Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng âm thanh, hình ảnh để dạy bài thơ Đàn ghita của Lorca
"Thi trung hữu họa", "thi trung hữu nhạc" có nghĩa hoạ và nhạc là một phần của thi ca. Thơ gợi liên tưởng màu sắc, hình ảnh đã đành, không chỉ vậy, để làm giàu cho mình, thơ còn khai thác cả ngôn ngữ của nhạc.
Thanh Thảo (tên thật là Hồ Thành Công) Thanh Thảo là một trong những nhà thơ trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ với những tác phẩm tiêu biểu Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Khối vuông ru-bích. Thơ ông là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về vấn đề xã hội và thời đại và cũng đặc biệt quan tâm đến những con người tài hoa nhưng có số phận ngang trái, bất hạnh như: Cao Bá Quát, Lor-ca, Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một thi phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo sau năm 1975.
Trong hành trình sáng tạo, cách tân nghệ thuật của mình, Thanh Thảo cũng như các nhà thơ khác, đi sâu khai thác tính nhạc, vay mượn những chất liệu âm nhạc. Theo ông, tính nhạc trong thơ như linh hồn của bài thơ. Tuy nhiên ông lại không mượn âm hưởng hào hùng, sử thi mà chỉ chọn lấy những âm thanh êm dịu, réo rắt. Cho nên trong thơ Thanh Thảo, ta khó mà phân biệt được thơ và nhạc.
Thật khó để xác định Thanh Thảo đã chọn hình thức âm nhạc nào để sáng tác Đàn ghi-ta của Lorca.
Viết sáng kiến “Sử dụng âm thanh, hình ảnh để dạy bài thơ Đàn ghita của Lorca”, không ngoài mục đích nâng cao chất lượng việc dạy và học văn trong nhà trường THPT.
MỤC LỤC 1. Mở đầu......................................................................1 Lí do chọn đề tài..............................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................1 Phương pháp nghiên cứu...................................................2 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận.................................................................................2 2.2. Thực trạng vấn đề...........................................................................2 2.3. Nội dung..........................................................................................3 2.3.1 Cơ sở tiếp nhận bài thơ...................................................3 2.3.1.1. Nghệ thuật thơ tượng trưng, siêu thực........................3 2.3.1.2. Không gian văn hóa Tây Ban Nha3 2.3.1.3.Người nghệ sĩ Tây Ban Nha Lor-ca..4 2.3.1.4. Từ Lorca đến Thanh Thảo..4 2.4. Các âm thanh, hình ảnh trong bài thơ4 2.4.1. Hệ thống âm thanh 4 2.4.2. Hệ thống hình ảnh ..6 2.4.2.1. Hình ảnh “khối vuông ru bích” ..6 2.4.2.2. Hình ảnh tiếng đàn ghi ta 7 2.4.2.3. Hình ảnh vầng trăng...8 2.4.2.4.Những hình ảnh gợi lên cuộc đời, số phận bi thảm..9 2.5. Thiết kế giáo án10 2.6. Hiệu quả.............................................................................15 3. Kết luận và đề xuất.....................................................16 1. Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài "Thi trung hữu họa", "thi trung hữu nhạc" có nghĩa hoạ và nhạc là một phần của thi ca. Thơ gợi liên tưởng màu sắc, hình ảnh đã đành, không chỉ vậy, để làm giàu cho mình, thơ còn khai thác cả ngôn ngữ của nhạc. Thanh Thảo (tên thật là Hồ Thành Công) Thanh Thảo là một trong những nhà thơ trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ với những tác phẩm tiêu biểu Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Khối vuông ru-bích. Thơ ông là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về vấn đề xã hội và thời đại và cũng đặc biệt quan tâm đến những con người tài hoa nhưng có số phận