Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho học sinh lớp 1

Theo Nghị quyết số 29 - NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là: Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

Cùng với việc dạy dỗ là việc rèn luyện các kĩ năng sống bởi kĩ năng sống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh cùng với việc lĩnh hội tri thức của trẻ, “ Kĩ năng sống” được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục; để nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Việc giáo dục kĩ năng sống có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi: Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ, giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, giáo dục kĩ năng sống là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.

 

doc 21 trang thuychi01 25694
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
Phần I. Mở đầu
01
I. Lí do chọn SKKN
01
II. Mục đích nghiên cứu
02
III. Đối tượng nghiên cứu
02
IV. Phương pháp nghiên cứu
	02
Phần II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
02
I. Cơ sở lí luận của SKKN
02
II. Thực trạng của vấn đề
 03
III. Giải pháp thực hiện
04
IV. Hiệu quả đạt được
15
Phần III. Kết luận, kiến nghị
17
I. Kết luận
17
II. Kiến nghị
19
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm: 
 	Theo Nghị quyết số 29 - NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là: Tập trung phát triển trí tuệ, thể  chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề  nghiệp cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Cùng với việc dạy dỗ là việc rèn luyện các kĩ năng sống bởi kĩ năng sống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh cùng với việc lĩnh hội tri thức của trẻ, “ Kĩ năng sống” được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục; để nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Việc giáo dục kĩ năng sống có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi: Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ, giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, giáo dục kĩ năng sống là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. 
 	 Nội dung giáo dục kĩ năng sống bao gồm 21 kĩ năng cơ bản, cần thiết như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng ứng phó căng thẳng, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực... 
( Trích: Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học dành cho giáo viên - Nhà xuất bản Giáo dục tháng 8/2010)
Trong đó “Tìm kiếm sự hỗ trợ” là kĩ năng của cá nhân nhằm tìm được sự cứu trợ và giúp đỡ của mọi người xung quanh khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
 	Thực tế, trong quá trình dạy – học ở trường Tiểu học Lam Sơn 1, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, một trường mà số học sinh rất khiêm tốn ( chỉ hơn 200 em), nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình éo le ( gia đình là hộ nghèo, mồ côi, hoặc có bố mẹ đi làm ăn xa, các em phải ở nhà với ông bà), trường lại thiếu giáo viên, số giáo viên hợp đồng mới ra trường, kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm còn hạn chế, ít quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bởi vậy, có nhiều học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập, rèn luyện ở trường nhưng chưa được giáo viên giáo dục, rèn luyện kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ nên các em tìm kiếm sự hỗ trợ chưa tốt, chưa đáng tin cậy, chưa đúng địa chỉdẫn đến không giải quyết được khó khăn, làm phức tạp các vấn đề gặp phải, không hoàn thành chương trình lớp họcTừ đó các em bi quan, chán nản, thậm chí có em phải nghỉ học. Vậy làm thế nào để giúp các em học sinh luôn biết tìm kiếm sự hỗ trợ, có kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ đúng đắn khi gặp khó khăn trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi, mọi môi trường hoạt động, không còn nhút nhát, sợ sệt là vấn đề cần thiết mà mỗi giáo viên cần chú ý trong công tác chủ nhiệm lớp của mình. Chính vì vậy mà trong quá trình chủ nhiệm và giảng dạy, trước những khó khăn của học sinh lớp 1 năm học 2015-2016 về kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, tôi quyết định chọn đề tài “ Rèn kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho học sinh lớp 1” để nghiên cứu và áp dụng. 
II. Mục đích nghiên cứu: 
Sáng kiến kinh nghiệm nhằm giúp học sinh rèn kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. 
III. Đối tượng nghiên cứu: 
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ của học sinh lớp 1- trường Tiểu học Lam Sơn 1- Thị xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hóa.
IV. Phương pháp nghiên cứu: 
Để nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
	- Phương pháp quan sát, nhận xét, so sánh, đối chứng.
PHẦN II. NỘI DUNG
 I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, những tình huống cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau: 
- Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ
- Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy.
- Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó.
- Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
Theo Tiến sĩ Thái Lâm Toàn thuộc Viện Me Kong: Khi tìm đến các địa chỉ hỗ trợ, chúng ta cần:
- Cư xử đúng mực và tự tin.
- Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn.
