Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12

Như chúng ta đã biết, kịch là một loại hình sân khấu, đồng thời là một trong ba phương thức phản ánh của văn học. Sự tồn tại của phương thức kịch bên cạnh phương thức tự sự và trữ tình đã phản ánh quy luật tất yếu là văn học nghệ thuật phải tiếp cận và tái tạo hiện thực đời sống một cách toàn diện. Nếu vương quốc riêng của thơ là những cung bậc cảm xúc trữ tình sâu lắng, tiểu thuyết là những mảng không gian bề bộn, nhiều tầng, nhiều vỉa thì kịch là những xung đột gay gắt, những va chạm, đụng độ quyết liệt đòi hỏi phải được giải quyết bằng hành động.

 Là một thể loại văn học, kịch bản văn học chỉ được thực sự khai thác trọn vẹn khi được biểu diễn trên sân khấu. Như vậy, kịch vừa có cái riêng của văn học lại vừa có cả cái chung của sân khấu. Phần thuộc về văn học là phương diện kịch bản, phần thuộc về sân khấu là nghệ thuật trình diễn. Bằng những ưu thế riêng của nghệ thuật dàn dựng, nghệ thuật diễn xuất âm thanh, màu sắc, ánh sáng trang phục, các nghệ sĩ sân khấu đã tái hiện một cách trực tiếp và sinh động nội dung của kịch bản văn học trên sàn diễn. Nói cách khác, trình diễn là nghệ thuật nhằm âm thanh hoá, , vận động hoá, hình tượng hoá kịch bản. Dĩ nhiên là không phải bất cứ một kịch bản văn học nào cũng có điều kiện dàn dựng trên sân khấu, người ta vẫn có thể thưởng thức tác phẩm bằng cách đọc và nghe kịch bản qua ra-đi-ô. Nhưng, kịch bản không thể thay thế và bộc lộ được đầy đủ vẻ đẹp của một tác phẩm kịch như đựơc trình diễn trên sân khấu. Quy trình sáng tạo từ kịch bản văn học đến vở diễn sân khấu là con người đa dạng hoá hình tượng kịch bản bằng phép lợi thế của bộ môn nghệ thuật tổng hợp này. Những nhà viết kịch nổi tiếng thế giới như Mô-li-e, Gô-gôn, Sếc-xpia, Sê-khốp.đều thừa nhận mối liên hệ mang tính chất sống còn giữa kịch bản văn học và bộ môn nghệ thuật sân khấu, trong đó, vai trò, ý nghĩa của kịch bản văn học được đặc biệt nhấn mạnh. Đó là linh hồn, là cái gốc cho sự thành công mang ý nghĩa trọn vẹn này.

 Trong chương trình Ngữ văn THPT, số lượng tác phẩm kịch được đưa vào rất hạn chế. Sự hạn chế này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng rõ ràng học sinh đã không còn mặn mà với kịch, không thích xem kịch lại càng không muốn đọc kịch bản bằng ngôn ngữ khô cứng. Mặc dù giáo viên đã có nhiều hình thức như đọc phân vai, cho tập diễn một hoạt cảnh, một phân đoạn hoặc tải một đoạn kịch trên truyền hình để các em thưởng thức nhưng vẫn không thể làm thay đổi thực tế. đa số học sinh không thờ ơ với tác phẩm kịch, học chiếu lệ, cho qua, thậm chí không học. Bởi vậy, kết quả kiểm tra thường rất thấp.

 

doc 11 trang cuonglanz2a 8772
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013-2014:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU TÁC PHẨM KỊCH
 NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 
CHO HỌC SINH 12.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Như chúng ta đã biết, kịch là một loại hình sân khấu, đồng thời là một trong ba phương thức phản ánh của văn học. Sự tồn tại của phương thức kịch bên cạnh phương thức tự sự và trữ tình đã phản ánh quy luật tất yếu là văn học nghệ thuật phải tiếp cận và tái tạo hiện thực đời sống một cách toàn diện. Nếu vương quốc riêng của thơ là những cung bậc cảm xúc trữ tình sâu lắng, tiểu thuyết là những mảng không gian bề bộn, nhiều tầng, nhiều vỉa thì kịch là những xung đột gay gắt, những va chạm, đụng độ quyết liệt đòi hỏi phải được giải quyết bằng hành động. 