ngang trái, bất hạnh như: Cao Bá Quát, Lor-ca, Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một thi phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo sau năm 1975. Trong hành trình sáng tạo, cách tân nghệ thuật của mình, Thanh Thảo cũng như các nhà thơ khác, đi sâu khai thác tính nhạc, vay mượn những chất liệu âm nhạc. Theo ông, tính nhạc trong thơ như linh hồn của bài thơ. Tuy nhiên ông lại không mượn âm hưởng hào hùng, sử thi mà chỉ chọn lấy những âm thanh êm dịu, réo rắt. Cho nên trong thơ Thanh Thảo, ta khó mà phân biệt được thơ và nhạc. Thật khó để xác định Thanh Thảo đã chọn hình thức âm nhạc nào để sáng tác Đàn ghi-ta của Lorca. Viết sáng kiến “Sử dụng âm thanh, hình ảnh để dạy bài thơ Đàn ghita của Lorca”, không ngoài mục đích nâng cao chất lượng việc dạy và học văn trong nhà trường THPT. 1.2. Mục đích nghiên cứu Chọn đề tài này để nghiên cứu chúng tôi hướng đến mục đích: đưa ra một tài liệu đáng tin cậy, có cơ sở khoa học để giúp giáo viên và học sinh ở trường THPT tham khảo khi giảng dạy tác phẩm của Thanh Thảo. Từ đó nhìn nhận, đánh giá đúng giá trị và những đóng góp của các nhà thơ này. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Về ngữ liệu, những vấn đề nghiên cứu trong đề tài đều lấy từ bài thơ Đàn ghi ta của Lor ca. Về nội dung, cái đẹp biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng, từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Đề tài của chúng tôi dù ít nhiều có nói đến hình thức nghệ thuật, nhưng chúng tôi chủ yếu khai thác hình ảnh âm thanh trong tác phẩm của Thanh Thảo. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi nghiên cứu theo các phương pháp sau: Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp Phương pháp so sánh Phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa 2. N ội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận: Qua thực tế giảng dạy môn văn ở trường, học sinh thường có xu hướng chọn đề bài liên quan đến văn bản văn xuôi hơn là thơ, mặc dù đôi khi các em thích nghe đọc thơ, giảng thơ hơn là đọc các văn bản văn xuôi. Vì đối với văn xuôi các em chỉ cần nhớ cốt truyện, nắm được những ý cơ bản các em có thể được điểm trung bình. Còn khi phân tích, bình giảng thơ, đòi hỏi học sinh phải có nền tảng cảm thụ văn học nếu không các em dễ sa vào bình tán, lan man, xa đề, lạc đề. Vì vậy, thường chỉ có những học sinh sinh khá giỏi, yêu thích môn văn, và thơ ca mới đủ can đảm chọn phân tích, bình giảng thơ. Thơ thuộc thể loại trữ tình, qua mỗi bài thơ người đọc cảm nhận được tâm trạng của chủ thể trữ tình. Do đó để cảm nhận hết những tư tưởng, tình cảm của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm không phải là việc dễ dàng. 2.2. Thực trạng vấn đề Khi bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo chính thức được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn lớp 12. Là một tác phẩm mới, và được đánh giá là một trong những văn bản “khó”: khó dạy và khó học. Khó dạy: Thanh Thảo là một tác giả mới được đưa vào chương trình Ngữ văn, nên việc tiếp cận thơ Thanh Thảo còn rất nhiều hạn chế. Bởi thơ Thanh Thảo ảnh hưởng từ trường phái thơ tượng trưng và thơ siêu thực - vốn còn mới mẻ và lạ lẫm. Và chính vì ảnh hưởng của trường phái này khiến hệ thống hình ảnh rất đa nghĩa, do đó đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu và cách cảm nhận. Khó học: Hiện trạng học văn trong nhà trường phổ thông đã được báo động từ nhiều năm nay. Trong đó có nguyên nhân xã hội, học sinh thường chọn theo khối A-B nên xu hướng xa rời văn học với suy nghĩ học văn là không cần thiết, học chỉ để đối phó, kiếm điểm.. dẫn đến tình trạng chán nản, thụ động khi học văn. Do đó, trước một văn bản “khó” như Đàn ghi ta của Lor-ca, việc đọc- hiểu văn bản đã là một khó khăn. Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy - học văn, giáo viên có thể áp dụng rất nhiều cách để tiếp cận tác phẩm, để có truyền tải thông điệp, cảm xúc của nhà thơ trong một bài thơ mang đậm tính nhạc họa như Đàn ghi ta của Lorca đến học sinh một cách trọn vẹn hơn. Trong bài viết này, tôi đề xuất sử dụng hệ thống hình ảnh, âm thanh kết hợp ứng dụng những trình chiếu tương ứng, khiến hình ảnh thật tác động tới thị giác, thính giác của học sinh, giúp các em có thể có những liên tưởng, để cảm nhận được chiều sâu của ngôn ngữ và thi ảnh. 2.3. Nội dung: 2.3.1 Cơ sở tiếp nhận bài thơ 2.3.1.1. Nghệ thuật thơ tượng trưng, siêu thực: Chủ nghĩa siêu thực "là một cuộc cách mạng văn hóa, bởi vì nó đã đề xuất với chúng ta sự đảo lộn các ý tưởng, các hình ảnh, các huyền thoại, các thói quen thuộc về tinh thần đã quyết định đồng thời nhận thức của chúng ta đang có về chính chúng ta và về thế giới và sự dấn thân của chúng ta vào thế giới đó". Như thế một mặt các nhà Siêu thực chủ trương sử dụng ngôn từ bình thường của cuộc sống, trả ngôn từ về với xuất phát điểm nguyên sơ của nó, mặt khác họ sẵn sàng sử dụng trở lại những hình ảnh thuộc dạng điển tích, những hình ảnh có sức biểu tượng cao để tăng thêm chiều sâu cho thơ. Đàn ghi ta của Lorca được sáng tác theo lối thơ Siêu thực - Tượng trưng, khai thác nhiều các lớp nghĩa của hình tượng. 2.3.1.2. Không gian văn hóa Tây Ban Nha Nổi bật là đàn ghi ta, điệu nhảy Flamenco và đấu bò. Những hình này vừa là biểu tượng của sự hào hùng, vừa sôi động, đắm say, cuộc sống cuồng nhiệt có bóng dáng tử thần đã tạo nên một phong cách Tây Ban Nha không thể pha lẫn. Hình ảnh đấu sĩ trở thành biểu tượng của niềm kiêu hãnh Tây Ban Nha. Cùng với nó là những hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng nhất của xứ sở của các đấu sĩ: tiếng đàn, áo choàng, âm thanh vũ điệu Flamenco. Ngay sau tiếng đàn là âm thanh. Có nghĩa đàn ghi ta đang chơi điệu Flamenco. Đây là điệu nhạc phóng khoáng, kết hợp cả tư thế nhảy, tiếng vỗ, tiếng búng ngón tay lẫn tiếng chân gõ nhịp trên sàn gỗ. Điệu Flamenco vừa là một thể nhạc và một điệu nhảy xuất phát từ vùng An-đa-lu-xi-a. Nơi ấy cũng chính là quê hương của Lor-ca, nhà thơ được mệnh danh là “con họa mi xứ An-đa-lu-xi-a”, là “nghệ sĩ hát rong của miền đất tự do An-đa-lu-xi-a”. Trong khi đàn ghi ta gần như phổ biến trên toàn thế giới, thì môn đấu bò hầu như không rời khỏi biên giới Tây Ban Nha (còn có ở Mexico). Cả ba biểu hiện văn hóa Tây Ban Nha này ít nhiều đều gắn với nhịp điệu, tiết tấu phóng khoáng, lãng tử của xứ sở Tây Ban Nha. 2.3.1.3.Người nghệ sĩ Tây Ban Nha Lor-ca: Lor-ca là nhà thơ, nhà viết kịch Tây Ban Nha. Từ nhỏ đã có tài về thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu. Lorca- ca sĩ trác tuyệt của những khúc hát đồng quê đẫm màu sắc dân gian phương Đông. Lorca – nhà tiên phong chủ nghĩa của thơ ca hiện đại mang pha sắc phương Tây, nổi tiếng về những tập thơ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, thể hiện những chủ đề bắt nguồn cảm hứng từ văn học dân gian và truyền thống nhân đạo. Lorca – họa sĩ đa tài đa tình. Lorca – bậc thầy cách tân của sân khấu truyền thống Tây Ban Nha. “ Tên tuổi của Lorca từ đó trở thành biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại”( SGK văn học tập 1) 2.3.1.4. Từ Lorca đến Thanh Thảo: Thanh Thảo trong đời mình nhiều lần đến với văn học Tây Ban Nha, nhưng dừng lại rất lâu, bền bỉ với Gar -xi-a Lor-ca. “Lor-ca là một nhà thơ mà tôi hết sức ngưỡng mộ. Cả về thi ca lẫn cuộc đời và cái chết đều gây cho tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ, Lor-ca đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ mà tôi coi như một khúc tưởng niệm ông.”