- Giữ bình tĩnh khi gặp sự đối xử thiếu thiện chí. Nếu vẫn cần sự hỗ trợ của người thiếu thiện chí, cố gắng tỏ ra bình thường, kiên nhẫn nhưng không sợ hãi.
- Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chí, hãy kiên trì tìm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác, người khác. 
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ giúp gì cho học sinh?
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ , giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên,
 sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để chúng ta chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cái nhìn mới và hướng đi mới. 
	Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ rất cần  thiết để giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn và ứng phó với căng thẳng. Đồng thời, để phát huy hiệu quả của kĩ năng này, cần kĩ năng lắng nghe, khả năng phân tích thấu đáo ý kiến tư vấn, kĩ năng ra quyết định lựa chọn cách giải quyết tối ưu sau khi được tư vấn. ( Trích: Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học dành cho giáo viên - Nhà xuất bản Giáo dục tháng 8/2010)
II. Thực trạng của vấn đề: 
Hiện nay, trên thực tế, ở nơi cơ trú hay ở trưởng nơi tôi công tác, một số trẻ em còn thiếu kĩ năng sống, có biểu hiện thường rụt rè, sợ sệt, thiếu tự tin, nóng vội, thiếu bình tĩnh. 
Ví dụ: 
- Khi tổ dân phố tổ chức Ngày 1/6 hay Tết Trung Thu cho các cháu thiếu nhi, các em không dám lên hát, lên múa, có em còn không dám lên nhận phần thưởng. Tìm hiểu nguyên nhân các em quá nhút nhát là vì các em thường bị bố mẹ nhốt trong nhà để đi làm, ít được va chạm với mọi người xung quanh. 
- Khi tổ chức ngày hội làng, yêu cầu tất cả các gia đình tham gia đầy đủ thì một số em nhỏ lại khóc vì bố mẹ bắt đi cùng do các em không muốn tham gia chỗ đông người, sợ va chạm với người lạ, chỉ muốn ở nhà, chơi với những người thân.
- Có nhiều em học hết lớp 7, lớp 8 nhưng khi bố mẹ bảo đi sang hàng xóm cũng không dám đi vì sợ không dám hỏi, không biết nói chuyện...
Đặc biệt, theo dõi quá trình học tập và tham gia các hoạt động của học sinh trong trường, nhất là các em học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lam Sơn I, Thị xã Bỉm Sơn, tôi thấy các em gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, hoạt động như: khó khăn khi đọc, viết, cầm bút, giơ bảng, khi bị bạn trêu chọc, khi quên sách, quên vở, khi hết bút, hết mực, không có thước để kẻ, đi học chậm, không biết làm trực nhật, không biết tập thể dục, nhiều em tỏ ra quá sợ sệt, ngại phiền, ngại nhờ vả, không dám nói to, không dám đọc to, giờ ra chơi chỉ biết ngồi một chỗ trong lớp, sống thu mình, không hoà đồng.khi gặp khó khăn rất ít em có kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp, đúng đắn. Hầu hết học sinh đều chờ bố mẹ đến để nhờ, để mách; nhiều học sinh bi quan, chán nản rồi dần dần học hành bị đi xuống, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập, cụ thể là các em: Lê Nhật Anh, Trần Văn Đức, Tống Trường Giang, Vũ Đình Quân, Trịnh Minh Nhật, Trịnh Thanh Hoa, Trần Văn Hải, Tống Vũ Vinh, Nguyễn Chiến Thắng Trước những biểu hiện của các em học sinh, sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ của 28 học sinh lớp 1, đầu năm học 2015 -2016 và thu được kết quả như sau:
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ rất tốt
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ tốt 
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
bình thường 
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 
chưa tốt
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
5
17,8 %
7
25,0%
8
28,6%
8
28,6%
* Biểu hiện của những học sinh chưa biết tìm kiếm sự hỗ trợ:
- Hay sợ sệt, nhút nhát
- Đọc nhỏ, nói nhỏ.
- Hay khóc, hay ỉ lại, ít tham gia hoạt động cùng các bạn.
- Sợ gặp khó khăn.
- Ngại va chạm.
- Trong lớp, ít phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Xưng hô với bạn không đúng
- Hay mách bố, mẹ, người thân về việc ở lớp.
- Nóng nảy, mất bình tĩnh
- Hay quên sách vở, đồ dùng học tập
- Hay mắc khuyết điểm
- Thường xuyên vi phạm nội quy của lớp.
- Chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập
* Nguyên nhân các em có những biểu hiện trên:
- Được bố mẹ nuông chiều
- Các em chưa biết kiềm chế cảm xúc.
- Dễ bị kích động.
- Chưa chăm học.
- Nóng vội, ích kỉ.	
- Thiếu tin tưởng bạn bè, thầy cô.-
- Hay tự ti về bản thân
- Chưa chấp hành nội quy trường lớp.
- Chưa biết tìm kiếm sự hỗ trợ
III. Giải pháp thực hiện:
Để rèn kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho học sinh thật hiệu quả, chúng ta cần có những giải pháp tốt, tránh sự áp đặt với các em. Một trong những giải pháp đó là giúp học sinh: 
- Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ
- Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy.
- Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó.
- Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
1. Giáo viên giúp học sinh ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ khi gặp khó khăn:
 	Học sinh lớp 1 – lớp đầu cấp ở bậc Tiểu học, các em vừa qua tuổi Mẫu giáo, khi bước vào lớp 1, các em còn rất bỡ ngỡ, gặp thầy cô mới, bạn bè mới, các hoạt động mới, các em gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động ở trường ( cách học mới, hoạt động mới..)Làm thế nào để các em tự tin, ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ khi gặp khó khăn là một việc làm rất khó. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần:
a. Tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, bảo vệ về thể chất và tinh thần cho học sinh, hỗ trợ và tạo cảm giác thân thiện, an tâm, hứng thú học tập và thoải mái vui chơi sinh hoạt.
- Tổ chức các tiết Giáo dục kĩ năng ban đầu cho học sinh: Hoạt động này đã được tổ chức trong chuyên đề đầu năm học để các em hình thành một số kĩ năng cơ bản.
- Giáo viên cần giao tiếp với học sinh một cách thân thiện, gần gũi để các em cảm thấy cô giáo giống như mẹ của mình, từ đó các em có hứng thú học tập và tích cực tham gia các hoạt động một cách tự giác.
- Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh tự tin giao tiếp, bộc lộ suy nghĩ, ý thức nhu cầu cần giúp đỡ từ cô giáo của mình mỗi khi gặp khó khăn( vì cô giáo cũng như mẹ của mình).
 b. Xây dựng tốt môi trường tinh thần trong lớp:	
 Môi trường tinh thần chính là thái độ ứng xử giữa người với người được thể hiện cụ thể trong mối quan hệ giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh
 Để xây dựng được môi trường tinh thần, tôi đã tiến hành theo các bước cụ thể sau:
- Tìm hiểu hoàn cảnh, thói quen, sở thích, đặc điểm tâm lí của từng học sinh ngay từ đầu năm học và trong suốt quá trình làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy bằng việc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh hoặc điện thoại để trao đổi; giữ liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh, trao đổi kịp thời những biểu hiện tích cực cũng như chưa tích cực với phụ huynh học sinh để cùng bàn biện pháp phối kết hợp giáo dục các em.
- Bản thân giáo viên nắm vững nội dung chương trình, nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống của các môn học lớp 1; nghiên cứu phương pháp dạy - học tích cực, hình thức dạy học phù hợp linh hoạt; Rút kinh nghiệm kịp thời khi thấy phương pháp dạy học hoặc hình thức tổ chức dạy học chưa hiệu quả.
- Giáo viên biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của học sinh dù ý kiến đó chưa thật sự đúng đắn để các em thấy tự tin, mạnh dạn bộc lộ nhu cầu cần hỗ trợ của bản thân ở những lần tiếp theo.
c. Tổ chức trò chơi để các em bộc lộ ý thức về nhu cầu cần giúp đỡ, hỗ trợ:
Giáo viên có thể tổ chức cho các em chơi trò chơi: “ Bạn cần điều gì?”. Thông qua trò chơi, các em nói lên những nhu cầu mình cần được giúp đỡ, cần hỗ trợ. Cụ thể: Các em thường nói những điều sau:
- Tôi cần biết múa bài Pháp lạ hằng ngày.
- Tôi cần học thuộc lòng bảng chữ cái.
- Tôi cần thuộc bảng cộng ( bảng trừ) 7,8...
- Tôi cần biết hút mực.
- Tôi cần biết giải toán.
- Tôi cần biết vẽ tranh.
- Tôi cần biết gấp quạt giấy.
- Tôi cần thuộc bài thể dục phát triển chung....