 Là một thể loại văn học, kịch bản văn học chỉ được thực sự khai thác trọn vẹn khi được biểu diễn trên sân khấu. Như vậy, kịch vừa có cái riêng của văn học lại vừa có cả cái chung của sân khấu. Phần thuộc về văn học là phương diện kịch bản, phần thuộc về sân khấu là nghệ thuật trình diễn. Bằng những ưu thế riêng của nghệ thuật dàn dựng, nghệ thuật diễn xuất âm thanh, màu sắc, ánh sáng trang phục, các nghệ sĩ sân khấu đã tái hiện một cách trực tiếp và sinh động nội dung của kịch bản văn học trên sàn diễn. Nói cách khác, trình diễn là nghệ thuật nhằm âm thanh hoá, , vận động hoá, hình tượng hoá kịch bản. Dĩ nhiên là không phải bất cứ một kịch bản văn học nào cũng có điều kiện dàn dựng trên sân khấu, người ta vẫn có thể thưởng thức tác phẩm bằng cách đọc và nghe kịch bản qua ra-đi-ô. Nhưng, kịch bản không thể thay thế và bộc lộ được đầy đủ vẻ đẹp của một tác phẩm kịch như đựơc trình diễn trên sân khấu. Quy trình sáng tạo từ kịch bản văn học đến vở diễn sân khấu là con người đa dạng hoá hình tượng kịch bản bằng phép lợi thế của bộ môn nghệ thuật tổng hợp này. Những nhà viết kịch nổi tiếng thế giới như Mô-li-e, Gô-gôn, Sếc-xpia, Sê-khốp....đều thừa nhận mối liên hệ mang tính chất sống còn giữa kịch bản văn học và bộ môn nghệ thuật sân khấu, trong đó, vai trò, ý nghĩa của kịch bản văn học được đặc biệt nhấn mạnh. Đó là linh hồn, là cái gốc cho sự thành công mang ý nghĩa trọn vẹn này.
 Trong chương trình Ngữ văn THPT, số lượng tác phẩm kịch được đưa vào rất hạn chế. Sự hạn chế này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng rõ ràng học sinh đã không còn mặn mà với kịch, không thích xem kịch lại càng không muốn đọc kịch bản bằng ngôn ngữ khô cứng. Mặc dù giáo viên đã có nhiều hình thức như đọc phân vai, cho tập diễn một hoạt cảnh, một phân đoạn hoặc tải một đoạn kịch trên truyền hình để các em thưởng thức nhưng vẫn không thể làm thay đổi thực tế. đa số học sinh không thờ ơ với tác phẩm kịch, học chiếu lệ, cho qua, thậm chí không học. Bởi vậy, kết quả kiểm tra thường rất thấp.
 Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12.
Đồng thời, tăng cường rèn luyện kĩ năng nói, trang bị từng bước cho các em những năng lực cần thiết để có thể sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xã hội một cách hiệu quả nhất. Nghiên cứu về vấn đề này, đã có những bài viết như:
Lí luận văn học, giáo sư Hà Minh Đức chủ biên
Thi pháp văn học của giáo sư Nguyễn Văn Nam
Loại thể văn học, giáo sư Lý Hoài Thu biên soạn
II. Nội dung:
1. Những cơ sở lí luận của vấn đề:
1.1 Xung đột kịch: Mỗi thể loại văn học đều có những đặc trưng riêng. Với thơ, đó là yếu tố cảm xúc, là tâm trạng chủ quan. Với tiểu thuyết, đó là sự mô tả mang tính khách quan về đời sống xã hội và con người. Riêng với kịch, có thể khẳng định đó là xung đột.
 Xung đột chính là yếu tố châm ngòi, là nơi bắt đầu của vở kịch. Đó là tính chất tập trung cao độ của các khối mâu thuẫn lớn, là sự chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm và nhịp độ vận động dồn dập khác thường của cốt truyện. Xung đột là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch, Thiếu xung đột, tác phẩm kịch mất đi đặc trưng cơ bản “ chỉ có thể là những vở kịch tồi” ( Sê- khốp). Rõ ràng, phi xung đột, tác phẩm kịch không thể tồn tại với đầy đủ ý nghĩa của nó. Để phát huy đặc trưng này, người viết kịch phải tạo được những xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu sắc giữa cái cao cả- cái thấp hèn, cái thiện- cái ác, cái bi- cái hùng, cái mới- cái cũ....Từ những mâu thuẫn đang tồn tại trong lòng hiện thực, người viết kịch phải tổng hợp, chọn lọc, sáng tạo hiện thực hoá để những mâu thuẫn ấy không chỉ mang ý nghĩa xã hội mà nó còn trở nên hết sức chân thực và gần gũi.