( Thanh Thảo). Nhà thơ Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất của cuộc đời Lorca làm cảm hứng: khi Lorca bị xử. Cái chết đôi khi còn là một giải thoát. Giải thoát bất đắc dĩ nhưng hoàn toàn. Hẳn những suy tư Thanh Thảo đã bị vây ám giữa những phản trái kia của cái chết và dùng di nguyện thống thiết và bất hủ, một di chúc viết sớm của Lorca : Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta làm câu đề từ Và thế là thi phẩm ngay từ khi ra đời đã tự chọn cho nó một hình hài: vừa là lời viếng vừa như một bi ca. 2.4. Các âm thanh, hình ảnh trong bài thơ 2.4.1. Hệ thống âm thanh Âm thanh chủ đạo đồng thời và cũng là nhạc điệu làm nền cho cả bài Đàn ghi-ta của Lorca là âm thanh đặc trưng của tiếng đàn Tây ban cầm “li - la li - la li - la”. Trên tiếng đàn mang hồn dân tộc ấy, Thanh Thảo tái hiện các hình ảnh thể hiện bản ngã và giây phút bi thảm nhất của cuộc đời Lorca. Bản nhạc trầm hùng vẫn đều đặn vút lên những nốt nhói buốt tâm can người đọc: “đỏ gắt, chếnh choáng, mỏi mòn, kinh hoàng, bãi bắn, vỡ tan” những âm thanh này vừa là điểm nhấn trong âm nhạc vừa tạo hình ảnh điểm nhấn trong chuỗi hình tượng thơ. Bài thơ này được Thanh Thảo triển khai tương tự như mạch của một khúc ca với kết cấu gồm bốn phần để gửi gắm những ý đồ nghệ thuật sâu sắc. “những tiếng đàn bọt nước Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Đây chính là khúc ca dạo đầu nhằm giới thiệu nhân vật trữ tình. Đồng thời những nốt trầm êm dịu, tiết tấu chậm vừa phải ẫn bước chân người đọc dần bước vào thế giới âm thanh “li-la li-la li-la” đậm chất Tây Ban Nha. “Tây-ban-nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du” Sự kiện quan trọng nhất, “Lorca bị điệu về bãi bắn” xuất hiện trong đoạn thơ. Đây là sự kiện chủ đạo mang lại nguồn thi hứng cho mạch thơ nối tiếp. Nó cũng là đoạn phát triển của bản nhạc với nhiều nốt thăng ở cuối mỗi câu. Đoạn giữa của bài thơ còn là tiền đề để chuẩn bị cho bước đột phá âm thanh ở đoạn cao trào. “tiếng ghi-ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng” Cái chết của Lorca - cái chết của nghệ thuật của thơ và âm nhạc cái chết của những gì bất tử, bi phẫn và đau đớn được thể hiện trong đoạn những điệp khúc tạo cao trào của bản nhạc với những âm thanh dồn dập xô đẩy nhau, gào thét, bàng hoàng. “đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lorca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái di - gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li - la li - la li - la”... Sau khúc ngoặt, đoạn kết của bản nhạc đổ xuống bằng những nốt trầm êm ái và chậm “li - la li - la li - la”... dần mềm ra, tan ra như sương khói... Tác giả đều không viết hoa chữ cái đầu câu mỗi dòng thơ tựa như lời ca cứ nối tiếp lên xuống như những nhịp sóng Để dễ học sinh dễ hình dung, giáo viên có thể tìm những đoạn nhạc ghita không lời, cắt nhỏ (khoảng 10 giây âm thanh mô phỏng lila lila), trong phần giới thiệu bài, giáo viên cũng có thể giới thiệu về Lorca trên một nền nhạc ghita không lời trầm hùng, nhằm dẫn dắt cảm xúc của học sinh vào bài, giúp học sinh có những cảm nhận ban đầu về bài thơ giàu nhạc tính này 2.4.2. Hệ thống hình ảnh: 2.4.2.1. Hình ảnh “khối vuông ru bích” Bài thơ này được nằm trong tập thơ Khối vuông ru-bích. Nhan đề tập thơ phần nào thể hiện quan niệm của Thanh Thảo về thơ hiện đại. “Ru-bích – đó là cấu