Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh Lớp 1

Đặc điểm của kể chuyện:

 Như chúng ta đã biết, đặc điểm đầu tiêu của kể chuyện là phải có cốt truyện để kể. Truyện ở đây có thể xem là những sự việc có diễn biến và các ý nghĩa của truyện.

 Đối với “ những sự việc có diễn biến”, thành phần thứ nhất của truyện chỉ đóng vai trò phương diện, còn ý nghĩa của truyện mới là cái đích của câu chuyện đó. Bởi lẽ, những sự vật, sự việc, nhân vật hay tình tiết. trong truyện có thể có thật song cũng có thể do hư cấu; còn ý nghĩa thực hiện của truyện thì luôn gắn liền với niềm tin, lí tưởng đạo đức và quan điểm của thời đại. Như vậy, để đánh giá một câu chuyện là hay hoặc dở chúng ta cần căn cứ vào ý nghĩa cuộc sống mà nó mang đến cho người thưởng thức.

 Đặc điểm thứ hai của kể chuyện phụ thuộc hoàn toàn vào cách dẫn dắt của người kể. Kể chuyện là một dạng độc thoại mang tính nghệ thuật nên sự thành công của công việc kể chuyện phụ thuộc rất nhiều vào người kể. Điều đó thể hiện qua việc sắp xếp các tình tiết của truyện, cách mở đầu và kết thúc câu chuyện, cách lựa chọn ngôi kể, chi tiết tình huống. Hơn nữa người kể chuyện phải biết sắp xếp các tình tiết trong câu chuyện theo trình tự hợp lí về mặt thời gian nhằm đảm bảo tính lôgic. Người kể phải lựa chọn giọng kể để tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn. Đồng thời phải biết cách kết thúc truyện sao cho khéo léo, ấn tượng, gây được dư âm trong lòng người nghe. Không những thế, người kể phải biết cách tạo ra điểm nút và cách tháo gỡ điểm nút đó trong câu chuyện sao cho thật thú vị, bất ngờ và hợp lí.

 Một điều đặc biệt là người kể chuyện phải lựa chọn ngôi kể sao cho phù hợp với mục đích kể chuyện của mình, có thể hoá thân thành nhiều nhân vật trong truyện để gây sự chú ý của người thưởng thức. Đồng thời cũng phải quan tâm, để ý xem đối tượng tiếp nhận của mình là ai. Trong quá trình kể chuyện thì người kể có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (Ngữ điệu, ánh mắt, điệu bộ) hỗ trợ thêm, song một điều cần lưu ý là luôn giữ đúng nội dung câu chuyện và đảm bảo được ý nghĩa của câu chuyện đó.

 

doc 37 trang cuonglanz2a 10575
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong chương trình giảng dạy ở trường Tiểu học, môn Tiếng Việt đóng một vai trò rất quan trọng. Nó hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy, củng cố cho học sinh những kiến thức sơ giản về TiếngViệt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm nhiều phân môn như Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và Câu, Chính tả, Kể chuyện. Trong mỗi phân môn lại có những đặc trưng riêng trong việc hình thành và phát triển tư duy. 
 Kể chuyện là phân môn học tập lý thú, hấp dẫn với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. Tiết kể chuyện thường được các em chờ đón, tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng, vui thích. Phân môn Kể chuyện ở tiểu học giúp học sinh củng cố, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gích cho học sinh, nâng cao hiểu biết của các em về đời sống.
 Thật vật, thích nghe kể chuyện là một đặc điểm của trẻ em. Từ tuổi lên ba bập bẹ tập nói các em đã say mê nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện. Đến tuổi mẫu giáo nhu cầu thích nghe kể chuyển lại tăng lên nhiều vì thế giới của những câu chuyện bao gồm những điều vô cùng mới lạ, hấp dẫn đối với các em. Bước vào tuổi Tiểu học nhu cầu đó vẫn không hề giảm mà tiếp tục được tăng lên. Chính vì vậy kể chuyện có một sức mạnh rất lớn trong việc giáo dục trẻ. Sức mạnh này bắt nguồn từ công cụ mà phân môn Kể chuyển sử dụng. Các câu chuyện được đưa vào giảng dạy cho học sinh là các tác phẩm văn học nghệ thuật có tác động lớn đến tâm hồn và cảm xúc của trẻ, đem lại những cảm xúc mạnh mẽ, lành mạnh, giúp cho các em mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh, khơi gợi trí tưởng tượng, chắp cánh cho những ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống. Hơn nữa, được sống với các nhân vật trong truyện tư duy hình tượng của các em được khêu gợi và có điều kiện phát triển cùng với cảm xúc thẩm mỹ. Mặt khác giờ kể chuyện còn phát triển ngôn ngữ nói của học sinh. Điều đáng chú ý ở đây là tiết Kể chuyện dạy cho học sinh kỹ năng nói trước đám đông một cách nghệ thuật. Cần phải rèn luyện giúp học sinh nắm được các thủ thuật nói hấp dẫn người nghe, để có thể điều khiển được giọng kể hợp với từng loại truyện khác nhau.