 Có thể nhận thấy mức độ cao trào của xung đột kịch trong từng tác phẩm. Xung đột có thể gay gắt cực điểm dẫn đến sự tiêu vong của một bên như bi kịch của Et-sin, có thể điều hoà hơn như trong hài kịch của Mô-li-e, hoặc gay gắt về mối quan hệ giai cấp như kịch kịch sử Nguyễn Huy Tưởng, hoặc giằng xé nội tâm ngay trong bản thân một tính cách như kịch của Lưu Quang Vũ. Tất cả những mặt đối lập trong xung đột đó phải đạt đến tính điển hình chân thực. Thiếu ý nghĩa điển hình, tác phẩm kịch chỉ là sự mô phỏng, cường điệu những mâu thuẫn vụn vặt tầm thường của đời sống. Thiếu ý nghĩa chân thực, tác phẩm kịch chỉ là sự giả tạo, là lí thuyết suông.
1.2 Hành động kịch: Tính kịch của một tác phẩm văn học thường nằm trong xung đột, nhưng nhờ hành động, nội dung của xung đột ấy đã được giải toả. Những vấn đề của đời sống nhân sinh như sự sống và cái chết, cao cả và thấp hèn, tốt đẹp và xấu xa...vốn chứa đựng nhiều ý nghĩa triết lí khi còn ở dạng xung đột sẽ trở nên cụ thể và sinh động hơn qua hệ thống hành động kịch. Đặc biệt là khi lên sân khấu, nó sẽ trở nên sống động và gợi cảm hơn nhờ tài năng diễn xuất của diễn viên. Như vậy, hành động kịch trong tác phẩm là hành động mang xung đột, trực tiếp biểu hiện xung đột. Và sau xung đột, cùng với xung đột, hành động kịch mang tính đặc trưng không thể thiếu với bất kì kịch bản văn học nào. Mối liên kết bền vững giữa hai yếu tố xung đột và hành động kịch tạo nên đặc trưng riêng biệt của thể loại này. Trong một tác phẩm, hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiều với xung đột kịch. Nghĩa là, xung đột càng gay gắt căng thẳng thì hành động càng trở nên mạnh mẽ quyết liệt hơn. Và vì thế, độ mê hoặc, sức hấp dẫn, lôi cuốn của vở kịch được tăng lên rất nhiều.
 Tính cách nhân vật trong kịch thường được khắc hoạ qua hành động. Mỗi nhân vật thường theo đuổi một đam mê lớn lao, một khát vọng cháy bỏng mãnh liệt và luôn gặp phải những phản ứng từ phía đối phương. Chính vì vậy, ý thức hành động càng bùng lên mạnh mẽ hơn. Hành động có thể gây nên nỗi hoài nghi, hoang mang bế tắc hay bồi đắp thêm niềm tin yêu vào cuộc sống ...Dù ở dạng nào, nhân vật kịch cũng luôn tự khẳng định bản chất, tính cách của mình bằng hành động. Nhưng thật khó hình dung nổi một nhân vật kịch mà trước sau chỉ nguyên một tư thế, một dáng điệu...Không gian của sân khấu không thể là một không gian yên ả mà nó luôn đắm mình trong bầu không khí sục sôi với biết bao dạng thức khác nhau của con người hành động. Họ tranh luận, cãi vã, mỉa mai, yêu nhau, giết nhau....Từ thực tế đó của nghệ thuật diễn xuất, các nhà nghiên cứu chia hành động kịch thành hai dạng chính: hành động bên trong và hành động bên ngoài. Hành động bên trong là những diễn biến tâm lí, suy nghĩ, tâm trạng...là đời sống nội tâm đầy biến động của nhân vật kịch. Hành động bên ngoài là những điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười...là những động tác hình thể của diễn viên. Hành động bên trong được coi là cái gốc, tạo chiều sâu tâm lí cho nhân vật. Hành động bên ngoài không chỉ góp phần diễn tả thế giới nội tâm sâu kín với nhiều trạng thái xúc cảm khác nhau mà còn tăng thêm nhiều vẻ trực quan sinh động cho nhân vật kịch nhờ sự hỗ trợ từ phía sân khấu.
