chủ nhiệm lớp (66,7%). Một số GVCN chưa thấy hết được vị trí, chức 
năng và tầm quan trọng của mình trong quá trình triển khai ứng dụng phần mềm 
CNTT vào công tác chủ nhiệm lớp.
 Như vậy, qua phân tích kết quả khảo sát có thể thấy, mặc dù phần mềm 
CNTT chưa được giáo viên sử dụng một cách thường xuyên nhưng phần lớn các 
giáo viên đã quan tâm và nhận thấy được vai trò quan trọng của phần mềm CNTT, 
đồng thời cũng thấy được những ưu điểm và hạn chế của phần mềm CNTT trong 
công tác chủ nhiệm.
 - Về phía HS được khảo sát, thu được số liệu như sau:
 6 - Padlet là một website trực tuyến mà giáo viên và học sinh có thể sử dụng 
để tương tác, kết nối, chia sẻ bài tập, Cách thức hoạt động của Padlet rất đơn 
giản và dễ dàng: người dùng tạo padlet và thêm bài đăng vào chúng; những người 
khác tương tác với các bài đăng được chia sẻ công khai (ví dụ: thông qua nhận xét) 
hoặc đóng góp bằng cách thêm nhiều bài hơn. Bài đăng có thể chứa nhiều loại nội 
dung kỹ thuật số khác nhau như văn bản, video, bản ghi âm, video truyền hình, liên 
kết web, đồ thị, hình ảnh, GIF và nhiều nội dung khác.
 - Padlet được ra đời 2012, đến nay đã được sử dụng ở hơn 200 quốc gia trên 
thế giới.. Chính vì vậy Padlet đã nhận được rất nhiều giải thưởng: sáng tạo giáo 
dục năm 2012, 2013; Đơn vị giáo dục khởi nghiệp tốt nhất năm 2017; Sáng tạo 
thiết kế 2019.... Ở Việt Nam, phần mềm Padlet mới được biết trong những năm 
gần đây, chủ yếu qua bài viết giới thiệu trên các bài báo, tạp chí khoa học giáo dục, 
trang tin, các video của các trường hoặc các cơ sở đào tạo hoặc cá nhân gửi trên 
internet, youtube như: Ứng dụng Padlet trong quản lý lớp học, Padlet công cụ tuyệt 
vời cho giáo viên thế kỷ 21.
 - Chức năng của Padlet: Padlet hoạt động giống như một trang giấy nơi mà 
mọi người có thể trình bày bất kì nội dung gì (VD: hình ảnh, video, tài liệu, văn 
bản, link trang web) bất kì vị trí nào trên đó, cùng với bất kì ai cũng như từ bất kì 
thiết bị nào. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng.
 - Ưu điểm của Padlet: Padlet được sử dụng rộng rãi vào nhiều mục đích 
khác nhau như:
 1. Tạo blog cá nhân.
 2. Một danh sách việc cần làm được cá nhân hóa.
 3. Tạo timeline cho dự án.
 4. Thiết kế bảng tin hoặc phản hồi.
 5. Bản đồ và hành trình du lịch.
 6. Giúp học sinh ứng dụng được công cụ học tập trực tuyến một cách hiệu quả
 7. Mỗi học sinh có thể viết và nêu ý kiến cá nhân của mình trong quá trình 
thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
 8. Cùng một lúc, các ý kiến làm cùng một chỗ, nhóm này thấy ý kiến các 
nhóm khác
 9. Học sinh có thể trình bày và trang trí tường của mình sao thật đẹp và bắt mắt
 10. Hoàn toàn miễn phí khi sử dụng.
 - Nhược điểm của Padlet:
 + Vì đây là công cụ học tập trực tuyến nên muốn áp dụng yêu cầu bắt 
buộc là phải có thiết bị kết nối mạng internet.
 + Khó có thể kiểm soát được thông tin.
 8 Gói tài 
 Quyền lợi Mức giá
 khoản
 Không giới hạn số lần tạo 
 Padlet 59.000đ /tháng 
 250MB cho mỗi lần đăng tải 564.000đ /năm
 Pro Padlet.
 - 3 lần tạo Padlet
 Bacis - 25MB cho mỗi lần đăng tải Miễn phí
 Bạn hãy trải nghiệm Padlet với gói Bacis miễn phí trước để xem có phù hợp 
với mình không nhé > nhấn Let’s go để tiếp tục.
 Bước 4: Các bước đăng ký của bạn đã hoàn thành!
 b. Hướng dẫn sử dụng Padlet cho giáo viên
 Giáo viên có thể chọn một trong số các bố cục bảng như tường (Wall), 
Canvas, Shelf, Stream, Grid, Map (bản đồ) hoặc Timeline (dòng thời gian) để tạo 1 
bảng Padlet phù hợp với nhu cầu của mình.
 Có thể tùy chỉnh tất cả các chức năng trước khi bạn đăng bài, thay đổi các 
tính năng như nền hoặc cho phép học sinh bình luận hoặc thích bài đăng của nhau. 
Để đăng bài, nhấp đúp chuột vào bất kỳ đâu trên bảng. Sau đó có thể kéo tệp, dán 
tệp. Bạn có thể đăng bảng và gửi liên kết cho học sinh để thêm tài nguyên hoặc học 
sinh tự tạo nhận xét của riêng mình vào bảng. Giáo viên cũng có thể chọn hiển thị 
tên của học sinh tham gia các hoạt động trong Padlet nhưng tắt tính năng này sẽ 
giúp thúc đẩy tương tác nhiều hơn từ phía học sinh.
 10

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phan_mem_padlet_nham_nang_cao.docx
  • pdfTrần Thị Hòa, Lương Thị Dung, Nguyễn Thị Hồng Phương- THPT Diễn Châu 5- Lĩnh vực chủ nhiệm.pdf