 Có thể nói phân môn Kể chuyện là một phân môn có tầm quan trọng rất lớn góp phần không nhỏ trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng nghe, nói cho học sinh. Kỹ năng nghe, nói là 2 trong 4 kỹ năng cơ bản mà bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học cần hình thành và rèn luyện cho các em. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 việc rèn luyện kĩ năng nghe, nói còn là điều kiện giúp các em thực hiện tốt kỹ năng đọc và viết.
 Thực tế qua giảng dạy khối lớp 1 nhiều năm tôi nhận thấy học sinh lớp 1 vốn kiến thức còn rất hạn hẹp, vốn từ còn quá ít, các em thích nghe kể chuyện nhưng lại không kể được. Có em kể được 1 đoạn truyện hay cả câu chuyện nhưng lời kể chưa rõ ràng, lưu loát, giọng điệu chưa thích hợp. Các em còn e dè và ngại ngùng khi nói trước đám đông. Điều này chưa đáp ứng được mục tiêu của việc dạy học phân môn Kể chuyện. 
	Ngoài ra qua trao đổi với bạn bè đồng nghiệp tôi thấy phân môn Kể chuyện chưa được giáo viên quan tâm nhiều, từ việc dành thời gian chuẩn bị cho đến việc tổ chức các hoạt động dạy và học. Trang thiết bị giảng dạy phục vụ cho phân môn Kể chuyện còn ít đôi khi tranh ảnh được cung cấp không trùng với tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. Đặc biệt chương trình dạy kể chuyện dành cho khối lớp 1 cũng có nhiều bất cập. Truyện dài được kể trước, truyện ngắn kể sau. Phần kể chuyện lại dạy chung cùng với phần ôn tập vần. Trong các tiết dạy này giáo viên thường chú trọng tới rèn luyện kỹ năng đọc, viết, thời gian dành cho học sinh tập nói, tập kể ít. Nguyên nhân của vấn đề này là do đâu? Đổ lỗi cho chương trình hẳn không thể, quy vào trách nhiệm cho giáo viên cũng không nên. Nhưng đây cũng là một thực tế, là những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học phân môn Kể chuyện. 
	Từ thực trạng nêu trên, là giáo viên dạy khối 1 nhiều năm tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thể nào để nâng cao chất lượng dạy học phân môn kể chuyện; làm thế nào để đem lại những giờ học thực sự lý thú và bổ ích cho các em; làm thế nào để giúp các em kể lại được 1 phần của câu chuyện nâng dần đến việc kể lại toàn bộ truyện, đạt mục tiêu của giờ dạy học kể chuyện. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 1” làm mục đích nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
	- Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn kể chuyện ở lớp Một từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt ở khối lớp 1 nói riêng và ở cấp Tiểu học nói chung.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
	- Nghiên cứu cơ sở lí luận.
 - Đề tài có nhiệm vụ khảo sát chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên khối 1.
	- Nghiên cứu thực trạng dạy và học Kể chuyện ở trường Tiểu học.
	- Phân tích những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi tham gia dạy và học phân môn Kể chuyện từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Kể chuyện ở lớp 1.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
	- Nội dung chương trình phân môn Kể chuyện lớp 1. Các bài học có nội dung kể chuyện trong sách giáo viên, sách Tiếng Việt 1.
	- Thực trạng dạy học kể chuyện ở khối lớp 1.
	- Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy kể chuyện ở lớp 1.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu văn bản liên quan nhằm khái quát, hệ thống hoá những vấn đề lí luận cơ bản của đề tài.
	- Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ, quan sát hoạt động dạy, hoạt động của học sinh trong tiết kể chuyện. Phỏng vấn một số học sinh để nắm bắt chất lượng học phân môn kể chuyện.
	- Điều tra, thống kê thực trạng dạy và học phân môn Kể chuyện khối lớp 1.
	- Khảo sát chất lượng giảng dạy và sử dụng đồ dùng trong phân môn Kể chuyện.
	- Tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm tra các biện pháp đã đề xuất.
	- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm khi triển khai áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy kể chuyện ở khối lớp 1.
VI. PHẠM VI, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
	- Chương trình của phân môn Kể chuyện ở lớp Một gồm 2 phần:
	+ Các truyện kể trong các tiết “Ôn tập” của phần học vần (24 tuần đầu).
	+ Các tiết kể chuyện trong phân phối chương trình của phần “ Luyện tập tổng hợp” (Từ tuần 25 đến hết tuần 35).
	+ Các tiết kể chuyện trong sách giáo viên (Các tiết hướng dẫn kể chuyện trong sách giáo viên). 
	+ Học sinh khối 1.
	+ Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh khối 1
.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Những căn cứ khoa học:
1.1 Vị trí, vai trò của bậc Tiểu học:
	Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học chủ yếu dành cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 -> 11 tuổi.
	Bậc Tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học trên; hình thành những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu của nhân cách. Những gì thuộc về tri thức, kỹ năng, hành vi và lòng nhân ái được hình thành và định hình ở học sinh Tiểu học sẽ đi theo suốt cuộc đời mỗi em. Nếu ở Tiểu học đặt nền móng vững chắc và đúng hướng thì các lớp sau chỉ là củng cố và phát triển các tố chất ở trẻ. Chính vì lẽ đó mà ở bất cứ quốc gia nào cũng coi trọng giáo dục Tiểu học và đòi hỏi mỗi chuẩn mực chứa đựng những yếu tố khoa học, tính phổ cập, tính nhân văn, tính thời đại và tính dân tộc.
1.2. Định hướng đổi mới và phương pháp dạy học ở tiểu học: 
	Định hướng đổi mới phương pháp được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm giáo dục của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nghị Quyết Trung ương 4 khoá VII đã quy định phải “ Khuyến khích tự học”, phải “ Áp dụng những sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định: “ Đổi mới phương pháp giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”
	Định hướng trên đây được pháp chế hoá trong Luật giáo dục đã sửa đổi, điều 28 khoản 2 “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
	Những định hướng trên đây phải được người giáo viên nắm vững và thực hiện nghiêm túc. Người giáo viên phải nhận thức được trong bối cảnh hiện nay, các tri thức tâm lí học, giáo dục học, các khoa học có liên quan phát triển mạnh mẽ, thông tin đến với học sinh tăng một cách nhanh chóng. Công cuộc đổi mới chương trình sách giáo khoa đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn và sử dụng hợp lý, sáng tạo và có hiệu quả phương pháp dạy học của mình.
2. Cơ sở khoa học:
	Kể chuyện là một khái niệm vô cùng gần gũi với trẻ em nhưng để biến chúng thành kỹ năng cho trẻ thì quả không dễ dàng. Để đảm bảo xây dựng cho học sinh kỹ năng kể chuyện người giáo viên cần phải nắm vững những cơ sở khoa học của việc dạy kể chuyện. 
2.1. Thế nào là kể chuyện ?
	Để hiểu đúng thuật ngữ này, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem thế nào là “ Kể” thể nào là “chuyện”?.
	Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê thì “Kể” là “nói một cách có đầu có cuối cho người khác nghe những điều tai nghe mắt thấy”. Còn “chuyện” là “ sự việc có diễn biến nhằm nói lên một điều gì đó”. Như vậy “Kể chuyện là một phương thức tự sự, một phương thức biểu đạt để kể lại các chuyện.” với phương pháp này chúng ta đều có thể tạo nên các truyện - một thể loại văn học tự sự.
	Do đó, chúng ta có thể hiểu Kể chuyện là một thuật ngữ vì nó có một kết cấu âm tiết ổn định, một phạm trù ngữ nghĩa nhất định. Dưới góc độ giao tiếp thì Kể chuyện là một hoạt động giao tiếp mà ở đó có người phát, người nhận. Nội dung thông tin là toàn bộ các sự việc xảy ra trong đời sống của con người.