1.3 Ngôn ngữ kịch: So với ngôn ngữ tự sự và ngôn ngữ trữ tình, ngôn ngữ kịch có rất nhiều điểm khác biệt. Trong kịch, tác giả kịch bản không thể là người thuyết minh, giải thích, biện hộ cho nhân vật mà phải để cho nhân vật thể hiện mình thông qua ngôn ngữ của chính họ. Tuy không đứng trên sân khấu nhưng tác giả kịch bản lại cùng một lúc được nói nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu khác nhau thông qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại giữa các nhân vật
- Ngôn ngữ đối thoại là sự đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Sự đối đáp này có thể diễn ra với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau: nhẹ nhàng tha thiết và căm uất phẫn nộ, êm ái, ngọt ngào và gay gắt chua chát, vỗ về bênh vực và mỉa mai báng bổ.
- Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói của nhân vật để nói với chính mình. Để nhân vật tự nói lên những uẩn khúc chìm lấp sâu bên trong, tác giả kịch bản đã hướng tới mục đích khai thác chiều sâu tâm lí cho nhân vật. Khi trình diễn trên sân khấu, người ta có thể thay đổi màu sắc, ánh sáng, điều chỉnh giọng nói, âm thanh, sử dụng tiếng vọng hoặc tái dựng lại những hình bóng đã lùi vào quá khứ. Sân khấu hiện đại còn sử dụng phương pháp đồng hiện: nhân vật tự phân thân thành hai người khác nhau để đối thoại cùng nhau ( Hồn Trương Ba, da hàng thịt- Lưu Quang Vũ).
 Dù là đối thoại hay độc thoại, ngôn ngữ kịch bao giờ cũng khắc hoạ tính cách. Từ lời ăn tiếng nói của riêng mình, nhân vật kịch phải thể hiện được những đặc điểm nổi bật của cá tính. Bởi vì tác giả đứng ngoài kịch bản nên mỗi nhân vật với một nguồn gốc xuất thân, một lai lịch, một bản chất xã hội, một tính cách riêng phải có tiếng nói riêng thật sự phù hợp và không thể trộn lẫn với tiếng nói của các nhân vật khác. Đó là một đòi hỏi tất yếu bởi vì bản chất của nhân vật kịch trước sau cũng “chỉ có thể được bộc lộ qua chính lời lẽ của chính họ mà thôi”.
 Ngôn ngữ kịch cũng phải mang tính hành động, thúc đẩy cho hành động của diễn viên. Ngôn ngữ đó vừa mang tính hội thoại vừa gần gũi với đời sống, vừa giàu tính nghệ thuật. Khác với ngôn ngữ cách điệu trong ngôn ngữ truyền thống như chèo, tuồng, cải lương...sân khấu kịch nói thường sử dụng ngôn ngữ gần gũi với đời thường. Lời nói của các nhân vật thường ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính khẩu ngữ. Họ đối đáp với nhau một cách tự nhiên giản dị theo cách đối thoại thường ngày. Tuy nhiên, là một dạng cấu trúc văn bản nghệ thuật khá đặc biệt, ngôn ngữ tác phẩm kịch cần phải đạt đến một trình độ điêu luyện. Mặc dù rất gần gũi với ngôn ngữ hội thoại hàng ngày, nhưng tác phẩm kịch bản hoàn toàn loại bỏ những lời lẽ thô thiển, vụng về, những cách nói năng tự nhiên thiếu chủ nghĩa, thiếu chọn lọc, thiếu văn hoá. Ví dụ đoạn thoại sau đây:
Hồn Trương Ba: Đến lúc này, cả nhà chỉ còn mình con vẫn thương thầy như xưa.
Chị con dâu: Hơn xưa nữa, thưa thầy. Hơn cả hôm thầy mới từ nhàngười hàng thịt trở về. Bởi con biết giờ thầy khổ hơn xưa nhiều lắm...Mà u con cũng khổ hơn nhiều lắm. u đã định bỏ đi đâu thật xa, cho thầy được thảnh thơi. Nhà ta như sắp tan hoang ra cả..