Như vậy, giáo viên đã giúp từng học sinh bộc lộ được nhu cầu cần hỗ trợ.
2. Giáo viên giúp học sinh biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy: 
	 Địa chỉ hỗ trợ ( giúp đỡ) tin cậy chính là những địa chỉ đưa ra những lời khuyên, sự can thiệp kịp thời và đúng đắn. Với các em học sinh địa chỉ tin cậy nhất chính là thầy cô, gia đình, bạn bè, người thân. Làm thế nào để các em nhận ra điều đó? Để học sinh nhận thấy thầy cô gia đình, và bạn bè chính là những địa chỉ hỗ trợ tin cậy cho các em khi gặp khó khăn thì thầy cô, gia đình, bạn bè
 cần: 
Đối với giáo viên: 
- Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp: Hiện nay, giáo viên chủ nhiệm là người quản lí học sinh cả ngày học và hoạt động ở trường, là người cố vấn định hướng cho các bậc cha mẹ thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đánh giá toàn diện chất lượng giáo dục học sinh trong đó cần đánh giá về các kĩ năng...Vì thế giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt công việc của mình, quản lí tốt học sinh, có như vậy học sinh mới tin tưởng cô giáo. 
- Phải thực hiện tốt cuộc vận động “ Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”: Giáo viên phải thương yêu học sinh như con của mình, phải tận tụy với học sinh. 
- Phải luôn trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống để mãi là “ Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”:
- Gương mẫu thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”: gương mẫu về đạo đức, tác phong, cử chỉ, lời nóiGương mẫu trong công tác tự học, tự bồi dưỡng, tự sáng tạoCó như vậy học sinh mới thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và 10 quy định đối với học sinh và tin tưởng ở thầy cô. 
 - Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Hơn ai hết, giáo viên phải là người gương mẫu đi đầu trong việc thực chỉ thị 03. Theo nội dung chuyên đề mỗi năm, giáo viên đăng kí những việc làm cụ thể để thực hiện, có đánh giá, nhận xét của bản thân và chi bộ. Như vậy, giáo viên đã thường xuyên trau dồi phẩm chất, tính cách để hoàn thiện bản thân, làm gương cho học sinh noi theo. 
- Thực hiện nghiêm túc thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2014:
 Giáo viên phải thực sự thương yêu học sinh, luôn chăm sóc, dạy dỗ tận tuỵ, tận tình, quan tâm đến từng cử chỉ dù là nhỏ nhất của các em như: việc ăn mặc, đầu tóc, nói năng, đi đứng, khả năng tự học, hoạt động nhóm, tình cảm bạn bè, tình yêu thương bố, mẹ, ông, bà của các em để các em thấy thầy cô như người thân của mình,.lúc đó các em cảm thấy thầy cô là chỗ dựa tinh thần của mình và có thể chia sẻ những khó khăn trong học tập, hoạt động.
- Thường xuyên động viên, khen ngợi các em dù đó là những tiến bộ nhỏ nhất để các em luôn tự tin vào chính mình. Khi các em gặp bài khó, giáo viên phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, tránh để các em có cảm giác chán nản bằng hình thức khuyến khích học sinh dám hỏi cô, hỏi bạn khi mình suy nghĩ không ra, phân công nhóm học tập ở lớp cũng như ở nhà để tạo điều kiện cho các em giúp 
đỡ nhau.	
- Không chỉ thế, giáo viên cần hướng dẫn học sinh học tốt các bài đạo đức, vận dụng và thực hành theo chuẩn mực bài học
- Thường xuyên chú ý đến lời phê trong vở của các em để các em không cảm thấy bi quan, chán nản. Đó chính là thực hiện tốt thông tư 30.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống văn hóa ở khu dân cư và Nghị quyết 12 của Thị ủy Bỉm Sơn, khóa IX về Lãnh đạo xây dựng nếp sống văn minh đô thị và phát triển con người Bỉm Sơn: Nếu giáo viên chỉ gương mẫu ở nơi công tác, ở trường học mà không thực hiện tốt nghĩa vụ ở tổ dân phố, nơi gia đình mình cư trú cùng bà con lối xóm thì thực sự chỉ mới gương mẫu nửa vời. Vì thế ở trường cũng như ở nhà, giáo viên phải luôn gương mẫu thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đồng thời động viên bà con lối xóm, gia đình và người thân cùng thực hiện tốt. Có như vậy giáo viên mới thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Từ đó, học sinh cảm nhận được sự mẫu mực của cô giáo, các em thấy cô giáo thực sự đáng tin cậy để hỗ trợ mình.