2.2 Đặc điểm của kể chuyện:
	Như chúng ta đã biết, đặc điểm đầu tiêu của kể chuyện là phải có cốt truyện để kể. Truyện ở đây có thể xem là những sự việc có diễn biến và các ý nghĩa của truyện.
	Đối với “ những sự việc có diễn biến”, thành phần thứ nhất của truyện chỉ đóng vai trò phương diện, còn ý nghĩa của truyện mới là cái đích của câu chuyện đó. Bởi lẽ, những sự vật, sự việc, nhân vật hay tình tiết... trong truyện có thể có thật song cũng có thể do hư cấu; còn ý nghĩa thực hiện của truyện thì luôn gắn liền với niềm tin, lí tưởng đạo đức và quan điểm của thời đại. Như vậy, để đánh giá một câu chuyện là hay hoặc dở chúng ta cần căn cứ vào ý nghĩa cuộc sống mà nó mang đến cho người thưởng thức.
	Đặc điểm thứ hai của kể chuyện phụ thuộc hoàn toàn vào cách dẫn dắt của người kể. Kể chuyện là một dạng độc thoại mang tính nghệ thuật nên sự thành công của công việc kể chuyện phụ thuộc rất nhiều vào người kể. Điều đó thể hiện qua việc sắp xếp các tình tiết của truyện, cách mở đầu và kết thúc câu chuyện, cách lựa chọn ngôi kể, chi tiết tình huống.... Hơn nữa người kể chuyện phải biết sắp xếp các tình tiết trong câu chuyện theo trình tự hợp lí về mặt thời gian nhằm đảm bảo tính lôgic. Người kể phải lựa chọn giọng kể để tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn. Đồng thời phải biết cách kết thúc truyện sao cho khéo léo, ấn tượng, gây được dư âm trong lòng người nghe. Không những thế, người kể phải biết cách tạo ra điểm nút và cách tháo gỡ điểm nút đó trong câu chuyện sao cho thật thú vị, bất ngờ và hợp lí.
	Một điều đặc biệt là người kể chuyện phải lựa chọn ngôi kể sao cho phù hợp với mục đích kể chuyện của mình, có thể hoá thân thành nhiều nhân vật trong truyện để gây sự chú ý của người thưởng thức. Đồng thời cũng phải quan tâm, để ý xem đối tượng tiếp nhận của mình là ai. Trong quá trình kể chuyện thì người kể có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (Ngữ điệu, ánh mắt, điệu bộ) hỗ trợ thêm, song một điều cần lưu ý là luôn giữ đúng nội dung câu chuyện và đảm bảo được ý nghĩa của câu chuyện đó.
2.3 Vận dụng lý thuyết giao tiếp trong quá trình dạy kể chuyện cho học sinh:
	Trong chương trình Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện có nội dung chủ yếu là dạy học sinh sản sinh các văn bản thành văn bản nói. Vì vậy để dạy học sinh sản sinh các văn bản nói người giáo viên phải nắm được lý thuyết hoạt động lời nói, mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp và hoạt động nói năng với động cơ nảy sinh lời nói. Tuỳ theo nhiệm vụ, phương thức sử dụng người ta chia lời nói thành nhiều dạng khác nhau: Lời nói trước tiên được chia thành lời nói bên trong và lời nói bên ngoài. Về mặt kết cấu ngữ pháp lời nói bên trong có nhiều điểm khác với lời nói bên ngoài. Lời nói bên trong có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, sinh hoạt, học tập.... Nhà trường có trách nhiệm phát triển ở học sinh cả lời nói bên ngoài và lời nói bên trong. Người ta chia lời nói thành khẩu ngữ và bút ngữ. Khẩu ngữ là ngôn ngữ của âm thanh. Nó là một phương tiện trao đổi thông tin trong xã hội. Nhịp điệu lời nói nhanh hay chậm, độ cao hay thấp của giọng nói, sự ngắt đoạn đều để lại ảnh hưởng đối với khẩu ngữ. Do đó khẩu ngữ có khả năng truyền cảm lớn. Đặc biệt ở các lớp đầu cấp phổ thông, khẩu ngữ phát triển trội hơn. Là người giáo viên Tiểu học ta phải biết vận dụng ưu điểm này của khẩu ngữ và sử dụng hiệu quả ưu điểm này của khẩu ngữ trong tiết kể chuyện. 