Hồn Trương Ba: Thầy đã làm u khổ. Có lẽ cái ngày u chôn xác thầy xuống đất, tưởng thầy đã chết hẳn, u cũng không khổ bằng bây giờ.
Chị con dâu: Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy...mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc nhoà mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa...Con càng thương thầy, nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?
 Đoạn đối thoại trên giữa hai nhân vật đã cho ta thấy sự sinh động của ngôn ngữ kịch. Cả hai nhân vật đều thể hiện nỗi đau khổ của riêng mình bằng ngôn ngữ hội thoại rất chân thành nhưng cũng rất trang nhã, có tác động mạnh đến cảm xúc của người xem, người nghe.
 Tóm lại, đặc trưng của kịch là xung đột, ngôn ngữ và hành động kịch. Tất cả những yếu tố trên đều sáng tỏ dưới ánh đèn sân khấu dưới bàn tay phù thuỷ của một đạo diễn tài hoa. Đối diện với những mảnh đời chân thực, các tác giả kịch bản đã cất lên những tiếng nói đầy lương tri và trách nhiệm công dân. Trong văn học thời kì đổi mới, kịch được đánh giá là một thể loại tiên phong, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức và tình cảm của con người. Bởi vậy, muốn hiểu được tác phẩm kịch, chúng ta phải nắm chắc đặc trưng thể loại, từ đó mới có thể chiếm lĩnh được ý nghĩa nhân văn sâu xa mà tác phẩm để lại.
 Trên cơ sở nắm chắc đặc trưng của thể loại kịch, tôi sưu tầm các vở kịch đã đựơc công diễn trên VTVvà tải một số đoạn trích cho học sinh thưởng thức. Đồng thời cho học sinh đọc phân vai, tập diễn lại một số phân cảnh. Ví dụ: hai em học sinh lớp 11A1 đã nhập vai Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn rất thành công đoạn đối thoại giữa hai nhân vật trong đêm trăng tại vườn nhà Giu-li-et sau đêm hội hoá trang.
2. Kết quả: Sau khi tiến hành ứng dụng sáng kiến Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12, tôi tiến hành đo bảng thái độ sau và yêu cầu học sinh đánh dấu X vào ô mình đồng ý.
 Nội dung
Rất hứng thú
Không hứng thú
Nắm chắc đặc trưng của kịch và đọc phân vai và tập diễn kịch
 x
Kết quả thu được: 87% học sinh hứng thú với giờ dạy ở lớp 12A2. So sánh đối chiếu với lớp 12A3 không sử dụng sáng kiến này, tôi thấy có sự khác biệt nổi bật không chỉ ở sự hứng thú của học sinh mà còn ở cảm xúc, sự hưng phấn của giáo viên. Điều đó khẳng định sáng kiến đã có những tác động nhất định đến sự tích cực hóa của người học. Trong các hoạt động ngoại khoá, các em đã chủ động xây dựng kịch bản, lựa chọn diễn viên, tìm trang phục, đạo cụ phù hợp và tiến hành tập luyện. Sau khi nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các em đã tiến hành công diễn một số vở kịch ngắn như Kén rể ngày xuân ( 12A2), Ngày lễ thánh 
( 10A1), Nỗi đau ở lại ( 12A2), Kịch hát Trường sa ( Tập thể khối 12)
3. Hạn chế: Sử dụng sáng kiến Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12, là một giải pháp tốt. Nhưng để sử dụng hiệu quả, giáo viên phải biết lựa chọn những đoạn kịch giàu kịch tính sinh động và hấp dẫn, chọn được những học sinh có năng khiếu diễn xuất, có khả năng hoạt khẩu. Vì vậy, giáo viên phải đầu tư công phu và mất nhiều thời gian, và có nhiều sự trải nghiệm.
4. Kết luận và khuyến nghị:
* Kết luận: Việc sử dụng sáng kiến Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12 trường THPT số 4 thành phố Lào Cai đã có tác động đến sự chú ý, hứng thú học bài của học sinh. Biện pháp này đã khơi dậy tính tích cực chủ động và những kĩ năng sống cơ bản tối thiểu cho học sinh trong giao tiếp và trong cuộc sống hàng ngày.