Như vậy, để các em tìm được địa chỉ tin cậy hỗ trợ mình khi gặp khó khăn, trước tiên bản thân giáo viên chủ nhiệm phải thực sự gương mẫu về mọi mặt nhất là trong giao tiếp, ứng xử, trong giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và mọi người. 
- Phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn: Giúp học sinh nhận thấy ngoài giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũng là những địa chỉ hỗ trợ tin cậy của các em. Giáo viên bộ môn cần:
+ Gương mẫu
+ Công bằng, khách quan.
+ Sẵn sàng giúp đỡ khi các em cần sự hỗ trợ.
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh: Để nắm bắt kịp thời thông tin của học sinh, giáo viên cần sử dụng điện thoại để liên lạc thường xuyên mỗi khi cần sự phối hợp của gia đình. Phụ huynh học sinh cần:
+ Chia sẻ, trao đổi kịp thời với giáo viên chủ nhiệm về những khó khăn của con em mình.
+ Cùng giáo viên tìm biện pháp giúp đỡ tốt nhất cho các em.
b. Đối với gia đình: 
Ngoài thời gian ở trên lớp, các em còn sinh hoạt cùng gia đình, khi ấy
 các em cũng gặp khó khăn. Vậy gia đình cần làm thế nào để con trẻ cảm nhận được bố mẹ là chỗ dựa đáng tin cậy của mình? Khi ấy gia đình phải thực sự là:
- Gia đình hòa thuận, êm ấm: Ở nhà, bố mẹ luôn là tấm gương cho con cái noi theo. Nếu bố mẹ xây dựng được tổ ấm hòa thuậnthì chắc chắn con cái cũng có niềm tin vào bố và mẹ. Còn nếu gia đình hay cãi vã, mất đoàn kết thì con sẽ chẳng có chỗ dựa để tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình.
- Gia đình luôn quan tâm đến con em mình: Thực tế chứng minh, học sinh nào nhận được sự quan tâm, khích lệ của bố mẹ thì học sinh đó sẽ có kĩ năng tốt ( em Tống Nhật mai, Biện Thị Hà Chi, Đào Mạnh Dũng, Thiều Văn Dũng, Trần Minh Quang). Ngược lại, học sinh chưa được gia đình quan tâm các em thường sợ sệt, nhút nhát, kĩ năng sống chưa tốt ( em Nguyễn Chiến Thắng, Tống Vũ Vinh, ống Trường Giang).
- Làm bạn cùng con: Hiện nay, một số phụ huynh học sinh chẳng hay biết một chút gì cả những sự việc xảy ra ở trường của con. Đến khi nhà trường mời đến trường phụ huynh mới biết. Điều này vô cùng tai hại. Nếu cha mẹ luôn quan tâm, thường xuyên tâm sự để biết mọi việc xảy ra với con, cha mẹ cũng sẽ biết khi nào con cần được giúp đỡ. Khi ấy với sự giúp đỡ đúng đắn của cha mẹ, các con sẽ vượt qua khó khăn. 
	Như vậy, giáo viên cần phối kết hợp với gia đình học sinh cùng tạo cho học sinh nhận thấy địa chỉ hỗ trợ tin cậy khi các em gặp khó khăn không chỉ riêng ở trường, ở lớp. 
c. Đối với bạn bè: Không phải lúc nào thầy cô, gia đình cũng bên cạnh để giúp đỡ, hỗ trợ các em. Vì thế các em còn có sự hỗ trợ từ bạn bè, các anh chị lớp trên ở trong trường. Vậy bạn bè đáng tin cậy cần phải thế nào?
- Bạn bè phải chân tình, biết giữ bí mật và không có sự phán xét. 
- Cùng tham gia các hoạt động Đội, hoạt động tập thể.
- Biết quan tâm, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn.
- Cùng học, cùng chơi với bạn.
- Luôn đoàn kết, có trách nhiệm, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và 10 quy định đối với học sinh.
- Anh chị cờ đỏ phải thực sự gương mẫu, công bằng, quan tâm, yêu quý các em.
- Các anh chị trong trường phải thường xuyên quan tâ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_tim_kiem_su_ho_tro_cho_hoc.doc