	Mặt khác, theo quan điểm giao tiếp thì mỗi câu chuyện mà học sinh kể được coi là một ngôn bản. Việc dạy học kể chuyện thực chất là dạy các em tạo lập nên những ngôn bản bằng lời nói phục vụ cho hoạt động học tập và giao tiếp. Lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ đã chỉ rõ các bước của quá trình mã hoá ngôn ngữ để sản sinh ra các ngôn bản, dựa vào đó người ta xây dựng quy trình kể chuyện thông qua 4 kỹ năng cơ bản.
	- Phân tích đề (yêu cầu kể)
	- Tìm ý, lập dàn ý
	- Dùng từ đặt câu để nói
	- Kiểm tra, phát hiện, sửa lỗi sai
	Các nhân tố giao tiếp được xác định trong bước phân tích đề sẽ quyết định tới việc thực hiện những kĩ năng kể chuyện tiếp theo. Chỉ cần thay đổi một trong các nhân tố có ở đề bài thì chúng ta sẽ nhận được những câu chuyện khác hẳn. Chính vì vậy khi dạy học kể chuyện ở tiểu học giáo viên cần phải tính toán, cân nhắc đến các nhân tố giao tiếp.
CHƯƠNG II : CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Nhu cầu kể chuyện đối với học sinh tiểu học:
	Trong nhà trường Tiểu học, kể chuyện là một nhu cầu thiết yếu của lứa tuổi học sinh nhỏ. Từ tuổi lên 3 bập bẹ tập nói các em nhỏ đã thích nghe kể chuyện và thích kể cho người khác nghe. Kể chuyện và thơ ca là hai môn quan trọng ở các lớp Mẫu giáo. Bước vào tuổi học sinh Tiểu học, nhu cầu nghe kể chuyện vẫn không hề giảm mà vẫn tiếp tục tăng thêm, đặc biệt là đối với các loại truyện cổ dân gian. Tại sao vậy?
	Các nhà nghiên cứu thường trả lời bằng những kiến giải xác đáng mang tính chiêm nghiệm của chính bản thân họ. Những truyện kể, truyện dân gian nằm trong những nhận thức về thế giới và thực tế xã hội xung quanh của các em. Những tác phẩm ấy giúp các em xác lập được một thái độ phù hợp đối với các hiện tượng của cuộc sống xung quanh. Truyện cổ tích gắn liền với cái đẹp góp phần phát triển cảm xúc thẩm mỹ mà thiếu chúng không thể có tâm hồn cao thượng, lòng mẫn cảm chân thành trước nỗi bất hạnh và khổ ải của con người. Nhờ có chuyện cổ tích trẻ nhận thức được thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng trái tím. Và trẻ em không phải chỉ có nhận thức mà còn đáp ứng lại sự kiện và hiện tượng của thế giới xung quanh, bày tỏ thái độ của mình với các điều thiện ác. Giai đoạn đầu tiên của giáo dục lý tưởng cũng diễn ra nhờ có truyện cổ tích... Puskin từng thổ lộ “Buổi tối, tôi nghe kể chuyện cổ tích và lấy việc đó bù đắp những thiếu sót trong sự giáo dục đáng nguyền rủa của mình. Mỗi truyện cổ tích ấy mới đẹp đẽ làm sao, mỗi truyện là một bài ca”. Đó là những lý do giúp chúng ta hiểu học sinh Tiểu học lại mê kể chuyện.
2. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện trong trường Tiểu học:
2.1 Vị trí:
	Phân môn Kể chuyện có vị trí quan trọng được xếp liền ngay sau phân môn Tập đọc của bộ môn Tiếng Việt. Do ranh giới nằm giữa Tiếng Việt và Văn nên kể chuyện vừa thuộc phạm trù ngôn ngữ Tiếng Việt, vừa thuộc phạm trù nghệ thuật văn chương. Theo quy định của chương trình Tiểu học mỗi tuần có 1 tiết kể chuyện với yêu cầu cụ thể đối với từng khối lớp.
2.2 Nhiệm vụ của phân môn kể chuyện lớp 1:
	- Rèn cho học sinh 2 kỹ năng nghe và nói. 
	- Đáp ứng được nhu cầu được nghe kể chuyện, một nhu cầu tâm lý của học sinh lớp 1. 