* Khuyến nghị:
- Đối với cán bộ quản lí: 
+ Định hướng tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện để giáo viên giao lưu, trao đổi chuyên môn lẫn nhau
+ Tạo những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để các em có thể hoá trang sao cho phù hợp với nhân vật của mình
- Đối với giáo viên: Không ngừng trau dồi chuyên môn, rèn luyện cách đọc-hiểu tác phẩm kịch. Đồng thời, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu bài học để thiết kế, lựa chọn nguồn liệu học phong phú từ mạng Intener để phục vụ đắc lực cho bài giảng. Tuy nhiên, không thể áp dụng một cách máy móc, tràn lan làm ảnh hưởng đến nội dung bài học mà phải biết chọn lọc những đoạn kịch hay, tình huống hay, hấp dẫn phù hợp nhằm khơi gợi sự hứng thú và sự chủ động, tích cực cho học sinh.
5. Thực hành 
Kịch ngắn : TÌNH YÊU CỦA TÔI
Tác giả kịch bản : Em Nguyễn Trung Kiên
Chỉnh lí và bổ sung : Cô Phùng Thị Thu
I. BẢNG PHÂN VAI :
1, Kiên, chiến sĩ trẻ : Nguyễn Trung Kiên ( Học sinh 12A1)
2, Mẹ Kiên ( áo nâu, quần lụa, chít khăn mỏ quạ): Phạm Thị Oanh ( Học sinh 12A1)
3, Đồng đội Kiên( 8 chiến sĩ Hải quân) : Thái, Hoàng ( 12A1),
 Lợi, Phát ( 12A3), 
 Khởi, Hoan, Hùng, Tuyền ( 12A5)
4, Hà : Bạn gái Kiên ( áo dài trắng) : Tuyết Trinh ( 12A5)
II. CA KHÚC THỂ HIỆN :
Chút thư tình của người lính biển.(Ca sĩ Hoài Nam thể hiện)
Hành khúc chiến sĩ Trường Sa ( Tốp nam đoàn Nghệ thuật quân khu 2)
Đồng Đội ( Ca sĩ Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn)
Đàn ghi ta một dây ( Ca sĩ Lê Anh Tuấn và tốp nam)
III. ĐẠO CỤ :
Sắc phục Hải quân, mũ : 9 bộ
Áo dài trắng : 1 bộ
Áo nâu, quần thâm, khăn mỏ quạ : 1 bộ
Súng : ( 9 khẩu)
Võng : 1 chiếc
Thư, báo : nhiều tập
IV NỘI DUNG :
CẢNH 1 : TẠI NHÀ KIÊN 
( Nhà vắng vẻ, Kiên trong trang phục hải quân mới, chạy vào hớn hở)
Kiên : Mẹ ơi, mẹ, mẹ ra đây trông con thế nào ? Có đẹp không ?
Mẹ :
 ( Cuống quýt chạy ra, tay cầm chiếc áo đang khâu dở, vừa đi vừa cắn chỉ, nắm vai con, ngắm nhìn từ đầu đến chân) : 
 Ừ, mẹ đây, mẹ đây. Úi giời, trông con mẹ khác quá, quần áo là cứ vừa như in con nhẩy ! Chà đẹp quá, đúng là nhà may quân đội, đường kim mũi chỉ đâu ra đấy. Chả bù cho đường may của mẹ, mắt mũi kèm nhèm đường chỉ nó nhảy nhót, may rồi lại tụt, tụt rồi lại may.. (Hạ giọng buồn rầu ) Nhưng mà ngày mai con nhập ngũ rồi, mẹ lo lắm, chẳng biết rồi con ăn uống sinh hoạt thế nào. Trường Sa là đâu, mẹ chỉ nghe tên đã thấy nó xa xôi quá, biết khi nào con mới được về nhà ? ( Thở dài)
Kiên : Mẹ ơi, Trường Sa là huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa. Đây là một quần đảo lớn, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc. Dù ở xa đất liền nhưng Trường Sa được cả nước yêu thương, chăm chút nên cuộc sống trên đảo rất phong phú mẹ ạ. Trên đó, không chỉ có doanh trại bộ đội mà còn có cả xóm làng của nhân dân, có trường học, có nhà thờ, thậm chí có cả công viên. Vui lắm mẹ ạ. Sống và chiến đấu ở Trường Sa là nguyện vọng của rất nhiều thanh niên đấy mẹ ạ. Con trai mẹ sẽ ngày càng rắn rỏi, mẹ yên tâm nhé !
Mẹ : Cha bố anh, chưa đi đã giỏi tưởng tượng. Mẹ nghe nói ở đấy sóng dữ lắm, con phải cẩn thận, giữ gìn sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ con nhé ?
Kiên : Vâng. Con sẽ làm tốt mẹ ạ. À mẹ ơi, tối nay mẹ cho con đi chơi một chút nhe !
Mẹ : Đi đâu, ở nhà chuẩn bị để mai còn lên đường, phải giữ gìn sức khỏe con ạ !
Kiên : Con đi tạm biệt bạn một chút thôi rồi về ngay, mẹ đừng lo, con trai mẹ lúc nào cũng khỏe như lực sĩ. Ngày mai ra đảo rồi, mẹ cho con đi, đi mẹ ! 
Mẹ : Thôi, được rồi, con đi nhanh rồi về nhé !
 ( Kiên đi ra, còn lại một mình mẹ nhìn theo âu yếm)
Mẹ (độc thoại): Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ngoảnh đi ngoảnh lại mà đã 18 năm, con trai tôi đã lớn thật rồi. Ngày bố nó hi sinh, nó mới lên ba, một mình tôi vất vả nuôi cháu. Năm nay, cháu vừa tốt nghiệp trường THPT số 4, bảo thi Đại học không thi cứ nhất định tình nguyện đi bộ đội để được ra đảo Trường Sa. Nó bảo không sợ khó, không sợ khổ, chỉ sợ không được ra đảo thôi. Cũng may cháu trúng tuyển đợt này, thôi thì cầu trời khấn Phật tôi cầu mong cho con tôi được bình an, chân cứng đá mềm hoàn thành tốt nghĩa vụ quân sự để bằng anh bằng em, bằng bạn bằng bè.
 ( ngậm ngùi đi vào)
CẢNH 2 : TRONG CÔNG VIÊN
 Lan Hương nói từ bên trong : (Kiên và Hà đang sánh bước bên nhau. Ngày mai, Kiên nhập ngũ ra đảo Trường xa. Thế là bắt đầu những tháng ngày binh nghiệp, xa quê hương, xa gia đình, xa người bạn gái mà Kiên yêu quý. Kiên mang theo tất cả trong hành trang kỉ niệm của mình với một tâm trạng xao xuyến bâng khuâng )
Kiên : ( đi sát bên Hà thủ thỉ)
 Ngày mai Kiên đi rồi, Hà có thấy nhớ Kiên không ?
Hà : ( Ngúng nguẩy) Chẳng thèm, nhớ làm gì cho mệt, Hà còn bao nhiêu bài phải học, tuần sau kiểm tra một tiết môn Sử rồi. Đề cương dài lắm
Kiên : Thôi đi, cứ làm như Kiên chưa học Sử bao giờ ấy, môn này nhiều sự kiện, nhiều mốc thời gian buộc mình phải chịu khó ghi nhớ và tổng hợp. Học Sử, Kiên rất thích câu này Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc gác nước nhà Việt Nam. Chúc Hà làm bài tốt nhé. Có kết quả nhớ thông báo cho Kiên nhé ! 
Hà : Nhưng mà thông báo bằng cách nào, Kiên đóng quân ở Trường sa thì làm gì có sóng?
Kiên : Có chứ, có sóng biển, Kiên sẽ nhờ sóng biển chuyển nỗi nhớ của chúng mình. (Đứng lại, cả hai cùng nắm tay, đi dạo chậm quanh sân khấu)
 ( mở nhạc : Ca khúc Chút thư tình của người lính biển – 1 lượt. Cả Kiên và Hà cùng xem sổ lưu bút và bịn rịn chia tay).
 CẢNH 3 : TẠI TRƯỜNG SA
 ( Lan Hương nói từ bên trong : Ở Trường Sa, Kiên đã trở thành một tiểu đội trưởng mạnh mẽ gan góc. Anh cùng đồng đội hành quân tuần tra, bảo vệ bờ biển, hải đảo của Tổ Quốc)
Kiên và đồng đội - 8 học sinh nam mặc trang phục hải quân, khoác súng) đi ra
Kiên : Toàn tiểu đội chú ý. Nghiêm ! Nghỉ, Ngh

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_doc_hieu_tac_pham_ki.doc
  • docTom tăt SKKN_2013_2014_Thu_THPTLC4.doc