trúc thơ” bởi “Tôi xoay những ô vuông. Những sắc màu chưa đồng nhất. Ru-bích là trò chơi kỳ lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp những ý nghĩ. Có hàng tỷ cách sắp xếp” (Thanh Thảo). Cấu trúc ru-bích là cấu trúc không cố định, nó biến đổi liên tục sau mỗi lần xoay. Do đó, người đọc trở thành người đồng sáng tạo, đồng cảm nhận với Thanh Thảo. Để dễ hiểu, giáo viên có thể giới thiệu hình ảnh khối ru-bích và cho học sinh nhận xét, rút ra những kết luận cho riêng mình 2.4.2.2. Hình ảnh tiếng đàn ghi ta: Đàn ghi ta còn có tên gọi là Tây Ban cầm - một biểu tượng muôn đời cho văn hoá, cho đất nước Tây Ban Nha. Những âm thanh của đàn ghi ta có khả năng biến hoá linh hoạt rất phù hợp để diễn tả thế giới tâm hồn phong phú và khoáng đạt của con người Tây Ban Nha. Đàn ghi ta như sợi dây liên kết Lorca và Thanh Thảo, xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm như một nhân vật có tâm hồn, tính cách, số phận. Do đó, giáo viên cần lựa chọn những hình ảnh minh họa phù hợp, khơi dậy khả năng liên tưởng của học sinh Tiếng đàn có hình khối và sinh mệnh + những tiếng đàn bọt nước + tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan + tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy + không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang Tiếng đàn chan chứa âm thanh: li la li la li la Tiếng đàn chuyển đổi màu sắc đa dạng + tiếng ghita nâu bầu trời cô gái ấy + tiếng ghita lá xanh biết mấy + Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghita màu bạc Kết hợp lời bình giảng và những hình ảnh minh họa, giáo viên gợi mở để học sinh có những cảm nhận riêng về tiếng đàn. 2.4.2.3. Hình ảnh vầng trăng: Vầng trăng cũng là một thi liệu quen thuộc. Giáo viên có thể tìm những hình ảnh vầng trăng liên quan đến một số tác phẩm thơ Việt Nam cổ điển và hiện đại, từ đó để học sinh trình bày những cảm nhận về hình ảnh mang tính biểu tượng này. Trong bài thơ, vầng trăng xuất hiện hai lần với hai về khác biệt: Lần đầu trăng xuất hiện với sự chếnh choáng. Lần thứ hai xuất hiện khi Lor-ca đã đi về cõi chết giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng Giáo viên có thể chọn những hình ảnh phù hợp trên cùng một slide để học sinh phát biểu cảm nghĩ về sự khác biệt giữa hai lần xuất hiện này. 2.4.2.4.Những hình ảnh gợi lên cuộc đời, số phận bi thảm của Lor-ca Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Giáo viên có thể sưu tầm các hình ảnh nhằm giúp học sinh liên kết sự xuất hiện của Lorcar trong không gian văn hóa Tây Ban Nha và trong bối cảnh chính trị thời bấy giờ. Hình ảnh “đường chỉ tay đã đứt/ dòng sông rộng vô cùng”: cùng với việc cho học sinh xem hình minh họa, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhận xét hình ảnh này trong mối tương quan với yếu tố văn hóa tâm linh của phương Đông (“chỉ tay đã đứt” gợi cuộc đời ngắn ngủi, mong manh). Đàn ghita của Lorca là một thi phẩm giàu tính nhạc và chất hội họa, tuy nhiên, có những hình ảnh thơ Thanh Thảo đã xây dựng, chỉ có thể được truyền tải đến học sinh bằng lời bình của giáo viên, ví dụ như hình ảnh gợi liên tưởng mạnh mẽ Lorca bơi sang ngang/ chiếc ghi ta màu bạc về một Lorca bất tử với những khát vọng sáng tạo nghệ thuật của không thể dập tắt nổi. 2.5. Thiết kế giáo án Với việc sử dụng âm thanh hình ảnh để dạy bài thơ, tôi xin thể hiện bằng bài soạn cụ thể và mong được sự chia sẻ của đồng nghiệp. 2.5.1. Mức độ cần đạt - Hiểu được vẻ đẹp hình tượng Lor- ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh Thảo. - Nắm được nét đặc sắc trng kiểu tư duy mới mẻ, hiện đại của nhà thơ. 2.5.2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 2.5.2.1. Kiến thức - Hình tượng đẹp đẽ cao cả của nhà thơ chiến sĩ Lor- ca. - Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo. 2.5.2.2. Kĩ năng - Đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ. - Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực. 2.5.3 Hướng dẫn thực hiện 2.5.3.1. Ổn định lớp 2.5.3.2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày những nét khái quát về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu trong Sóng của Xuân Quỳnh? 2.5.3.3. Bài mới. Hoạt động của GV – HS Yêu cầu cần đạt HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK. Hãy nêu nội dung cơ bản của phần tiểu dẫn? Đặc điểm thơ của Thanh Thảo? Tìm hiểu vài nét về tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca”: + Thể thơ? Xuất xứ? ( Gv cung cấp cho hs những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực và ảnh hưởng của nó. ) ( GV trình chiếu khối vuông ru bích và giả thích cho HS) ( GV yêu cầu HS tìm hiểu về Lor ca) Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ ( cũng là di chúc của Lor-ca )? ( Để dễ học sinh dễ hình dung, giáo viên có thể tìm những đoạn nhạc ghita không lời, cắt nhỏ (khoảng 10 giây âm thanh mô phỏng lila lila), trong phần giới thiệu bài, giáo viên cũng có thể giới thiệu về Lorca trên một nền nhạc ghita không lời trầm hùng, nhằm dẫn dắt cảm xúc của học sinh vào bài, giúp học sinh có những cảm nhận ban đầu về bài thơ.) Kết hợp lời bình giảng và những hình ảnh minh họa, giáo viên gợi mở để học sinh có những cảm nhận riêng về tiếng đàn. HS đọc lại phần 1. Hình ảnh Lor-ca được miêu tả trên cái nền lớn là gì? Hãy cho biết những hình ảnh, âm thanh nào thể hiện rõ nét văn hóa của TBN? Hình ảnh “ Tấm áo choàng đỏ gắt” giúp ta liên tưởng đến điều gì? Khái quát về con người và tính cách của Lor-ca? ( GV trình chiếu hình ảnh về bộ môn đấu bò tót của đất nước Tây Ban Nha, loài hoa tử đinh hương ) Cái chết đến với Lorca như thế nào? Chế độ độc tài hoảng sợ sức mạnh phản kháng của Lor-ca, vội giết chết người chiến sĩ của tự do. Hình ảnh nào nói lên điều đó? + Màu “ áo choàng đỏ gắt” và “ áo choàng bê bết đỏ” nói lên được điều gì? + Hình ảnh Lor-ca “bị điệu về bãi bắn” lại đi liền với tiếng đàn. Vậy tiếng đàn được miêu tả như thế nào? Nó biểu hiện điều gì? + Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của tác giả có gì mới mẽ, hiện đại? (Để miêu tả cái chết oan khuất của Lor-ca tác giả đã sử dụng những hình ảnh và biện pháp tu từ gì?) Ý nghĩa của biện pháp tu từ đó? Cái chết của Lor-ca gây cảm xúc gì nơi em? HS đọc phẩn 3. Tại sao có thể nói lòng xót thương của tác giả đã được chuyển hóa thành niềm tin về sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca. Tìm dẫn chứng để phân tích? Tiếng đàn của Lor-ca tượng trưng cho điều gì? (Vầng trăng cũng là một thi liệu quen thuộc. Giáo viên có thể tìm những hình ảnh vầng trăng liên quan đến một số tác phẩm thơ Việt Nam cổ điển và hiện đại, từ đó để học sinh trình bày những cảm nhận về hình ảnh mang tính biểu tượng này.) Lời di chúc của Lor-ca : “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” có ý nghĩa nói lên điều gì trong tình cảm và tư tưởng của Lor-ca? Tác giả suy tư như thế nào về sự giải thoát của Lorca? Chuỗi âm thanh li- la...kết thúc bài thơ có ý nghĩa gì? Hãy trình bày những nét nghệ thuật mới và chính yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ? Qua những hình ảnh và biện pháp nghệ thuật của bài thơ , nhà thơ Thanh Thảo muốn nói lên vấn đề gì? I. Tìm hiểu chung 1.
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_am_thanh_hinh_anh_de_day_bai_t.doc