	- Giúp học sinh nhớ và kể lại được câu chuyện
	- Góp phần cùng các môn học khác phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gic, tư duy hình tượng cho học sinh. 
	- Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách, đem lại những xúc cảm thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn học sinh.
2.3 Nội dung chương trình phân môn kể chuyện lớp 1:
	- Nội dung chương trình kể chuyện lớp 1 được chia ra làm 2 phần:
1) Phần 1: Được dạy kết hợp trong các bài “Ôn tập” của phân môn Học vần. 
	+ Ở giai đoạn này phần kể chuyện theo tranh nhằm giúp nội dung học tập của học sinh thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn. Tên truyện gắn với những âm, vần học sinh đã học.
2) Phần 2: Phần “Luyện tập tổng hợp”.
 Ở giai đoạn này học sinh tiếp tục được rèn kĩ năng nghe, nói thông qua tiết kể chuyện. Việc dạy kể chuyện ở giai đoạn này dựa trên các văn bản tự sự. Cuối mỗi tuần có 1 một câu chuyện. Các văn bản truyện dùng để kể chuyện được biên soạn lại sao cho phù hợp đối với học sinh lớp 1. Đó là những câu chuyện dễ hiểu, gắn với các tình tiết đơn giản, độ dài dao động khoảng từ 120 đến 300 chữ. Văn bản truyện không được in trong sách giáo khoa chỉ in trong sách giáo viên, dùng cho giáo viên nghiên cứu và chuẩn bị trước khi dạy tiết kể chuyện. Sách giáo khoa của học sinh chỉ thể hiện: 
 + Hoạt động của thầy và của trò trong tiết kể chuyện.
 + Các tranh minh hoạ tình tiết chính của truyện kèm theo các câu hỏi gợi ý dưới tranh. Câu hỏi gợi ý dưới tranh là cơ sở giúp học sinh dựa vào đó để tập kể lại từng đoạn truyện -> tiến tới tập kể toàn bộ câu chuyện.
	Qua nghiên cứu chương trình SGK Tiếng Việt lớp 1, sách giáo viên lớp 1 tôi nhận thấy chương trình SGK, SGV có những ưu điểm và hạn chế sau:
 *Ưu điểm:
 - Sách giáo khoa có tranh ảnh đẹp, màu sắc tươi tắn phù hợp với học sinh lớp1.
 - Các câu chuyện (tên truyện) chứa vần, tiếng, từ học sinh đã được học. 
 - Các văn bản kể chuyện được lựa chọn phù hợp với học sinh lớp 1, thường là những câu chuyện có các tình tiết đơn giản hấp dẫn học sinh. Thông qua các câu chuyện giáo viên giúp học sinh bước đầu mở rộng tầm nhìn ra thế giới xung quanh, rung động trước cái đẹp, trước những buồn vui, yêu ghét của con người. Mục đích của các câu chuyện nhằm giúp các em cảm nhận được tình cảm và thái độ đúng đắn của con người Việt Nam. Biết phân biệt đẹp, xấu, thiện, ác, đúng, sai, giáo dục các em sự thật thà, lòng dũng cảm, lòng nhân ái, vị tha, biết vâng lời ông bà cha mẹ, biết nói năng lịch sự, lễ phép, sống hồn nhiên, tự tin, trung thực.
	- Sách chỉ rõ hoạt động của thầy, của trò. Nội dung văn bản truyện không được in trong SGK chỉ được in trong sách giáo viên. Các hình ảnh của tranh minh hoạ những nội dung chính của truyện kèm theo câu hỏi dưới mỗi tranh, giúp tạo các tình huống giao tiếp kích thích học sinh tập nói (luyện nói).
 * Hạn chế:
	a) Đối với sách giáo khoa: 1 số truyện dài được đưa lên dạy trước.
	Ví dụ: Truyện “Cây Khế” Được đưa vào kể ở giai đoạn học vần, thời gian dành cho giáo viên và học sinh tập kể chỉ khoảng 8 -> 10'. Truyện Cây khế là 1 truyện dài, có nhiều tình tiết. Muốn kể hay tạo được hứng thú nghe kể thì giáo viên phải kể chi tiết, thêm ngữ điệu, cử chỉ. Đặc biệt câu chuyện này học sinh hay được nghe ông bà kể chuyện ở nhà, nếu giáo viên kể như văn bản truyện đã đượ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc